Chỉ Số Smt Của Trẻ Theo Giới Tính Trong Nghiên Cứu

Bảng 3.42. Tỷ lệ sâu răng theo độ sâu tổn thương


Độ sâu tổn thương

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Sâu răng giai đoạn sớm

ICDAS 1-2

154

4,8%

Sâu răng đã hình thành lỗ sâu

ICDAS 3-4-5-6

3022

95,2%

Tổng

3176

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự phát triển hình thái cơ thể và các yếu tố liên quan của trẻ 2-5 tuổi ở một số khu vực miền Bắc - 15

Nếu phát hiện được sâu răng sớm và kịp thời áp dụng các biện pháp kiểm soát - dự phòng sâu răng, nhằm ngăn chặn sự tiến triển của tổn thương và ngăn chặn sự lan rộng vi khuẩn sang bề mặt khác, mức độ trầm trọng của bệnh sẽ giảm và quá trình điều trị trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.

Để đo lường mức độ của bệnh sâu răng, chúng tôi dùng chỉ số smt (chỉ số smt của từng người có thể ghi từ 0 đến 20). Chỉ số smt của trẻ trong nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 3.43.

Bảng 3.43. Chỉ số smt của trẻ trong nghiên cứu


Địa bàn nghiên cứu

Sâu

răng

Mất

răng

Trám

răng

Chỉ số

smt

p

Cao Mã Pờ

n = 388

656

18

6

1,75


< 0,05

Trung bình

1,69

0,04

0,02

Phường

Phương Lâm

n = 1012

1210

14

64

1,27

Trung bình

1,19

0,01

0,07

Vân Xuân

n = 690

1310

74

40

2,06

Trung bình

1,89

0,11

0,06

Chung (n = 2090)

3176

106

110

1,62


Chỉ số smt chung của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi là 1,62, trong đó chỉ số smt cao nhất tại xã Vân Xuân (smt = 2,06), thấp nhất là tại phường Phương Lâm (smt = 1,27). Chỉ số smt cũng cho thấy rằng, tỷ lệ răng sâu trung bình tại phường Phương Lâm thấp nhất (1,19), đồng thời sự quan tâm của gia đình tới vấn đề sâu răng của trẻ cao nhất thông qua tỷ lệ trám răng của trẻ (64/1012). Còn tỷ lệ trung bình răng được trám lại xã Vân Xuân và xã Cao Mã Pờ thấp hơn, lần lượt là (40/690 và 6/388). Điều này cho thấy, tại những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như phường Phương Lâm thì vấn đề chăm sóc răng miệng của trẻ được phụ huynh quan tâm hơn so với những khu vực có nền kinh tế còn thấp như ở nông thôn

(xã Vân Xuân) và khu vực miền núi (xã Cao Mã Pờ). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, đa số các răng sâu của trẻ hầu như không được điều trị. Tương tự như kết quả nghiên cứu của Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải năm 2001 [66], tỷ lệ sâu răng sữa trẻ 6-8 tuổi có tỷ lệ lớn (85%) nhưng hầu hết không được điều trị (95%). Điều đó chỉ ra một thực tế rằng, sâu răng trẻ em vẫn chưa được cộng đồng quan tâm đúng mức. Đó cũng chính là một lý do góp phần làm cho tình trạng sâu răng trẻ nhỏ trở nên phức tạp và khó điều trị.

Khi phân tích chỉ số smt của trẻ theo giới tính và nhóm tuổi chúng tôi thu được kết quả trong Bảng 3.44 và Bảng 3.45.

Bảng 3.44. Chỉ số smt của trẻ theo giới tính trong nghiên cứu


Giới tính

Sâu răng

Mất răng

Trám

răng

Chỉ số smt

p

Nam

n = 1050

1614

36

66

1,63


< 0,05

Trung bình

1,54

0,03

0,06

Nữ

n = 1040

1562

70

44

1,61

Trung bình

1,5

0,07

0,04

Bảng 3.44 cho thấy, chỉ số smt của trẻ ở cả hai giới trong nghiên cứu của chúng tôi gần tương đương nhau (chỉ số smt của trẻ nam: 1,63; trẻ nữ: 1,61). Tuy nhiên, tỷ lệ mất răng trung bình của nữ cao hơn ở nam (trẻ nữ: 0,07; trẻ nam: 0,03), trong khi đó tỷ lệ trẻ nam được trám răng cao hơn của nữ (trẻ nam: 0,06; trẻ nữ: 0,04) (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05).

Bảng 3.45. Chỉ số smt của trẻ theo tuổi trong nghiên cứu


Tuổi

Sâu răng

Mất răng

Trám răng

Chỉ số smt

2

n = 432

262

0

2

0,61

Trung bình

0,6

0

0,01

3

n = 564

776

12

18

1,43

Trung bình

1,38

0,02

0,03

4

n = 630

1168

28

34

1,95

Trung bình

1,86

0,04

0,05

5

n = 464

970

66

56

2,35

Trung bình

2,09

0,14

0,12

Bảng 3.45 cho thấy, chỉ số smt của trẻ trong nghiên cứu tăng dần theo nhóm tuổi, cao nhất là nhóm 5 tuổi (2,35), thấp nhất là nhóm 2 tuổi (0,61). So sánh chỉ số smt trong nghiên cứu của chúng tôi với một số nghiên cứu khác thu được kết quả như sau:

Bảng 3.46. So sánh chỉ số smt với một số nghiên cứu


Tác giả

Chỉ số smt

2 tuổi

3 tuổi

4 tuổi

5 tuổi

Vũ Văn Tâm (2019)

0,61

1,43

1,95

2,35

Tang J.M. (1997) [163]

-

-

2,36

-

Mahejabeen R. (2006) [127]

-

-

-

2,69

Carino K.M.G.(2003) [91]

-

8,8

9,9

10,1

Hua M. (2013) [113]

-

-

-

3,9

Bảng 3.46 cho thấy, so với một số nghiên cứu trong nước và quốc tế thì chỉ số smt của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi đều thấp hơn ở tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt trong nghiên cứu của Carino K.M.G tại Philipine chỉ số smt ở các nhóm tuổi đều rất cao.

Như vậy, thực trạng sâu răng của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi có một số đặc điểm sau:

- Tỷ lệ sâu răng chung của trẻ trong nghiên cứu thuộc loại trung bình theo phân loại của WHO. Tỷ lệ sâu răng có sự phân hóa theo khu vực, cao nhất tại khu vực nông thôn (xã Vân Xuân), thấp hơn là khu vực nghèo miền núi (xã Cao Mã Pờ), thấp nhất là khu vực thành phố (phường Phương Lâm).

- Mức độ sâu răng cộng đồng (chỉ số smt chung) thấp hơn so với một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới, tỷ lệ trám răng của trẻ còn thấp ở tất cả các nhóm nghiên cứu.

3.2.2. Một số yếu tố liên quan và mô hình hồi quy logistic dự đoán tình trạng sâu răng của trẻ trong nghiên cứu

3.2.2.1. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sâu răng của trẻ trong nghiên cứu

Trình độ

học vấn của bố mẹ

Tuổi

Thời gian

chải răng

Tương tự như các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng, chúng tôi tiến hành khảo sát để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sâu răng của trẻ trong nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng đến tình trạng sâu răng của trẻ như trình độ học vấn của bố mẹ [91], số con trong gia đình [55], thời gian cai sữa mẹ [46], thời gian chải răng [4]. Khảo sát của chúng tôi cũng đưa ra được một số yếu tố có ảnh hưởng đến tình trạng sâu răng của trẻ mầm non trong nghiên cứu (Hình 3.11)


Số con

Thời gian

cai sữa mẹ

Tình trạng sâu răng

Hình 3.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sâu răng của trẻ trong nghiên cứu

Mối liên quan giữa tuổi của trẻ và tình trạng sâu răng

Bộ răng sữa của nhóm trẻ 2 tuổi đã bắt đầu hoàn thiện, đến giai đoạn 5 tuổi thì bộ răng sữa lại chuẩn bị được thay thế bằng bộ răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, tỷ lệ sâu răng của trẻ cũng có sự thay đổi rò rệt theo từng nhóm tuổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sâu răng của trẻ tăng dần từ nhóm 2-3 tuổi đến nhóm 4-5 tuổi. Mối liên hệ giữa tuổi và tình trạng sâu răng của trẻ trong nghiên cứu này được thể hiện trong Bảng 3.47 .

Bảng 3.47. Mối liên quan giữa tuổi và tình trạng sâu răng


Tuổi

Tình trạng sâu răng

Sâu răng

Không sâu răng

Nhóm 2-3 tuổi

744

350

Nhóm 4-5 tuổi

428

568

OR

(95%CI)

2,82

(2,35-3,39)

Bảng 3.47 cho thấy, khả năng mắc bệnh sâu răng của trẻ trong các nhóm 4-5 tuổi cao gấp 2,82 lần so với tỷ lệ sâu răng trong nhóm 2-3 tuổi. Lý giải cho điều này là do trong giai đoạn 2-3 tuổi răng của trẻ mới bắt đầu hoàn thiện, thời gian tiếp xúc của răng với thức ăn còn ít nên tỷ lệ sâu răng thấp, đến giai đoạn 4-5 tuổi thì bộ răng sữa đã hoàn thiện đầy đủ cùng với thói quen sinh hoạt, việc chăm sóc răng miệng thường do trẻ tự làm nên kỹ thuật chưa tốt, dẫn đến thức ăn dư thừa còn mắc lại trên răng gây ra sâu răng. Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ nhóm 4-5 tuổi bị sâu răng ở các gia đình đông con (từ 3 con trở lên) và mức độ sử dụng thực phẩm ăn nhanh nhiều hơn nhóm trẻ 2-3 tuổi.

Mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ và tình trạng sâu răng

Trình độ học vấn không những ảnh hưởng đến nghề nghiệp của bố mẹ mà nó còn liên quan đến vấn đề tìm hiểu các kiến thức trong việc chăm sóc con trẻ, trong đó có vấn đề chăm sóc răng miệng cho trẻ. Với những gia đình mà bố mẹ có trình độ học vấn cao, có điều kiện tìm hiểu và hướng dẫn trẻ cách chăm sóc răng miệng thì sẽ làm giảm tình trạng sâu răng của trẻ.

Bảng 3.48. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố mẹ và tình trạng sâu răng

Trình độ học vấn của bố mẹ

Tình trạng sâu răng

Sâu răng

Không sâu răng

Dưới trung học phổ thông

426

258

Trên trung học phổ thông

746

666

OR

(95%CI)

1,51

(1,25-1,83)

Những trẻ có bố mẹ trình độ học vấn dưới trung học phổ thông thì nguy cơ mắc sâu răng cao gấp 1,51 lần những trẻ có bố mẹ học trên trung học phổ thông. Carino và cộng sự điều tra về tình trạng sâu răng sớm năm 2003 tại phía bắc Philippine ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi, kết luận phần lớn trẻ có thực hành chải răng, nhưng hầu hết không có sự giám sát của ba mẹ [91]. Việc chải răng được tập cho trẻ làm quen ở độ tuổi trung bình là 2 tuổi. Sự gia tăng về mức độ sâu răng đáng lưu ý ở những trẻ bắt đầu tập chải răng muộn, và ăn thường xuyên những đồ ăn/ bữa ăn nhẹ.

Hiện nay, đa số trẻ lứa tuổi mẫu giáo đã được cung cấp kiến thức về việc chăm sóc răng miệng, tuy nhiên những kiến thức đó chưa chắc được trẻ áp dụng đúng cách hoặc thực hành tốt. Mặc dù bố mẹ có ý thức về việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, nhưng lại chưa có cách truyền đạt thích hợp để trẻ yêu thích hoạt động này hoặc trẻ thực hiện một cách gượng ép. Tâm lý của trẻ nhỏ chưa tiếp nhận những kiến thức quá mô phạm dành cho người lớn, cũng như chưa quen với việc vệ sinh cá nhân nên việc tự chăm sóc răng miệng thường thực hiện không đúng cách. Vì vậy, vai trò của gia đình và các thầy cô là rất quan trọng, đặc biệt là mẹ của trẻ phải là người thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn, tạo hứng thú để trẻ tự thực hành chăm sóc răng miệng đúng cách [152].

Mối liên quan giữa số con trong gia đình và tình trạng sâu răng

Gia đình đông con vừa là một gánh nặng về kinh tế vừa gây khó khăn trong việc chăm sóc con, đặc biệt là ở những khu vực miền núi khi nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, những gia đình đông con có tỷ lệ trẻ SDD rất cao, đồng thời tình trạng sâu răng của trẻ trong những gia đình này cũng tăng lên.

Bảng 3.49. Mối liên quan giữa số con trong gia đình và tình trạng sâu răng



Số con trong gia đình

Tình trạng sâu răng

Sâu răng

Không sâu răng

Từ 3 con trở lên

256

162

Có 1 hoặc 2 con

916

756

OR

(95%CI)

1,3

(1,04-1,63)

Bảng 3.49 cho thấy, những trẻ trong gia đình có từ 3 con trở lên có nguy cơ mắc bệnh sâu răng cao gấp 1,3 lần những trẻ trong gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con. Kết quả nghiên cứu của Trần Tấn Tài (2016) cũng tương tự nghiên cứu của chúng tôi, đó là những gia đình có trên 2 con có tình trạng sâu răng cao gấp 2,54 lần những gia đình có ít hơn 2 con [55]. Những gia đình đông con, bố mẹ thường ít quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng của trẻ, đặc biệt là việc chải răng và kỹ thuật chải răng làm cho thức ăn thừa bám lại trên răng, lâu ngày vi khuẩn tấn công gây sâu răng.

Mối liên quan giữa thời gian cai sữa mẹ và tình trạng sâu răng

Nuôi con bằng sữa mẹ là cung cấp một khởi đầu tốt nhất cho trẻ, đảm bảo cho sự phát triển đầy đủ cả về thể chất và tinh thần, đồng thời hạn chế được nhiều bệnh cho trẻ, trong đó có bệnh sâu răng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, những trẻ cai sữa mẹ sớm (trước 6 tháng) có nguy cơ mắc bệnh sâu răng cao gấp 1,37 lần những trẻ cai sữa mẹ trên 6 tháng (Bảng 3.50).

Bảng 3.50. Mối liên quan giữa thời gian cai sữa mẹ và tình trạng sâu răng


Thời gian

cai sữa mẹ

Tình trạng sâu răng

Sâu răng

Không sâu răng

Trước 6 tháng

190

114

Trên 6 tháng

982

806

OR

(95%CI)

1,37

(1,06-1,77)

Sữa mẹ là thức ăn hoàn thiện nhất cho trẻ từ lúc mới sinh ra, sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ hấp thu và có chứa nhiều kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm khuẩn. Những trẻ cai sữa trước 6 tháng tuổi phải sử dụng sữa hoặc các thực phẩm khác bên ngoài từ sớm thì rất dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp [46]. Đặc biệt khi trẻ đã mọc răng thường xuyên sử dụng thực phẩm bên ngoài nhưng việc chăm sóc răng miệng không tốt rất dễ dẫn đến sâu răng.

Mối liên quan giữa thời gian chải răng và tình trạng sâu răng

Chải răng là biện pháp chăm sóc răng miệng hiệu quả, giúp trẻ làm sạch răng, hạn chế được tình trạng sâu răng. Nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng và

cộng sự (2011) về các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của trẻ em Việt Nam cho thấy số trẻ chải răng ngày 3 lần chỉ chiếm 5,5% và có 68,2% trẻ có nguy cơ sâu răng cao, đa số trẻ chải răng vẫn chưa đủ thời gian để làm sạch hai hàm răng, thói quen ăn vặt của trẻ chiếm tỷ lệ cao [4]. C.Stecks n-Blicks, L. Gustafsson (1986), đã nghiên cứu đánh giá hiệu quả của việc vệ sinh răng miệng và việc sử dụng của fluor đối với sâu răng ở trẻ em. Ở trẻ 8-13 tuổi, tần suất sâu răng thấp ở trẻ đánh răng hằng ngày và sử dụng kem đánh răng chứa fluor hoặc súc miệng với NaF [160].

Bảng 3.51. Mối liên quan giữa thời gian chải răng và tình trạng sâu răng


Thời gian chải răng

Tình trạng sâu răng

Sâu răng

Không sâu răng

Dưới 3 phút

1054

782

Trên 3 phút

118

136

OR

(95%CI)

1,55

(1,18-2,04)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 8,8% trẻ không đánh răng sau khi ăn và chỉ có 12,2% trẻ đánh răng trên 3 phút trong một lần đánh răng nên tỷ lệ sâu răng còn cao. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những trẻ có thời gian chải răng dưới 3 phút có nguy cơ sâu răng cao gấp 1,55 lần những trẻ có thời gian đánh răng trên 3 phút, tương tự kết quả nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng [4]. Thời gian chải răng lâu giúp trẻ loại bỏ hoàn toàn thức ăn dư thừa, giảm tỷ lệ răng bị vi khuẩn phá hủy. Đồng thời kỹ thuật chải răng cũng là một yếu tố quan trọng để làm sạch bộ răng của

trẻ, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ cách chải răng theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ nên cầm bàn chải nghiêng 450 trong rãnh giữa răng và nướu đối với răng hàm, xoay tròn đối với răng cửa.

3.2.2.2. Mô hình hồi quy đa biến logistic dự đoán tình trạng sâu răng của trẻ trong nghiên cứu

Tương tự như phân tích hồi quy đa biến logistic dự đoán tình trạng dinh dưỡng, chúng tôi phân tích các dữ liệu trong khảo sát để dự đoán tình trạng sâu răng của trẻ trong nghiên cứu.

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí