Nghiên cứu tác động của nợ công, tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia trên thế giới - 20


Thêm vào đó kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gia tăng nguồn lực lao động hỗ trợ cho TTKT. Khi phân tích về GDP BQĐN thực ở trên có thể thấy rằng mặc dù mức độ chênh lệch sau 20 năm (2000-2019) giữa nhóm nước thu nhập TBT và TNC đã giảm bớt những khoảng cách này vẫn còn rất lớn vì vậy muốn đuổi kịp các nước giàu, các nước TBT không chỉ tận dụng số lượng về nguồn lực lao động mà cần phải có các chính sách về giáo dục, đào tạo hợp lý, tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ để từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng năng suất lao động mới có sự đột phá về gia tăng tổng sản phẩm quốc gia và rút ngắn bớt khoảng cách với các nước giàu.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu nhận được từ các mô hình nghiên cứu đối với nhóm thu nhập TBT trong đó có Việt Nam kết hợp với những tìm hiểu về chính sách quản trị nợ công và tham nhũng hiện nay của Việt Nam tác giả cũng đưa ra một số đề xuất kiến nghị hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc quản trị nợ công và tham nhũng như sau:

Các giải pháp đối với nợ công

Thứ nhất là tăng cường khía cạnh quản trị nợ công hơn nữa bên cạnh những hướng dẫn về quản lý nợ công theo các văn bản đã được ban hành để tăng cường hiệu quả sử dụng nợ công dựa trên chi phí sử dụng nợ và chấp nhận rủi ro hợp lý. Nợ công có tính hai mặt và chúng ta phải cân nhắc giữa lợi ích với chi phí và rủi ro từ việc sử dụng nợ công mang lại. Một điểm mới của Nghị định 94/2018 đã đưa ra khái niệm về “Ngưỡng cảnh báo về nợ công” – cái được xem như cách tạo lập một vùng đệm dự phòng cho các tình huống bất ngờ vì vậy trong các chương trình hành động của Chính phủ nên xác định rõ các chỉ tiêu an toàn về nợ công được đề cập là chỉ tiêu trần hay ngưỡng cảnh báo đồng thời đề xuất các nguyên tắc về quản trị thực hiện duy trì ngưỡng cảnh báo và các tình huống vượt ngưỡng cảnh báo.

Thứ hai nâng cao tính minh bạch trong việc công bố thông tin về nợ công. Theo quy định từ trong Luật quản lý nợ công 2009 hướng dẫn về quản lý nợ công thì Bản tin nợ công được Bộ tài chính phát hành 6 tháng một lần (độ trễ 6 tháng) bằng tiếng Việt và được dịch ra tiếng Anh dưới dạng ấn phẩm và dữ liệu trên Trang


thông tin điện tử của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối tháng 08/2021 số lượng bản tin được công bố mới chỉ được 8 số và đây là những bản tin thường niên, không phải là bán niên theo quy định. Điều này chứng tỏ việc tổ chức quy trình tiếp nhận thông tin từ các đơn vị liên quan còn chậm chễ, thiếu chuyên nghiệp và không đảm bảo tính kịp thời. Do đó, Chính phủ cần nhanh chóng tổ chức, xây dựng một quy trình về việc tiếp nhận, xử lý và công bố thông tin đảm báo chính xác, trung thực, đủ tin cậy và kịp thời. Dữ liệu này không chỉ hữu ích cho quản lý và quản trị nợ công của các nhà tạo lập chính sách mà nó cũng tạo điều kiện là cơ sở cho sự tham gia của các học giả, nhà báo, người dân trong việc nghiên cứu, giám sát và đề xuất những giải pháp mới mẻ cho Chính phủ.

Cuối cùng, cần xây dựng một chuẩn mực hướng dẫn về việc lập báo cáo nợ công theo xu hướng đa dạng thông tin. Theo số liệu được công bố trên Bản tin nợ công số 10 phát hành tháng 10/2020 thì thông tin được cung cấp chỉ gồm 6 mục chính gồm Các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, Vay và trả nợ của Chính phủ, Nợ nước ngoài của chính phủ phân theo từng bên cho vay, Nợ được Chính phủ bảo lãnh, Nợ của Chính quyền địa phương và Nợ nước ngoài của quốc gia. Có thể thấy rằng, chỉ với các thông tin được công bố ở trên thì thông tin về nợ công được bố có thể coi là nghèo nàn và chưa thể hiện làm bật lên được tầm quan trọng về vấn đề nợ công của một nước. Bên cạnh đó, việc thiếu hướng dẫn chung cho việc lập báo cáo về nợ công cũng gây khó khăn cho việc tiếp nhận thông tin của nhiều bộ phận gửi đến vì không có sự thống nhất về mẫu biểu, cách thức tính toán cho từng chỉ tiêu và cũng không tạo ra được một hệ thống cơ sở dữ liệu lớn, đầy đủ về nợ công cho quốc gia.

Các giải pháp đối với tham nhũng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Thứ nhất tăng cường tự do kinh tế và dân chủ. Theo Đặng Văn Cường (2016), hai trong những yếu tố quan trọng đại diện cho chất lượng thể chế có tác dộng lớn trong việc kiểm soát tham nhũng. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Heckelman và Powell (2010). Theo kết quả đánh giá của Quỹ Di sản (Heritage Foundation) công bố, chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam năm 2020


Nghiên cứu tác động của nợ công, tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia trên thế giới - 20

xếp hạng thứ 105/180 với 58,8 điểm tăng 23 bậc so với năm 2019 nhưng chiếu theo thang đo của tổ chức này thì Tự do kinh tế của Việt Nam vẫn nằm trong nhóm “Hầu như không tự do” (từ 50,0 đến 59,9 điểm)7. Như vậy, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện tự do kinh tế thông qua tăng cường chất lượng của hệ thống pháp luật, tối ưu hóa quy mô chính phủ, cải thiện chất lượng quản trị và thúc đẩy sự tự do đối với thị trường tiền tệ, lao động, thương mại, tài chính và kinh doanh. Đối với chỉ số dân chủ, theo The Economist Intelligence Unit, chỉ số dân chủ của Việt Nam năm 2020 đạt 2,94 điểm xếp hạng thứ 137/167, xuống một hạng so với năm 2019 và được xếp vào nhóm Chính phủ chuyên chế, đây là nhóm có mức dân chủ thấp nhất ngoài ba nhóm đầu là Dân chủ đầy đủ, Dân chủ khiếm khuyết và Thể chế hỗn hợp8. Cũng giống như chỉ số tự do kinh tế, nếu xét về xếp hạng chỉ số dân chủ thì Việt Nam cũng nằm ở nhóm dân chủ kém vì vậy, Chính phủ cần thực hiện cải thiện chỉ số này thông qua cải thiện các hoạt động bầu cử, quyền tự do công dân, chất lượng hoạt động của chính quyền, việc tham gia hoạt động chính trị và văn hóa chính trị.

Thứ hai là tiếp tục cải thiện chính sách tiền lương, đặc biệt là cho khu vực công để đảm bảo rằng người làm công ăn lương có thể đảm bảo trang trải cuộc sống của bản thân và thực hiện trách nhiệm với gia đình (phụng dưỡng cha, mẹ, nuôi con cái) ở mức cơ bản nhất. Dữ liệu về chỉ số tham nhũng trong luận án này cũng chỉ ra rằng các nước có thu nhập cao thì chỉ số tham nhũng thấp và ngược lại. Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cải thiện thu nhập trong khu vực công góp phần làm giảm tham nhũng (Đặng Văn Cường, 2016) và các nước có thu nhập BQĐN cao hơn có cơ hội tiếp cận với nguồn tài trợ quốc tế để phát triển kinh tế tốt hơn đối với các nước có thu nhập thấp hơn (Cieślik và Goczek, 2018). Quy định về mức lương cơ sở đối với khu vực công theo Nghị định số 38/201/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/07/2019 là 1.490.000đ/tháng. Nếu lấy ví dụ một người tốt nghiệp đại học sau khi tốt nghiệp bắt đầu đi làm ở khu vực công, không có thêm bất kỳ khoản phụ cấp, hỗ trợ nào thì mức thu nhập họ nhận được sẽ là 3.486.600đ (hệ số lương 2,34;

7 https://thegioihoinhap.vn/quoc-te/chi-so-tu-do-kinh-te-viet-nam-tang-23-bac/

8 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%89_s%E1%BB%91_d%C3%A2n_ch%E1%BB%A7


chu kỳ tăng hệ số thông thường 3 năm/lần). Nếu chỉ so với mức lương tối thiểu vùng I (4.420.000đ/tháng)9 được áp dụng hiện nay đối với khu vực tư nhân theo Nghị định số số 90/2019/NĐ-CP thì thấp hơn 36%. Thêm vào đó, nếu so sánh mức thu nhập này đối với quy định về thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 thì mức

giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 11.000.000đ/tháng và cho mỗi người phụ thuộc (cha, mẹ, con, …) là 4.400.000đ/tháng10. Vậy thu nhập của một người cơ bản để có thể đảm bảo cuộc sống của bản thân, hỗ trợ nuôi dưỡng một người già, một trẻ nhỏ thì phải nhận được tối thiểu 19.800.000đ/tháng. Như vậy nếu so sánh với mức lương nhận được từ khu vực công thì vẫn rất chênh lệch mặc dù có

tính đến cả yếu tố thâm niên, tăng lương, … Như vậy có thể thấy rằng chính sách tiền lương của Việt Nam cần phải tiếp tục được cải thiện hơn nữa để một người thực sự yên tâm công tác, cống hiến lúc đó họ không còn muốn tham nhũng nữa.

Thứ ba là tăng cường chế độ giám sát thực hiện công khai báo cáo về phòng, chống tham nhũng một cách rộng rãi đến công chúng. Mặc dù Khoản 5 Điều 16 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 có quy định “Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước hoặc phương tiện thông tin đại chúng” và Điều 75 của Nghị định 59/2019 có quy định về thời hạn cụ thể công khai đối với từng cấp. Tuy nhiên cần quy định cụ thể về trang thông tin đăng tải công khai báo cáo, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chậm cung cấp thông tin để công chúng dễ dàng tiếp cận với các thông tin về phòng, chống tham nhũng một cách chính thống, tập trung nhất.

Thứ tư là cần xây dựng hệ thống các mẫu biểu báo cáo về thực hiện các tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cũng như chỉ tiêu cụ thể đối với báo cáo tham nhũng cần được công khai áp dụng thống nhất cho tất cả các cấp để


9

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%C6%A1ng_t%E1%BB%91i_thi%E1%BB%83u_t%E1%BA

%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam

10 http://ketoanthienung.vn/muc-giam-tru-gia-canh-nguoi-phu-thuoc-moi-nhat.htm


tạo sự nhất quán trong thực hiện, tránh hiểu sai, cách làm mang tính hình thức đảm bảo thông tin được cung cấp đầy đủ, chính xác, minh bạch, khách quan và cũng là cơ sở để đánh giá trách nhiệm giải trình của người đứng đầu trong việc thực hiện công tác quản lý về phòng, chống tham nhũng của đơn vị mình phụ trách. Ngoài ra, Việt Nam có thể xem xét nghiên cứu bộ chỉ tiêu phản ánh về tham nhũng đối với các tỉnh, thành để từ đó nâng cao hiệu quả việc phòng, chống tham nhũng đạt được một bước đột phá lớn hơn.

Cuối cùng cần thực hiện công tác tuyền truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng ở các cấp học nhỏ hơn. Theo Điều 6 của Luật phòng, chống tham nhũng 2018 thì cấp học nhỏ nhất được đề cập đến là học sinh trung học phổ thông. Theo quan điểm của tác giả nếu chỉ bắt đầu đưa nội dung về phòng, chống tham nhũng vào cấp học này có thể xem là muộn vì việc giáo dục về đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng càng được bắt đầu sớm càng tốt vì nếu được nuôi dưỡng tinh thần ngay từ gốc, trẻ dễ dàng nhận thức được cái tốt, cái xấu và nuôi dưỡng tinh thần đấu tranh chống cái xấu, bảo vệ cái tốt, khuyến khích tinh thần phản biến xã hội, khuyến khích việc thực hiện các hành vi chống lại cái xấu. Tuy nhiên, việc cần thực hiện là cụ thể hóa công tác tuyên truyền, giáo dục thông qua nhiều hình thức khác nhau, không nên chỉ bằng những bài học lý thuyết đơn thuần.

5.3 HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN

Mặc dù nghiên cứu này đã cố gắng xem xét tác động của nợ công, tham nhũng và biến tương tác của chúng đến tăng trưởng kinh tế ho ba nhóm quốc gia thu nhập cao, thu nhập trung bình cao và thu nhập trung bình thấp trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2019 và đã thu được một số kết quả nghiên cứu nhất định. Tuy nhiên, luận án này cũng gặp phải một số hạn chế như sau:

Nghiên cứu này chưa xem xét đến tác động của từng thành phần của nợ, gồm nợ nước ngoài và nợ trong nước đến tăng trưởng kinh tế của mỗi nhóm nước do việc thu thập dữ liệu từ các nguồn là không có sẵn.

Mặc dù nghiên cứu đã tìm ra được mối quan hệ giữa nợ công và TTKT là phi tuyến và ngưỡng nợ công cho ba nhóm là khác nhau. Tuy nhiên, việc xác định


ngưỡng của tác giả được thực hiện dựa trên giả định về tác động của nợ công đối với TTKT theo lý thuyết về đường cong Laffer nên chỉ tìm thấy một giá trị ngưỡng. Trong khi đó, có thể tồn tại nhiều ngưỡng nợ công khác nhau mà ở đó nợ công có thể tác động tiêu cực đến TTKT.

Các hàm ý về mặt chính sách dựa trên cơ sở các dữ liệu thu thập được từ các nguồn công bố của IMF, WB, TI phản ánh chính xác tình hình thực tế về nợ công, tham nhũng của các quốc gia được nghiên cứu và dựa trên những hiểu biết của cá nhân tác giả cho những vấn đề này. Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thức được rằng các chính sách về quản trị nợ công, phòng, chống tham nhũng không phải là những chính sách được thực hiện đơn lẻ mà cần có sự kết hợp nhiều công cụ vĩ mô khác và thực sự phức tạp đòi hỏi phải có một kiến thức rộng, sự trải nghiệm thực tế, chính sách cụ thể của mỗi nước, nên các hàm ý chính sách này chỉ có thể được chấp thuận ở một mức nhất định.

5.4 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Từ việc tổng hợp các lý thuyết và kết quả thực nghiệm liên quan đến chủ đề này, phân tích các kết quả đạt được và nhìn nhận một số hạn chế luận án gặp phải tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một vài hướng nghiên cứu như sau:

- Phân tích từng thành phần của nợ công để xem xét mức độ ảnh hưởng của

từng loại nợ đến TTKT để có những kiến nghị chính sách cụ thể hơn.

- Trong luận án này tác giả sử dụng chỉ số cảm nhận tham nhũng được công bố bởi tổ chức Minh bạch Quốc tế để đại diện cho biến tham nhũng. Tuy nhiên, việc đo lường tham nhũng tại một quốc gia không phải là việc dễ dàng điều đó được thể hiện qua việc có nhiều phương pháp đo lường khác nhau như đã đề cập trong Chương 2. Vì vậy, trong các nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng những cách đo lường khác để xác định giá trị ngưỡng nợ công tối ưu.

Tóm tắt Chương 5

Chương này tác giả tổng hợp lại những kết quả luận án đã thực hiện dược thông qua các kết luận nghiên cứu. Tiếp đó, tác giả cũng căn cứ vào thực tế tình hình nợ công, tham nhũng năm 2020 tại các nước để đối chiếu với các kết quả luận


án đạt được để đề xuất các hàm ý chính sách phù hợp cho các nước. Cuối cùng, tác giả thực hiện tổng hợp thực trạng về tình hình quản lý nợ công, phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam và đề xuất một số hàm ý chính sách dựa trên đối chiếu, so sánh giữa thực trạng của Việt Nam và các kết quả nghiên cứu của luận án này.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

Bộ Tài chính (2013). Bản tin nợ công số 1, số 2

Bộ Tài chính (2014). Bản tin nợ công số 3

Bộ Tài chính (2016). Bản tin nợ công số 4

Bộ Tài chính (2017). Bản tin nợ công số 5, số 6

Bộ Tài chính (2020). Bản tin nợ công số 9

Nguyễn Văn Bổn (2016). Tác động của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển, Luận án tiến sĩ

Đặng Văn Cường (2016). Tác động của tham nhũng đến tăng trưởng kinh tế: Vai trò của chất lượng thể chế. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 228 tháng 06/2016.

Đặng Văn Cường (2017). Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế tại các nước chuyển

đổi, Luận án tiến sĩ

Bùi Thị Thùy Dương (2019). Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế - nghiên cứu ở các nước mới nổi và các nước đang phát triển. truy cập tại http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58870 ngày 12/08/2020.

Trần Thọ Đạt (2011). Vai trò của vốn con người trong các mô hình tăng trưởng.

Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế ,số 393 - Tháng 2/2011.


Phạm Châu Giang (2019). Để hiểu đúng về các nước đang phát triển theo quy định quốc tế http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/de-hieu-dung-ve-cac-nuoc-dang- phat-trien-theo-quy-dinh-quoc-te-63447.htm truy cập ngày 06/02/2020

Võ Thanh Hòa (2017). Nghiên cứu tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á. Tạp chí tài chính truy cập tại http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu- trao-doi/nghien-cuu-dieu-tra/nghien-cuu-tac-dong-cua-no-cong-den-tang-truong- kinh-te-o-cac-nuoc-chau-a-132660.html ngày 12/08/2020.

Nguyễn Thị Lan (2020). Trần nợ công và các phương pháp tiếp cận xây dựng trần

nợ công. Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế. Số 119 – Tháng 01/2020.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023