Mối Liên Quan Giữa Tình Trạng Dinh Dưỡng Và Tình Trạng Sâu Răng

Các biến độc lập trong phân tích mô hình hồi quy logistic là C1, C2, C6, C30, C31, C34, C44, C46, C52, trong đó:

C1 Nghề nghiệp của bố mẹ?

C2 Trình độ học vấn của bố mẹ?

C6 Sau khi sinh bao lâu thì trẻ được cai sữa mẹ? C30 Trẻ có hay ăn thực phẩm chế biễn sẵn không? C31 Trẻ có hay ăn bánh kẹo ngọt không?

C34 Trẻ có hay xem tivi không?

C44 Số lần đánh răng trong ngày?

C46 Thời gian đánh răng?

C52 Theo gia đình, trẻ bị sâu răng có tác hại không?

Kiểm định Chi bình phương cho thấy mô hình hồi quy phù hợp với tổng thể (p < 0,05).



Chi bình phương

df

p

Step

60,955

9

0,000

Block

60,955

9

0,000

Model

60,955

9

0,000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự phát triển hình thái cơ thể và các yếu tố liên quan của trẻ 2-5 tuổi ở một số khu vực miền Bắc - 16

Trong mô hình này có trị số -2LL = 2805,455.


Step

-2 LL

Cox & Snell R Square

Nagelkerke R Square

1

2805,455

0,029

0,039

Tỷ lệ dự đoán đúng của phương trình hồi quy dự đoán tình trạng sâu răng của trẻ trong nghiên cứu là 56,1%.


Tình trạng sâu răng


Bình thường

Tỷ lệ dự đoán đúng

Tình trạng sâu răng

909

263

77,6%

Bình thường

655

263

28,6%

Tỷ lệ dự đoán đúng trung bình



56,1%

Hệ số hồi quy logistic của các yếu tố trong mô hình hồi quy đa biến



B

S.E.

p

OR

950% CI

Lower

Upper

C1

0,283

0,068

0,000

1,327

1,162

1,515

C2

0,109

0,079

0,170

1,115

0,955

1,302

C6

0,258

0,066

0,000

1,295

1,138

1,472

C30

0,084

0,093

0,370

1,087

0,905

1,306

C31

-0,173

0,124

0,165

0,842

0,659

1,074

C34

0,254

0,122

0,038

1,289

1,014

1,638

C44

-0,075

0,075

0,316

0,928

0,801

1,074

C46

0,200

0,068

0,003

1,222

1,068

1,397

C52

-0,400

0,147

0,006

0,670

0,503

0,894

Constant

-1,520

0,480

0,002

0,219



Các biến độc lập C1, C6, C34, C46, C52 ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là tình trạng sâu răng (p < 0,05). Phương trình hồi quy đa biến dự đoán tình trạng sâu răng của trẻ trong nghiên cứu:

Y4 = -1,52 + 0,283*C1 +0,258*C6 + 0,254*C34 + 0,2*C46 – 0,4*C52

Nếu trẻ có bố mẹ làm kinh doanh (C1 = 3); trẻ cai sữa >12 tháng tuổi (C6 = 3); trẻ hay xem tivi (C34 = 2); thời gian đánh răng dưới 2 phút (C46 = 1); gia đình không biết tác hại của sâu răng (C52 = 1),thì ta có:

Y4 = -1,52 + 0,283*3 +0,258*3 + 0,254*2 + 0,2*1 – 0,4*1 = 1,51

e1,51

p = 1 e1,51 = 0,602 (60,2%)

Xác suất trẻ mầm non bị sâu răng trong trường hợp này là 60,2%.

3.3. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và tình trạng sâu răng

Sâu răng là một bệnh khá phổ biến đối với trẻ em và người lớn ở Việt Nam. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng sâu răng của trẻ nằm ở mức trung bình theo phân loại của WHO (50%-80%). Bên cạnh đó, tình trạng SDD của trẻ em ở Việt Nam có giảm trong những năm vừa qua nhưng tại một số khu vực tỷ lệ SDD vẫn còn cao. Nhiều nghiên cứu cho rằng sâu răng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát

triển của trẻ em, hầu hết ở các nước và khu vực có thu nhập thấp. Ảnh hưởng trực tiếp của sâu răng và viêm răng lợi liên quan đến khả năng ăn uống của trẻ và dẫn đến chế độ ăn uống kém góp phần làm cân nặng và chiều cao tăng chậm [81].

Để đánh giá mối tương quan giữa tình trạng sâu răng với cân nặng và chiều cao của trẻ trong nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân tích tương quan Pearson bằng phần mềm SPSS 11.5. Kết quả của phân tích được thể hiện trong Bảng 3.52.

Bảng 3.52. Mối tương quan giữa tình trạng sâu răng với cân nặng và chiều cao của trẻ trong nghiên cứu


Tương quan Pearson

Cân nặng

Chiều cao

Tình trạng sâu răng

r

-0,144(**)

-0,226(**)

p

0,000

0,000

n

2090

2090

** Tương quan có mức ý nghĩa 0,01


Hệ số tương quan Pearson giữa tình trạng sâu răng với cân nặng, chiều cao đều âm lần lượt là r1 = -0,144 và r2 = -0,226 với p < 0,05. Hệ số tương quan Pearson trong phân tích (r < 0) cho thấy, tình trạng sâu răng và cân nặng, chiều cao có tương quan nghịch. Tức là tình trạng sâu răng tăng sẽ làm chậm sự tăng trưởng về cân nặng, chiều cao của trẻ trong nghiên cứu và ngược lại. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Alkarimi HA, Gerdin EW, Hooley M, Shen A et.al [81, 107, 112, 155], đó là tình trạng sâu răng có tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của chiều cao và cân nặng của trẻ. Sâu răng có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng và tăng các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em thông qua nhiễm trùng hoặc viêm. Theo nghiên cứu của Alkarimi et. al năm 2014, sâu răng nghiêm trọng không được điều trị có thể tác động tiêu cực đến mức độ tăng chiều cao và cân nặng thông qua phản ứng miễn dịch, nội tiết, quá trình chuyển hóa hoặc trực tiếp thông qua việc hạn chế khả năng ăn uống [81].

Một số nghiên cứu của Delgado-Angulo EK et. al [98] và Ribeiro CCC et. al [148], những trẻ bị SDD thể nhẹ cân hoặc thể thấp còi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu răng. Tình trạng suy dinh dưỡng có thể gây sâu răng thông qua tác

động đến sự hình thành men răng và khả năng nhai của trẻ [119]. Sự thiếu hụt vitamin A và D và thiếu protein và các vi chất dinh dưỡng khác như vitamin, kẽm và sắt làm hạn chế tác dụng bảo vệ của nước bọt đối với khoang răng [154].

So sánh tỷ lệ trẻ mầm non trong nghiên cứu mắc bệnh sâu răng trong những trẻ bị SDD và TC-BP chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.53. So sánh tỷ lệ mắc bệnh sâu răng theo tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu

Tình trạng dinh dưỡng

Tình trạng răng


p

Sâu răng

Không sâu răng

n

%

n

%

Thể nhẹ cân

132

58,4

94

41,6

< 0,05

Thể thấp còi

318

54,1

270

45,9

< 0,05

Thể gầy còm

30

57,7

22

42,3

> 0,05

TC-BP

118

50

118

50

-

Bảng 3.53 cho thấy những trẻ bị SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi có tỷ lệ mắc sâu răng cao hơn (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05); trẻ bị SDD thể gầy còm và TC-BP khác biệt về tình trạng sâu răng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Để phân tích sự ảnh hưởng của sâu răng và tình trạng dinh dưỡng (cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi và BMI/tuổi), chúng tôi tiến hành phân tích tương quan Pearson. Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 chúng tôi tiến hành phân tích tương quan Pearson, thu được kết quả trong Bảng 3.54.

Bảng 3.54. Mối tương quan giữa tình trạng sâu răng với tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu


Tương quan Pearson

Tình trạng dinh dưỡng

Cân

nặng/tuổi

Chiều cao/tuổi

BMI/tuổi


Tình trạng sâu răng

r

0,016

-0,025

0,063(**)

p

0,455

0,250

0,004

n

2090

2090

2090

** Tương quan có mức ý nghĩa 0,01

Bảng 3.54 cho thấy, trong nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng SDD thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) và thể thấp còi (chiều cao/tuổi) không có tương quan với tình trạng sâu răng (p > 0,05). Tình trạng dinh dưỡng BMI/tuổi có tương quan thuận với tình trạng sâu răng của trẻ trong nghiên cứu với r = 0,063 (p = 0,004 < 0,05). Tình trạng BMI/tuổi phản ánh tình hình SDD thể gầy còm và TC-BP của trẻ trong nghiên cứu, tức là tỷ lệ tỷ lệ trẻ SDD thể gầy còm và TC-BP tăng thì làm tăng tỷ lệ sâu răng của trẻ và ngược lại. Theo đánh giá của Hội Sức khỏe cộng đồng người Anh cũng cho kết quả tương tự, đó là có mối tương quan yếu đến trung bình giữa sự tăng của tỷ lệ béo phì và tỷ lệ mắc sâu răng [145].

Tóm lại, tình trạng sâu răng có tương quan nghịch với cân nặng và chiều cao của trẻ trong nghiên cứu. Mức độ sâu răng càng nghiêm trọng thì chiều cao, cân năng của trẻ càng chậm tăng trưởng và ngược lại. Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ bị SDD thể gầy còm và TC-BP tăng thì tỷ lệ bị sâu răng cũng tăng và ngược lại. Không có sự tương quan giữa tình trạng SDD thể còi, thể nhẹ cân với tình trạng sâu răng.

KẾT LUẬN


Qua quá trình nghiên cứu về sự phát triển hình thái cơ thể, tình trạng dinh dưỡng và tình trạng sâu răng của trẻ mầm non 2-5 tuổi tại một số khu vực miền Bắc, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Hình thái cơ thể của trẻ mầm non 2-5 tuổi có sự phát triển tăng dần theo tuổi thông qua các chỉ tiêu nhân trắc:

Chiều cao, cân nặng, BMI, vòng đầu, vòng ngực bình thường, vòng cánh tay trái duỗi của trẻ trong nghiên cứu tăng dần từ 2 đến 5 tuổi, phù hợp với quy luật tăng trưởng của trẻ em Việt Nam.

Xây dựng được các phương trình hồi quy tuyến tính giữa các kích thước nhân trắc nhằm đánh giá nhanh tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

- Thực trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan

+ Dựa theo tiêu chuẩn phân loại của WHO, tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi, thể nhẹ cân của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi ở mức trung bình (28,1% và 10,8%), thể gầy còm ở mức thấp (2,5%), tỷ lệ thừa cân-béo phì của trẻ trong nghiên cứu ở mức trung bình (11,3%).

Các yếu tố như tuổi, trình độ học vấn của bố mẹ, số con trong gia đình, nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt, khu vệ sinh của gia đình, thói quen rửa tay bằng xà phòng, mức độ thường xuyên theo dòi chiều cao, cân nặng của trẻ là những yếu tố có liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, các yếu tố như sở thích hoạt động, mức độ thường xuyên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến tình trạng TC-BP của trẻ.

Xây dựng được các mô hình hồi quy logistic dự đoán tình trạng dinh dưỡng của trẻ thông qua phiếu khảo sát tại địa bàn nghiên cứu.

- Thực trạng sâu răng và các yếu tố liên quan

Dựa theo tiêu chuẩn phân loại của WHO, tỷ lệ sâu răng chung của trẻ trong nghiên cứu ở mức độ trung bình (56,1%). Phân bố các răng sâu tập trung chủ yếu ở các răng hàm hàm dưới và răng hàm hàm trên, ít hơn là các răng nanh và răng cửa.

Chỉ số smt chung của trẻ là 1,62, đa số các răng bị tổn thương của trẻ mầm non trong nghiên cứu không được điều trị.

Các yếu tố như nghề nghiệp, trình độ học vấn của bố mẹ, số con trong gia đình, thời gian cai sữa, thời gian chải răng là các yếu tố có liên quan đến tình trạng sâu răng của trẻ.

Xây dựng được mô hình hồi quy logistic dự đoán tình trạng sâu răng của trẻ thông qua phiếu khảo sát tại địa bàn nghiên cứu.

Tình trạng sâu răng có tương quan nghịch với chiều cao, cân nặng, nhưng có tương quan thuận với tình trạng suy dinh dưỡng thể gầy còm và TC-BP trẻ trong nghiên cứu.


KHUYẾN NGHỊ


Từ kết quả của đề tài, chúng tôi có một số khuyến nghị như sau:


- Áp dụng các phương trình hồi quy tuyến tính để xác định nhanh các chỉ tiêu nhân trắc của trẻ mầm non, đặc biệt tại các khu vực gặp khó khăn trong việc điều tra.

- Áp dụng mô hình dự đoán tình trạng dinh dưỡng và tình trạng sâu răng để có những khuyến cáo thích hợp trong công tác chăm sóc trẻ.

- Nâng cao nhận thức về sự ảnh hưởng của suy dinh dưỡng, thừa cân-béo phì và sâu răng đến sự phát triển cơ thể trẻ đối với các đối tượng chăm sóc trẻ.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Vũ Văn Tâm, Nguyễn Hữu Nhân, Hoàng Quý Tỉnh (2016), “Thực trạng sâu răng và một số yếu tố lien quan đến tình trạng sâu răng của trẻ trường mầm non Sao Mai, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 446, tr.101-109.

2. Vũ Văn Tâm, Đào Thị Trang, Hoàng Quý Tỉnh, Nguyễn Hữu Nhân, Nguyễn Phúc Hưng (2016), “Sử dụng mô hình hồi qui logistic dự đoán tình trạng sâu răng của trẻ trường mầm non Sao Mai, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 446, tr.109-116.

3. Vu Van Tam, Nguyen Huu Nhan, Hoang Quy Tinh, Nguyen Phuc Hung (2016), “The impacts of malnutrition status and relevant factors on preschool children in Cao Ma Po Commune, Quan Ba District, Ha Giang Province”, VNU Journal of Science, vol.32, pp.368-376.

4. Vũ Văn Tâm, Hoàng Quý Tỉnh, Nguyễn Hữu Nhân (2017), “Xác định điểm cắt đo vòng cánh tay trái duỗi để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ mầm non ở xã Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Y dược học Quân sự, số 42, tr.34-38.

5. Vũ Văn Tâm, Nguyễn Hữu Nhân, Hoàng Quý Tỉnh (2017), “Nghiên cứu tình trạng sâu răng của trẻ mầm non 3-6 tuổi thuộc xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp chí Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, số 33, tr.134-139.

6. Vũ Văn Tâm, Nguyễn Hữu Nhân, Hoàng Quý Tỉnh (2019), “Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và sâu răng của trẻ em xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”, Tạp Y học Việt Nam, tập 483, tr.239-247.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022