RAS có chung đặc điểm là vết loét có màu đỏ ở xung quanh, trung tâm có mảng mục màu vàng, có thể có giai đoạn báo trước kéo dài khoảng 24 giờ, kế đến là đau nhiều 2 - 3 ngày, dần dần giảm đau khi bắt đầu lành.
b. Theo lâm sàng
- Loét đơn giản: số lượng từ vài đến nhiều vết loét, lành trong vòng 1 – 2 tuần, hay tái phát.
- Loét phức tạp: biểu hiện lâm sàng nặng, kích thước lớn, số lượng nhiều, loét sâu, tồn tại dai dẳng, chậm lành, đau nhiều. Loét mới tạo thành khi loét cũ vừa lành, bệnh nhân ít khi thấy khỏi bệnh. Đôi khi RAS là triệu chứng của bệnh hệ thống như: Hội chúng Behcet; sốt, loét miệng-sinh dục dạng aphthe, viêm họng, viêm hạch.
RAS cũng gặp trong các bệnh viêm ruột mãn tính: bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh ruột nhạy cảm Gluten, thiếu máu thiếu sắt, folate, vitamin B12, rối loạn kinh nguyệt, thiếu máu ác tính. Mặc dù vậy, chỉ 40% bệnh nhân bị aphthe vô căn và có nhiều yếu tố liên quan. Người ta thừa nhận là do phản ứng chéo giữa vi sinh vật và lớp biểu mô ở miệng, hoạt động như là một kháng nguyên kích thích tạo kháng thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, chúng hoạt động riêng lẻ hoặc kết hợp nhau gây nên loét.
2.3. Viêm miệng do Herpes simplex virus
Nhiễm Herpes ở miệng không phổ biến. Có hai dạng nhiễm Herpes có ảnh hưởng khoang miệng. Nhiễm Herpes nguyên phát còn gọi là viêm miệng, lợi do Herpes cấp tính, xảy ra sau nhiễm virus Herpes, biểu hiện toàn thân nhiễm trùng, hầu hết ở trẻ em bởi vì nhiễm nguyên phát xảy ra ở trước thời kỳ trưởng thành.
Dạng phổ biến là nhiễm Herpes ở môi, hay còn gọi là đau do lạnh hoặc sốt mụn nước, điển hình xảy ra ở môi, màu đỏ sậm và không thuộc phổ của loét miệng. Dạng ít gặp là dạng nhiễm Herpes miệng, nhiều khi nhiễm Herpes miệng nhưng không triệu chứng và không nhận thức được có nhiễm bệnh.
Về lâm sàng, chẩn đoán phân biệt chính của RAS là nhiễm virus Herpessimplex.
* Đặc điểm chính để phân biệt là vị trí tổn thương.
Có thể bạn quan tâm!
- Ho: Là Phản Xạ Hô Hấp Trong Đó Thanh Môn Đang Đóng Bất Thình Lình Mở Ra, Dẫn Tới Sự Bật Tung Không Khí Bị Dồn Qua Miệng Và Mũi.
- Bệnh học chuyên khoa - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 8
- Do Viêm Nhiễm Tại Chỗ: Viêm Mũi Xoang Cấp, Viêm Loét Ở Mũi, Dị Vật Mũi…
- Do Vi Khuẩn: Vi Khuẩn Là Tác Nhân Thường Gặp Nhất Gây Viêm Tủy Răng:
- Những Biến Chứng Chủ Yếu Của Nhổ Răng Gãy Chân Răng Hoặc Phiến Xương Ổ Răng Di Chuyển Chóp Chân Răng
- Triệu Chứng Lâm Sàng Của Một Số Bệnh Nấm Da Thường Gặp
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
- RAS thường xảy ra trên vùng niêm mạc lỏng lẻo, không bị sừng hóa như: niêm mạc má, môi, sàn miệng,và mặt dưới lưỡi.
- Loét do Herpes xảy ra ở niêm mạc bị sừng hóa, có liên quan mật thiết với quá trình nhai: khẩu cái cứng, lợi, mặt lưng lưỡi, tùy theo vùng chấn thương.
Nhìn chung, RAS phổ biến hơn nhiễm Herpes miệng tái phát, tổn thương của RAS không có giai đoạn mụn nước và thường kích thước lớn hơn loét do Herpes.
Nhiễm Herpes được xác định bằng tế bào học và cấy virus. Tế bào học Tzanck nền vết loét thấy biểu hiện của nhiễm virus điển hình: nền như thủy tinh, nhân chromatin và tế bào khổng lồ đa nhân. Cấy virus là tiêu chuẩn vàng. Gần đây kỹ thuật khuếch đại PCR có thể biểu hiện mức DNA trong mô, nhạy cảm hơn và nhanh hơn cấy virus. Sinh thiết khi các phương pháp trên thất bại, nhất là khi
loét không điển hình, ở người suy giảm miễn dịch, nhiễm Herpes có thể ở bất kỳ vị trí nào nên khó phân biệt với RAS.
- Giảm bạch cầu trung tính chu kỳ
+ Là nguyên nhân hiếm gặp của loét miệng tái phát. Tổn thương gần giống nhiễm Herpes hoặc RAS.
- Thường xảy ra ở lứa tuổi niên thiếu, loét tái phát có tính chu kỳ có thể dự đoán được.
+ Bệnh nhân có triệu chứng toàn thân: sốt, mệt mỏi, nổi hạch,…giảm bạch cầu đa nhân được nghĩ kết quả của sự bắt giữ bạch cầu đa nhân, gây ra loét miệng chu kỳ.
2.4. Bệnh hệ thống:
Khoảng 15% loét dạng aphthe phức tạp là triệu chứng của bệnh hệ thống như: hội chứng Behcet (tam chứng lâm sang: viêm màng bồ đào, RAS và loét sinh dục), viêm ruột, bệnh ruột nhạy cảm Gluten (Celiac disease), u hạt Wegener.
Nhiễm HIV có thể gây loét miệng đa dạng, loét rất to, đau, hoặc loét miệng khác thường, khó chữa với điều trị thông thường, bệnh thường nặng và kéo dài hơn
2.5. Thiếu dinh dưỡng
Khoảng 15- 25 % bệnh nhân bị aphthe phức tạp có thiếu máu gồm: thiếu máu thiếu sắt, folate, kẽm, vitamin B12.
3. Loét miệng đơn độc:
3.1. Do chấn thương
Loét do thủ thuật nha khoa, bỏng do nhiệt do ăn thức ăn nóng hay bị ở vòm miệng, răng giả không vừa, răng bị bể, các thủ thuật răng gây ra loét tái phát hoặc dai dẳng, trẻ em do que kem, viết, hoặc vật sắc nhọn.
3.2. Thuốc
Các thuốc thường gây loét miệng gồm: thuốc kháng giáp, Hydroxyurea, Alendronate, thuốc ức chế kênh canxi, Captopril, kháng viêm non-steroid (piroxicam, indomethacin, ibuprofen…), thuốc độc tế bào(Methotrexate, Doxorubicin…)
- Viêm loét miệng do alendronate.
- Chẩn đoán dựa vào tiền sử dùng thuốc và giảm khi ngưng thuốc.
- Hội chứng Stevens- Johnson là dạng nặng của loét do thuốc. Có nhiều thuốc gây nên nhưng thường nhất là sulfonamide, thuốc chống động kinh…
3.3. Do điều trị
- Hóa trị liệu: Thuốc chống ung thư liều cao không những ảnh hưởng tế bào ác tính mà còn độc với mô bình thường, phá vỡ hàng rào niêm mạc miệng gây nên nhiễm trùng do vi trùng nội sinh hoặc mắc phải , là bệnh sinh tồn tại dai dẳng của viêm và loét niêm mạc, dùng thuốc súc miệng hoặc chất bảo vệ niêm mạc làm giảm bệnh.
- Loét do bức xạ: Điều trị ung thư vùng đầu cổ bằng xạ ngoài sẽ gây loét miệng khoảng 2-3 tuần sau đó. Độ nặng phụ thuộc vào độ rộng của điều trị và tình trạng niêm mạc..
Người mang răng giả và làm thủ thuật răng có nguy cơ bị loét sau liệu pháp xạ, nên tham khảo ý kiến nha sĩ trước điều trị.
3.4. Do nhiễm trùng: Nhiều loại vi trùng có thể gây loét miệng.
4. Điều trị
- Điều trị triệu chứng giảm đau sau 7 – 14 ngày khỏi.
- Chăm sóc và phòng bệnh:
+ Ngưng dùng rượu bia, thuốc lá. Tránh thức ăn có nhiều gia vị như cay, mặn, chua.
+ Nếu đau nhiều, có thể uống nước bằng ống hút. Không uống nước nóng.
+ Vệ sinh răng miệng kỹ, dùng bàn chải răng thật mềm, tránh chấn thương miệng lưỡi.
- Nếu có những triệu chứng:
+ Vết loét phát triển nhiều, lớn hơn một cách bất thường.
+ Vết loét kéo dài trên 3 tuần.
+ Không thể giảm đau bằng mọi cách.
+ Sốt cao hoặc sốt vừa nhưng kéo dài.
- Bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị.
* Điều trị cụ thể:
- Bù dịch, hạ sốt: acetaminophen, súc miệng với hydrogen peroxide 1%.
- Giảm đau tại chỗ với Lidocain vicous 2%, Súc miệng 2,5 ml lidocain pha loãng trong 10 ml nước; Benzocaine ( Anbesol )
- Thuốc kháng viêm, sát khuẩn răng miệng: Orabase, Zilactin, Chlorhexidine (Cyteal, Eludril), dung dịch Cetylpyridine chloride. Kháng viêm: Amlexanox, Corticosteroids. Kháng virus: Acyclovir, Famciclovir, Valcyclovir. Kháng sinh: Penicillins, macrolides Metronidazole,.. Kháng neutrophil: Colchicine, Dapsone (RAS). Ức chế miễn dịch: Azathioprine, Cyclosporine, Thalidomide.
Thuốc khác: Pentoxifylline
1. Đại cương
Bài 22
SÂU RĂNG
Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, đặc điểm là phá hủy dần các chất vô cơ và hữu cơ ở men và ngà răng làm thành lỗ sâu.
Sâu răng là một bệnh rất phổ biến, nó không chỉ giới hạn ở một quốc gia nào mà có tính chất toàn cầu, công tác vệ sinh, phòng bệnh sâu răng đã được thực hiện rộng rãi, nhưng bệnh sâu răng vẫn còn có xu hướng ngày càng tăng.
1.2. Sơ lược giải phẫu
- Răng có 3 loại: răng cửa để cắn thức ăn, răng nanh xé thức ăn và răng hàm để nhai nghiền thức ăn.
- Răng có 3 thành phần
- Thân răng là phần nhìn thấy
- Chân răng nằm trong xương hàm
- Cổ răng là nơi hẹp giữa thân răng và chân răng
- Răng cấu tạo gồm 3 lớp giữa thân răng và chân răng.
- Men răng: màu trắng bóng là tổ chức cứng nhất cơ thể, phủ toàn bộ thân răng, có thể dày tới 2mm; thành phần gồm 96% chất vô cơ, 1.7% chất hữu cơ và 2.3% là nước.
- Xương răng: phù phần cổ và chân răng, thành phần gồm 40 – 50% là chất vô cơ, 50 – 60% là chất hữu cơ và nước
- Ngà răng: màu trắng ngà rắn chắc, gồm 70% vô cơ, 20% chất hữu cơ, 10% là nước.
- Tủy răng: là một tổ chức liên kết gồm mạch máu, thần kinh, bạch mạch, nằm trong ngà ở cả phần thân và chân răng, bao gồm tủy buồng (phần thân răng) và tủy chân răng (nằm ở phần chân răng) để nuôi dưỡng và cảm giác răng
2. Nguyên nhân sâu răng
Bao gồm các yếu tố tại chỗ và yếu tố toàn thân
2.1. Vai trò của gluxit:
Trên thực nghiệm cho chuột ăn đường thì chuột bị sâu răng, cùng với lượng đường đó bơm thẳng vào thực quản thì chuột không bị sâu răng, như vậy là đường dắt ở miệng gây sâu răng.
- Vai trò của vi khuẩn: Nuôi chuột vô khuẩn bằng thức ăn dễ gây sâu răng thì thấy chuột không bị sâu răng, nhưng khi chuột bị nhiễm khuẩn thì răng bị sâu. Người ta thấy xuất hiện các mảng bám và dưới kính hiển vi thấy lỗ sâu dưới các mảng bám đó.
2.2. Yếu tố toàn thân:
- Vai trò của tuyến nước bọt:
Trong nước bọt có men tiêu hóa, nhiều chất vô cơ và hữu cơ, độ pH từ 5,8 – 7,1 nên nước bọt có tính diệt khuẩn, rửa sạch răng. Những người cắt bỏ tuyến nước bọt hoặc viêm, thiểu năng nước bọt thì hay bị sâu răng.
- Chất lượng tổ chức cứng của răng
- Ở mỗi người tổ chức cứng của răng có thể khác nhau, do đó tuy cùng một môi trường sinh hoạt ăn uống, nhưng có người bị sâu răng nhiều có người sâu răng ít.
- Về chất vi lượng.
Fluor có tác dụng làm giảm sâu răng, fluor làm cho apatit thành fluor cứng hơn. Việc dùng fluor ở những vùng có ít fluor đã làm giảm sâu răng tới 60%
3. Triệu chứng
Mô tả sâu răng theo hình thái lâm sàng có lỗ sâu men răng, lỗ sâu xương răng và lỗ sâu ngà răng.
3.1. Sâu men răng (ký hiệu là S1):
- Bệnh nhân ít biết mình bị sâu, chỉ hơi ê buốt khi có kích thích chua, ngọt, nóng, cay nhiều
- Khám thực thể thấy một đốm nhỏ màu vàng nâu hoặc trắng đục trên mặt men răng, dùng trâm khám sẽ thấy gợn, mắc.
3.2. Sâu ngà răng (ký hiệu là S2 va S3):
- Bệnh nhân bị ê buốt khi có kích thích chua, ngọt, nóng, lạnh, hết nguyên nhân kích thích thì mới hết đau. Mức độ đau tùy thuộc mức độ của lỗ sâu
- S2 là sâu ngà nông: lỗ sâu dưới 2mm, bệnh nhân ê buốt khi có kích thích
- S3 là sâu ngà sâu: lỗ sâu trên 2mm, bệnh nhân ê buốt nhiều khi có kích thích.
Ngoài ra, mức độ đau còn phụ thuộc vào từng cá thể, phụ thuộc vào đợt sâu cấp tính (đợt mạn tính ít đau hơn)
- Khám thấy lỗ sâu có khi ở một răng có nhiều lỗ sau, lỗ sâu phần men răng bé, phát triển rộng ở phần ngà răng
- Dùng mũi thăm để thăm khám thấy lỗ sâu có giắt thức ăn, đáy lỗ sâu mềm (ngà mủn) màu nâu nhạt
- Có thể dụng X.quang để xác định rõ lỗ sâu và mức độ sâu
3.3. Sâu xương răng
Thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên, lỗ sấu thường ở mặt bên sát cổ răng, miệng lỗ sâu rộng như lỗ sâu ngà, sâu xương răng hay gặp ở các kẽ răng hàm trên.
4. Điều trị:
4.1. Sâu men:
Nạo sạch tổ chức sâu, chấm thuốc natri fluor 75%, cồn cánh kiến, AgNO, hoặc các loại composite trám bít hố rãnh.
4.2. Sâu ngà răng:
- Tùy từng lỗ sâu và từng răng cụ thể điều trị bằng hàn răng qua cá bước:
- Mở rộng lỗ sâu
- Nạo sạch ngà mủn
- Tạo lỗ hàn theo kiểu điển hình và hàm răng với các loại chất hàn không bám dính. Hiện nay các loại chất hàn composite, nếu đầy lỗ sâu sát buồng tần thủy cần hàn một lớp cách nhiệt, cách điện đường đáy lỗ hàn (eugenat) rồi hàn như trên.
Bài 23
VIÊM LỢI – VIÊM QUANH RĂNG
I. VIÊM LỢI
1. Đại cương
- Viêm lợi là viêm khu trú ở lợi không có tiêu xương ổ răng
1.1. Sơ lược giải phẫu – sinh lý:
- Lợi là phần tiếp tục của niêm mạc miệng tới bao phủ xương ổ răng và cổ
răng
- Giới hạn phía trên cổ răng bởi đường viền lợi, phái dưới phía cổ răng bởi
ranh giới giữa lợi và niêm mạc miệng
- Cấu tạo gồm hai phần lợi tự do (tạo nên rãnh lợi, đường viền lợi, nhú lợi) và lợi dính bám vào xương ổ răng.
- Dây chằng quanh răng:
- Là mô liên kết đặc biệt nối liền xương răng với xương ổ răng. Chức phận:
+ Giữ răng trong xương ổ răng
+ Dinh dưỡng vùng quanh răng bằng những bó mao mạch trong dây chằng
+ Thụ cảm nhờ các sợi thần kinh
2. Triệu chứng
2.1. Lâm sàng:
- Lợi thế có các triệu chứng viêm tùy theo mức độ sưng, đỏ, đau, dễ nát
- Có chảy máu hoặc dịch lợi khi khám
- Hơi thở, lời nói của bệnh nhân có mùi hôi
- Có nhiều cao răng và mảng bám răng trên và dưới lợi
- Túi lợi bệnh lý > 3mm
- Mất bám dính quanh răng 2mm. Có thể mất bám đính ở một mặt hoặc tất cả các mặt răng.
- Răng lung lay hàng loạt, ăn nhai khó và đau
- Có thể có mủ vùng túi lợi răng.
2.2. Viêm lợi:
- Có cảm giác ngứa lợi, hơi ghê răng, hoặc buổi sáng có cảm tưởng răng không được chắc
- Xỉa răng, chái răng dễ chảy máu
- Lợi vùng cổ răng viền đỏ (thường gặp ở nhóm răng cửa hàm dưới, nhưng cũng có người xuất hiện bước đầu ở cả hai hàm)
- Vùng cổ răng xuất hiện cao răng trên lợi
3. Điều trị:
3.1. Tại chỗ:
- Xúc miệng nước muối 2% hàng ngày, vệ sinh răng miệng sạch sẽ thường xuyên
- Lấy cao răng 3 tháng/lần
3.2. Toàn thân: uống Lincomycin, Gentamycin, Klion
3.3. Phẫu thuật
- Điều trị bệnh toàn thân nếu có, nâng cao sức đề kháng bằng vitamin
- Dùng kháng sinh tiêm hoặc phẫu thuật rạch rộng, nạo sạch các túi mủ
II. VIÊM QUANH RĂNG
1. Đại cương
1.1. Định nghĩa
Viêm quanh răng là viêm tổ chức liên kết quanh răng (viêm lợi) và tiêu xương ổ răng ở nhiều răng.
1.2. Nguyên nhân:
- Vi khuẩn ở mảng bám răng, cao răng đóng vai trò chủ yếu, đồng thời kết hợp với yếu tố miễn dịch gây phản ứng của người bệnh.
- Các yếu tố thuận lợi:
+ Toàn thân: đái đường, xơ gan, bệnh nội tiết, di truyền.
+ Các hình thái tư thế không bình thường của răng, các sai sót trong điều trị và chỉnh hình răng.
2. Triệu chứng
2.2. Viêm quanh răng:
- Có chảy máu hoặc dịch lợi khi khám
- Hơi thở, lời nói của bệnh nhân có mùi hôi
- Túi lợi bệnh lý > 3mm
- Mất bám dính quang răng > 2mm. Có thể mất bám dính ở một mặt hoặc tất cả các mặt răng.
- Răng lung lay hàng loạt, ăn nhai khó và đau.
- Có thể có mủ vùng túi lợi răng
- Chụp X.quang có các hình ảnh:
- Tiêu mào xương ổ răng, có thể tiêu ngang hoặc tiêu dọc
- Khe dây chằng vùng quanh răng giãn rộng
- Mất liên tục của lá cứng
- Có thể có một số dấu hiệu bệnh lý khác như tiêu cuống răng, nang chân răng, các vết gãy
2.2. X.quang: Có hình ảnh tiêu xương ổ răng, tiêu ngang hoặc tiêu dọc
3. Điều trị:
Điều trị khởi đầu
- Lấy cao răng, làm nhẵn bề mặt thân chân răng, hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
- Chữa các răng sâu và có biến chứng sâu
- Nhổ các răng có chỉ định
- Chỉnh sửa các sai sót trong phục hình và điều trị
- Cố định tạm thời các răng lung lay
- Mài chỉnh khớp cắn
- Sau khi thực hiện các bước điều trị khởi đầu, cần đánh giá lại kết quả sau 1
– 3 tháng.
Điều trị hỗ trợ
- Phẫu thuật nha chu: được thực hiện sau khi đã điều trị khởi đầu, không còn viêm cấp tính tại chỗ. Mục đích: Loại bỏ tổ chức bệnh lý ở vùng quanh răng, phục hồi lại toàn bộ hay 1 phần tổ chức quanh răng đã mất. Các phương pháp như phẫu thuật nạo túi lợi, phẫu thuật cắt lợi, tạo hình lợi, phẫu thuật ghép xương, phẫu thuật tái tạo mô có hướng dẫn sinh học….
- Phẫu thuật nội nha: Bao gồm phẫu thuật cắt cuống, phẫu thuật nạo nang… Mục đích là lấy bỏ các ống tủy phụ và cuống răng phụ ở vùng quanh cuống răng là nguyên nhân làm thất bại của điều trị nội nha.
- Tái tạo và phục hồi: Mục đích: Phục hồi chức năng ăn nhai, phục hồi khớp cắn sinh lý, phục hồi thẩm mỹ. Gồm các phương pháp như: Nắn chỉnh răng, phục hình cố định và phục hình tháo lắp.
Điều trị duy trì
- Khám răng miệng định kì
- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng
- Kiểm soát các bệnh toàn thân liên quan đến nha chu.