nặng trung bình ở trẻ nam tăng cao hơn trẻ nữ (trẻ nam là 1,93 kg/tuổi và 1,8 kg/tuổi ở trẻ nữ).
So sánh cân nặng trung bình của trẻ mầm non giữa ba địa bàn trong nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả trong Bảng 3.5.
Bảng 3.5. Cân nặng trung bình (kg) của trẻ theo khu vực nghiên cứu
Nam | p | ||||||
Xã Cao Mã Pờ | Phường Phương Lâm | Xã Vân Xuân | |||||
n | X SD | n | X SD | n | X SD | < 0,05 | |
2 | 46 | 11,2±1,6 | 156 | 12,2±1,6 | 22 | 13,2±0,7 | < 0,05 |
3 | 50 | 12,7±1,1 | 112 | 14,4±1,6 | 112 | 13,8±1,6 | < 0,05 |
4 | 52 | 15±2,2 | 162 | 16,8±2,6 | 110 | 16±1,9 | < 0,05 |
5 | 62 | 16,1±2 | 54 | 20±3,6 | 112 | 17,9±1,9 | < 0,05 |
Nữ | |||||||
2 | 40 | 10,2±1,7 | 140 | 12±1,8 | 28 | 12,8±1,4 | < 0,05 |
3 | 38 | 12,5±1,2 | 156 | 14,7±2,2 | 96 | 13,5±1,4 | < 0,05 |
4 | 42 | 14±1,3 | 170 | 16,6±3,1 | 94 | 15,9±1,8 | < 0,05 |
5 | 58 | 15,7±1,7 | 62 | 20±3,8 | 116 | 16,5±2 | < 0,05 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lịch Sử Nghiên Cứu Tình Trạng Sâu Răng Nghiên Cứu Trên Thế Giới
- Phường Phương Lâm, Thành Phố Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình
- Các Chỉ Tiêu Nhân Trắc, Thực Trạng Dinh Dưỡng Và Các Yếu Tố Liên Quan Của Trẻ Trong Nghiên Cứu
- Vòng Ngực Bình Thường Trung Bình (Cm) Của Trẻ Theo Tuổi Và Giới Tính
- Tình Trạng Suy Dinh Dưỡng Thể Thấp Còi Theo Giới Trong Nghiên Cứu
- Tình Trạng Dinh Dưỡng Bmi/tuổi Của Trẻ Theo Tuổi Và Giới Tính
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Bảng 3.5 cho thấy, cân nặng trung bình của trẻ mầm non xã Cao Mã Pờ ở cả hai giới trong tất cả các nhóm tuổi đều thấp hơn so với hai khu vực còn lại (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05). Cân nặng trung bình của trẻ mầm non phường Phương Lâm cao hơn trẻ mầm non xã Vân Xuân ở các nhóm 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi trong cả hai giới, riêng nhóm 2 tuổi thì thấp hơn (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05).
Khảo sát về cân nặng trung bình của trẻ mầm non của các dân tộc trong nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả như sau: Cân nặng trung bình lớn nhất là trẻ mầm non dân tộc Kinh (15,3 kg), thấp hơn là trẻ mầm non dân tộc Mường, Dao, Hán (15,2 kg; 13,8 kg; 13,7 kg), thấp nhất là trẻ mầm non dân tộc Mông (13,5 kg) (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05).
So sánh cân nặng trung bình của trẻ trong nghiên cứu với giá trị sinh học người Việt Nam thập kỉ 90 – thế kỉ XX theo kết quả điều tra toàn quốc của Bộ Y tế năm 2003 [2] và WHO năm 2007 [187], kết quả được thể hiện trong Bảng 3.6.
Bảng 3. 6. So sánh cân nặng trung bình (kg) của trẻ với một số nghiên cứu
Tuổi | Xã Cao Mã Pờ | Phường Phương Lâm | Xã Vân Xuân | Cả 3 khu vực | Bộ Y tế (2003) [2] | WHO (2007) [187] |
2 | 11,2 | 12,2 | 13,2 | 12,1 | 11,6 | 13,2 |
3 | 12,7 | 14,4 | 13,8 | 13,9 | 13,3 | 15,3 |
4 | 15,0 | 16,8 | 16,0 | 16,2 | 15,0 | 17,3 |
5 | 16,1 | 20,0 | 17,9 | 17,9 | 16,3 | - |
Nữ | ||||||
2 | 10,2 | 12,0 | 12,8 | 11,8 | 11,0 | 12,6 |
3 | 12,5 | 14,7 | 13,5 | 14,0 | 12,9 | 14,9 |
4 | 14,0 | 16,6 | 15,9 | 16,0 | 14,7 | 17,1 |
5 | 15,7 | 20,0 | 16,5 | 17,2 | 15,8 | - |
Cân nặng trung bình chung của trẻ mầm non ở cả hai giới trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2003 (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05), nhưng vẫn thấp hơn so với điều tra của WHO năm 2007 ở tất cả các nhóm tuổi (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05). Cân nặng trung bình của trẻ nam thấp hơn điều tra của WHO trung bình 1,2 kg/tuổi , ở trẻ nữ là 0,93 kg/tuổi. Trẻ mầm non nhóm 2 tuổi xã Vân Xuân có cân nặng ngang bằng (ở trẻ nam) và lớn hơn (ở trẻ nữ) so với điều tra của WHO năm 2007, nhưng nhóm 3-4 tuổi cân nặng vẫn thấp hơn.
Bảng 3.6 cho thấy, cân nặng trung bình của trẻ mầm non ở xã Cao Mã Pờ vẫn thấp hơn so với điều tra của Bộ Y tế năm 2003 ở cả hai giới (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05). Cân nặng trung bình của trẻ mầm non thuộc phường Phương Lâm và xã Vân Xuân đã có sự cải thiện đáng kể, lớn hơn tương đối nhiều so với giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỉ 90 – thế kỉ XX, đặc biệt là phường Phương Lâm.
Tóm lại, cân nặng trung bình của trẻ mầm non trong nghiên cứu của chúng tôi có sự chênh lệch giữa các khu vực trong nghiên cứu, cân nặng trung bình chung của tất cả trẻ trong nghiên cứu theo tuổi và giới tính cao hơn so với giá trị sinh học người Việt Nam thập kỉ 90 – thế kỉ XX theo điều tra của Bộ Y tế năm 2003 nhưng thấp hơn so với điều tra của WHO năm 2007. Chiều cao, cân nặng trung bình của trẻ mầm non trong nghiên cứu của chúng tôi đã phản ánh một phần về thực trạng kinh tế - xã hội, giáo dục và y thế của mỗi vùng sinh thái.
3.1.1.3. Chỉ số BMI
Chỉ số khối cơ thể - Body Mass Index (BMI) do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832 [103]. Chỉ số BMI thể hiện mối quan hệ giữa cân nặng và chiều cao của cơ thể, được tính theo công thức:
BMI
W (kg / m2 ) H2
Trong đó: W là cân nặng (kg); H là chiều cao (m)
Chỉ số BMI có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ khối mỡ trong cơ thể, do đó, chỉ số BMI là một chỉ số được WHO khuyến nghị để đánh giá mức độ gầy béo. Ở trẻ em, chỉ số BMI có sự thay đổi theo tuổi và giới tính, chỉ số BMI ở trẻ nam thường cao hơn trẻ nữ. Chỉ số BMI có thể được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tuy nhiên không có một chỉ số BMI cố định để chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng mà thay vào đó là việc sử dụng BMI/tuổi để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em [23]. Chỉ số BMI trung bình của trẻ mầm non trong nghiên cứu của chúng tôi được thể hiện trong Bảng 3.7.
Bảng 3.7. Chỉ số BMI trung bình (kg/m2) theo tuổi của trẻ trong nghiên cứu
n | X SD | |
2 | 432 | 16,5±1,69 |
3 | 564 | 16,1±2,69 |
4 | 630 | 15,8±1,86 |
5 | 464 | 15,4±2,04 |
Bảng 3.7 cho thấy, chỉ số BMI chung của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi giảm dần từ 2 tuổi đến 5 tuổi. Chỉ số BMI của trẻ 2-5 tuổi lần lượt là 16,5 (kg/m2), 16,1 (kg/m2), 15,83 (kg/m2), 15,4 (kg/m2).
So sánh chỉ số BMI theo tuổi và giới tính của trẻ trong nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả trong Hình 3.1.
BMI
(kg/m3)
17
16,6
16.5
16,4
16,1 16,1
16
15,9
15,8
15,7
Nam Nữ
15.5
15,2
15
14.5
2
3
4
5
Tuổi
Hình 3.1. Chỉ số BMI theo tuổi và giới tính của trẻ trong nghiên cứu
Hình 3.1 cho thấy chỉ số BMI của trẻ nam cao hơn trẻ nữ trong nhóm 5 tuổi (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05), chỉ số BMI trong nhóm 3 tuổi tương đương nhau ở cả hai giới, chỉ số BMI của trẻ mầm non nhóm 2 tuổi và 4 tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
So sánh chỉ số BMI của trẻ trong nghiên cứu với giá trị sinh học người Việt nam thập kỉ 90 – thế kỉ XX theo điều tra của Bộ Y tế năm 2003 [2] và WHO năm 2007 [187] chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong Bảng 3.8.
Bảng 3.8. So sánh chỉ số BMI (kg/m2) của trẻ với một số nghiên cứu
Xã Cao Mã Pờ | Phường Phương Lâm | Xã Vân Xuân | Cả 3 khu vực | Bộ Y tế năm 2003 [2] | WHO năm 2007 [187] | |
2 | 17,7 | 16,1 | 16,9 | 16,5 | 15,4 | 15,7 |
3 | 17,1 | 15,9 | 15,9 | 16,1 | 14,9 | 15,4 |
4 | 16,2 | 16,1 | 15,2 | 15,8 | 14,7 | 15,3 |
5 | 15,7 | 16,6 | 14,7 | 15,4 | 14,4 | - |
Chỉ số BMI của trẻ theo tuổi trong mỗi khu vực có sự khác nhau, sự tăng giảm của chỉ số BMI cũng có sự khác biệt. Trẻ thuộc xã Cao Mã Pờ và xã Vân Xuân có chỉ số BMI giảm dần từ nhóm 2 tuổi đến nhóm 5 tuổi. Riêng trẻ thuộc phường Phương Lâm chỉ số BMI giảm từ nhóm 2 tuổi đến nhóm 3 tuổi, nhưng tăng lên ở nhóm 4 tuổi và 5 tuổi mặc dù mức tăng không lớn. Chỉ số BMI trung bình theo tuổi của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn so với điều tra của Bộ Y tế năm 2003 và WHO năm 2007 (sự khác biệt có ý nghĩa thống kế, p < 0,05).
Chỉ số BMI của trẻ mầm non dân tộc Hán trong nghiên cứu của chúng tôi là lớn nhất (16,63 kg/m2), thấp hơn là trẻ mầm non dân tộc Dao, Mông, Mường (16,58 kg/m2, 16,42 kg/m2, 16 ,0 kg/m2), thấp nhất là trẻ mầm non dân tộc Kinh (15,73 kg/m2). Thông thường, chỉ số BMI ở trẻ em tăng nhanh chóng ở tuổi sơ sinh, giảm xuống ở tuổi mầm non và rồi tăng trở lại suốt thời kỳ thiếu niên và giai đoạn sớm ở người trưởng thành. Sự khác nhau về chỉ số BMI này cũng cho thấy có sự khác nhau về tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại mỗi khu vực nghiên cứu.
3.1.1.4. Vòng cánh tay trái duỗi
Vòng cánh tay trái duỗi (VCTTD) là một kích thước nhân trắc dễ xác định và chịu ảnh hưởng nhiều từ tình trạng dinh dưỡng (đặc biệt là trẻ em), vì vậy kích thước này thường được sử dụng rộng rãi trên thế giới để đánh giá nhanh tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Ở những đứa trẻ được nuôi dưỡng tốt, kích thước VCTTD tăng lên nhanh ở năm đầu tiên, sau đó tăng chậm ở năm thứ 2 cho đến 5 tuổi [2].
Phân tích về VCTTD theo tuổi và giới tính, chúng tôi thấy có sự chênh lệch không lớn về VCTTD của trẻ giữa hai giới trong nghiên cứu theo từng nhóm tuổi (Bảng 3.9).
Bảng 3.9. Vòng cánh tay trái duỗi trung bình (cm) của trẻ theo tuổi và giới tính
Giới tính | p | Chung X SD | ||||||
Nam | Nữ | |||||||
n | X | SD | n | X | SD | |||
2 | 224 | 14,5 | 1,0 | 208 | 14,2 | 1,1 | < 0,05 | 14,4±1,1 |
3 | 274 | 14,9 | 1,2 | 290 | 15,1 | 1,3 | < 0,05 | 15±1,3 |
4 | 324 | 15,4 | 1,2 | 306 | 15,4 | 1,2 | < 0,05 | 15,4±1,2 |
5 | 228 | 15,7 | 1,4 | 236 | 15,5 | 1,2 | < 0,05 | 15,6±1,3 |
Bảng 3.9 cho thấy, kích thước VCTTD của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi tăng dần theo tuổi ở cả hai giới. Mức độ tăng của VCTTD trung bình là 0,31 cm/tuổi (tăng nhanh nhất là trẻ 2-3 tuổi: 0,6 cm; thấp nhất là trẻ 4-5 tuổi: 0,2 cm). VCTTD trung bình ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ ở nhóm 2 tuổi và 5 tuổi, VCTTD nhóm 3 tuổi của nữ lớn hơn nam (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05), nhóm 4 tuổi thì VCTTD bằng nhau ở cả hai giới.
Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của trẻ hiện nay trong nghiên cứu của chúng tôi có sự thay đổi tích cực, cùng với đó là sự cải thiện về tình trạng dinh dưỡng cũng như tầm vóc của trẻ.
Khi xét kích thước VCTTD trung bình theo từng địa bàn, chúng tôi thấy rằng VCTTD giữa hai giới trong mỗi địa bàn nghiên cứu cũng gần tương đương nhau trong từng nhóm tuổi. So sánh kích thước VCTTD của trẻ trong nghiên cứu với giá trị sinh học người Việt Nam thập kỉ 90 - thế kỉ XX theo điều tra của Bộ Y tế năm 2003 [2] và WHO năm 2007 [188], kết quả thu được trong Bảng 3.10.
Bảng 3. 10. So sánh vòng cánh tay trái duỗi (cm) của trẻ với một số nghiên cứu
Tuổi | Xã Cao Mã Pờ | Phường Phương Lâm | Xã Vân Xuân | Cả 3 khu vực | Bộ Y tế (2003) [2] | WHO (2007) [188] |
2 | 13,8 | 14,7 | 14,6 | 14,4 | 14,5 | 15,5 |
3 | 14,4 | 15,5 | 14,6 | 15 | 14,9 | 15,9 |
4 | 14,8 | 15,7 | 15,4 | 15,4 | 15,4 | 16,3 |
5 | 14,9 | 16,1 | 16 | 15,6 | 15,7 | - |
Nữ | ||||||
2 | 13,1 | 14,5 | 14,3 | 14,2 | 14,2 | 15,3 |
3 | 14,3 | 15,6 | 14,5 | 15,1 | 14,5 | 15,9 |
4 | 14,4 | 15,7 | 15,3 | 15,4 | 14,9 | 16,4 |
5 | 14,8 | 16 | 15,4 | 15,5 | 14,9 | - |
Bảng 3.10 cho thấy, trong nghiên cứu của chúng tôi kích thước VCTTD trung bình của trẻ tại phường Phương Lâm là cao nhất và xã Cao Mã Pờ là thấp nhất ở tất cả các nhóm tuổi trong cả hai giới (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05). VCTTD của trẻ mầm non phường Phương Lâm và xã Vân Xuân cao hơn so với VCTTD của trẻ em Việt Nam thập kỉ 90 - thế kỉ XX, riêng trẻ mầm non thuộc xã Cao Mã Pờ thì thấp hơn ở tất cả các nhóm tuổi (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p
< 0,05). So với VCTTD theo điều tra của WHO năm 2007 thì kết quả nghiên cứu chung tại 3 khu vực của chúng tôi thấp hơn ở các nhóm 2-4 tuổi trong cả hai giới
[188] (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05).
Kết quả trên cho thấy rằng, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em miền núi thuộc xã Cao Mã Pờ hầu như ít có sự cải thiện, nó thể hiện một phần qua VCTTD của trẻ thuộc khu vực này. Trong khi đó, khu vực phường Phương Lâm và xã Vân Xuân đã có được sự thay đổi tích cực, VCTTD theo tuổi của trẻ đều tăng cao hơn tương đối nhiều so với kết quả của Bộ Y tế năm 2003.
3.1.1.5. Vòng đầu
Vòng đầu cũng là một kích thước nhân trắc quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ. Chu vi vòng đầu thường tăng nhanh trong giai đoạn sơ sinh và tăng chậm hơn ở các lứa tuổi tiếp theo, sự thay đổi về kích thước vòng đầu thể hiện sự phát triển của não bộ. Vòng đầu lớn hơn hoặc nhỏ hơn kích thước trung bình của trẻ theo từng lứa tuổi có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng.
Vòng đầu của trẻ mầm non trong nghiên cứu ít có sự chênh lệch theo tuổi và giới tính. Kết quả về vòng đầu của trẻ được thể hiện trong Bảng 3.11.
Bảng 3.11. Vòng đầu (cm) của trẻ theo tuổi và giới tính
Giới tính | p | Chung X SD | ||||||
Nam | Nữ | |||||||
n | X | SD | n | X | SD | |||
2 | 224 | 48,3 | 1,6 | 208 | 47,8 | 1,5 | < 0,05 | 48,0 ± 1,6 |
3 | 274 | 48,8 | 1,6 | 290 | 48,6 | 1,7 | > 0,05 | 48,7 ± 1,6 |
4 | 324 | 49,9 | 2,9 | 306 | 49,7 | 1,8 | >0,05 | 49,8 ± 2,4 |
5 | 228 | 50,3 | 1,3 | 236 | 49,8 | 3,8 | < 0,05 | 50,0 ± 2,9 |
Bảng 3.11 cho thấy, chu vi vòng đầu của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi tăng dần theo lứa tuổi, phù hợp với qui luật tăng trưởng về vòng đầu của trẻ em Việt Nam. Vòng đầu trung bình của trẻ trong nghiên cứu giai đoạn 2-5 tuổi tăng trung bình là 0,5 cm/tuổi. Trong nhóm 2 tuổi và 5 tuổi, vòng đầu của trẻ nam lớn hơn vòng đầu của trẻ nữ, tuy nhiên sự chênh lệch không đáng kể (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05 ), nhóm 3-4 tuổi sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p
> 0,05). Vòng đầu tăng nhanh nhất giai đoạn từ 3 tuổi đến 4 tuổi (nam tăng 0,9 cm; nữ tăng: 1,1 cm).
Vòng đầu có sự thay đổi không lớn so với các kích thước nhân trắc khác của trẻ. Giữa ba khu vực trong nghiên cứu thì vòng đầu của trẻ ít có sự chênh lệch. Trẻ mầm non các dân tộc Mông, Hán, Dao sống tại xã Cao Mã Pờ cũng có chu vi vòng đầu gần tương đương với trẻ dân tộc Kinh, Mường sống tại phường Phương Lâm và xã Vân Xuân. So với giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỉ XX theo kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2003, vòng đầu trung bình chung của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn ở tất cả các nhóm tuổi [2] (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05). Vòng đầu của trẻ mầm non phường Phương Lâm và xã Vân Xuân đều cao hơn so với kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2003. Riêng xã Cao Mã Pờ, nhóm 2 tuổi, 4 tuổi ở trẻ nam và nhóm 4 tuổi, 5 tuổi ở trẻ nữ là thấp hơn không nhiều so với kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2003 (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05). Ít có sự chênh lệch về kích thước vòng đầu của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi với điều tra của WHO năm 2007 [188].
Bảng 3.12. So sánh vòng đầu (cm) của trẻ với một số nghiên cứu
Vòng đầu trung bình trẻ nam (cm) | ||||||
Xã Cao Mã Pờ | Phường Phương Lâm | Xã Vân Xuân | Chung | Bộ Y tế (2003)[2] | WHO (2007) [188] | |
2 | 47,6 | 48,4 | 48,7 | 48,3 | 47,9 | 48,9 |
3 | 48,7 | 48,7 | 48,9 | 48,8 | 48,7 | 49,8 |
4 | 49,4 | 50,4 | 49,5 | 49,9 | 49,6 | 50,5 |
5 | 50,2 | 50,7 | 50,2 | 50,3 | 50 | - |