Ứng Dụng Của Việc Phân Tích Khối Lượng, Chi Phí, Thu Nhập Để Đưa Ra Các Quyết Dịnh Đối Với Các Hoạt Động Kinh Doanh

Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán đơn vị sản phẩm, cho phép dự kiến khối lượng sản phẩm cần sản xuất và tiêu thụ để đạt điểm hòa vốn với đơn giá tương ứng và xác định được mức lợi nhuận mong muốn

Ví dụ 4.7: Một công ty có tình hình kinh doanh như sau:


Chỉ tiêu

Trị số

1. Số lượng sản phẩm tiêu thụ 1 tháng

4.000

2. Đơn giá bán sản phẩm (ngàn đồng)

25.000

3. Biến phí đơn vị sản phẩm (ngàn đồng)

15.000

4. Tổng định phí 1 tháng (ngàn đồng)

30.000.000

5. Năng lực sản xuất 1 tháng (sản phẩm)

6.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Kế toán quản trị - 13

Yêu cầu: Xác định lợi nhuận của tháng hiện tại. Giả sử giá bán giảm còn 20.000, hãy xác định giá bán hòa vốn với các mức tiêu thụ 3.000; 4.000; 5.000; 6.000 sản phẩm

Bài giải

1. Báo cáo kết quả kinh doanh của tháng hiện tại


Chỉ tiêu

Số tiền

1. Doanh thu

100.000.000

2. Chi phí khả biến

60.000.000

3. Số dư đảm phí

40.000.000

4. Chi phí cố định

30.000.000

5. Lợi nhuận

10.000.000


2. Giá bán với các mức tiêu thụ tương ứng được xác định như sau:


Mức

Chi phí cố

định

Chi phí

khả biến

Tổng chi phí

Giá bán đơn vị sản phẩm

Tổng

Biến phí

Định phí

3.000

30.000

45.000

75.000

25

15

10

4.000

30.000

60.000

90.000

23

15

8

5.000

30.000

75.000

105.000

21

15

6

6.000

30.000

90.000

120.000

20

15

5

Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy:

- Trong phạm vi 3.000 – 6.000 sản phẩm thì chi phí cố định không thay đổi. Khi giá bán giảm dần đã làm cho định phí đơn vị sản phẩm giảm dần nhưng vẫn đủ để bù đắp chi phí phát sinh tương ứng với từng mức giá thì lượng sản phẩm lại tăng lên nên vẫn đảm bảo hòa vốn. Nếu muốn có lợi nhuận tại một mức giá xác định thì doanh nghiệp cần phải tăng sản lượng tiêu thụ

- Ở mức sản lượng sản xuất cao nhất là 6.000 sản phẩm thì định phí chưa thay đổi làm cho chi phí đơn vị sản phẩm là thấp nhất, tại điểm hòa vốn sẽ có mức giá bán thấp nhất là 20.000/1 sản phẩm

4.2.5. Doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn

Các chỉ tiêu an toàn có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn các phương án kinh doanh và xác định mức độ rủi ro của các hoạt động, nhằm đưa ra các thông tin thích hợp. Để phản ánh mức độ an toàn của doanh nghiệp ta có thể thông qua các chỉ tiêu doanh thu, sản lượng, thời gian thể hiện bằng số tuyệt đối và số tương đối.

- Doanh thu an toàn là phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế hay dự toán so với doanh thu hòa vốn.

Hệ số doanh thu an toàn là tỷ số giữa doanh thu an toàn và doanh thu thực tế. Ta có thể xác định các chỉ tiêu này theo công thức sau:

Doanh thu

=

an toàn

Doanh thu thực tế

Doanh thu

-

hòa vốn


Hệ số doanh thu an toàn = Doanh thu an toàn

Doanh thu thực tế

Sản lượng an toàn là phần chênh lệch giữa sản lượng thực tế hay dự toán so với sản lượng hòa vốn.

Hệ số an toàn là tỷ số giữa sản lượng an toàn và sản lượng thực tế. Ta có thể xác định các chỉ tiêu này theo công thức sau:

Sản lượng an toàn

= Sản lượng thực tế

- Sản lượng hòa vốn

Hệ số sản lượng an toàn = Sản lượng an toàn

Sản lượng thực tế

- Thời gian hòa vốn là phần chênh lệch giữa thời gian thực tế hay dự toán so với thời gian hòa vốn

Hệ số thời gian an toàn là tỷ số giữa thời gian an toàn và thời gian thực tế

Thời gian an toàn

= Thời gian thực tế (Dự toán)

- Thời gian hòa vốn

Hệ số thời gian an toàn = Thời gian an toàn

Thời gian thực tế (Dự toán)

Các chỉ tiêu an toàn càng cao chứng tỏ mức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định và ngược lại. Đây là những chỉ tiêu thường hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên các chỉ tiêu này thường tác động tới đòn bẩy kinh doanh và phụ thuộc vào cơ cấu chi phí của doanh nghiệp.

Ví dụ 4.8: Hãy xác định điểm hòa vốn và doanh thu an toàn theo số liệu sau:

ĐVT: đồng


1. Giá bán đơn vị sản phẩm

40.000

2. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đơn vị sản phẩm

8.000

3. Chi phí nhân công trực tiếp đơn vị sản phẩm

10.000

4. Chi phí sản xuất chung đơn vị sản phẩm

6.000

5. Chi phí cố định bán hàng 1 tháng

25.000.000

6. Chi phí bán hàng biến đổi đơn vị sản phẩm

1.000

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1 tháng

35.000.000

8. Doanh thu bán hàng

250.000.000

Bài giải

Tổng chi phí cố định: 25.000.000 + 35.000.000 = 60.000.000 đồng Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm:

40.000 – (8.000 + 10.000 + 6.000 + 1.000) = 15.000 đồng

Sản lượng sản phẩm hòa vốn = 60.000.000 / 15.000 = 4.000 sản phẩm Doanh thu hòa vốn = 4.000 x 40.000 = 160.000.000 đồng

Doanh thu an toàn = 250.000.000 – 160.000.000 = 90.000.000 đồng Hệ số doanh thu an toàn = 90.000.000 / 250.000.000 = 0,36

4.2.6. Cơ cấu chi phí

Chi phí của doanh nghiệp có nhiều cách tiếp cận, tùy theo mục tiêu nghiên cứu khác nhau như biến phí và định phí, chi phí sản xuất và ngoài sản xuất, chi phí trực tiếp và gián tiếp... Do vậy có nhiều cách xác định cơ cấu chi phí của doanh nghiệp, song ở góc độ kế toán quản trị chủ yếu nghiên cứu cơ cấu chi phí qua biến phí và định phí.

Cơ cấu chi phí là một chỉ tiêu phản ánh quan hệ chi phí khả biến bà chi phí bất biến trong tổng chi phí của doanh nghiệp ở một phạm vi hoạt động xác định.

Có nhiều cách xác định cơ cấu chi phí khác nhau, tùy theo yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin cụ thể:

Trường hợp 1:


Trường hợp 2:


Trường hợp 3:

Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp


Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp

= Tổng biến phí Tổng định phí


= Tổng định phí Tổng biến phí

Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp

= Tổng biến phí (định phí)

Tổng chi phí

Không có mô hình cơ cấu chi phí chuẩn cho mọi doanh nghiệp. Vì vậy để xác định cơ cấu chi phí hợp lý cho một doanh nghiệp, ta căn cứ vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đó. Ngoài ra, cũng cần phải căn cứ vào các ảnh hưởng khác nhau: Xu hướng phát triển của doanh nghiệp, tình hình biến động doanh thu hàng năm, tình hình thị trường với từng loại sản phẩm

Phân tích cơ cấu của chi phí để làm rò vấn đề cơ cấu chi phí của doanh nghiệp đã hợp lý chưa, nhiều biến phí, ít định phí hay ngược lại. Thông qua việc phân tích để có các biện pháp đầu tư chi phí cho phù hợp nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Việc phân tích cơ cấu chi phí nhằm ổn định các mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp, đồng thời thấy được tình hình biến động doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.

Cơ cấu chi phí cũng tác động tới mức độ an toàn hay rủi ro hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn chung doanh nghiệp nào có tỷ lệ biến phí cao hơn định phí thì tỷ lệ số dư đảm phí sẽ thấp hơn so với doanh nghiệp có có cấu chi phí ngược lại.

Ví dụ 4.9: Hai công ty A và B có các số liệu sau: (ĐVT: 1.000 đồng)


Chỉ tiêu

Công ty A

Công ty B

1. Doanh thu tiêu thụ

100.000

100.000

2. Chi phí khả biến

60.000

30.000

3. Chi phí bất biến

30.000

60.000


Yêu cầu:

1. Xác định lợi nhuận của hai công ty A và B. Nhận xét về cơ cấu chi phí của 2 công ty.

2. Giả sử doanh thu tăng 10% và giảm 15% ở 2 công ty. Cho biết tình hình biến động của lợi nhuận. Cơ cấu chi phí công ty nào tốt hơn?

Bài giải

ĐVT: 1.000 đồng


Chỉ tiêu

Công ty A

Công ty B

Tiền

%

Tiền

%

1. Doanh thu

100.000

100

100.000

100

2. Chi phí biến đổi

60.000

60

30.000

30

3. Số dư đảm phí

40.000

40

70.000

70

4. Chi phí cố định

30.000

30

60.000

60

5. Lợi nhuận

10.000

10

10.000

10

Nhận xét: Theo số liệu trên, ta thấy rằng, công ty A có tỷ lệ biến phí cao hơn định phí và công ty B thì ngược lại. Tuy nhiên ta không biết rò cơ cấu chi phí công ty nào tốt hơn vì lợi nhuận của 2 công ty bằng nhau.

2. Bảng tính trong trường hợp doanh thu tăng 10%


Chỉ tiêu

Công ty A

Công ty B

Tiền

%

Tiền

%

1. Doanh thu

110.000

100

110.000

100

2. Chi phí biến đổi

66.000

60

33.000

30

3. Số dư đảm phí

44.000

40

77.000

70

4. Chi phí cố định

30.000


60.000


5. Lợi nhuận

14.000


17.000


Bảng tính trong trường hợp doanh thu giảm 15%


Chỉ tiêu

Công ty A

Công ty B

Tiền

%

Tiền

%

1. Doanh thu

85.000

100

85.000

100

2. Chi phí biến đổi

51.000

60

25.500

30

3. Số dư đảm phí

34.000

40

59.500

70

4. Chi phí cố định

30.000


60.000


5. Lợi nhuận

4.000


- 500


Nhận xét: Qua hai bảng phân tích trên ta thấy, khi doanh thu tăng 10% công ty A có lợi nhuận thấp hơn công ty B cho dù có mức doanh thu như nhau. Khi doanh thu giảm 15% thì lợi nhuận của công ty A lại cao hơn công ty B. Điều này là do ảnh hưởng của cơ cấu chi phí khác nhau tại mỗi công ty. Tại công ty B, tỷ lệ định phí cao hơn biến phí nên lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với biến động của doanh thu. Vì vậy, lợi nhuận sẽ tăng nhanh khi doanh thu tăng và cũng giảm.

Với tỷ lệ định phí thấp trong tổng chi phí thì công ty A sẽ ít có biến động khi doanh thu thay đổi. Tuy nhiên về lâu dài thì nếu doanh thu ngày càng tăng thì lợi nhuận ngày càng giảm.

Theo số liệu trên khi doanh thu tăng thì công ty B có cơ cấu chi phí tốt hơn so với công ty A, khi doanh thu giảm thì công ty A có cơ cấu chi phí tốt hơn so với công ty B.

4.2.7. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh

Trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường mong muốn đạt được mức lợi nhuận cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Do vậy các nhà quản trị phải sử dụng tốt các công cụ tài chính. Đòn bẩy kinh doanh là một công cụ tài chính quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa biến phí và định phí trong các tổ chức hoạt động.

Đòn bẩy kinh doanh là tỷ số giữa số dư đảm phí và lợi nhuận hoặc % tăng, giảm của lợi nhuận so với % tăng giảm của doanh thu.

Đòn bẩy kinh doanh là một phương tiện nhằm đạt được sự tăng cao về lợi nhuận với một tỷ lệ tăng nhỏ hơn về doanh thu hoặc mức tiêu thụ sản phẩm.

Cách xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh như sau: Cách 1:


Cách 2:

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh

= Tổng số dư đảm phí Tổng lợi nhuận

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh

= % tăng, giảm của lợi nhuận

% tăng, giảm của doanh thu

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp. Tuy nhiên cơ cấu chi phí lại phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành nghề, điều kiện trang bị vật chất của các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Do vậy độ lớn của đòn bẩy kinh doanh chi phối tới mức độ rủi ro trong các phương án đầu tư. Những dự án đầu tư có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao thì hệ số an toàn thấp và ngược lại.

Đòn bẩy kinh doanh thực chất là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Nếu độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao thì tỷ lệ định phí cao hơn biến phí. Do đó lợi nhuận rất nhạy cảm với những thay đổi của doanh thu và ngược lại. Trong những hoạt động có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao chỉ cần doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận tăng hơn 1% mặt khác khi doanh thu giảm 1% thì lợi nhuận giảm hơn 1%. Đó chính là phương tiện để các nhà quản trị kinh doanh dự đoán mức lợi nhuận trong kỳ tới.

4.3. Ứng dụng của việc phân tích khối lượng, chi phí, thu nhập để đưa ra các quyết dịnh đối với các hoạt động kinh doanh

Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường thay đổi các quyết định để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tối ưu nhất do vậy khi muốn thay đổi từng quyết định kinh doanh cần phải phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố trong hoạt động kinh doanh từ đó đưa ra các quyết định cho từng phương án cụ thể

4.3.1. Thay đổi chi phí bất biến

Ví dụ 4.10: Một doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm, các chỉ tiêu của năm báo cáo như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)

- Sản lượng tiêu thụ: 500

- Giá bán một đơn vị sản phẩm: 250

- Chi phí khả biến của một đơn vị sản phẩm: 150

- Định phí chung của doanh nghiệp: 31.000

Doanh nghiệp dự kiến năm tới sẽ tăng chi phí quảng cáo là 10.000, khi đó sản lượng tiêu thụ tăng 50%. Vậy doanh nghiệp nên chọn phương án nào?

Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí


Chỉ tiêu

Không quảng cáo

(500 sản phẩm)

Quảng cáo

(750 sản phẩm)

Chênh lệch

1. Doanh thu tiêu thụ

125.000

187.500

62.500

2. Chi phí khả biến

75.000

112.500

37.500

3. Số dư đảm phí

50.000

75.000

25.000

4. Định phí

31.000

41.000

10.000

5. Thu nhập thuần

19.000

34.000

15.000

Nhận xét: Qua báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy khi doanh nghiệp ta thấy khi doanh nghiệp chọn phương án quảng cáo thì định phí tăng thêm so với phương án không quảng cáo là 10.000 đồng thời doanh thu cũng tăng 62.500, thu nhập thuần tăng thêm 15.000. Như vậy tốc độ tăng thêm của doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nên thu nhập thuần cũng tăng nhanh do vậy doanh nghiệp chọn phương án quảng cáo.

4.3.2. Thay đổi chi phí biến đổi và doanh thu

Trong thực tế chi phí biến đổi của các doanh nghiệp thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung, hoa hồng bán hàng và các biến phí khác. Thông thường theo sự phát triển của thời gian các biến phí sản xuất sản phẩm tăng. Như giá mua các yếu tố đầu vào nguyên liệu, nhân công đều tăng, hoa hồng bán hàng cho các đại lý tăng. Khi biến phí tăng thường dẫn tới chất lượng sản phẩm tăng, sản lượng tiêu thụ tăng và doanh thu thay đổi. Trong một số trường hợp đặc biệt khi chi phí biến đổi giảm thì chất lượng sản phẩm có xu hướng giảm, khi doanh nghiệp thu mua nguồn cung ứng nguyên vật liệu không đảm bảo các yêu cầu của nhà sản xuất. Do vậy khi thay đổi chi phí biến đổi hoặc vẫn giữ nguyên phương án ban đầu cần phân tích để chọn phương án tối ưu nhất.

Ví dụ 4.11: Cũng theo ví dụ 4.10, công ty vẫn tiêu thụ 500 sản phẩm/tháng trên thị trường truyền thống. Phòng kế hoạch sản xuất dự tính mua nguyên vật liệu rẻ hơn, do đó biến phí giảm 35.000 đồng/ sản phẩm. Dự tính số lượng tiêu thụ giảm 100 sản phẩm/ tháng. Hãy phân tích chi phí để cho biết doanh nghiệp có nên thực hiện kế hoạch mua vật liệu rẻ không?

Chỉ tiêu

500 sản phẩm

400 sản phẩm

Chênh

lệch

Tiền

%

Tổng

Tiền

%

Tổng

1. Doanh thu

250

100

125.000

250

100

100.000

- 25.000

2. Chi phí biến đổi

150

60

75.000

115

46

46.000

- 29.000

3. Số dư đảm phí

100

40

50.000

135

54

54.000

4.000

4. Chi phí cố định



35.000



35.000

-

5. Lợi nhuận



15.000



19.000

4.000

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy biến phí đơn vị sản phẩm thay đổi làm cơ cấu chi phí thay đổi theo trong khi giá bán không đổi. Tỷ lệ định phí cao hơn biến phí. Tuy nhiên, do chất lượng sản phẩm giảm nên số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm, nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn tăng so với trước kia là 4.000. Nguyên nhân của sự tăng này là do tốc độ giảm của chi phí khả biến nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu. Doanh nghiệp có thể chấp nhận phương án này nếu mục tiêu đầu tiên là lợi nhuận. Trong trường hợp doanh nghiệp coi trọng uy tín và chất lượng sản phẩm cho sự phát triển dài hạn của mình thì cần cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định.

Ví dụ 4.12: Tài liệu về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp X xây dựng theo một trong hai phương án sau:

Chỉ tiêu

Phương án 1

Phương án 2

1. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ (sản phẩm)

1.000

2.000

2. Đơn giá bán sản phẩm (1.000 đồng)

50.000

50.000

3. Biến phí sản xuất đơn vị (1.000 đồng)

25.000

31.000

4. Biến phí bán hàng đơn vị (1.000 đồng)

5.000

5.000

5. Biến phí quản lý đơn vị (1.000 đồng)

3.000

3.000

6. Định phí bán hàng (1.000 đồng)

8.000.000

8.000.000

7. Định phí quản lý (1.000 đồng)

5.000.000

5.000.000

Doanh nghiệp có ý định mua nguyên vật liệu có giá trị tốt hơn làm biến phí sản xuất đơn vị tăng 6.000 đồng/sản phẩm, nhằm làm tăng chất lượng sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo không thay đổi giá bán. Do chất lượng tăng thì số lượng tiêu thụ tăng gấp đôi.

Yêu cầu: Phân tích chi phí để doanh nghiệp chọn phương án tốt nhất?

Bài giải

ĐVT: 1.000 đồng

Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến theo các phương án:


Chỉ tiêu

Phương án 1

Phương án 2

Chênh lệch

1. Doanh thu tiêu thụ

50.000

100.000

50.000

2. Chi phí khả biến

33.000

78.000

45.000

a. Biến phí sản xuất

25.000

62.000

37.000

b. Biến phí bán hàng

5.000

10.000

5.000

c. Biến phí quản lý doanh nghiệp

3.000

6.000

3.000

3. Số dư đảm phí

17.000

22.000

5.000

4. Chi phí cố định

13.000

13.000

-

a. Định phí bán hàng

8.000

8.000

-

b. Định phí quản lý

5.000

5.000

-

5. Lợi nhuận

4.000

9.000

5.000

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022