Các Yếu Tố Liên Quan Đến Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Trẻ Trong Nghiên Cứu

Giá trị tiên đoán âm =

989

989 26

= 0,974

Tỷ lệ dương tính giả = 1 – Sp = 1 – 0,53 = 0,47 Tỷ lệ âm tính giả = 1- Se = 1 – 0,885 = 0,115

Đo kích thước VCTTD là một phương pháp đơn giản, hiệu quả và dễ sử dụng để đánh giá nhanh được tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong bất cứ khu vực nghiên cứu nào trên cả nước, đặc biệt áp dụng tốt đối với trẻ mầm non ở những khu vực có điều kiện hoàn cảnh khó khăn.

3.1.2.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu

Trình độ học vấn

của bố mẹ

Nghề

nghiệp bố mẹ


Sở thích tham gia các hoạt động

Mỗi đứa trẻ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ đến khi ra đời và lớn lên đều chịu ảnh hưởng của gia đình, nhà trường, xã hội. Đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt giai đoạn trẻ học trường mầm non như nghề nghiệp [82], trình độ học vấn của bố mẹ [54, 70, 136], số con trong gia đình [109].v.v. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đề tìm hiểu các yếu tố có ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ, chúng tôi sử dụng phiếu khảo sát và thu được kết quả như sau:



Số con

Nguồn

nước

Khu vệ

sinh

Tình trạng dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng


Mức độ thường xuyên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn

Thừa cân – béo phì

Hình 3.9. Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu

Mối liên quan giữa nghề nghiệp của bố mẹ và tình trạng dinh dưỡng

Nghề nghiệp của bố mẹ là một yếu tố rất quan trọng, liên quan đến tình hình kinh tế và mức thu nhập của gia đình. Do đó, nghề nghiệp của bố mẹ có ảnh hưởng lớn đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Theo nghiên cứu của Almed và cộng sự năm 1991 tại Bangladesh cho thấy, những trẻ ở những gia đình có thu nhập cao có chiều cao, cân nặng theo tuổi cao hơn trẻ ở những gia đình có thu nhập thấp [82]. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của bố mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.30. Mối liên quan giữa nghề nghiệp bố mẹ và tình trạng dinh dưỡng



Nghề nghiệp của bố mẹ

Tình trạng dinh dưỡng

Cân nặng/tuổi

Chiều cao/tuổi

Nhẹ cân

Bình

thường

Thấp còi

Bình

thường

Nông dân

130

698

374

454

Công nhân viên chức, kinh

doanh, buôn bán

96

1166

216

1046

OR

(95%CI)

2,26

(1,69-3,02)

3,99

(3,25-4,9)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự phát triển hình thái cơ thể và các yếu tố liên quan của trẻ 2-5 tuổi ở một số khu vực miền Bắc - 13

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ gia đình có bố mẹ là nông dân chiếm 39,6%, còn lại 60,4% là gia đình có bố mẹ là công nhân viên chức, kinh doanh, buôn bán. Những trẻ có bố mẹ là nông dân thường có mức thu nhập không ổn định, phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, vì vậy nguồn thu nhập kinh tế cũng thấp hơn những trẻ mà bố mẹ là công nhân viên chức, kinh doanh buôn bán.

Bảng 3.30 cho thấy, nghề nghiệp của bố mẹ có ảnh hưởng lớn đến tình trạng SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi của trẻ trong khu vực nghiên cứu. Đối với những trẻ có bố mẹ là nông dân, khả năng trẻ mắc SDD thể nhẹ cân, thể thấp còi cao gấp 2,26 lần và 3,99 lần so với trẻ có bố mẹ là công nhân viên chức, kinh doanh, buôn bán. Đặc biệt, tại xã Cao Mã Pờ, đa số bố mẹ của trẻ trong nghiên cứu là nông dân

(93,3%), trong đó số trẻ nhẹ cân và trẻ thấp còi trong các gia đình này chiếm tỷ lệ lần lượt là 23,1%, 74,7%.

Mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ và tình trạng dinh dưỡng

Học vấn cao là cơ sở để bố mẹ hiểu biết, tiếp thu những thông tin về chăm sóc trẻ như các thông tin về chăm sóc dinh dưỡng, phòng bệnh, phát hiện sớm các bệnh cho trẻ, cho phép họ cải thiện môi trường sống, ăn uống có khoa học để giúp con mình phát triển khỏe mạnh bình thường. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ với tình trạng dinh dưỡng của trẻ được thể hiện trong Bảng 3.31.

Bảng 3. 31. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ và tình trạng dinh dưỡng


Trình độ học vấn của bố mẹ

Tình trạng dinh dưỡng

Cân nặng/tuổi

Chiều cao/tuổi

Nhẹ cân

Bình thường

Thấp còi

Bình

thường

Dưới Trung học cơ sở

46

162

130

78

Trên Trung học cơ sở

180

1702

460

1422

OR

(95%CI)

2,68

(1,84-3,91)

5,15

(3,78-7,03)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, SDD thể còi ở những trẻ có bố mẹ trình độ học vấn dưới trung học cơ sở cao gấp 2,68 lần và 5,15 lần những trẻ có bố mẹ trình độ học vấn trên trung học cơ sở.

Nghiên cứu của Nita Bhandari về tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở một vùng giàu có tại Ấn Độ cho biết tỷ lệ SDD tại vùng này rất thấp (6%) và hầu hết các bà mẹ ở đây học hết trung học phổ thông, một nửa trong số đó học hết đại học [136]. Một số nghiên cứu của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, người mẹ có trình độ học vấn càng cao thì càng có điều kiện hiểu biết các kiến thức dinh dưỡng và các vấn đề có liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc, nuôi dạy con tốt hơn, do vậy trẻ em có tỷ lệ SDD thấp hơn so với bà mẹ có trình độ học vấn thấp [54]. Nghiên cứu của Phan Văn Hải

và cộng sự cho thấy trình độ học vấn của bà mẹ là yếu tố liên quan mật thiết đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ (con của những người mẹ mù chữ có tỷ lệ SDD cao nhất) [11]. Nghiên cứu của Lê Danh Tuyên và cộng sự cho thấy, tỷ lệ SDD thể thấp còi có liên quan đến các yếu tố trình độ văn hóa của bố mẹ [70]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bố mẹ có trình độ học vấn dưới trung học cơ sở chiếm 9,95%, trong đó tập trung cao nhất tại xã Cao Mã Pờ. Tại xã Cao Mã Pờ, tỷ lệ bố mẹ có trình độ học vấn dưới trung học cơ sở chiếm 38,1%, trong đó còn có 9,3% số gia đình có bố mẹ không biết chữ, tỷ lệ trẻ bị SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi trong các gia đình này lần lượt là 24,3%; 82,4%.

Trình độ học vấn của bố mẹ cao đồng nghĩa với việc nhận thức và tiếp thu các kiến thức về chăm sóc con cái, cũng như dễ có được những công việc tốt tạo thu nhập ổn định, như vậy sẽ có điều kiện tốt hơn để chăm sóc con cái. Trình độ học vấn của mẹ thể hiện qua cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Bà mẹ có trình độ học vấn thấp sẽ ảnh hưởng tới việc tiếp thu những phương pháp khoa học trong việc nuôi dạy trẻ. Đồng thời khả năng tiếp cận với những phương pháp khoa học được tuyên truyền qua các phương tiện công nghệ hiện đại cũng không tốt nên việc nuôi con dễ dẫn đến dựa vào thói quen, những tập quán đã lạc hậu…

Mối liên quan giữa số con trong mỗi gia đình và tình trạng dinh dưỡng

Số con trong gia đình cũng phản ánh được mức độ chăm sóc dinh dưỡng của bố mẹ đến các con, những gia đình có số con đông sẽ dẫn theo gánh nặng về mặt kinh tế và thời gian chăm sóc cho trẻ. Đặc biệt đối với các gia đình thuộc khu vực có nền kinh tế khó khăn thì số con trong gia đình ảnh hưởng càng lớn, gia đình càng đông con thì kinh tế càng khó khăn, chất lượng cuộc sống thấp và thời gian chăm sóc cho từng trẻ càng ít. Năm 1991, một nghiên cứu của Greteh H. về trẻ em ở Mexico cho thấy có mối liên hệ giữa yếu tố kinh tế xã hội với khẩu phần ăn và tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Gia đình có đông con có chế độ ăn nghèo nàn hơn gia đình có ít con, đặc biệt thức ăn có nguồn gốc động vật, nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh ra trong gia đình đông con thì có chiều cao thấp hơn [109].

Bảng 3.32. Mối liên quan giữa số con trong mỗi gia đình với tình trạng dinh dưỡng


Số con trong gia đình

Tình trạng dinh dưỡng chiều cao/tuổi

Thấp còi

Bình thường

Từ 3 con trở lên

176

242

Có 1 hoặc 2 con

414

1258

OR

(95%CI)

2,21

(1,76-2,78)

Bảng 3.32 cho thấy, những gia đình có số con từ 3 con trở lên thì trẻ có nguy cơ mắc SDD thể thấp còi cao gấp 2,21 lần những gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Lê Danh Tuyên, đó là các gia đình càng đông con thì mức độ quan tâm, chăm sóc cho trẻ càng ít, tỷ lệ SDD của trẻ trong những gia đình trên 2 con cao hơn những gia đình có 1 hoặc 2 con [70]. Đặc biệt trong nghiên cứu này, tỷ lệ các gia đình đông con tập trung chủ yếu tại xã Cao Mã Pờ và xã Vân Xuân. Tại xã Cao Mã Pờ, tỷ lệ gia đình có từ 3 con trở lên chiếm 42,3% (trong đó có 52/388 hộ gia đình có 4 con trở lên), tại xã Vân Xuân tỷ lệ gia đình có 3 con trở lên cũng tương đối cao (27,8%), tỷ lệ gia đình có 3 con trở lên tại phường Phương Lâm là thấp nhất (6,1%). Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu cùng với tỷ lệ gia đình có đông con cao làm cho tỷ lệ trẻ SDD của xã Cao Mã Pờ trong các hộ gia đình này cũng ở mức rất cao (81,7%). Trong khi đó, tại hai khu vực nghiên cứu còn lại có nền kinh tế phát triển hơn, cùng với tỷ lệ gia đình có đông con ít hơn nên tỷ lệ trẻ SDD tại các gia đình đông con của hai khu vực này thấp hơn (phường Phương Lâm: 12,9%; xã Vân Xuân: 17,7%). Từ kết quả nghiên cứu này chúng tôi thấy rằng, việc tuyên truyền và phổ biến các biện pháp kế hoạch hóa gia đình là rất cần thiết đối với tất cả các khu vực trên cả nước, đặc biệt là những khu vực miền núi có nền kinh tế còn khó khăn. Việc sinh con ít sẽ giảm bớt gánh nặng kinh tế cũng như tăng điều kiện chăm sóc cho trẻ tốt hơn trong mỗi gia đình.

Mối liên quan giữa nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt của gia đình và tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu

Nước là một thành phần quan trọng nhất trong cơ thể con người, nó có thể là dung môi cho các phản ứng hóa học, là chất tham gia phản ứng, cung cấp một số chất khoáng, điều hòa nhiệt độ cơ thể … Nước luôn luôn cần thiết và cần được cung cấp đầy đủ, thường xuyên để cơ thể có thể hoạt động tốt nhất. Tuy nhiên, nguồn nước sử dụng hằng ngày trong mỗi gia đình cũng cần phải được đảm bảo để tránh các tác nhân gây bệnh, đặc biệt đối với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ nhỏ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nguồn nước các gia đình sử dụng cũng có ảnh hưởng tương đối lớn đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Bảng 3.33. Mối liên quan giữa nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt của gia đình với tình trạng dinh dưỡng

Nguồn nước sử dụng sinh hoạt

Tình trạng dinh dưỡng cân nặng/tuổi

Nhẹ cân

Bình thường

Giếng khơi, Sông, Suối

86

294

Nước máy, giếng khoan, nước mưa

140

1570

OR

(95%CI)

3,28

(2,41-4,46)

Tỷ lệ các gia đình sử dụng nguồn nước đảm bảo đã qua xử lý là nước máy, nước giếng khoan, nước mưa trong sinh hoạt tương đối cao (81,8%), còn lại 18,2% các hộ gia đình sử dụng nguồn nước không đảm bảo (nước giếng khơi, nước sông, suối). Hiện nay, môi trường bị ô nhiễm tương đối nặng, việc sử dụng các nguồn nước không qua xử lý rất dễ gây ra nhiều bệnh, đặc biệt với trẻ nhỏ như giun, tiêu chảy hoặc các bệnh đường ruột khác.

Bảng 3.33 cho thấy, những gia đình sử dụng nguồn nước sinh hoạt là nước giếng khơi, nước sông, suối thì khả năng trẻ mắc SDD thể nhẹ cân cao gấp 3,28 lần những gia đình sử dụng nước máy, nước giếng khoan, nước mưa. Tại xã Cao Mã Pờ, đa số các gia đình vẫn sử dụng nguồn nước chính là nước sông, suối (71,1%) và tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân trong những gia đình này chiếm 27,5%. Tỷ

lệ các gia đình sử dụng nguồn nước không đảm bảo tại phường Phương Lâm, xã Vân Xuân tương đối thấp (5,3%; 7,2%) và tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân lần lượt là (7,4%; 12%).

Mối liên quan giữa khu vệ sinh của gia đình và tình trạng dinh dưỡng

Khu vực vệ sinh ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của mỗi gia đình, đặc biệt là môi trường sống hằng ngày và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, phường Phương Lâm có 97,8% các gia đình sử dụng hố xí tự hoại, hố xí 2 ngăn để tránh gây ô nhiễm môi trường, đồng thời tránh gây lan truyền dịch bệnh. Ngược lại, xã Cao Mã Pờ thì đa số các gia đình (82,5%) sử dụng hố xí tự đào hoặc không sử dụng hố xí trong sinh hoạt hằng ngày. Sự ảnh hưởng của khu vực vệ sinh của gia đình với tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên c ứu được thể hiện trong Bảng 3.34.

Bảng 3.34. Mối liên quan giữa khu vệ sinh của gia đình với tình trạng dinh dưỡng

Khu vệ sinh gia đình

Tình trạng dinh dưỡng cân nặng/tuổi

Nhẹ cân

Bình thường

Hố xí tự đào, không có hố xí

90

292

Hố xí tự hoại, hố xí hai ngăn

136

1572

OR

(95%CI)

3,56

(2,63-4,63)


Bảng 3.34 cho thấy, khu vệ sinh của gia đình ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng SDD thể nhẹ cân của trẻ. Những gia đình không có hố xí hoặc sử dụng hố xí tự đào thì khả năng trẻ mắc SDD thể nhẹ cân cao gấp 3,56 lần những gia đình sử dụng hố xí tự hoại hoặc hố xí hai ngăn. Đặc biệt tại xã Cao Mã Pờ, trong số những gia đình không có hố xí hoặc hố xí tự đào có 26,25% trẻ SDD thể nhẹ cân, còn trong những gia đình có sử dụng hố xí tự hoại hoặc hố xí hai ngăn tại khu vực này tỷ lệ trẻ nhẹ cân thấp hơn (17,6%). Tại xã Vân Xuân, tỷ lệ gia đình dùng hố xí tự đào chiếm 5,8%, trong đó tỷ lệ trẻ nhẹ cân trong những gia đình này chiếm 15%.

Mối liên quan giữa sở thích hoạt động của trẻ và tình trạng dinh dưỡng

Thường xuyên tham gia các hoạt động vận động, thể dục thể thao giúp trẻ khỏe mạnh, tăng cường thể lực, tăng sức đề kháng của cơ thể. Những trẻ mắc bệnh TC-BP thường ít tham gia các hoạt động vận động, mà thường dành nhiều thời gian cho các hoạt động tĩnh. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, có mối liên quan giữa hoạt động vận động với tình trạng TC-BP của trẻ.

Bảng 3. 35. Mối liên quan giữa hoạt động vận động của trẻ với tình trạng dinh dưỡng


Sở thích hoạt động

Tình trạng dinh dưỡng

Thừa cân-béo phì

Bình thường

Chơi điện tử, xem tivi, hoạt động tĩnh nhiều

340

820

Rèn luyện thể dục thể thao

188

690

OR

(95%CI)

1,52

(1,23-1,88)

Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng, những trẻ thường xuyên chơi điện tử, xem tivi, hoạt động tĩnh nhiều thì khả năng trẻ mắc TC-BP cao hơn 1,52 lần những trẻ chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao. Khi điều tra sâu tại địa bàn phường Phương Lâm chúng tôi thấy rằng có 50,4% số trẻ thường xuyên xem tivi trên 2h/ ngày, trong số đó có 6,7% trẻ bị TC-BP và 18,4% trẻ có nguy cơ thừa cân. Vì vậy, các gia đình nên khuyến khích trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động vận động, thể dục thể thao để giảm tình trạng TC-BP. Ngoài ra cũng nên hạn chế cho trẻ xem tivi, vì làm hạn chế những hoạt động vận động đồng thời cũng là một yếu tố gây nguy hại cho thị giác của trẻ.

Mối liên quan giữa mức độ thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn và tình trạng dinh dưỡng

Đồ ăn sẵn có rất nhiều tác dụng khi chăm sóc trẻ như sự tiện lợi, làm nhanh, nhiều hương vị kích thích vị giác của trẻ … Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì cũng có rất nhiều mặt có hại đối với tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Trong đồ ăn sẵn thường chứa đường, muối, dầu mỡ với hàm lượng cao, có chất bảo quản,

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí