Một Số Tương Tác Chính Trên Phổ Hmbc Và Cosy Của Chất Gm5

4,59 (1H, dd, J=3,5; 8,0 Hz, H-5), 4,78 (1H, d, J=8,0 Hz, H-8). Tín hiệu của nhóm

methylen cũng được quan sát thấy ở H 2,92 (1H, dd, J=5,0; 17,5 Hz, H-3a); 2,45

(1H, dd, J=0,5; 17,5 Hz, H-3b). Từ các dữ kiện phổ 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định cấu trúc của chất GM4 cardiobutanolide (36) [42].

4.1.1.5 Goniothalamin (GM5)


Chất GM5 được phân lập dưới dạng chất rắn màu vàng nhạt, có đnc. 82-84oC và độ quay cực []D27 + 81,0o (c 0,2; EtOH). Vòng -lactone-,β-không no trong phân tử GM4 được đặc trưng bởi các đỉnh hấp thụ của nhóm carbonyl ở max 1707 cm1 trong phổ IR, đỉnh hấp thụ ở max 210 nm (log 4,43; MeOH) trong phổ UV và C 163,8 trên phổ 13C-NMR. Phổ khối phun mù điện tử (+)-ESI-MS cho pic ion giả phân tử ở m/z 223 [M+Na]+ phù hợp với công thức phân tử C13H12O2.

Phân tích phổ 1H-NMR cho thấy sự có mặt của nhóm phenyl với tín hiệu của 5

proton tại H 7,27- 7,40 (5H, m, C6H5); tín hiệu của 4 proton olefinic ở H 6,92 (1H, ddd, J=4,0; 5,0; 9,5 Hz, H-4); 6,73 (1H, d, J=16,0 Hz, H-8); 6,27 (1H, dd, J=6,5; 16,0 Hz, H-7); 6,09 (1H, dt, J=2,0; 10,0 Hz, H-3). Ngoài ra phổ 1H-NMR còn có

tín hiệu của một methylen ở H 2,54 (m, 2H, H-5) và và 1 nhóm methinoxy ở H

5,10 (1H, ddd, J=1,0; 6,5; 15,5 Hz; H-6). Phân tích phổ 13C-NMR với sự trợ giúp của phổ DEPT của chất GM4 cho thấy phân tử có 13 carbon bao gồm 1 nhóm carbonyl ở C 163,8; một nhóm CH2 C 29,9, một nhóm methin sp3 gắn với oxi ở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

C 77,9; chín nhóm methin sp2 nằm trong khoảng C 121,7-144,5 và 1 carbon bậc 4

C 135,8. Tín hiệu trên phổ COSY của GM5 cho phép xác định chuỗi liên kết từ C-3 đến C-8 (Hình 4.4.).

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính chống ung thư của cây giác đế đài to (goniothalamus macrocalyx ban) và giác đế cuống dài (goniothalamus gracilipes ban) họ na (annonaceae) - 12



Hình 4.4. Một số tương tác chính trên phổ HMBC và COSY của chất GM5

Hằng số tương tác giữa proton H-7 và H-8 lớn (J = 16,0 Hz) cho thấy hai proton này ở cấu hình trans, trong khi đó hằng số tương tác JH3-H4 = 9,5 Hz cho thấy hai proton H-3 và H-4 ở dạng cis. Từ các dữ kiện phổ 1H-NMR, 13C-NMR, COSY, HSQC, HMBC, độ quay cực và so sánh với tài liệu tham khảo cho phép xác định

cấu trúc của chất GM5 là goniothalamin (1) [70]. Đây là một styryl lactone được tách ra từ rất nhiều loài thuộc chi Goniothalamus. Hợp chất này có hoạt tính đối với nhiều dòng tế bào ung thư ở người; đặc biệt là goniothalamin lại không độc đối với tế bào lành tính, kết quả thử hoạt tính in vivo cho thấy hợp chất này có hoạt tính chống ung thư vú trên chuột thực nghiệm Sparague-Dawley [14],[15],[16],[17],[18]. Bên cạnh hoạt tính chống ung thư, goniothalamin còn thể hiện hoạt tính chống nấm [19], hoạt tính chống oxi hóa [20].

4.1.1.6 (+)-T-cadinol (GM6)



Chất GM6 được phân lập dưới dạng dầu không màu và có độ quay cực []D24

+8,3o (c 0,69; EtOH). Phổ IR có dải hấp thụ ở max 3457 cm1 đặc trưng cho nhóm OH. Phổ khối phun mù điện tử (+)-ESI-MS có pic ion phân tử mất nước proton hóa ở m/z 205 [M-H2O+H]+ phù hợp với công thức phân tử C15H26O (M = 222) và tín hiệu của 15C được quan sát thấy trên phổ 13C-NMR (trong đó có 2 carbon sp2 gồm 1 nhóm methin sp2 C 122,7 (C-5) và 1 carbon bậc 4 ở C 134,4 (C-4), 1 carbon bão hòa gắn với oxi sp3 C 70,7 (C-10), 4 nhóm methin sp3, 4 nhóm methylen và 4 nhóm methyl). Phổ 1H-NMR xuất hiện tín hiệu của 1 proton olefinic ở H 5,55 (1H,

br s, H-5) và 1 nhóm methyl olefinic ở H 1,66 (3H, s, H-15). Tín hiệu của 3 nhóm methyl khác cũng được quan sát thấy ở H 1,22 (3H, s, H-14); 0,91 (3H, d, J=7,0 Hz; H-13) và 0,79 (3H, d, J=7,0 Hz; H-12). Từ các dữ liệu phổ 1D NMR cho phép giả thiết GM6 là một sesquiterpene. Giả thiết này sau đó được khảng định nhờ phân tích các dữ liệu 2D NMR. Trên phổ COSY, các chuỗi tương tác được quan sát thấy như được biểu thị bằng liên kết đậm trên Hình 4.5.

H

H

H

H

H

Me

H

A

B

H3C

H

OH

H

H

Me

H H

Me

H

2

10

3

1

9

A

B

4

6

8

15

5

7

11

12

13

14 OH


COSY

H

HMBC


NOESY


Hình 4.5. Một số tương tác chính trên phổ COSY, HMBC và NOESY của GM6


Phân tích phổ HMBC cho thấy, carbon C-10 tương tác với CH3-14, CH2-9 (H 1,74 và 1,41) và H-1 (H 1,07); đồng thời C-1 (C 48,0) và C-9 (C 40,3) cho tương tác với CH3-14. Điều này cho thấy carbon bão hòa gắn với oxy C-10 liên kết với C- 1, C-9 và C-14 hình thành vòng B. Tương tự, proton của nhóm CH3-15 tương tác với C-3 (C 30,9), C-4 (C 122,7) và C-5, chứng tỏ C-4 liên kết với C-3, C-5 và C- 15 tạo thành vòng A. Cấu hình tương đối của GM6 được xác định thông qua phân tích hằng số tương tác proton và phổ NOESY. Proton H-1 cho ba hằng số tương tác (J=12,3; 10,3; 2,0 Hz) với 2 hằng số tương tác lớn và một hằng số tương tác nhỏ cho thấy H-1 có mối tương quan trans-diaxial với H-6. Phân tích này cho thấy vòng A và B được tiếp giáp với nhau theo kiểu trans (trans fused-junction). Trên phổ NOESY của GM6 cho thấy H-1 thể hiện tương tác với H-7, như vậy C-11 ở vị trí equatorial. Ngoài ra, tương tác của H-1 và H-9ax với CH3-14 cho thấy nhóm methhyl CH3-14 cũng chiếm giữ vị trí equatorial. Như vậy cấu trúc hóa học của GM6 được xác định như trình bày trên Hình 4.1. Hợp chất này đã được công bố trước đây và có tên là (+)-T-Cadinol [71].

4.1.1.7 α-Cadinol (GM7)


27

Chất GM7 được phân lập dưới dạng dầu không màu và có độ quay cực []D

10,0o (c 0,3; EtOH). Phổ IR có dải hấp thụ ở max 3392 cm1 đặc trưng cho nhóm OH. Phổ khối phun mù điện tử (+)-ESI-MS có pic ion phân tử mất nước proton hóa ở m/z 205 [M-H2O+H]+ phù hợp với công thức phân tử C15H26O.

Phổ 1H-NMR và 13C-NMR của GM7 gần tương tự với chất GM6. Điểm khác

biệt đáng kể giữa chúng là tín hiệu 1H NMR của nhóm CH3-14 (H 1,09 đối với GM7 và 1,22 trong chất GM6). Đồng thời có sự khác biệt đáng kể về độ chuyển dịch hóa học của các nguyên tử carbon xung quanh C-10, đặc biệt là C-14 (C 20,8 đối với chất GM7 và 28,5 trong trường hợp chất GM6). Phân tích phổ 2D NMR cho thấy GM7 có cùng công thức phẳng với GM6. Phân tích chi tiết phổ 2D NMR và so sánh với tài liệu tham khảo [72] cho phép xác định cấu trúc của chất GM7 là α-Cadinol. Hợp chất này có cấu hình C-10 đảo ngược so với chất GM6. Đây là một sesquiterpene có hoạt tính gây độc tế bào cao đối với các dòng tế bào ung thư phổi A-549, ung thư ruột kết Colo205 và ung thư gan QGY-7703 [73].


4.1.1.8 Aristolactam BII (GM8)



Hợp chất GM8 được tách ra dưới dạng tinh thể hình kim màu vàng có đnc.. 248-250oC; hiện màu với thuốc thử Dragendorff. Phổ IR có dải hấp thụ đặc trưng của các nhóm chức ở max 3449 cm1 (NH) và 1717 cm1 (CO). Trên phổ UV trong dung mô MeOH của GM8 cho các đỉnh hấp thụ đặc trưng của hợp chất màu khung

phenanthrene ở max nm (log ) 232 (3,56); 263 (3,49); 276 (3,54); 286 (3,53); 317 (2,97) và 385 (2,94) [74]. Phổ khối phun mù điện tử (+)-ESI-MS có pic ion giả phân tử ở m/z 302 [M+Na]+ phù hợp với công thức phân tử C17H13NO3 (M = 279) và tín hiệu của 17 nguyên tử carbon được quan sát thấy trên phổ 13C-NMR (trong đó có 15 carbon sp2 và 2 carbon sp3 tương ứng với 1 nhóm carbonyl ở C 170,2; 2 nhóm methoxy ở C 60,2 và 56,8; 6 nhóm methin sp2 C 106,2; 109,5; 125,8; 127,4; 127,4; 128,9 và 8 carbon bậc 4). Trên phổ 1H-NMR xuất hiện tín hiệu của 6 proton

vòng thơm ở H 9,12 (1H, m, H-5); 7,72 (1H, s, H-2); 7,72 (1H, m, H-8); 7,47 (2H,

m, H-6 + H-7); 7,00 (1H, s, H-9); và 2 nhóm OCH3 H 4,02 (3H, s, OCH3); 3,98

(3H, s, OCH3). Trên phổ HMBC cho thấy tương tác xa giữa H-9 với C-8, C-5a, C- 8a, C-10a và C-10; tương tác giữa H-5 với C-7, C-8a và C-5a, tương tác giữa H-8 với C-6, C-7, C-5a và C-9. Từ đó có thể suy ra sự tồn tại của các liên kết C-8 với C- 8a, C-9, C-10 và C-10a; C-5 với C-5a, C-8a và C-7. Ngoài ra còn có các tương tác giữa H-2 với C-3, C-4, C=O và C-1 chứng tỏ có sự liên kết giữa C-2 với C=O qua C-1. Tương tác của proton thuộc nhóm methoxy ở H 4,02 với C-3 ở C 154,4 và proton thuộc nhóm methoxy ở H 3,98 với C-4 ở C 151,5 chứng tỏ rằng hai nhóm OCH3 gắn với carbon C-3 và C-4 (Hình 4.6.).


Hình 4.6. Các tương tác chính trong phổ HMBC của chất GM8

Từ các dữ kiện phổ 1H-NMR, 13C-NMR, COSY, HSQC, HMBC và so sánh với tài liệu tham khảo [74] cho phép xác định chất GM8 là 1 phenanthrene lactam alkaloid có tên gọi Aristolactam BII. Hợp chất này có tác dụng bảo vệ nơron thần kinh [75] và có hoạt tính gây độc tế bào đối với các tế bào ung thư máu P-388, ung thư phổi A-549 [76].

4.1.1.9 3-Methyl-1H-benz[f]indole-4,9-dione (GM9)


Chất GM9 được phân lập dưới dạng chất rắn màu vàng. Phổ khối phân giải cao (+)-HR-ESI-MS cho phép xác định công thức phân tử của GM9 là C13H9O2N (m/z 212,0710 [M+H]+, m/z 1,9 ppm). Phổ IR có dải hấp thụ ở max 1647 cm1 đặc

trưng cho nhóm carbonyl (C=O) và dải hấp thụ ở max 3429 cm1 đặc trưng cho

nhóm NH. Phổ 1H-NMR của GM9 đo trong CDCl3+CD3OD cho thấy sự có mặt của 5 proton thơm H 8,08 (1H, m, H-5); 8,01 (1H, m, H-8), 7,59 (2H, m, H-6+H-7) và

6,83 (1H, m, H-2); 1 nhóm methyl ở H 2,31 (3H, s). Phổ 1H-NMR trong DMSO-d6

còn cho thấy sự có mặt của proton NH ở H 12,65 (1H, br s, H-1). Phổ 13C-NMR của GM9 cho thấy phân tử có 13 nguyên tử carbon, trong đó ngoài tín hiệu của 1 nhóm methyl và 5 nhóm methin sp2 như được quan sát thấy trên phổ 1H NMR còn có tín hiệu của 2 nhóm carbonyl ở C 182,3 (C-9) và 175,7 (C-4) và 5 carbon thơm bậc 4 ở C 122,8 (C-3), 125,1 (C-3a), 133,4 (C-4a), 134,5 (C-8a) và 132,7 (C-9a).

Chuỗi tương tác từ H-5 đến H-8 được xác định trên phổ COSY. Phổ HMBC cho thấy tương tác của H-5 và H-8 với carbon C-4a và C-8a, chứng tỏ sự có mặt của vòng benzen A. Ngoài ra, 2 nhóm carbonyl C-4 và C-9 tương tác lần lượt với H-5 và H-8 trên phổ HMBC. Điều này cho phép xác định C-4 và C-9 liên kết với vòng A tương ứng tại C-4a và C-8a. Sự có mặt của vòng pyrole C cũng được xác định nhờ phân tích phổ HMBC: H-2 với C-3, C-3a và C-9a, CH3-10 với C-2 và C-3a. Vị trí nhóm methyl tại C-3 trên vòng pyrole C còn được khẳng định nhờ tương tác NOE giữa H-2 và CH3-10 (Hình 4.7.). Phân tích chi tiết phổ 2D NMR và từ công thức phân tử đã được xác định bằng phổ khối phân giải cao, cấu trúc của chất GM9 được xác định là 3-methyl-1H-benz[f]indole-4,9-dione (Hình 4.1.). Hợp chất này được phân lập lần đầu tiên từ cành cây Goniothalamus tapis Miq. vào năm 2010 [77].



Hình 4.7. Một số tương tác chính trong phổ HMBC, COSY, NOESY của GM9


4.1.1.10 Acid nonacosanoic (GM10)


Hợp chất GM10 được tách ra dưới dạng chất rắn vô định hình màu trắng. Phổ 1H-NMR của GM10 đặc trưng cho cấu trúc của 1 acid mạch dài qua tín hiệu của nhóm methylen liên kết với carbonyl ở H 2,34 (2H, t, J=7,5 Hz) cùng với tín hiệu của nhóm methylen liền kề ở H 1,62 (2H, quint, J=7,5 Hz, CH2-3), tín hiệu của 25 nhóm CH2 H 1,26 (50H, m) và tín hiệu của nhóm CH3 H 0,88 (3H, t, J=7,5 Hz). Kết hợp các dữ liệu phổ cho phép xác định được hợp chất này chính là acid nonacosanoic [78].

Kết luận:

Từ vỏ cây Giác đế đài to đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 10 hợp chất gồm 5 styryl-lactone: altholactone (GM1), goniopypyrone (GM2), goniofufurone (GM3), cardiobutanolide (GM4), goniothalamin (GM5); 2 sesquiterpene (+)-T-cadinol (GM6), α-cadinol (GM7); 2 alkaloid aristolactam BII (GM8), 3-methyl-1H-benz[f]indole-4,9-dione (GM9) và 1 acid béo là acid nonacosanoic (GM10). Kết quả trên cho thấy các hợp chất styryl-lactone, alkaloid và một số hợp chất sesquiterpene là thành phần hóa học chính của vỏ cây Giác đế đài to; điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây về các loài Goniothalamus.

4.1.2 Từ quả cây Giác đế đài to








Hình 4.8. Cấu trúc các hợp chất được phân lập từ quả cây Giác đế đài to


Từ cặn dịch chiết CH2Cl2 của quả cây Giác đế đài to (Goniothalamus macrocalyx Ban) sau khi tiến hành kết tinh, sắc kí cột nhiều lần trên cột sephadex và silica gel thu được 10 hợp chất GM11-GM20 gồm 3 hợp chất styryl-lactone: 8- hydroxygoniofupyrone A (GM11), 4-deoxycardiobutanolide (GM12), 7-

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 10/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí