Bảng 3.19. Tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi theo giới trong nghiên cứu
Tuổi | Tình trạng suy dinh dưỡng | ||||||
Nam | Nữ | p | Chung | ||||
n | % | n | % | ||||
Xã Cao Mã Pờ | 2 | 28 | 60,1 | 36 | 90 | < 0,05 | 74,4% |
3 | 50 | 100 | 36 | 94,7 | - | 97,7% | |
4 | 34 | 65,4 | 38 | 90,5 | < 0,05 | 76,6% | |
5 | 38 | 61,3 | 38 | 65,5 | > 0,05 | 63,3% | |
Phường Phương Lâm | 2 | 36 | 23,1 | 50 | 35,7 | < 0,05 | 29,1% |
3 | 12 | 10,7 | 18 | 11,5 | > 0,05 | 11,2% | |
4 | 22 | 13,6 | 22 | 12,9 | > 0,05 | 13,3% | |
5 | 2 | 3,7 | 2 | 3,2 | > 0,05 | 3,4% | |
Xã Vân Xuân | 2 | 6 | 27,3 | 8 | 28,6 | > 0,05 | 28% |
3 | 22 | 19,6 | 38 | 39,6 | < 0,05 | 28,8% | |
4 | 8 | 7,3 | 16 | 17 | < 0,05 | 11,8% | |
5 | 6 | 5,3 | 22 | 18,9 | < 0,05 | 12,3% |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Chỉ Tiêu Nhân Trắc, Thực Trạng Dinh Dưỡng Và Các Yếu Tố Liên Quan Của Trẻ Trong Nghiên Cứu
- Cân Nặng Trung Bình (Kg) Của Trẻ Theo Khu Vực Nghiên Cứu
- Vòng Ngực Bình Thường Trung Bình (Cm) Của Trẻ Theo Tuổi Và Giới Tính
- Tình Trạng Dinh Dưỡng Bmi/tuổi Của Trẻ Theo Tuổi Và Giới Tính
- Các Yếu Tố Liên Quan Đến Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Trẻ Trong Nghiên Cứu
- Mối Liên Quan Giữa Sở Thích Ăn Thực Phẩm Chế Biến Sẵn Với Tình Trạng Dinh Dưỡng
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Bảng 3.19 cho thấy, tại xã Cao Mã Pờ, tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi ở tất cả các nhóm tuổi đều cao, trong đó nhóm 3 tuổi có tỷ lệ SDD thể thấp còi là lớn nhất chiếm 97,7% (đặc biệt là nhóm trẻ nam 3 tuổi có tỷ lệ SDD là 100%). Tại phường Phương Lâm, nhóm 2 tuổi có tỷ lệ SDD thể thấp còi là lớn nhất chiếm 29,1% (trong đó trẻ nam: 23,1%; trẻ nữ: 35,7%), riêng nhóm trẻ 5 tuổi tỷ lệ thấp còi (3,4%) đã giảm nhiều ở cả hai giới (nam: 3,7%; nữ: 3,2%). Tỷ lệ SDD thể thấp còi cao nhất tại xã Vân Xuân cũng là nhóm 3 tuổi (28,8%) và thấp nhất là nhóm 4 tuổi (11,8%). Từ đó cho thấy rằng, trong những khu vực nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ SDD thể thấp còi ở nhóm 2 tuổi, 3 tuổi chiếm tỷ lệ lớn hơn nhóm 4 tuổi, 5 tuổi. Nó cũng thể hiện một phần chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ giai đoạn còn nhỏ.
So sánh tỷ lệ SDD thể thấp còi của trẻ theo từng khu vực với toàn tỉnh năm 2015 ở mỗi khu vực nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả trong Hình 3.4.
%
90
82,6
80
70
60
50
40
30
35,1
Vũ Văn Tâm (2020)
Toà n tỉnh 2015
25,4
21,2
23,7
20
17,9
10
0
Hà Giang
Hòa Bình
Vĩnh Phúc
Tỉnh
Hình 3.4. So sánh tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi
Theo số liệu thống kê của Viện dinh dưỡng, từ năm 1999 đến năm 2015, tỷ lệ SDD thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi trong cả nước giảm từ 38,7% xuống còn 24,6% [76]. Như vậy, tại phường Phương Lâm và xã Vân Xuân, tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi đã giảm đáng kể nhưng trẻ thuộc xã Cao Mã Pờ tỷ lệ thấp còi vẫn cao gấp 3,4 lần so với cả nước năm 2015.
Tình trạng SDD thể thấp còi của mỗi địa bàn nghiên cứu đã phản ảnh tương đối về mức độ phát triển kinh tế - xã hội và chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của mỗi vùng. Xã Cao Mã Pờ là xã vùng biên giới giáp ranh với Trung Quốc, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, chủ yếu người dân sống bằng nghề nông nghiệp, thu nhập không ổn định. Theo khảo sát của chúng tôi tại xã Cao Mã Pờ năm 2016, tỷ lệ hộ nông dân tại xã chiếm 93,3%, với trình độ học vấn của phụ huynh dưới tiểu học là 38,2% (trong đó có 9,3% mù chữ), đây là hai vấn đề rất quan trọng liên quan đến việc thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Ngoài ra, tỷ lệ hộ nghèo và thiếu ăn của khu vực cũng rất lớn (34%), nên việc quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ còn hạn chế. Với đặc điểm kinh tế - xã hội như vậy nên tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD thể thấp còi ở xã Cao Mã Pờ cao gấp 2,35 lần toàn tỉnh Hà Giang năm 2015 (xã Cao Mã Pờ: 82,6%; Hà Giang năm 2015: 35,1%). So
với huyện miền núi Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam trong nghiên cứu của Đinh Đạo (2009) [6], một số xã miền núi tỉnh Bắc Kạn năm 2006 trong nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa và cộng sự [20], huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa trong nghiên cứu của Lê Phán năm 2008 [52] thì tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD thể thấp thấp còi trong nghiên cứu của chúng tôi còn cao hơn nhiều (Bắc Trà My: 62,8%, một số xã miền núi tỉnh Bắc Kạn: 52,2%, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa: 53,6% so với xã Cao Mã Pờ: 82,6%).
Tuy nhiên, hai khu vực còn lại trong nghiên cứu của chúng tôi thì đã có sự thay đổi tích cực. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD thể thấp còi đã giảm so với toàn tỉnh và cả nước. Đặc biệt là phường Phương Lâm, đây là khu vực phát triển kinh tế mạnh nhất của tỉnh Hòa Bình (tỷ lệ gia đình giàu có, khá giả, đủ ăn chiếm 98,4%) nên tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi đã giảm đáng kể (thấp hơn 7,5% so với toàn tỉnh Hòa Bình năm 2015). So với tỷ lệ thấp còi của vùng cao nguyên phía Bắc [76] thì tỷ lệ thấp còi của phường Phương Lâm đã thấp hơn nhiều (phường Phương Lâm: 17,9%; vùng cao nguyên phía Bắc: 30,3%), nhưng so với tỷ lệ thấp còi của khu vực thành thị thì tỷ lệ thấp còi của trẻ mầm non phường Phương Lâm trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn (tỷ lệ thấp còi khu vực thành thị: 12,1%). Xã Vân Xuân, tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi thấp hơn so với toàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 (23,7%) và cũng thấp hơn so với tỷ lệ chung của khu vực nông thôn năm 2015 (21,8%) [76]
Thực trạng dinh dưỡng cân nặng/tuổi
Chỉ số cân nặng/tuổi được sử dụng để theo dòi quá trình tăng trưởng của trẻ em. Với những trẻ lớn tuổi (trên 10 tuổi) thì cân nặng/tuổi không phải là chỉ số đánh giá phù hợp vì 2 lý do: 1) Chỉ số này không thể giúp phân biệt được giữa chiều cao đứng và khối lượng cơ thể trong giai đoạn nhiều trẻ đang trải qua đỉnh tăng trưởng của dậy thì; 2) Dễ dẫn tới việc đánh giá nhầm trẻ bị quá cân (cân nặng/tuổi cao hơn bình thường) trong khi thực tế đứa trẻ đó chỉ đơn thuần là cao. Đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi là trẻ mầm non 2-5 tuổi nên chỉ số cân nặng/tuổi rất phù hợp cho việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Tình trạng dinh dưỡng cân nặng/tuổi của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi được thể hiện trong Bảng 3.20.
Bảng 3.20. Tình trạng dinh dưỡng cân nặng/tuổi của trẻ trong nghiên cứu
Giới tính | Tỷ lệ chung (%) | p (1)-(2) | ||||||||
Nam | Nữ | |||||||||
Nhẹ cân (1) | Bình thường | Nhẹ cân (2) | Bình thường | |||||||
n | % | n | % | n | % | n | % | |||
2 | 22 | 9,8 | 202 | 90,2 | 34 | 16,3 | 174 | 83,7 | 13 | < 0,05 |
3 | 12 | 4,4 | 262 | 95,6 | 34 | 11,7 | 256 | 88,3 | 8,2 | < 0,05 |
4 | 20 | 6,2 | 304 | 93,8 | 34 | 11,1 | 272 | 88,9 | 8,6 | < 0,05 |
5 | 14 | 6,2 | 214 | 93,9 | 56 | 23,7 | 180 | 76,3 | 15,1 | < 0,05 |
Tổng | 68 | 6,5 | 982 | 93,5 | 158 | 15,2 | 882 | 84,8 | 10,8 | < 0,05 |
Bảng 3.20 cho thấy, tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 10,8%. Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân lớn nhất ở nhóm 5 tuổi (15,1%) và thấp nhất ở nhóm 3 tuổi (8,2%). Tỷ lệ SDD của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi (10,8%) thấp hơn so với tỷ lệ trẻ nhẹ cân trong cả nước năm 2015 (14,1%) [76], thấp hơn so với tỷ lệ trẻ nhẹ cân trên toàn cầu năm 2012 (15,7%) [158], cũng như thấp hơn so với tỷ lệ trẻ nhẹ cân ở châu năm 2011 (19,3%), đặc biệt là Nam Á (33,2%) [168]. Điều này cho thấy, tình trạng SDD thể nhẹ cân của trẻ trong nghiên cứu đã có sự cải thiện tích cực hơn so với tình trạng SDD thể thấp còi.
Tỷ lệ SDD nhẹ cân cao nhất là nhóm 5 tuổi ở trẻ nữ (23,7%) và nhóm 2 tuổi ở trẻ nam (9,8%), tỷ lệ SDD nhẹ cân thấp nhất là nhóm 4 tuổi ở trẻ nữ (11,1%) và nhóm 3 tuổi ở trẻ nam (4,4%), có sự chênh lệch tương đối lớn về tỷ lệ SDD giữa hai giới và trong từng nhóm tuổi. Theo phân loại của WHO, có 4 mức độ nhẹ cân là mức độ thấp (tỷ lệ nhẹ cân < 10%), trung bình (tỷ lệ nhẹ cân từ 10 - 19%), cao (tỷ lệ nhẹ cân từ 20 - 29%) và rất cao (tỷ lệ nhẹ cân ≥ 30%) [176] thì tỷ lệ nhẹ cân chung của trẻ em trong nghiên cứu của chúng tôi ở mức trung bình (10,8%) (tỷ lệ nhẹ cân ở trẻ nam ở mức thấp: 6,5%, tỷ lệ nhẹ cân ở trẻ nữ ở mức trung bình: 15,2%). Tình trạng SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu theo từng địa bàn có sự khác nhau rò rệt, thể hiện rò sự phát triển của từng vùng trong nghiên cứu. Sự khác biệt về tỷ lệ SDD thể nhẹ cân trong mỗi khu vực trong nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 3.21.
Bảng 3.21. Tình trạng dinh dưỡng cân nặng/tuổi theo địa bàn nghiên cứu
Tình trạng dinh dưỡng | |||||
Nhẹ cân | Bình thường | ||||
n | % | p | n | % | |
Xã Cao Mã Pờ | 96 | 24,7 | < 0,05 | 292 | 75,3 |
Phường Phương Lâm | 68 | 6,7 | 944 | 93,3 | |
Xã Vân Xuân | 62 | 9,0 | 628 | 91,0 | |
Chung | 226 | 10,8 | 1864 | 89,2 |
Bảng 3.21 cho thấy, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ mầm non cao nhất là xã Cao Mã Pờ (24,7%), thấp nhất là phường Phương Lâm (6,7%). Theo phân loại của WHO, tỷ lệ SDD nhẹ cân của trẻ mầm non xã Cao Mã Pờ xếp loại cao (24,7%), tỷ lệ SDD nhẹ cân củatrẻ mầm non phường Phương Lâm và xã Vân Xuân thuộc loại thấp (6,7% và 9%). Theo khảo sát của chúng tôi, tại xã Cao Mã Pờ có 34% hộ nghèo và thiếu ăn nên tình trạng SDD thể nhẹ cân cũng rất lớn.Tình trạng SDD thể thấp còi và thể nhẹ cân đều phản ánh đúng thực trạng sự phát triển về mặt KT-XH, sự quan tâm chăm sóc cho trẻ trong mỗi khu vực nghiên cứu. Đánh giá tình trạng SDD thể nhẹ cân của trẻ mầm non các dân tộc trong nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ SDD của trẻ mầm non dân tộc Mông, Dao ở mức cao (29,5 % và 26,8%), dân tộc Hán ở mức trung bình (19,1%) và dân tộc Kinh, Mường ở mức thấp (8,2% và 6,2%).
Phân tích chi tiết tình trạng SDD thể nhẹ cân trong từng khu vực trong nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả trong Bảng 3.22.
Bảng 3.22. Tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo giới tính trong nghiên cứu
Tuổi | Tình trạng suy dinh dưỡng | Trung bình (%) | |||||
Nam | Nữ | p | |||||
n | % | n | % | ||||
Xã Cao Mã Pờ | 2 | 12 | 26,1 | 18 | 45 | > 0,05 | 34,9 |
3 | 4 | 8 | 14 | 36,8 | > 0,05 | 20,5 | |
4 | 4 | 7,7 | 10 | 23,8 | > 0,05 | 14,9 | |
5 | 12 | 19,4 | 22 | 37,9 | > 0,05 | 28,3 | |
Phường Phương Lâm | 2 | 10 | 6,4 | 14 | 10 | > 0,05 | 8,1 |
3 | 2 | 1,8 | 8 | 5,1 | > 0,05 | 3,7 | |
4 | 8 | 4,9 | 22 | 12,9 | < 0,05 | 9 | |
5 | 0 | 0 | 4 | 6,5 | - | 3,4 | |
Xã Vân Xuân | 2 | 0 | 0 | 2 | 7,1 | - | 4 |
3 | 6 | 5,4 | 12 | 12,5 | > 0,05 | 8,7 | |
4 | 8 | 7,3 | 2 | 2,1 | > 0,05 | 4,9 | |
5 | 2 | 1,8 | 30 | 25,9 | < 0,05 | 14 |
Bảng 3.22 cho thấy, tại các địa bàn nghiên cứu, hầu hết ở tất cả các nhóm tuổi tỷ lệ nhẹ cân của nữ cao hơn của nam (trừ nhóm 5 tuổi thuộc xã Vân Xuân tỷ lệ nhẹ cân của nam cao hơn của nữ). Tỷ lệ nhẹ cân cao thể hiện rò trong tất cả các nhóm tuổi ở cả hai giới của trẻ mầm non tại xã Cao Mã Pờ. Nghiên cứu của Nguyễn Công Khẩn và cộng sự năm 2007, cũng cho thấy tình trạng SDD của trẻ em có xu hướng giảm, mức giảm nhanh nhất ở thành thị, đến nông thôn và chậm nhất là ở miền núi [33].
So sánh tỷ lệ nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi với toàn tỉnh năm 2015 trong mỗi địa bàn nghiên cứu chúng tôi được kết quả trong Hình 3.5.
25 %
23,1
22,8
20
17,5
15
14,3
10
Vũ Văn Tâm (2020)
Toàn tỉnh 2015
7,1
6,5
5
0
Hà Giang
Hòa Bình
Vĩnh Phúc
Tỉnh
Hình 3.5. So sánh tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi
Từ năm 1999 đến năm 2015, tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi trong cả nước giảm từ 36,7% xuống còn 14,1% [76]. So với tỷ lệ trẻ nhẹ cân dưới 5 tuổi của cả nước năm 2015 thì tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân tại phường Phương Lâm và xã Vân Xuân thấp hơn, riêng xã Cao Mã Pờ tỷ lệ này vẫn cao gấp 1,63 lần. Tình trạng nhẹ cân của trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi tại phường Phương Lâm và xã Vân Xuân so với toàn tỉnh năm 2015 đều thấp hơn đáng kể, tại xã Cao Mã Pờ tình trạng nhẹ cân của trẻ vẫn cao hơn toàn tỉnh Hà Giang năm 2015. Tỷ lệ nhẹ cân của trẻ thuộc phường Phương Lâm và xã Vân Xuân thấp hơn toàn tỉnh tương ứng là 10,4% và 7,8%, tức là tỷ lệ nhẹ cân của trẻ mầm non phường Phương Lâm giảm nhanh hơn so với xã Vân Xuân. Tỷ lệ nhẹ cân của trẻ thuộc xã Cao Mã Pờ còn tương đối cao, tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn 0,3% so với toàn tỉnh Hà Giang năm 2015. Sự chênh lệch này cho thấy rằng, phường Phương Lâm và xã Vân Xuân đã có sự thay đổi không chỉ về KT-XH, mà các gia đình đã có sự quan tâm, chăm sóc tốt hơn đối với trẻ mầm non, đã cải thiện được tình trạng dinh dưỡng đáng kể cho trẻ, bên cạnh đó tỷ lệ SDD cao của trẻ mầm non xã Cao Mã Pờ cũng cho thấy đây là một khu vực khó khăn, chế độ dinh dưỡng và mức độ quan tâm chăm sóc trẻ còn kém. Bên cạnh sự khác biệt về các điều kiện kinh tế, xã hội; một số đồng bào
dân tộc thiểu số vẫn còn những tập tục lạc hậu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trẻ em như lao động nặng và kiêng khem ăn uống khi mang thai [6].
Trong chương trình quốc gia phòng chống SDD trẻ em đã tác động hiệu quả lên nhiều vùng miền trong cả nước, tỷ lệ nhẹ cân giảm liên tục từ 58,5% năm 1985 [1], xuống còn 14,1% năm 2015 [76], nhưng sự tác động đó còn hạn chế đối với vùng miền núi, các đồng bào dân tộc thiểu số. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Phán năm 2008, khảo sát trên đối tượng là trẻ em dân tộc thiểu số huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa thì tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 57,8% [52], cũng như nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn tại vùng đồng bào dân tộc Sán Chay tỉnh Thái Nguyên năm 2008 là 41,6% [68] đều cao hơn nhiều so với kết quả của chúng tôi. Chứng tỏ rằng tỷ lệ SDD của trẻ em hiện nay ở nước ta khác nhau ở các vùng miền cũng như cần đặc biệt chú ý tới vùng miền núi cao, nơi các dân tộc thiểu số sinh sống.
Thực trạng dinh dưỡng BMI/tuổi
Tình trạng dinh dưỡng BMI/tuổi phản ánh các thể trạng gầy còm, bình thường, có nguy cơ thừa cân, thừa cân-béo phì của trẻ mầm non. Chỉ số BMI/tuổi chỉ ra được gánh nặng kép về tình trạng dinh dưỡng ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tình trạng dinh dưỡng BMI/tuổi của trẻ trong nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 3.23.
Bảng 3.23. Tình trạng dinh dưỡng BMI/tuổi của trẻ trong nghiên cứu
Tình trạng dinh dưỡng nhóm dưới 5 tuổi | ||||||||||
Gầy còm | Bình thường | Có nguy cơ thừa cân | Thừa cân | Béo phì | ||||||
n | % | n | % | n | % | n | % | n | % | |
2 | 8 | 1,9 | 284 | 65,7 | 84 | 19,4 | 48 | 11,1 | 8 | 1,9 |
3 | 14 | 2,5 | 406 | 72,0 | 106 | 18,8 | 24 | 4,3 | 14 | 2,5 |
4 | 8 | 1,3 | 464 | 73,7 | 102 | 16,2 | 44 | 7,0 | 12 | 1,9 |
Tình trạng dinh dưỡng nhóm 5 tuổi | ||||||||||
Gầy còm | Bình thường | Thừa cân | Béo phì | Béo phì nặng | ||||||
5 | 22 | 4,7 | 356 | 76,7 | 52 | 11,2 | 22 | 4,7 | 12 | 2,6 |