của nước ta, ra sức phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và dịch vụ, bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng trên thị trường thế giới, tạo ra những ngành những sản phẩm mũi nhọn để hàng hóa và dịch vụ của ta chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn trong nước cũng như thế giới, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4. Tích cực tạo lập đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy sự hình thành phát triển và từng bước hoàn thiện các loại hình thị trường hàng hóa, dịch vụ, lao động, khoa học – công nghệ, vốn, bất động sản..; tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọng đổi mới và củng cố hệ thống tài chính, ngân hàng…
5. Có kế hoạch cụ thể đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực vững vàng về chính trị, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, tinh thông nghiệp vụ và ngoại ngữ, có tác phong công nghệ và tinh thần kỷ luật cao. Trong quá trình phát triển nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn chung nói trên, cần chú trọng đào tạo tạo đội ngũ các bộ, quản lý và kinh doanh hiểu biết sâu về luật pháp quốc tế và nghiệp vụ chuyên môn, nắm bắt nhanh những chuyển biến trên thương trường quốc tế để ứng xử kịp thời, nằm được kỹ năng thương thuyết và có trình độ ngoại ngữ tốt. Bên cạnh đó cần hết sức coi trọng việc đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao…
6. Kết hợp chặt chẽ hoạt động chính trị đối ngoại đối với kinh tế đối ngoại
Cũng như trong lĩnh vực chính trị đối ngoại, trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế cần giữ vững đường lối độc lập tự chủ, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường và đối tác, tham gia rộng rãi các tổ chức quốc tế. Các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương cần hướng mạnh vào việc phục vụ đắc lực nhiệm vụ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế bình đẳng, công bằng cùng có lợi ích của các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài cần cọi việc phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước là một nhiệm vụ hàng đầu.
7. Gắn kết chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế với nhiệm vụ củng cố an ninh quốc phòng ngay từ khâu hình thành kế hoạch, xây dựng lộ trình cũng nhưu trong quá trình thực hiện, nhằm làm cho hội nhập không ảnh hưởng tiêu cực tới nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và an toàn xã hội; mặt khác các cơ quan quốc phòng và an ninh cần có kế hoạch chủ động hỗ trợ tạo môi trường thuận lợi cho quá trình hội nhập.
8. Tích cực tiến hành đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) theo các phương án và lộ trình hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh của nước ta là một nước đang phát triển ở trình độ thấp và đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế ở trong nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010 - 18
- Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010 - 19
- Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010 - 20
- Chính sách đối ngoại của Đảng với Asean từ năm 1995 đến năm 2010 - 22
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
9. Kiện toàn ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế đủ năng lực và thẩm quyền giúp Thủ tướng chính phủ tổ chức, chỉ đạo các hoạt động về hội nhập kinh tế quốc tế.
…
(Nguồn: Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các nghị quyết của Trung ương Đảng (2001 – 2004), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội).
Phụ lục 7
(Trích)
TUYÊN BỐ VỀ SỰ HÒA HỢP ASEAN II
(TUYÊN BỐ BALI II)
Quốc vương Brunây Đarutxalam, Thủ tướng Vương quốc Campuchia, Tổng thống nước Cộng hòa Indonesia, Thủ tướng nước CHDCND Lào, Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng kiêm chủ tịch hội đồng phát triển và Hòa bình Nhà nước Liên bang Mianma, Tổng thống nước Cộng hòa Philippines, Thủ tướng nước Cộng hòa Xingapo, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan và Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam ;
Nhắc lại, tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN được thông qua tại Bali lịch sử, Indonesia năm 1976, các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) bày tỏ sự hài lòng trước những tiến bộ chung đã đạt được trong khu vực.
....
Khẳng định lại ASEAN là một nhóm quốc gia Đông Nam Á hòa hợp, gắn bó với nhau thông qua quan hệ đối tác trong sự phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc nhau, cam kết giữ gìn sự đa dang văn hóa và hòa hợp xã hội ;
NAY TUYÊN BỐ :
1. Một cộng đồng ASEAN sẽ được thiết lập với ba trụ cột chính là hợp tác chính trị an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa xã hội cớ mối quan hệ qua lại gắn bó với nhau và hỗ trợ chặt chẽ cho nhau vì mụ đích bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực ;
2. ASEAN sẽ tiếp tục nỗ lực đảm bảo tiến trình hội nhập chặt chẽ hơn và cùng có lợi giữa các nước thành viên và nhân dân và thúc đẩy hòa bình và ổn định, an ninh, phát triển và thịnh vượng chung trong khu vực nhằm mục đích xây dựng một Cộng đồng ASEAN năng động, rộng mở và tự cường ;
...
10. ASEAN sẽ tiếp tục phấn đấu cho một cộng đồng các xã hội đùm bọc nhau và tăng cường bản sắc khu vực.
NAY THÔNG QUA :
Khuôn khổ tiến tới một cộng đồng ASEAN thống nhất, tự cường, gắn bó và năng động ;
A. Cộng đồng an ninh ASEAN
1. Cộng đồng an ninh ASEAN được lập ra nhằm đưa hợp tác chính trị và an ninh của ASEAN lên một tầm cao mới để đảm bảo các nước ASEAN chung sống hòa bình và với toàn thế giới trong môi trường công bằng, dân chủ và hòa hợp. Các thành viên của cộng đồng an ninh ASEAN sẽ chỉ dựa vào biện pháp hòa bình để giải quyết các khác biệt trong khu vực và coi an ninh của mình gắn bó một cách mật thiết với nhau và bị ràng buộc bởi vị trí địa lý, viễn cảnh và mục tiêu.
2. Cộng đồng an ninh ASEAN – thừa nhận chủ quyền của các nước thành viên trong việc theo đuổi chính sách đối ngoại và các thỏa thuận về quốc phòng riêng của mình và có tính tới mối quan hệ tương tác chặt chẽ giữa các thực tiễn chính trị, kinh tế xã hội – nhất trí tuân thủ nguyên tắc an ninh toàn diện bao hàm các khía cạnh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, phù hợp với tầm nhìn ASEAN 2020.
3. ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy đoàn kết và ợp tác trong khu vực. Các nước thành viên sẽ thực hiện quyền của mình bảo vệ sự tồn tại của các quốc gia không có can thiệp từ bên ngoài vào các công việc nội bộ.
…
12. ASEAN sẽ tìm kiếm các phương cách mới tăng cường an ninh và lập ra các thể thức cho cộng đồng an ninh ASEAN, ngoài những vấn đề khác, sẽ bao gồm các yếu tố như: xây dựng các quy tắc ứng xử, ngăn ngừa xung đột, cách tiếp cận giải quyết xung đột thông qua đàm phán và kiến tạo hòa bình sau xung đột.
B. Cộng đồng kinh tế ASEAN
1. Cộng đồng Kinh tế ASEAN là việc thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong tầm nhìn ASEAN 2020, nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế - xã hội được giảm bớt vào năm 2020.
2. Cộng đồng Kinh tế ASEAN dựa trên hội tụ lợi ích của các nước thành viên ASEAN nhằm thúc đẩy các nỗ lực làm sâu hơn hội nhập và mở rộng liên kết kinh tế thông qua những sáng kiến hiện có và sáng kiến mới với khung thời gian cụ thể.
...
5. Bên cạnh tự do hóa thương mại các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư ngoài các vấn đề khác. Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ bao gồm tham vấn chặt chẽ hơn về các chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính ; hợp tác chặt chẽ hơn trong thị trường tiền tệ và vốn tiền tệ, thuế và bảo hiểm ; cải thiện các cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc bằng cách phát triển mạng lưới vận tải xuyên ASEAN hài hòa và thống nhất và phát huy những thành tựu tiến bộ của công nghệ thông tin và thông tin liên lạc thông qua kết nối rộng rãi hơn; hài hòa hóa khuôn khổ pháp lý; đổi mới hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng và du lịch; và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thông qua giáo dục chất lượng và nâng cao kỹ năng, năng lực.
C. Cộng đồng xã hội và văn hóa ASEAN
1. Cộng đồng xã hội và văn hóa ASEAN, theo mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020, sẽ hướng tới một Đông Nam Á gắn kết với nhau trong mối quan hệ đối tác như một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau.
2. Phù hợp với chương trình hành động đề ra trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN năm 1976, Công đồng sẽ thúc đẩy hợp tác phát triển xã hội nhằm nâng cao mức sống của các nhóm người chịu thiệt thòi và cư dân nông thôn và sẽ khuyến khích sự tham gia
tích cực của mọi thành phần trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên và các cộng đồng địa phương.
...
6. Cộng đồng sẽ tăng cường hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh do tăng trưởng dân số, thất nghiệp, suy thoài môi trường và ô nhiễm xuyên quốc gia cũng như kiểm soát thàm họa trong khu vực để tạo điều kiện cho từng thành viên nhận thức đầy đủ những tiềm năng phát triển của họ và nâng cao tinh thần ASEAN tương trợ lẫn nhau.
Nay chúng tôi cam kết với nhân dân của chúng tôi rằng chúng tôi sẽ quyết tâm đưa Cộng đồng ASEAN thành hiện thực và để đạt được điều này, giao cho các Bộ trưởng liên quan thực hiện Tuyên bố này.
(Nguồn: Học viện ngoại giao (2010), 150 câu hỏi và đáp về ASEAN Hiến chương và Cộng đồng ASEAN, tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội, tr 341 – 351).
Phụ lục 8
(trích)
HIẾN CHƯƠNG CỦA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng tôi, nhân dân các Quốc gia thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), với đại diện là những người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ các nước Brunây Đarutxalam, Campuchia, Cộng hòa Indonesia, CHDCND Lào, Malaysia, Liên bang Mianma, Cộng hòa Philippines, Cộng hòa Xingapo, Vương quốc Thái Lan và CHXHCN Việt Nam;
…
Cam kết thúc đẩy việc xây dựng cộng đồng thông qua tăng cường hợp tác và liên kết khu vực, đặc biệt thông qua hình thành Cộng đồng ASEAN bao gồm Cộng đồng An ninh ASEAN, cộng đồng kinh tế ASEAN và cộng đồng Văn hóa – xã hội ASEAN, như được nêu trong tuyên bố Bali về Hòa hợp ASEAN II;
Dưới đây quyết định thông qua Hiến chương này, thiết lập khuôn khổ thể thế và pháp lý cho ASEAN;
Và nhằm vào mục tiêu đó, những Người đứng đầu Nhà nước hoặc chính phủ các quốc gia thành viên ASEAN, hiện diện ở Xinhgapo nhân dịp kỉ niệm 40 năm thành lập ASEAN mang tính lịch sử này, đã nhất trí với bản Hiến chương dưới đây.
Chương I
CÁC MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC
Điều 1. Các mục tiêu
Các mục tiêu của ASEAN là:
1. Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh ổn định và tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực;
2. Nâng cao khả năng tự cường thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội;
3. Duy trì Đông Nam Á là một khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác;
4. Đảm bảo rằng nhân dân và các Quốc gia thành viên ASEAN được sống hòa bình với toàn thế giời nói chung trong một môi trường công bằng dân chủ và hòa hợp;
5. Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng và khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư; di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyên môn cao, những người có tài năng và lực lượng lao động và sự chu chuyển tự do hơn các dòng vốn.
6. Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ nhau;
7. Tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, với sự tôn trọng thích đáng các quyền và trách nhiệm của các quốc gia thành viên ASEAN;
8. Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện;
9. Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện;
10. Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ, để tăng cường quyền năng cho người dân ASEAN và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN;
11. Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo điều kiện để họ tiếp cận bình đẳng các cơ hội về phát triển con người, phúc lợi và công bằng xã hội.
12. Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN một môi trường an toàn, an ninh và không có ma túy.