Phạm Tội Thuộc Một Trong Các Trường Hợp Sau Đây, Thì Bị Phạt Tiền Từ Bốn Trăm Triệu Đồng Đến Một Tỷ Đồng Hoặc Phạt Tù Từ Sáu Tháng Đến Ba

bao gồm: Tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131); Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN (điều 170); Tội xâm phạm quyền SHCN (Điều 171).

So sánh với quy định các tội xâm phạm SHTT trong BLHS năm 1985 cho thấy rõ sự tiến bộ của BLHS năm 1999. Việc mô tả các dấu hiệu pháp lý đã cụ thể hơn.10 Sự chi tiết hóa trong mô tả dấu hiệu pháp lý của tội phạm thể hiện trước hết ở hành vi khách quan của tội phạm. Điều 126 BLHS năm 1985 chỉ quy định hành vi khách quan là hành vi “chiếm đoạt hoặc có hành vi khác xâm phạm quyền tác giả‖thì Điều 131 BLHS năm 1999 đã liệt kê những hành vi này cụ thể hơn: chiếm đoạt, mạo danh tác giả…, sửa đổi bất hợp pháp nội dung của tác phẩm…, công bố

hoặc phổ biến bất hợp pháp tác phẩm… CTTP cơ bản cũng bổ sung thêm dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính … hoặc đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”, giúp phân định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm trong lĩnh vực vi phạm bản quyền.

Không chỉ đối với hành vi xâm phạm SHCN, đường lối xử lý tội các tội xâm phạm SHTT nói chung cũng đã có sự thay đổi theo hướng phân hóa và nghiêm khắc hơn, chẳng hạn: Tội xâm phạm quyền tác giả quy định một khung hình phạt duy nhất “phạt cảnh cáo, phạt tiền đến một trăm nghìn đồng (100.000 đồng), cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm” tại Điều 126 BLHS năm 1985 nhưng Điều 131 BLHS năm 1999 đã quy định thành hai khung hình phạt chính bao gồm khung hình phạt cơ bản tại khoản 1 (phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm), khung hình phạt tăng nặng tại khoản 2 (phạt tù từ sáu tháng đến ba năm); và một



10 Ví dụ: Tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131 BLHS năm 1999) quy định:

―1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm:

a) Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình;

b) Mạo danh tác giả trên tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

c) Sửa đổi bất hợp pháp nội dung của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình;

d) Công bố, phổ biến bất hợp pháp tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình….‖

Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ theo pháp luật hình sự Việt Nam - 11

khung hình phạt bổ sung tại khoản 3. Các mức hình phạt cũng đều được nâng lên để phù hợp với tình hình tội phạm.

Sự ra đời của BLHS năm 1999 đã thể hiện sự chính sách pháp luật hình sự chú trọng việc bảo vệ quyền SHTT bằng biện pháp hình sự nhiều hơn, phù hợp với quy định cũng như thực thi pháp luật chuyên ngành SHTT trong nước, thúc đẩy hợp tác trong các cam kết quốc tế. Sự kiện ra đời WTO (năm 1995) và sau đó là hàng loạt các điều ước quốc tế có liên quan trên các lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại, SHTT… đã đặt ra cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như không ít những thách thức. Với chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hợp tác song phương, đa phương thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, việc chủ động gia nhập và hài hòa hóa hành lang pháp lý Việt Nam với chuẩn mực quốc tế là điều tất yếu. Trong lĩnh vực SHTT, biểu hiện cụ thể nhất là sự gia nhập hiệp định TRIPS (Việt Nam là thành viên từ năm 2004). Bên cạnh các nội dung cơ bản điều chỉnh và bảo hộ quan hệ SHTT, TRIPS là một trong số các ĐƯQT sớm nhất đề cập đến việc bảo vệ SHTT bằng biện pháp hình sự (Điều 61 TRIPS quy định rõ nghĩa vụ của quốc gia thành viên về nội dung này). Đây là một trong những động lực thúc đẩy pháp luật Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.

Vừa đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, đồng thời, giải quyết vấn đề thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS về các tội xâm phạm SHTT, Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008 hướng dẫn việc truy cứu TNHS đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được ban hành. Nội dung cơ bản của Thông tư là giải thích dấu hiệu định tính như “gây hậu quả nghiêm trọng/ rất nghiêm trọng/ đặc biệt nghiêm trọng” theo hướng lượng hóa chúng bằng các thiệt hại vật chất cho chủ thể quyền, giá trị hàng hóa vi phạm, mức thu lời bất chính... Thông tư cũng đã đưa ra một số khái niệm thể hiện sự tiệm cận với quan điểm của pháp luật quốc tế (như TRIPs) là “quy mô và mục đích thương mại”.

Trong lần sửa đổi, bổ sung BLHS 1999 năm 2009, quy định về các tội xâm phạm SHTT tiếp tục được thay đổi, giữ định hướng hài hòa hóa nội luật và pháp

luật quốc tế. Dấu hiệu xâm phạm với quy mô thương mại đã được đưa vào trong quy định BLHS chứ không chỉ tồn tại trong hướng dẫn tại một văn bản dưới luật.11

Phạm vi truy cứu TNHS đối với nhóm tội này cũng thay đổi. Trong lĩnh vực SHCN, phạm vi này được thu hẹp khi đối tượng được mô tả trong tội xâm phạm quyền SHCN mới chỉ bao gồm nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam. Các đối tượng khác thuộc SHCN như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi và những đối tượng khác của SHCN đã không còn nằm trong phạm vi truy cứu TNHS của các tội phạm này. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng như hầu hết Điều ước quốc tế có liên quan đều không quy định TNHS về tất cả các hành vi xâm phạm bất kỳ đối tượng nào của SHCN. Thông thường có hai lý do cơ bản cho sự giới hạn phạm vi truy cứu TNHS này: một là, hành vi xâm phạm đến các đối tượng khác nhau của quyền SHTT có tính chất nguy hiểm cho xã hội khác nhau, do đó, không phải hành vi nào cũng có mức độ nguy hiểm đáng kể để cần thiết truy cứu TNHS. Hai là, sự chi phối của nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ quyền SHTT và lợi ích quốc gia, xã hội. Chính sách phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của nhiều quốc gia có định hướng mở rộng việc sử dụng các thành quả sáng tạo của con người ứng dụng phục vụ cộng đồng vì mục đích nhân đạo, là tiền đề cho việc nghiên cứu, tiếp tục sáng tạo ra những tài sản trí tuệ mới phục vụ đời sống; từ đó quy định của pháp luật cũng xuất hiện trường hợp quyền SHTT của chủ sở hữu không phải là độc quyền và tuyệt đối. Vì vậy, không phải mọi hành vi xâm phạm đến tất cả các đối tượng của quyền SHTT đều bị coi là tội phạm. Quan sát kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam cũng đã có những điều chỉnh nội luật ngay trong lần sửa đổi BLHS năm 2009.

Trong lĩnh vực bản quyền, tội xâm phạm quyền tác giả trước đây, giờ đã mở rộng bao gồm cả các quyền liên quan. Đồng thời, cũng có sự đánh giá lại quan hệ xã hội là khách thể trực tiếp của tội phạm về bản quyền, do đó, thay vì được hệ thống


11 Ví dụ: Tội xâm phạm quyền SHCN được quy định tại Điều 171 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 như sau:

1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

hóa trong Chương Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân của BLHS năm 1999 thì Luật sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2009, Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đã được chuyển sang quy định tại Chương Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Đường lối xử lý các tội xâm phạm SHTT trong lần sửa đổi này tiếp tục thể hiện quan điểm truy cứu TNHS nghiêm khắc hơn so với giai đoạn BLHS năm 1999 như quy định tội xâm phạm quyền SHCN – Điều 171 BLHS: bỏ dấu hiệu đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; tăng mức hình phạt tiền tại khoản 1 từ "hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng" lên "từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng"; khoản 2 bổ sung thêm hình phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng và loại bỏ tình tiết định khung tăng nặng là "gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng"; khoản 3 nâng mức phạt tiền (hình phạt bổ sung) "từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng" lên "từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng".

Nhìn chung, bên cạnh nhiều ưu điểm so với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 vẫn còn những điểm hạn chế, đó là: còn có những dấu hiệu định tính quan trọng chưa được làm rõ; mặc dù đã có sự phân tách thành tội danh độc lập, nhưng quan niệm về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả và tội xâm phạm SHCN vẫn chưa thực sự rạch ròi (điều này thể hiện qua việc văn bản dưới luật mới được ban hành12 có giải thích về khái niệm “hàng giả” trong các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả bao gồm cả hàng giả về nhãn hiệu, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa (đối tượng của Tội xâm phạm quyền SHCN)).

3.1.4. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015 đến nay

BLHS năm 201513 ra đời trong bối cảnh phát triển mới của đất nước, nhằm

thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, đường lối của Đảng thể hiện trong



12 Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BMT-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của Bộ Thương mại – Bộ Tài chính – Bộ Công an – Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, tại mục III có quy định hàng giả là hàng hóa có một trong các dấu hiệu: hàng giả là hàng hóa có một trong các dấu hiệu:

+ Hàng giả chất lượng hoặc công dụng;

+ Giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá;

+ Giả về nhãn hàng hóa;

+ Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả.

13 Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật số 100/2015/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 109/2015/QH13 của

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách Tư pháp đến năm 2020, đặc biệt là chủ trương: "Đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hoá quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm. Quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế”.

3.1.4.1. Những điểm mới trong quy định Bộ luật hình sự năm 2015 so với quy định Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ

BLHS năm 2015 được sửa đổi trên cơ sở tổng kết thực tiễn, kế thừa, phát triển những nội dung, kỹ thuật lập pháp còn phù hợp của BLHS năm 1999, bổ sung những quy định mới nhằm giải quyết những vướng mắc mà thực tiễn đặt ra cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế [109, tr.1 – 2]. Trên tinh thần đó, BLHS năm 2015 tiếp tục quy định các tội xâm phạm SHTT trong Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, bao gồm: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226).

So sánh với quy định của BLHS năm 1999, các tội xâm phạm SHTT trong BLHS 2015 có những điểm mới cơ bản sau:



Quốc hội về việc thi hành Luật số 100/2015/QH13, các cơ quan hữu quan đã phát hiện và phản ánh về nhiều sai sót về kỹ thuật trong Bộ luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã chỉ đạo Ủy ban Tư pháp chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan khác tiến hành rà soát tổng thể toàn bộ các quy định của Luật số 100/2015/QH13 để phát hiện những sai sót và đề xuất phương án khắc phục nhằm bảo đảm áp dụng thống nhất trong thực tiễn. Đồng thời, nghiên cứu sửa đổi những sai sót về nội dung mà không ảnh hưởng đến những chính sách lớn đã được Quốc hội Khóa XIII thông qua nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội. Hiện thực hóa chủ trương trên, ngày 20 tháng 06 năm 2017, Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật số 100/2015/QH13 đã được thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

- Bỏ quy định về tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN.

Lý do phi tội phạm hóa hành vi này xuất phát từ việc cấp bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là một thủ tục hành chính. Ngoài Điều 170, BLHS năm 1999 không quy định tội danh tương ứng với bất kỳ thủ tục hành chính nào khác. Mặt khác, việc cấp bằng bảo hộ quyền SHCN dựa trên đánh giá đối tượng nêu trong đơn đăng ký có phù hợp với tiêu chuẩn bảo hộ hay không. Đây là quy trình phức tạp, chủ yếu việc tra cứu thông tin để so sánh, đánh giá đối tượng trong đơn đăng ký (sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu, ...). Về cơ bản, hành vi vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN không phải là hành vi nguy hiểm cao cho xã hội hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Trong khi đó, pháp luật đã có chế tài dân sự, hành chính để xử lý trường hợp vi phạm này. Kinh nghiệm pháp luật các nước đều không xử lý

hình sự đối với vi phạm này.14

- Lượng hóa các dấu hiệu pháp lý định tính.

Các dấu hiệu định tính được quy định khá phổ biến trong BLHS năm 1999 như ―gây hậu quả nghiêm trọng‖, ―gây hậu quả rất nghiêm trọng‖, ―gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng‖, ―thu lợi bất chính lớn‖, ―thu lợi bất chính rất lớn‖, ―thu lợi bất chính đặc biệt lớn‖… Điều này dẫn đến sự thiếu thống nhất trong nhận thức, đánh giá khi áp dụng các quy định trên thực tế. Chính vì vậy, lượng hóa các dấu hiệu định tính là một trong số những định hướng cơ bản của hai lần sửa đổi BLHS vừa qua. Theo đó, các dấu hiệu pháp lý định tính nêu trên được thay đổi thành các dấu hiệu định lượng như định giá bằng tiền các mức thu lời bất chính, thiệt hại cho chủ thể quyền, lượng hàng hóa vi phạm.

- Bổ sung các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng.

Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được bổ sung độc lập, phản ánh những mức độ khác nhau của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thông qua phân hóa các mức thu lời bất chính, thiệt hại cho chủ thể quyền; giá trị hàng hóa vi phạm, chẳng hạn khoản 2 Điều 225 BLHS năm 2015 bổ sung thêm các dấu hiệu định khung: thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên; hàng hóa vi phạm trị gia 500.000.000 đồng trở lên.


14 Theo đề xuất của Bộ Khoa học và Công nghệ khi cho ý kiến sửa đổi BLHS

- Quy định TNHS của pháp nhân thương mại.

BLHS năm 1999 chỉ truy cứu TNHS của cá nhân người phạm tội mà không truy cứu TNHS của pháp nhân, vì vậy, mọi trường hợp pháp nhân có hành vi xâm phạm SHTT đều không bị truy cứu TNHS. Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế thị trường, hiện tượng nhiều pháp nhân thương mại vì chạy theo lợi nhuận đã thực hiện hành vi trái pháp luật ngày càng phổ biến, nghiêm trọng. Trong số đó, có những hành vi xâm phạm SHTT. Lợi nhuận hấp dẫn từ việc làm giàu bất chính và kẽ hở của pháp luật trước đây đã góp phần làm gia tăng hành vi xâm phạm SHTT ở mức độ nguy hiểm đáng kể do pháp nhân thương mại thực hiện với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức cao và gây thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế - xã hội cũng như cho đời sống của người dân. Trước đó, pháp luật đã quy định trách nhiệm pháp lý khác (trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính) đối với pháp nhân thương mại có hành vi xâm phạm SHTT. Tuy nhiên, quy định này cũng có những bất cập, tính khả thi và hiệu quả chưa cao vì nhiều lí do khác nhau như các chế tài xử phạt vi phạm hành chính chưa đủ sức răn đe; thủ tục kiện đòi bồi thường thiệt hại của chủ thể quyền SHTT đối với pháp nhân thương mại phức tạp, chẳng hạn: nghĩa vụ chứng minh, nguyên nhân và mức độ thiệt hại do các hành vi của pháp nhân thương mại gây ra hoặc quy định về án phí dân sự… Do đó, cần thiết phải có một loại trách nhiệm pháp lý có tính nghiêm khắc cao để áp dụng cho các pháp nhân thương mại gây thiệt hại đáng kể cho xã hội nói chung, cho quan hệ SHTT nói riêng.

- Sửa đổi quy định về hình phạt.

Với chủ trương mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền được nêu tại Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, BLHS năm 2015 quy định hình phạt tiền là hình phạt chính đối với tất cả các tội xâm phạm SHTT bên cạnh hình phạt chủ yếu là tù có thời hạn. Mức phạt tiền và phạt tù nhìn chung có sự điều chỉnh theo hướng tăng lên nhưng không quá nhiều.15

Có thể nói rằng những điểm mới trong quy định các tội xâm phạm SHTT theo pháp luật hình sự hiện hành so với giai đoạn trước đã có nhiều tiến bộ: nhiều


15 Ví dụ: mức tối đa của phạt cải tạo không giam giữ theo quy định của khoản 1 Điều 171 BLHS năm 1999 là 02 năm, được điều chỉnh lên 03 năm theo khoản 1 Điều 226 BLHS năm 2015. Tương tự, mức tối thiểu của phạt tiền theo khoản 2 Điều 171 BLHS năm 1999 là 400 triệu đồng, được điều chỉnh lên 500 triệu đồng theo khoản 2 Điều 226 BLHS năm 2015. Đối với tù có thời hạn, khung tăng nặng tại khoản 2 Điều này vẫn giữ nguyên mức từ 6 tháng đến 03 năm tù.

dấu hiệu pháp lý đã được mô tả rõ ràng hơn, thuận lợi cho việc nhận thức và áp dụng; bổ sung thêm một số dấu hiệu định tội, định khung hình phạt cho phù hợp với thực tiễn tình hình tội phạm và yêu cầu từ các cam kết quốc tế; mở rộng chủ thể của TNHS là pháp nhân thương mại đối với tất cả các tội thuộc nhóm xâm phạm SHTT. Sự thay đổi này phản ánh chính sách pháp luật hình sự về các tội xâm phạm SHTT đang bám sát định hướng phân hóa và quốc tế hóa một cách rõ nét. Nó cũng cho thấy khả năng phúc đáp của pháp luật với đòi hỏi của thực tiễn trong mục tiêu hướng tới bảo vệ ngày một tốt hơn quyền SHTT, từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay.

3.1.4.2. Các dấu hiệu định tội của các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ

Trong quy định của BLHS năm 2015, dấu hiệu định tội của các tội xâm phạm SHTT có các đặc trưng sau:

*Dấu hiệu đối tượng mà hành vi khách quan tác động tới:

- Đối với Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan: đối tượng mà hành vi khách quan tác động tới là tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình đang được bảo hộ tại Việt Nam. Quy định về một tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình được bảo hộ tại Việt Nam phải thỏa mãn quy định pháp luật chuyên ngành hiện nay là Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi tắt là Luật SHTT năm 2005) về điều kiện bảo hộ16, về nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ17. So sánh với các đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan theo Luật SHTT năm 2005,

đối tượng mà hành vi khách quan tác động tới của tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo Điều 225 BLHS năm 2015 có phạm vi hẹp hơn khi không quy định chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa là đối tượng mà hành vi khách quan tác động tới.

- Đối với tội xâm phạm quyền SHCN: đối tượng mà hành vi khách quan tác động tới là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam. Các văn bản hướng dẫn trực tiếp những quy định mới của BLHS năm 2015 chưa giải thích khái niệm này. Tuy nhiên, theo tiểu mục 2.1 mục 2 thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008 của


16 Xem quy định tại Phần II Chương I Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009

17 Xem quy định tại Phần II Chương II Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 11/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí