Bảng 3.23 cho thấy, tình trạng SDD thể gầy còm của trẻ trong nghiên cứu xảy ra ở tất cả các nhóm tuổi, tỷ lệ trẻ SDD thể gầy còm trung bình là 2,5%, trong đó nhóm 5 tuổi tỷ lệ SDD thể gầy còm cao nhất (4,7%), thấp nhất là nhóm trẻ 2 tuổi (1,3%). Theo phân loại của WHO, có 4 mức độ SDD thể gầy còm là mức độ thấp (tỷ lệ gầy còm < 5%), trung bình (tỷ lệ nhẹ cân từ 5 - 9%), cao (tỷ lệ nhẹ cân từ 10 - 14%) và rất cao (tỷ lệ nhẹ cân ≥ 15%) [176] thì tỷ lệ nhẹ cân của trẻ em trong nghiên cứu của chúng tôi ở mức thấp ở tất cả các nhóm tuổi. Tỷ lệ trẻ mắc TC-BP trong nghiên cứu của chúng tôi là 11,3%, trong đó tỷ lệ trẻ TC-BP cao nhất là nhóm 5 tuổi (18,5%), thấp nhất là nhóm 3 tuổi (6,8%).
Gánh nặng kép về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam được thể hiện rất rò trong nghiên cứu của chúng tôi, bên cạnh tỷ lệ SDD tương đối cao (thấp còi: 28,1%; nhẹ cân: 10,8%), còn có tỷ lệ tương đối lớn trẻ TC-BP (11,3%), đây là tình trạng chung của tất cả những nước đang phát triển. Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi, còn có một số lượng lớn trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thừa cân (18%).
Tỷ lệ trẻ SDD thể gầy còm và TC-BP của hai giới trong nghiên cứu cũng có sự khác nhau theo từng nhóm tuổi, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai giới (Bảng 3.24). Tỷ lệ SDD thể gầy còm ở trẻ nam là 1,9% và trẻ nữ là 3,1%. Tỷ lệ TC-BP ở trẻ nam là 11,5% và trẻ nữ là 11,2%.
Bảng 3.24. Tình trạng dinh dưỡng BMI/tuổi của trẻ theo tuổi và giới tính
Giới tính | Tình trạng dinh dưỡng nhóm dưới 5 tuổi | ||||||||||
Gầy còm | Bình thường | Có nguy cơ thừa cân | Thừa cân | Béo phì | |||||||
n | % | n | % | n | % | n | % | n | % | ||
2 | Nam | 4 | 1,8 | 138 | 61,6 | 50 | 22,3 | 32 | 14,3 | 0 | 0 |
Nữ | 4 | 1,9 | 146 | 70,2 | 34 | 16,3 | 16 | 7,7 | 8 | 3,8 | |
3 | Nam | 4 | 1,5 | 190 | 69,3 | 62 | 22,6 | 12 | 4,4 | 6 | 2,2 |
Nữ | 10 | 3,4 | 216 | 74,5 | 44 | 15,2 | 12 | 4,1 | 8 | 2,8 | |
4 | Nam | 6 | 1,9 | 238 | 73,5 | 60 | 18,5 | 20 | 6,2 | 0 | 0 |
Nữ | 2 | 0,7 | 226 | 73,9 | 42 | 13,7 | 24 | 7,8 | 12 | 3,9 | |
Tình trạng dinh dưỡng nhóm 5 tuổi | |||||||||||
5 | Gầy còm | Bình thường | Thừa cân | Béo phì | Béo phì nặng | ||||||
Nam | 6 | 2,6 | 172 | 75,4 | 38 | 16,7 | 12 | 5,3 | 0 | 0 | |
Nữ | 16 | 6,8 | 184 | 78,0 | 14 | 5,9 | 10 | 4,2 | 12 | 5,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cân Nặng Trung Bình (Kg) Của Trẻ Theo Khu Vực Nghiên Cứu
- Vòng Ngực Bình Thường Trung Bình (Cm) Của Trẻ Theo Tuổi Và Giới Tính
- Tình Trạng Suy Dinh Dưỡng Thể Thấp Còi Theo Giới Trong Nghiên Cứu
- Các Yếu Tố Liên Quan Đến Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Trẻ Trong Nghiên Cứu
- Mối Liên Quan Giữa Sở Thích Ăn Thực Phẩm Chế Biến Sẵn Với Tình Trạng Dinh Dưỡng
- Chỉ Số Smt Của Trẻ Theo Giới Tính Trong Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo từng địa bàn nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ trẻ SDD thể gầy còm thấp nhất là phường Phương Lâm (1,8%), cao nhất là xã Vân Xuân (3,5%) (sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05). Tuy nhiên, tình trạng TC-BP của trẻ trong nghiên cứu cao nhất là xã Cao Mã Pờ (19,1%), thấp nhất là xã Vân Xuân (7%) (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05) (Bảng 3.25).
Bảng 3.25. Tình trạng dinh dưỡng BMI/tuổi theo địa bàn nghiên cứu
Tình trạng dinh dưỡng | ||||||
Gầy còm | Bình thường | Có nguy cơ thừa cân | Thừa cân Béo phì | |||
% | p | % | % | % | p | |
Xã Cao Mã Pờ | 2,5 | > 0,05 | 58,7 | 19,7 | 19,1 | < 0,05 |
Phường Phương Lâm | 1,8 | 71,5% | 15,3 | 11,4 | ||
Xã Vân Xuân | 3,5 | 80,8 | 8,7 | 7,0 |
Tình trạng SDD và TC-BP phản ánh một phần thực trạng về chế độ dinh dưỡng của trẻ tại ba khu vực trong nghiên cứu. Khi khẩu phần ăn không có sự cân đối về các thành phần dinh dưỡng, bữa ăn không đa dạng, thiếu các vi chất dinh dưỡng dẫn đến sự phát triển thể chất không đồng đều, trẻ có thể vừa bị suy dinh dưỡng vừa bị TC-BP. Theo khảo sát của chúng tôi tại xã Cao Mã Pờ, 36,6% gia đình cho rằng chỉ cần cho trẻ ăn no, 20,1% gia đình không biết cho trẻ ăn thế nào là đúng cách, ngoài ra, 14,4% trẻ chỉ được ăn 2 bữa chính trong 1 ngày và 70,1% trẻ được ăn đủ 3 bữa trong 1 ngày. Số liệu này cho thấy sự chăm sóc dinh dưỡng không khoa học cho trẻ tại xã Cao Mã Pờ làm cho trẻ vừa mắc SDD vừa mắc TC-BP.
Phân tích tình trạng dinh dưỡng BMI/tuổi của trẻ theo từng dân tộc trong nghiên cứu chúng tôi thấy tỷ lệ trẻ SDD thể gầy còm và tình trạng TC-BP có sự khác nhau. Tỷ lệ SDD thể gầy còm của trẻ dân tộc Kinh, Mường, Mông, Hán, Dao trong nghiên cứu lần lượt là (2,8%, 1,7%, 4,5%, 1,5%, 2,4%) và tỷ lệ TC-BP lần
lượt là (9,5%, 9,5%, 18,2%, 17,6%, 20,8%). Tỷ lệ trẻ TC-BP thuộc các dân tộc ở xã Cao Mã Pờ là tương đối lớn mặc dù điều kiện KT-XH, giáo dục, y tế v.v. còn rất thấp. Có thể lý giải điều này là do sự phát triển chiều cao của trẻ các dân tộc Mông, Hán, Dao đều chậm hơn rất nhiều so với sự phát triển cân nặng theo từng tuổi. Ngoài ra, do số lượng trẻ mầm non tham gia nghiên cứu của mỗi dân tộc trong từng nhóm tuổi không đủ lớn để đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ tình trạng SDD thể gầy còm và tình trạng TC-BP của trẻ tại xã Cao Mã Pờ.
Tình trạng dinh dưỡng BMI/tuổi của trẻ theo từng nhóm tuổi và giới tính tại mỗi khu vực nghiên cứu cũng có sự khác nhau rò rệt. Sự khác biệt này được thể hiện trong Bảng 3.26.
Bảng 3.26. Tình trạng dinh dưỡng BMI/tuổi của trẻ theo tuổi và giới tính
Tuổi | Tình trạng dinh dưỡng | ||||||
Nam | Nữ | ||||||
Gầy còm (%) | Có nguy cơ thừa cân (%) | Thừa cân-Béo phì (%) | Gầy còm (%) | Có nguy cơ thừa cân (%) | Thừa cân-Béo phì (%) | ||
Xã Cao Mã Pờ | 2 | 0 | 34,8 | 26,1 | 0 | 30 | 35 |
3 | 0 | 44 | 20 | 0 | 26,3 | 10,6 | |
4 | 3,8 | 15,4 | 15,4 | 4,8 | 19 | 14,3 | |
5 | 9,7 | 0 | 16,1 | 6,9 | 0 | 17,2 | |
Phường Phương Lâm | 2 | 1,3 | 20,5 | 7,7 | 2,9 | 5,7 | 5,7 |
3 | 1,8 | 21,4 | 3,5 | 5,1 | 16,7 | 5,1 | |
4 | 0 | 28,4 | 6,2 | 0 | 11,7 | 14,1 | |
5 | 0 | 0 | 48 | 3,2 | 0 | 35,5 | |
Xã Vân Xuân | 2 | 9,1 | 9,1 | 36,4 | 0 | 50 | 7,1 |
3 | 1,8 | 14,3 | 3,6 | 2,1 | 8,3 | 8,4 | |
4 | 3,6 | 5,5 | 1,8 | 0 | 14,9 | 6,4 | |
5 | 3,6 | 0 | 12,5 | 8,6 | 0 | 3,4 |
Tại xã Cao Mã Pờ, tình trạng SDD thể gầy còm của trẻ ở cả hai giới đều tập trung vào nhóm 4 tuổi và 5 tuổi. Ở nhóm 4 tuổi tỷ lệ SDD thể gầy còm của trẻ nữ cao hơn trẻ nam (trẻ nữ: 4,8%; trẻ nam: 3,8%), nhóm 5 tuổi thì tỷ lệ SDD thể gầy còm của trẻ nam cao hơn nữ (trẻ nữ: 6,9%; trẻ nam: 9,7%). Tại phường Phương Lâm, tình trạng SDD thể gầy còm ở trẻ nam nhóm 2 tuổi và 3 tuổi thấp hơn ở nữ (Nhóm 2 tuổi, trẻ nam: 1,3%, trẻ nữ: 2,9%; Nhóm 3 tuổi, trẻ nam: 1,8%, trẻ nữ: 5,1%), nhóm 5 tuổi chỉ có trẻ nữ bị SDD thể gầy còm (3,2%), riêng nhóm 4 tuổi ở cả 2 giới và nhóm trẻ nam 5 tuổi không bị SDD thể gầy còm. Tại xã Vân Xuân, tỷ lệ trẻ SDD thể gầy còm cao nằm ở nhóm trẻ nam 2 tuổi và trẻ nữ 5 tuổi (nhóm trẻ nam 2 tuổi: 9,1%; nhóm trẻ nữ 5 tuổi: 8,6%), riêng nhóm trẻ nữ 2 tuổi và 4 tuổi không có trẻ bị SDD thể gầy còm.
So sánh tình trạng SDD thể gầy còm của trẻ dưới 5 tuổi trong nghiên cứu với toàn tỉnh chúng tôi thấy, tỷ lệ trẻ SDD thể gầy còm của trẻ ở tất cả các địa bàn nghiên cứu đều thấp hơn toàn tỉnh tương ứng năm 2015 [76] (Hình 3.6). Tỷ lệ gầy còm của trẻ mầm non xã Cao Mã Pờ, phường Phương Lâm và xã Vân Xuân thấp hơn tương ứng là 5,6%, 6,7%, 3,2% so với toàn tỉnh năm 2015, mức độ giảm tình trạng SDD thể gầy còm tương đối lớn. So với tình trạng SDD thể gầy còm của cả nước năm 2015 (6,4%) [76] thì tỷ lệ SDD thể gầy còm của toàn tỉnh Hà Giang và Hòa Bình lớn hơn.
%
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
8,5
7,1
5,4
Vũ Văn Tâm (2020)
Toàn tỉnh 2015
1,5
1,8
2,2
Hà Giang Hòa Bình Vĩnh Phúc
Tỉnh
Hình 3.6. So sánh tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm của trẻ dưới 5 tuổi
Khác với tình trạng SDD thể gầy còm, tình trạng TC-BP của trẻ hầu như có ở tất cả các nhóm tuổi và ở cả hai giới. Tại xã Cao Mã Pờ và xã Vân Xuân, tỷ lệ trẻ TC-BP cao nhất là nhóm trẻ 2 tuổi ở cả hai giới (Xã Cao Mã Pờ, trẻ nam: 34,8%, trẻ nữ: 30%; Xã Vân Xuân, trẻ nam: 36,1%, trẻ nữ: 7,1%). Tại phường Phương Lâm thì tỷ lệ trẻ TC-BP cao nhất là nhóm 5 tuổi (trẻ nam: 48%; trẻ nữ: 35,5%). So sánh tình trạng TC-BP của trẻ mầm non dưới 5 tuổi trong nghiên cứu với tình trạng TC-BP của toàn tỉnh năm 2015 chúng tôi thu được kết quả trong Hình 3.7.
25 %
20,1
20
15
10
Vũ Văn Tâm (2020)
Toàn tỉnh 2015
7,3
6,5
5
2,9
2,1
3,3
0
Hà Giang
Hòa Bình
Vĩnh Phúc
Tỉnh
Hình 3.7. So sánh tỷ lệ thừa cân-béo phì của trẻ dưới 5 tuổi
Hình 3.7 cho thấy, tỷ lệ trẻ TC-BP dưới 5 tuổi đã gia tăng đáng kể trong nghiên cứu của chúng tôi tại tất cả các địa bàn nghiên cứu. Tại phường Phương Lâm và xã Vân Xuân, tỷ lệ TC-BP cao hơn lần lượt là 5,2% và 3,2%, riêng xã Cao Mã Pờ tỷ lệ TC-BP cao hơn 17,2%. Tỷ lệ TC-BP này cho thấy sự thay đổi về tình hình dinh dưỡng của các nước đang phát triển hiện nay. Theo nghiên cứu của Popkin năm 1996, trẻ em 3-6 tuổi và 7-9 tuổi ở 4 nước (Nga, Brazil và Cộng hòa Nam Phi và Trung Quốc) có mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng SDD thể thấp còi và thừa cân, tỷ lệ nguy cơ thừa cân đối với những trẻ SDD thể thấp còi dao động từ 1,7 đến 7,8 lần. Mặc dù cơ chế vẫn chưa được khám phá, nhưng mối liên hệ này vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đối với các nước thu nhập thấp. Khi các quốc gia này bước vào giai đoạn chuyển đổi dinh dưỡng, trải qua
những thay đổi lớn trong chế độ ăn uống và sinh hoạt, họ có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau, một trong những khó khăn là cuộc chiến chống béo phì [143]. Tại khu vực khó khăn như xã Cao Mã Pờ, tỷ lệ trẻ SDD cao đồng thời tỷ lệ trẻ TC-BP cũng cao. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như Popkin, đó là những trẻ SDD thể thấp còi có nguy cơ TC-BP cao gấp 1,84 lần [143] (trẻ SDD thể thấp còi xã Cao Mã Pờ có nguy cơ TC-BP cao gấp 4,31 lần). Sự nghèo nàn về mặt kinh tế, chế độ chăm sóc dinh dưỡng không hợp lý đã dẫn đến sự mất cân bằng về tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
Tóm lại, tỷ lệ SDD của trẻ trong nghiên cứu đã giảm và tỷ lệ TC-BP có xu hướng gia tăng. Cần phải có các biện pháp thích hợp để giảm tỷ lệ SDD hơn nữa, đồng thời hạn chế tình trạng TC-BP cũng đang gia tăng tại các khu vực nghiên cứu này.
3.1.2.2. Xác định chu vi vòng cánh tay trái duỗi để đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Ở Việt Nam cho đến nay chưa có tài liệu chuẩn xác định chu vi VCTTD trong chẩn đoán SDD. Vì vậy, chúng tôi tiến hành xác định điểm cắt chu vi VCTTD của trẻ trong từng khu vực nghiên cứu để đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
Mối tương quan giữa tình trạng SDD thể thấp còi, thể nhẹ cân và thể gầy còm với chu vi VCTTD trong nghiên cứu của chúng tôi được đánh giá bằng tương quan Pearson.
Bảng 3.27. Mối tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng với vòng cánh tay trái duỗi
VCTTD | Thấp còi | Nhẹ cân | Gầy còm | ||
VCTTD | r | 1 | 0,338** | 0,297** | 0,156** |
p | - | 0,000 | 0,000 | 0,000 | |
n | 2090 | 2090 | 2090 | 2090 |
** Tương quan có mức ý nghĩa 0,01
Bảng 3.27 cho thấy VCTTD có tương quan với tình trạng SDD thể thấp còi, thể nhẹ cân và thể gầy còm. Chúng tôi tiến hành tính diện tích dưới đường cong ROC để xác định mức độ ảnh hưởng của tình trạng SDD và VCTTD. Độ chính xác của chẩn đoán được đo lường bằng diện tích dưới đường cong ROC (UAC). Mức độ chính xác của chẩn đoán dựa vào hệ thống điểm như sau:
0,9-1: Rất tốt; 0,8-0,9: Tốt; 0,7-0,8: Khá tốt 0,6-0,7: Trung bình; 0,5-0,6: Không có ý nghĩa
Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 chúng tôi tính được diện tích dưới đường cong như sau:
Bảng 3.28. Diện tích dưới đường cong ROC giữa tình trạng suy dinh dưỡng và vòng cánh tay trái duỗi
UAC | p | 95%CI | ||
Lower Bound | Upper Bound | |||
SDD thể thấp còi và VCTTD | 0,721 | 0,00 | 0,697 | 0,746 |
SDD thể nhẹ cân và VCTTD | 0,771 | 0,00 | 0,74 | 0,803 |
SDD thể gầy còm và VCTTD | 0,531 | 0,04 | 0,454 | 0,609 |
Bảng 3.28 cho thấy, diện tích dưới đường cong giữa tình trạng SDD thể nhẹ cân và VCTTD là lớn nhất 0,771, mức độ chính xác của chẩn đoán khá tốt. Diện tích dưới đường cong giữa tình trạng SDD thể gầy còm và VCTTD là 0,531 nên không có ý nghĩa trong chuẩn đoán. Do đó, chúng tôi sử dụng kích thước VCTTD để đánh giá trình trạng SDD thể nhẹ cân của trẻ trong nghiên cứu. Đường cong ROC giữa SDD thể nhẹ cân và VCTTD (Hình 3.8).
Độ nhạy
1 – Độ đặc hiệu
Hình 3.8. Đường cong ROC thể hiện mối liên hệ giữa độ nhạy và độ đặc hiệu vòng cánh tay trái duỗi của trẻ trong nghiên cứu
Để xác định điểm cắt của VCTTD trong đánh giá tình trạng SDD thể nhẹ cân, chúng tôi dựa vào chỉ số J cao nhất [170], J = Độ đặc hiệu + Độ nhạy – 1.
Bảng 3.29. Xác định điểm cắt của vòng cánh tay trái duỗi
Độ đặc hiệu (Sp) | Độ nhạy (Se) | Chỉ số J | |
10 | 0 | 1 | 0 |
12,65 | 0,133 | 0,977 | 0,11 |
13,15 | 0,221 | 0,953 | 0,174 |
13,65 | 0,46 | 0,889 | 0,349 |
14,15 | 0,571 | 0,811 | 0,382 |
14,65 | 0,752 | 0,654 | 0,406 |
15,15 | 0,885 | 0,531 | 0,416 |
15,65 | 0,934 | 0,358 | 0,292 |
16,15 | 0,951 | 0,218 | 0,169 |
16,65 | 0,982 | 0,102 | 0,084 |
17,15 | 0,982 | 0,039 | 0,021 |
21 | 1 | 0 | 0 |
Từ Bảng 3.29, chúng tôi có thể xác định được điểm cắt tốt nhất cho VCTTD trong việc đánh giá tình trạng SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu này là 15,15 cm, tương ứng với độ đặc hiệu 0,885 độ nhạy 0,531 và J = 0,416.
Sau khi tìm được điểm cắt của VCTTD là 15,15 cm, chúng tôi phân tích được bảng sau:
Tình trạng dinh dưỡng | Tổng | ||
Nhẹ cân | Bình thường | ||
VCTTD < 15 cm | 200 | 875 | 1075 |
VCTTD ≥ 15 cm | 26 | 989 | 1015 |
Tổng | 226 | 1864 | 2090 |
Độ nhạy (Se) =
200
200 26
= 0,885
Độ đặc hiệu (Sp) =
989
989 875
= 0,53
Giá trị tiên đoán dương =
200
200 875
= 0,186