Phường Phương Lâm, Thành Phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình


Nguồn bản đồ http hagiang ban do net 2017 12 xa cao ma po huyen quan ba html Hình 2 1

(Nguồn bản đồ: http://hagiang.ban-do.net/2017/12/xa-cao-ma-po-huyen-quan-ba.html)

Hình 2. 1. Xã Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang


Xã Cao Mã Pờ có tổng diện tích đất tự nhiên là 3.940.04 ha, đa số là núi non hiểm trở, được chia thành nhiều thôn/bản (Chín Sang, Thèn Ván 1, Thèn Ván 2, Vả Thàng 1, Vả Thàng 2, Chỉn Chu Lìn, Vàng Chả Phìn, Cao Mã Pờ), với tổng số dân là 2566 người (năm 2015). Mỗi thôn/bản đều có một trường mầm non với điểm trường chính là điểm trường Cao Mã Pờ. Kinh tế của khu vực còn nghèo, vẫn còn nhiều hộ gia đình bị đói hàng năm. Chính vì vậy, cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục mầm non còn thiếu, đặc biệt các trường mầm non của các xã và các điểm trường trong cùng một xã cách rất xa nhau, giao thông đi lại khó khăn. Tại xã Cao Mã Pờ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở 7 điểm trường là điểm trường Chín Sang, Thèn Ván 1, Thèn Ván 2, Vả Thàng 1, Vả Thàng 2, Chỉn Chu Lìn, Vàng Chả Phìn thuộc các thôn/bản và 1 điểm trường chính Cao Mã Pờ.

- Phường Phương Lâm là một phường thành thị miền núi thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, là một trong những cái nôi của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ, hấp dẫn bởi nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường.


Nguồn bản đồ http hoabinh ban do net 2018 01 phuong phuong lam thanh pho hoa binh html 2

(Nguồn bản đồ: http://hoabinh.ban-do.net/2018/01/phuong-phuong-lam-thanh-pho-hoa-binh.html)

Hình 2. 2. Phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình


Phường Phương Lâm thuộc thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, có diện tích 3,3 km², dân số 10517 người (năm 1999). Trong những năm qua ở thành phố Hòa Bình đã có nhiều chính sách thúc đẩy và thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nhờ đó 5 năm qua bộ mặt đô thị của thành phố từng bước được đổi mới, nền kinh tế chuyển biến tích cực và có xu hướng phát triển bền vững. Tại phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, chúng tôi chọn Trường mầm non tư thục Sao Mai để tiến hành nghiên cứu.

- Xã Vân Xuân là một xã nông thôn đồng bằng châu thổ sông Hồng thuộc huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, là nơi sinh sống của đa số dân tộc Kinh.


Nguồn bản đồ http vinhphuc ban do net 2018 01 xa van xuan huyen vinh tuong html Hình 3

(Nguồn bản đồ: http://vinhphuc.ban-do.net/2018/01/xa-van-xuan-huyen-vinh-tuong.html)

Hình 2. 3. Xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc


Xã Vân Xuân có diện tích 3,34 km², dân số 5160 người (năm 2009). Kinh tế của khu vực này phần lớn vẫn là nông nghiệp, tỷ lệ các gia đình làm nông nghiệp chiếm 67,2%. Cơ sở vật chất các trường mầm non ở đây hiện nay vẫn còn thiếu các phòng học và các phòng chức năng. Tại xã Vân Xuân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trẻ mầm non tại Trường mầm non Vân Xuân.

2.3.3. Phương pháp tính cỡ mẫu

Với mục tiêu của nghiên cứu nên cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi phải đủ lớn để phân tích thống kê. Công thức tính cỡ mẫu:

Z

2

n 1/ 2

p 1p

d 2

(1)

Trong đó: n là tổng số đối tượng cần điều tra.

Z1-α/2 là hệ số tin cậy = 1,96, với độ tin cậy α = 95%.

p là tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi trung bình tại các tỉnh trong nghiên cứu năm 2014

d là độ chính xác mong muốn

Cỡ mẫu điều tra trong nghiên cứu dựa vào tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại mỗi khu vực nghiên cứu theo điều tra của Bộ Y tế năm 2014. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi năm 2014 tại tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc lần lượt là p1 = 0,352, p2 = 0,256, p3 = 0,239 [76];

p p1 p2 p3 0,352 0,256 0,239 0,282

3 3

Với độ chính xác mong muốn d = 0,02

1,962 0,282 1 0,282

n 0,022

1945

Tổng số trẻ mầm non cần nghiên cứu theo công thức tính cỡ mẫu ở cả 3 địa bàn ít nhất là 1945 trẻ. Cỡ mẫu thực tế điều tra đạt yêu cầu là 2090 trẻ mầm non. Cỡ mẫu của trẻ trong mỗi địa bàn nghiên cứu được tính theo công thức (1) dựa trên tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ từng khu vực.

Phân bố số lượng trẻ mầm non trong nghiên cứu của chúng tôi được thể hiện trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Phân bố của đối tượng khảo sát trong nghiên cứu theo địa bàn



Địa bàn nghiên cứu

Giới tính

Tổng

Nam

Nữ

n

%

n

%

n

Xã Cao Mã Pờ

210

54,1

178

45,9

388

Phường Phương Lâm

484

47,8

528

52,2

1012

Xã Vân Xuân

356

51,6

334

48,4

690

Tổng

1050

50,2

1040

49,8

2090

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Bảng 2.1 cho thấy, số lượng trẻ nghiên cứu nhiều nhất tại phường Phương Lâm (1012 trẻ chiếm 48,5%), xã Vân Xuân (690 trẻ chiếm 33%), ít nhất là xã Cao Mã Pờ (388 trẻ chiếm 18,5%). Tỷ lệ nam và nữ trong nghiên cứu gần tương đương nhau (nam: 50,2%, nữ: 49,8%). Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ mầm non tại xã Cao Mã Pờ bao gồm 3 dân tộc là dân tộc Mông 88 trẻ (22,7%), dân tộc Hán 136 trẻ (35,1%), dân tộc Dao 164 trẻ (42,2%). Tại phường Phương Lâm, trẻ mầm non trong khảo sát của chúng tôi bao gồm 2 dân tộc là dân tộc Kinh 530 trẻ (52,4%) và dân tộc Mường 482 trẻ (47,6%). Riêng xã Vân Xuân, toàn bộ 690 trẻ em trong khảo sát là dân tộc Kinh.

2.3.4. Phương pháp đo một số kích thước và chỉ số nhân trắc

Do đối tượng trong nghiên cứu là trẻ mầm non từ 24-72 tháng tuổi nên trước khi đo các kích thước nhân trắc cần phải tạo không gian và trạng thái thoải mái cho trẻ, tránh đo những trường hợp khi trẻ không hợp tác, không đúng tư thế. Có thể nhờ bố mẹ hoặc giáo viên hỗ trợ cho trẻ tập trung chú ý và hướng dẫn trẻ di chuyển trong quá trình khảo sát.

- Cân nặng (kg): Sử dụng cân điện tử có độ chính xác đến 0,1 kg. Cân được đặt ở vị trí ổn định và bằng phẳng. Cân được kiểm tra và hiệu chỉnh trước khi cân. Trẻ được cân mặc quần áo mỏng, đứng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng chia đều cả hai chân. Cân nặng được tính bằng kg với 1 số lẻ.

- Chiều cao đứng (cm): Sử dụng thước Martin để đo chiều cao đứng của trẻ trong nghiên cứu, với độ chính xác đến 0,1 cm. Đặt thước đo theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt đất nằm ngang. Trẻ đi chân không, đứng quay lưng vào thước đo. Gót chân, mông, vai và chẩm theo một đường thẳng áp sát vào thước đo đứng, mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thòng hai bên mình. Kéo thước vuông áp sát đỉnh đầu vuông góc với thước đo để đọc kết quả. Chiều cao đứng được tính bằng cm với 1 số lẻ.

- BMI (kg/m2): Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cân nặng (kg)

chia cho bình phương chiều cao (mét).

Các kích thước về vòng cánh tay trái duỗi, vòng đầu, vòng ngực bình thường được đo bằng thước dây. Cách đo kích thước các vòng như sau:

- Vòng đầu (cm): Để đo chu vi của đầu, đặt thước dây phía trước qua ụ trán giữa, phía sau qua ụ chẩm.

- Vòng ngực bình thường (cm): Đo chu vi của vòng ngực qua mũi ức khi trẻ đứng hít thở bình thường. Đặt thước dây sao cho song song với mặt đất và ở ngay bên dưới nách. Vòng thước dây ra sau lưng và kéo hai đầu thước dây về phía trước, quấn quanh vị trí rộng nhất của phần ngực.

- Vòng cánh tay trái duỗi (cm): Trẻ đứng thẳng, cánh tay trái bỏ thòng tự nhiên, lòng bàn tay hướng vào đùi. Vòng thước dây theo vòng cánh tay, đo ở giữa cánh tay trái. Vòng đo đi qua điểm giữa cánh tay tính từ mỏm cùng xương vai đến mỏm trên lồi xương cầu cánh tay. Đọc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ.

2.3.5. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng

Các chỉ số nhân trắc, ngày tháng năm sinh, giới tính và ngày đo được nhập vào phần mềm WHO AnthroPlus, phần mềm này giúp xử lí các thông tin để đưa ra chỉ số Z -score về cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi, BMI/tuổi [58]. Các chỉ số trên tiếp tục được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5 để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dựa vào bảng chuẩn dinh dưỡng cho trẻ từ 0-19 tuổi của WHO [138, 185]. Ngoài ra, phần mềm SPSS11.5 cũng giúp tìm hiểu các yếu tố liên quan đến sự phát triển các kích thước nhân trắc của trẻ trong nghiên cứu, đồng thời đưa ra được cái yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu.

Bảng 2.2. Chuẩn suy dinh dưỡng cho trẻ 0 - 19 tuổi của WHO


Z -score

Chuẩn suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi của WHO [185]

Chiều cao/tuổi

Cân nặng/tuổi

BMI/tuổi

> 3 SD

Xem chú thích 1


Xem chú thích 2

Béo phì

> 2 SD

Bình thường

Thừa cân

> 1 SD

Bình thường

Có nguy cơ thừa cân3

0 (TB)

Bình thường

Bình thường

Bình thường

< -1 SD

Bình thường

Bình thường

Bình thường

< - 2 SD

Thấp còi4

Nhẹ cân

Gầy còm

< - 3 SD

Rất thấp còi4

Rất nhẹ cân

Rất gầy còm

Chuẩn suy dinh dưỡng cho trẻ từ 5 - 19 tuổi của WHO [138]

> 3 SD

Xem chú thích 1


Xem chú thích 2

Béo phì nặng

> 2 SD

Bình thường

Béo phì

> 1 SD

Bình thường

Thừa cân

0 (TB)

Bình thường

Bình thường

Bình thường

< -1 SD

Bình thường

Bình thường

Bình thường

< - 2 SD

Thấp còi4

Nhẹ cân

Gầy còm

< - 3 SD

Rất thấp còi4

Rất nhẹ cân

Rất gầy còm

Chú thích: 1. Trẻ trong phạm vi này trẻ có chiều cao khá lớn, gồm cả những trẻ cao quá mức như do rối loạn tuyến nội tiết gây ra thì cũng được xếp trẻ vào loại này; 2. Trẻ thuộc ô này có cân nặng theo tuổi thấp, có thể có vấn đề trong tăng trưởng, nhưng vấn đề này sẽ được đánh giá tốt hơn với tiêu chuẩn cân nặng theo chiều cao hoặc BMI theo tuổi; 3. Trên 1 SD cho thấy nguy cơ thừa cân có thể xảy ra; 4. Có thể một đứa trẻ thấp còi (hoặc rất thấp còi) trở thành TC-BP.

2.3.6. Phương pháp điều tra và đánh giá tình trạng sâu răng

- Việc khám lâm sàng tình trạng răng được thực hiện bởi các điều tra viên dưới sự hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa Răng Hàm Mặt đã thống nhất và đồng nhất phương pháp khám. Trên mỗi đối tượng nghiên cứu, điều tra viên khám tuần tự tất cả các răng sữa ở cả hàm răng trên và hàm răng dưới.

Bảng 2.3. Sơ đồ phần bố vị trí răng sữa


Răng hàm

trên

55

54

53

52

51

61

62

63

64

65

Răng hàm

dưới

85

84

83

82

81

71

72

73

74

75

- Phương tiện khám: khám bằng mắt thường, sử dụng ánh sáng tự nhiên và dùng đèn hỗ trợ.

- Phương tiện thổi khô: bông gạc, bóng thổi khô

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ khám và phiếu ghi kết quả khám:

+ Bộ khay khám: Khay quả đậu, gương, gắp, thám châm.

+ Dụng cụ khác: đèn, khay, chậu, các phương tiện tiệt khuẩn dụng cụ.

+ Phiếu ghi kết quả khám: các thông tin sau khi thu thập được ghi vào phiếu kết quả khám răng miệng (Phụ lục).

Trước khi tiến hành khám và đánh giá cần phải hướng dẫn trẻ làm sạch răng (có thể sử dụng bàn chải) và làm khô răng. Sử dụng tay xịt hơi, bóng thổi khô, gạc làm khô răng để quan sát được những tổn thương sớm trên bề mặt răng.

Tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng ở trẻ em:

Nghiên cứu của chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng: dựa theo hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng quốc tế (ICDAS) [156]. Hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng quốc tế (ICDAS) là hệ thống mới được WHO đưa ra năm 2003 và được chỉnh sửa lần hai năm 2005.

Ưu điểm: khác với tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng trước đó (WHO – 1997), hệ thống ICDAS giúp phát hiện, đánh giá và chẩn đoán được các tổn thương sâu răng ngay từ các giai đoạn sớm, thông qua khám và quan sát bằng mắt thường.

Nhược điểm: khó khăn khi áp dụng hệ thống này trong việc phát hiện, chẩn đoán các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm vì đòi hỏi kỹ thuật thổi khô tốt và điều kiện ánh sáng thật đầy đủ, đồng thời đội ngũ khám cần phải được tập huấn kỹ, đồng nhất phương pháp khám. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của chúng tôi, khi áp dụng trên đối tượng là những trẻ nhỏ trước tuổi đến trường, khó khăn có thể gặp phải trong vấn đề hợp tác của trẻ.

Những nhược điểm nêu trên có thể dẫn đến các sai số gặp phải trong quá trình thu thập số liệu. Tuy nhiên, với mong muốn góp phần vào công tác dự phòng bệnh, việc phát hiện các tổn thương do sâu răng là hết sức có ý nghĩa, nếu áp dụng kịp thời các biện pháp kiểm soát - dự phòng thì mức độ trầm trọng của bệnh sẽ giảm đi và việc điều trị trở nên dễ dàng, hiệu quả, không làm gia tăng chi phí. Điều đó càng có ý nghĩa hơn trên các đối tượng là trẻ nhỏ, vì sự hợp tác trong điều trị của trẻ rất hạn chế. Chính vì lý do đó, chúng tôi lựa chọn sử dụng hệ thống đánh giá ICDAS trong nghiên cứu.

Các mức độ tổn thương sâu thân răng được đánh giá theo các mã số từ 0 đến 6, với mã số càng lớn thì tổn thương sâu thân răng càng lan rộng, và được phân loại ra ba nhóm chính theo bảng dưới đây:

Bảng 2.4. Tiêu chuẩn phát hiện sâu răng theo ICDAS


Mã số

Phân loại

Mô tả

0

Không sâu

Răng lành mạnh

1

Sâu giai đoạn sớm

Có sự thay đổi trên men răng sau khi thổi khô

2

Có sự thay đổi được nhìn rò trên men răng ướt

3


Sâu đã hình thành lỗ sâu

Mất chất khu trú ở men răng (không lộ ngà)

4

Có ánh đen bên dưới qua bề mặt men liên tục

5

Có lỗ sâu lộ ngà răng

6

Có lỗ sâu lớn lộ ngà răng >1/2 mặt răng

+ Răng mất do sâu: khi răng được chỉ định nhổ và đã nhổ do sâu (ghi m).


+ Răng trám: khi trên thân răng có một hay nhiều miếng trám vĩnh viễn và không sâu thứ phát hay không có bất kỳ chỗ nào trên thân răng bị sâu nguyên phát (ghi t).

+ Một đối tượng được chẩn đoán là sâu răng khi có ít nhất 01 răng bị sâu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022