2 | 47,1 | 48,0 | 47,7 | 47,8 | 46,8 | 47,8 |
3 | 47,9 | 49,1 | 48,2 | 48,6 | 47,9 | 48,9 |
4 | 48,2 | 50,2 | 49,4 | 49,7 | 48,6 | 49,6 |
5 | 48,6 | 51,2 | 49,7 | 49,8 | 49,1 | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Phường Phương Lâm, Thành Phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
- Các Chỉ Tiêu Nhân Trắc, Thực Trạng Dinh Dưỡng Và Các Yếu Tố Liên Quan Của Trẻ Trong Nghiên Cứu
- Cân Nặng Trung Bình (Kg) Của Trẻ Theo Khu Vực Nghiên Cứu
- Tình Trạng Suy Dinh Dưỡng Thể Thấp Còi Theo Giới Trong Nghiên Cứu
- Tình Trạng Dinh Dưỡng Bmi/tuổi Của Trẻ Theo Tuổi Và Giới Tính
- Các Yếu Tố Liên Quan Đến Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Trẻ Trong Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Bảng 3.12 cũng cho thấy kích thước vòng đầu của trẻ tăng chậm ở giai đoạn 2-5 tuổi. Mặc dù trẻ em xã Cao Mã Pờ có các kích thước nhân trắc như chiều cao, cân nặng đều thấp nhưng vòng đầu không có sự chênh lệch lớn so với hai khu vực còn lại và so với kết quả của Bộ Y tế năm 2003, ngược lại phường Phương Lâm và xã Vân Xuân có điều kiện KT-XH, y tế, giáo dục tốt hơn nhiều nhưng vòng đầu trung bình cũng không tăng cao hơn nhiều so với trẻ em xã Cao Mã Pờ và so với kết quả của Bộ Y tế năm 2003.
3.1.1.6. Vòng ngực bình thường
Vòng ngực bình thường là một kích thước nhân trắc thường được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thể lực của con người. Kích thước vòng ngực bình thường trung bình của trẻ theo tuổi và giới tính trong nghiên cứu của chúng tôi tăng dần theo nhóm tuổi, phù hợp với qui luật tăng trưởng của trẻ em Việt Nam, được thể hiện trong Bảng 3.13.
Bảng 3.13. Vòng ngực bình thường trung bình (cm) của trẻ theo tuổi và giới tính
Giới tính | p | Chung X SD | ||||||
Nam | Nữ | |||||||
n | X | SD | n | X | SD | |||
2 | 224 | 49,9 | 2,5 | 208 | 48,8 | 2,6 | < 0,05 | 49,4±2,6 |
3 | 274 | 50,6 | 2,3 | 290 | 50,1 | 3,0 | < 0,05 | 50,4±2,7 |
4 | 324 | 52,6 | 3,1 | 306 | 51,6 | 3,4 | < 0,05 | 52,1±3,3 |
5 | 228 | 53,5 | 2,6 | 236 | 52,1 | 2,6 | < 0,05 | 52,8±2,6 |
Bảng 3.13 cho thấy vòng ngực bình thường của trẻ nam lớn hơn của trẻ nữ trong tất cả các nhóm tuổi (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05). Giai đoạn từ 2 tuổi đến 5 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi, vòng ngực bình thường trung bình của trẻ nam tăng nhanh hơn so với trẻ nữ, mặc dù sự chênh lệch không lớn (tăng trung bình ở trẻ nam là 1,17 cm và 1,1 cm ở trẻ nữ). Ở cả hai giới, kích thước vòng ngực bình thường trung bình tăng nhanh nhất ở giai đoạn từ 3 tuổi đến 4 tuổi (tăng 2 cm ở trẻ nam và 1,5 cm ở trẻ nữ).
Bảng 3.14. So sánh kích thước vòng ngực bình thường của trẻ với kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2003
Vòng ngực bình thường trẻ nam (cm) | |||||
Xã Cao Mã Pờ | Phường Phương Lâm | Xã Vân Xuân | Chung | Bộ Y tế (2003) [2] | |
2 | 49,5 | 50,0 | 49,5 | 49,9 | 48,2 |
3 | 50,2 | 51,3 | 50,1 | 50,6 | 49,4 |
4 | 52,4 | 53,3 | 51,8 | 52,6 | 51,2 |
5 | 53,0 | 54,4 | 53,3 | 53,5 | 52 |
Vòng ngực bình thường trẻ nữ (cm) | |||||
2 | 47,1 | 49,5 | 47,8 | 48,8 | 47,0 |
3 | 49,5 | 51,1 | 48,8 | 50,1 | 48,4 |
4 | 49,8 | 52,9 | 50,0 | 51,6 | 49,7 |
5 | 51,4 | 54,2 | 51,4 | 52,1 | 50,8 |
So với giá trị sinh học người Việt Nam thập kỉ 90 - thế kỉ XX thì vòng ngực bình thường của trẻ trong mỗi khu vực nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn ở tất cả các nhóm tuổi (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05). Bảng 3.14 cho thấy, vòng ngực bình thường trung bình cao nhất ở nhóm trẻ mầm non phường Phương Lâm ở tất cả các nhóm tuổi và ở cả hai giới (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05). Mặc dù kinh tế còn một số khu vực còn khó khăn nhưng không có khu vực nào trong nghiên cứu có vòng ngực bình thường của trẻ mầm non thấp hơn kết quả của Bộ Y tế năm 2003. Đây là một tín hiệu tốt về sự thay đổi tầm vóc của trẻ em
hiện nay, đặc biệt là khu vực khó khăn như xã Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Vòng ngực bình thường của trẻ trong nghiên cứu có sự khác nhau giữa các dân tộc. Trong nghiên cứu của chúng tôi, vòng ngực bình thường của trẻ mầm non dân tộc Mường là cao nhất ở tất cả các nhóm tuổi, thấp nhất là dân tộc Mông (nhóm 2 tuổi, 3 tuổi, 4 tuổi), riêng nhóm 5 tuổi có vòng ngực bình thường thấp nhất là dân tộc Dao. Tuy nhiên sự chênh lệch về vòng ngực bình thường giữa các dân tộc không lớn (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05)
3.1.1.7. Mối tương quan và phương trình hồi quy tuyến tính giữa các kích thước nhân trắc trong nghiên cứu
Để đánh giá mối tương quan giữa các kích thước nhân trắc của trẻ mầm non trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tương quan Pearson bằng phần mềm SPSS. Mối tương quan giữa các kích thước nhân trắc được thể hiện trong Bảng 3.15.
Bảng 3.15. Mối tương quan giữa các kích thước nhân trắc
Tương quan Pearson | Cân nặng | Chiều cao | Vòng đầu | Vòng ngực | VCTTD | |
Cân nặng | r | 1 | 0,806** | 0,475** | 0,676** | 0,594** |
p | - | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | |
n | 2090 | 2090 | 2090 | 2090 | 2090 | |
Chiều cao | r | 0,806** | 1 | 0,396** | 0,513** | 0,484** |
p | 0,000 | - | 0,000 | 0,000 | 0,000 | |
n | 2090 | 2090 | 2090 | 2090 | 2090 | |
Vòng đầu | r | 0,475** | 0,396** | 1 | 0,458** | 0,370** |
p | 0,000 | 0,000 | - | 0,000 | 0,000 | |
n | 2090 | 2090 | 2090 | 2090 | 2090 | |
Vòng ngực | r | 0,676** | 0,513** | 0,458** | 1 | 0,614** |
p | 0,000 | 0,000 | 0,000 | - | 0,000 | |
n | 2090 | 2090 | 2090 | 2090 | 2090 | |
VCTTD | r | 0,594** | 0,484** | 0,370** | 0,614** | 1 |
p | 0,000 | 0,000 | 0,000 | 0,000 | - | |
n | 2090 | 2090 | 2090 | 2090 | 2090 |
Trong đó: r: là hệ số tương quan; p: là mức ý nghĩa n: là kích thước mẫu
** Tương quan có mức ý nghĩa 0,01
Bảng 3.15 cho thấy các kích thước nhân trắc của trẻ trong nghiên cứu đều có tương quan tuyến tính với nhau (p < 0,05), độ tin cậy 99% (mức ý nghĩa = 0,01).
Cân nặng là một kích thước nhân trắc dễ điều tra, phương pháp tiến hành đơn giản và có tương quan mạnh nhất với tất cả các kích thước nhân trắc còn lại của trẻ trong nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi tiến hành xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính với cân nặng và tuổi là biến độc lập để xác định nhanh các kích thước nhân trắc còn lại, từ đó có thể đánh giá nhanh được tình trạng dinh dưỡng của trẻ 2-5 tuổi trong khu vực nghiên cứu. Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến giữa các kích thước nhân trắc.
+ Phân tích hồi quy tuyến tính với chiều cao là biến phụ thuộc, tuổi và cân nặng là biến độc lập:
- Tóm tắt mô hình
R | R2 | Adjusted R2 | Std. Error of the Estimate | |
1 | 0,877 | 0,77 | 0,769 | 4,627 |
Hệ số tương quan R2 hiệu chỉnh (Adjusted R2) = 0,769 > 0,5, như vậy tuổi và cân nặng ảnh hưởng 76,9% sự thay đổi của chiều cao.
- Phân tích ANOVA
Sum of Squares | df | Mean Square | F | Sig. | ||
Regression | 149268,340 | 2 | 74634,170 | 3486,126 | 0,000 | |
Residual | 44680,404 | 2087 | 21,409 | |||
Total | 193948,745 | 2089 |
Giá trị F = 3486,126, với p < 0,05, mô hình tuyến tính xây dựng phù hợp với tổng thể.
- Hệ số hồi quy với chiều cao là biến phụ thuộc
Hệ số hồi quy | t | p | 95%CI | |||
β | Std. Error | Lower Bound | Upper Bound | |||
Constant | 58,214 | 0,503 | 115,811 | 0,000 | 57,228 | 59,200 |
Tuổi | 4,176 | 0,127 | 32,927 | 0,000 | 3,927 | 4,425 |
Cân nặng | 1,590 | 0,043 | 36,788 | 0,000 | 1,505 | 1,675 |
- Biểu đồ tần số phân dư chuẩn hóa Histogram
Tần số
Phần dư chuẩn hóa
Hình 3.2. Biểu đồ phân dư chuẩn hóa với chiều cao là biến phụ thuộc
Hình 3.2 cho thấy đường cong có dạng hình chuông phù hợp với đồ thị của phân phối chuẩn, với X = 0, SD = 1 nên giả định phần dư có dạng phân phối chuẩn không bị vi phạm.
- Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính
Hình 3.3. Biểu đồ Scatter Plot với chiều cao là biến phụ thuộc
Hình 3.3 cho thấy phân dư chuẩn hóa tập trung xung quanh đường tung độ 0, do vậy giả thuyết tuyến tính không bị vi phạm.
Các giả định của phân tích hồi quy tuyến tính đều thỏa mãn. Vì vậy tuổi và cân nặng có liên hệ tuyến tính với chiều cao theo phương trình hồi quy tuyến tính:
Chiều cao = 58,214 + 4,176*Tuổi+ 1,59*Cân nặng
Tiến hành phân tích hồi quy tương tự đối với vòng ngực, VCTTD là biến phụ thuộc (phụ lục 5), tuổi và cân nặng là biến độc lập, chúng tôi xây dựng được các phương trình hồi quy tuyến tính như sau (Bảng 3.16):
Bảng 3.16. Các phương trình hồi quy tuyến tính giữa các kích thước nhân trắc
Tuổi và cân nặng | |
Chiều cao | Chiều cao = 58,214 + 4,176*Tuổi+ 1,59*Cân nặng |
Vòng ngực | Vòng ngực = 40,93 - 0,167*Tuổi+ 0,726*Cân nặng |
VCTTD | VCTTD = 11,468 - 0,108*Tuổi+ 0,269*Cân nặng |
Từ những phương trình hồi quy tuyến tính này có thể tính được chiều cao, vòng ngực, VCTTD của trẻ dựa vào tuổi và cân nặng.
Ví dụ, trẻ 3 tuổi có cân nặng là 15 kg thì chiều cao, vòng ngực, VCTTD tương ứng là:
Chiều cao = 58,214 + 4,176*3 + 1,59 *15 = 94,6 (cm) Vòng ngực = 40,93 – 0,167*3 + 0,726*15 = 51,3 (cm) VCTTD = 11,468 – 0,108*3 + 0,269*15 = 15,2 (cm)
3.1.2. Thực trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan của trẻ trong nghiên cứu
Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ, chúng tôi dựa trên những số liệu đã khảo sát, tình trạng dinh dưỡng được đánh giá theo tiêu chuẩn của WHO năm 2006 và 2007 [138, 185]. Sử dụng phần mềm WHO Anthroplus và SPSS 11.5 để xác định được Z-score của các chỉ số chiều cao/tuổi, cân nặng/tuổi và BMI/tuổi, từ đó đánh giá được tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu.
3.1.2.1. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu
Thực trạng dinh dưỡng chiều cao/tuổi
Tình trạng dinh dưỡng chiều cao/tuổi (SDD thể thấp còi) của trẻ em là một trong các chỉ tiêu nhanh nhất phản ánh tình trạng sức khỏe và phát triển của trẻ. Tình trạng SDD ở trẻ em thường để lại nhiều hậu quả nặng nề cả về thể chất và tinh thần.
Tỷ lệ SDD thể thấp còi của trẻ mầm non trong nghiên cứu của chúng tôi là 28,1%. Phân bố tình trạng dinh dưỡng chiều cao/tuổi trong nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 3.17.
Bảng 3.17. Tình trạng dinh dưỡng chiều cao/tuổi của trẻ trong nghiên cứu
Giới tính | Tỷ lệ chung (%) | p (1)-(2) | ||||||||
Nam | Nữ | |||||||||
Thấp còi (1) | Bình thường | Thấp còi (2) | Bình thường | |||||||
n | % | n | % | n | % | n | % | |||
2 | 70 | 31,3 | 154 | 68,7 | 94 | 45,2 | 114 | 54,8 | 38,3 | < 0,05 |
3 | 84 | 30,7 | 190 | 69,3 | 92 | 31,7 | 198 | 68,3 | 31,2 | > 0,05 |
4 | 64 | 19,8 | 260 | 80,2 | 76 | 24,8 | 230 | 75,2 | 22,2 | > 0,05 |
5 | 46 | 20,2 | 182 | 79,8 | 62 | 26,3 | 174 | 73,7 | 23,3 | > 0,05 |
Tổng | 264 | 25,1 | 786 | 74,9 | 324 | 31,2 | 716 | 68,8 | 28,1 | < 0,05 |
Bảng 3.17 cho thấy, tỷ lệ trẻ SDD chiều cao/tuổi của trẻ mầm non trong nghiên cứu ở cả hai giới đều cao. Tỷ lệ SDD thể thấp còi chung ở trẻ nam thấp hơn so với trẻ nữ (trẻ nam: 25,1% ; trẻ nữ: 31,2%) (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05), tỷ lệ trẻ SDD chung cao nhất ở nhóm 2 tuổi (38,3%). Theo phân loại của WHO, có 4 mức độ SDD thể thấp còi là mức độ thấp (tỷ lệ thấp còi < 20%), trung bình (tỷ lệ thấp còi từ 20 - 29%), cao (tỷ lệ thấp còi từ 30 - 39%) và rất cao (tỷ lệ thấp còi ≥ 40%) [176], thì tỷ lệ SDD thể thấp còi chung của trẻ em trong nghiên cứu của chúng tôi ở mức trung bình (28,1%), trong đó tỷ lệ SDD thể thấp còi của trẻ nhóm 2-3 tuổi ở mức cao, còn nhóm 4-5 tuổi ở mức trung bình.
Tỷ lệ SDD thể thấp còi cao nhất là ở nhóm 2 tuổi trong cả hai giới, ở trẻ nam là 31,3% và ở trẻ nữ là 45,2%; tỷ lệ SDD thể thấp còi thấp nhất ở trẻ nam là nhóm 5
tuổi (26,3%) và ở trẻ nữ là nhóm 4 tuổi (24,8%). Tỷ lệ SDD của trẻ trong nghiên cứu có xu hướng giảm dần ở nhóm 4 tuổi và 5 tuổi, đó cũng là một dấu hiệu tích cực cho sự phát triển thể chất của trẻ mầm non trong nghiên cứu. Mặc dù tỷ lệ SDD của trẻ trong nghiên cứu là ở mức trung bình (28,1%), nhưng có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ SDD thể thấp còi giữa 3 khu vực trong nghiên cứu này.
Một nghiên cứu của Mercedes de Onis và cộng sự cho thấy mặc dù tỷ lệ trẻ bị thấp còi đang giảm ở hầu hết các quốc gia đang phát triển nhưng ở một vài quốc gia thuộc nhóm này, tỷ lệ thấp còi vẫn đang tăng [137]. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, mặc dù tình trạng SDD thể thấp còi của cả nước đang có xu hướng giảm, nhưng một số khu vực khó khăn có tỷ lệ SDD thể thấp còi vẫn còn tương đối cao.
Bảng 3.18. Tình trạng dinh dưỡng chiều cao/tuổi theo khu vực nghiên cứu
Tình trạng dinh dưỡng | |||||
Thấp còi | Bình thường | ||||
n | % | p | n | % | |
Xã Cao Mã Pờ | 298 | 76,8 | < 0,05 | 90 | 23,2 |
Phường Phương Lâm | 164 | 16,2 | 848 | 83,8 | |
Xã Vân Xuân | 126 | 18,3 | 564 | 81,7 | |
Tổng | 588 | 28,1 | 1502 | 71,9 |
Bảng 3.18 cho thấy, tỷ lệ SDD của trẻ mầm non xã Cao Mã Pờ cao gấp 4,7 lần so với phường Phương Lâm và 4,2 lần so với xã Vân Xuân (sự khác biệt có ý nghãi thống kê, p < 0,05). Theo phân loại dinh dưỡng của WHO thì tỷ lệ thấp còi của trẻ mầm non xã Cao Mã Pờ thuộc mức rất cao (76,8%), còn tại phường Phương Lâm và xã Vân Xuân tỷ lệ thấp còi thuộc mức thấp (phường Phương Lâm: 16,2%; xã Vân Xuân: 18,3%). Phân tích sâu về tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ mầm non các dân tộc sống trong khu vực nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi của trẻ mầm non dân tộc Mông, Hán, Dao là rất cao (81,8 %, 77,9% và 73,2%), tỷ lệ SDD thể thấp còi của trẻ mầm non dân tộc Mường, Kinh ở mức thấp (15,4% và 17,7%).