Đánh Giá Mức Độ Phù Hợp Của Mô Hình Nghiên Cứu

HAILONG = 0,321*DAPUNG + 0,211*TINCAY + 0,214*CAMTHONG +

0,316*NANGLUC + ei

Dựa vào mô hình hồi quy tuyến tính trên, ta xác định có 4 nhân tố đó là “Tính đáp ứng”, “Độ tin cậy”, “Sự cảm thông”, “Năng lực phục vụ” ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ du lịch của Công ty TNHH Nhi Na.

Ý nghĩa của các hệ số beta được giải thích như sau:

+ Hệ số β2 = 0,321 nghĩa là khi biến “Tính đáp ứng” thay đổi 1 đơn vị trong khi các biến khác không đổi thì “Sự hài lòng của KH” biến động cùng chiều 0,321 đơn vị.


+ Hệ số β3 = 0,211 nghĩa là khi biến “Độ tin cậy” thay đổi 1 đơn vị trong khi các biến khác không đổi thì “Sự hài lòng của KH” biến động cùng chiều 0,211 đơn vị.

+ Hệ số β4 = 0,214 nghĩa là khi biến “Sự cảm thông” thay đổi 1 đơn vị trong khi các biến khác không đổi thì “Sự hài lòng của KH” biến động cùng chiều 0,214 đơn vị.

+ Hệ số β5 = 0,316 nghĩa là khi biến “Năng lực phục vụ” thay đổi 1 đơn vị trong khi các biến khác không đổi thì “Sự hài lòng của KH” biến động cùng chiều 0,316 đơn vị.

Theo đó, các biến độc lập này đều ảnh hưởng thuận chiều đến biến phụ thuộc “Sự hài lòng của KH” cho nên sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ du lịch của Công ty TNHH Nhi Na sẽ được nâng cao khi những nhân tố ảnh hưởng này tăng lên. Bên cạnh đó, yếu tố Tính đáp ứng có hệ số Beta lớn nhất (β = 0,321) cho nên yếu tố này có ảnh hưởng lớn nhất đến biến phụ thuộc “Sự hài lòng của khách hàng”.

 

2.2.5.4. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu

2.2.5.4. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.19. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình bằng phương pháp Enter


Model

R

R Square

Adjusted R Square

Std. Error of the

Estimate

1

0,759

0,577

0,558

0,344

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ xe du lịch của Công ty TNHH Nhi Na - 13

(Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra)

Dựa vào bảng kết quả trên, ta thấy R Square = 0,577 < R = 0,759 nên mô hình này phù hợp và an toàn vì nó chỉ cho biết rằng mô hình xây dựng là hợp lý để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng mà không làm cho mức độ phù hợp của mô hình này quá lớn.

Bên cạnh đó, mô hình 4 biến độc lập có giá trị R Square hiệu chỉnh = 0,558 nghĩa là mức độ phù hợp của mô hình là 55,8%. Hay nói cách khác 55,8% độ biến thiên của biến phụ thuộc “Sự hài lòng của KH” được giải thích bởi 4 yếu tố “Độ tin cậy”, “Sự cảm thông”, “Năng lực phục vụ”, ”Tính đáp ứng”. Giá trị R Square = 0,577 cũng khá cao (> 0,5) nên mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc gần như là chặt chẽ.


2.2.6 Dò tìm các vi phạm kiểm định

 

2.2.6.1 Xem xét tự tương quan2.2.6.2 Xem xét đa cộng tuyến

2.2.6.1 Xem xét tự tương quan

Bảng 2.20. Kiểm tra tính độc lập của sai số


Model

R

R Square

Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

Durbin - Watson

1

0,759

0,577

0,558

0,344

1,669

((Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra)

Đại lượng Durbin - Watson được dùng để kiểm định mối tương quan của các sai số kề nhau. Dựa vào kết quả phân tích hồi quy tuyến tính, giá trị Durbin - Watson = 1,669 thuộc khoảng từ 1 đến 3 nên thỏa mãn điều kiện hồi quy. Vậy có thể kết luận được rằng mô hình của đề tài nghiên cứu không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

2.2.6.2 Xem xét đa cộng tuyến

Mô hình hồi quy tuyến tính vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến khi có giá trị hệ số phóng đại phương sai (VIF – Variance Inflation Factor) lớn hơn hoặc bằng 10.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.21. Kiểm tra đa cộng tuyến


Chỉ tiêu

VIF

PHUONGTIEN

2,071

DAPUNG

1,571

TINCAY

1,539

CAMTHONG

1,604

NANGLUC

1,817

(Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra) Từ kết quả phân tích hồi quy tuyến tính trên, ta có thể thấy rằng hệ số phóng đại phương sai của mô hình nhỏ và có giá trị trên dưới giá trị 2 nên có thể khẳng định rằng mô hình của đề tài nghiên cứu không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến (Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hướng dẫn SPSS trong nghiên cứu kinh doanh,

NXB Thống kê, 2005).


2.2.7. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của Công ty TNHH Nhi Na

Sau khi tạo bảng hỏi và khảo sát khách hàng, tiến hành phân tích bảng hỏi để có thể biết được đánh giá của khách hàng đối với các nhân tố về chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ xe du lịch của Công ty TNHH Nhi Na.

Bảng hỏi nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ từ 1 đến 5, tương ứng

với các ý kiến như sau:


Rất không đồng ý

Không đồng ý

Trung lập

Đồng ý

Rất đồng ý

1

2

3

4

5


 

2.2.7.1. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm nhân tố Độ tin cậy
Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2024