Con Người Vũ Trụ Trong Thơ Thiền Lý Trần Và Đường Tống


đại nhất là Niết Bàn, vì vậy mà hãy đi qua nó, như cánh chim không để lại dấu vết.

Vương Lão Sư (Trung Quốc) có cả chùm 10 bài thơ vịnh tranh chăn trâu. Cảm thức tìm dấu, thấy dấu, tìm trâu, được trâu… phản chiếu cái nhìn thiền học về bản thể rất rò nét. Hình ảnh con đường xa thẳm, mênh mông, không có lối… là nỗi ám ảnh lớn lao nhất đối với người “cầu đạo”.

Thiền sư Linh Vân Chí Cần viết:

Tam thập niên lai tầm kiếm khách Kỷ hồi lạc diệp hựu trừu chi

Ba mươi năm qua đi tìm bậc chân sư

bao lần lá rụng lại đâm chồi.

Hay như Thuyền Tử Đức Thành:

Tam thập niên lai hải thượng du thủy thanh ngư hiện bất thôn câu Ba mươi năm nổi trôi trên biển đạo

Nước trong thấy rò cá mà cá chẳng ăn mồi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Hình tượng con người tìm kiếm như một hành nhân mãi mãi trên con đường tu tập trong thơ thiền Trung Hoa thường được mô tả qua các ẩn dụ: khách trọ, người câu cá, người đi săn, người chết đuối trên bờ, con hươu chạy trong ảo ảnh, người tìm bắt chim phượng hoàng, người dệt cưỡi, người tìm mua vật quí, người trèo cây… Những ví dụ sinh động và phong phú này chúng ta không tìm thấy hoặc rất ít thấy xuất hiện trong thơ thiền Việt Nam.

Không khí khắc khổ tìm kiếm trong thơ thiền Trung Quốc thường được thay bằng niềm an nhiên hồn hậu “đừng tìm kiếm” của thơ thiền Việt Nam. Đó là các lời khuyên nhủ tưởng chừng rất ngược giáo pháp: “Chẳng cần niệm Phật, chẳng cần Thiền”, “Muốn biết không tội phúc – thì đừng trì giới và nhẫn nhục”

Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 23


(Tuệ Trung) “Vô tâm đối cảnh hỏi chi Thiền”, “Ai trói buộc mà phải tìm cách giải thoát” (Trần Nhân Tông)…

Hình ảnh con đường và nỗi niềm hành hương còn ghi lại dấu ấn vô cùng sâu sắc trong thơ Trần Thánh Tông:

Sống như mặc áo

Chết như cởi quần Xưa nay vô cùng

không đường nào khác”[39, 50]

Nhà thơ gọi “sinh tử” (sống chết) là con đường duy nhất. Con người có thể tìm kiếm những điều anh ta khao khát, nhưng mọi tìm kiếm cả đời ấy đều phải được chiếu ánh qua sự thật của tồn tại, đó là cuộc sống hữu hạn với biết bao phiền lụy và bất lực. Phải chăng, chừng nào cái “Ngã” vượt qua ý niệm chết cứng của tồn tại hữu hạn hữu hình để thể nhập tinh thần của Ngã vào thế giới nhân duyên không ngừng nghỉ, chừng ấy cái Ngã mới được giải thoát khỏi chính nó. Điều hệ trọng ẩn chứa trong bài thơ của Vô Nhị Thượng Nhân là ý nghĩa của sinh diệt vô

tận, hay là thông điệp: Hãy thấu suốt sự sinh diệt vô tận ấy; và bằng cách

thấu suốt, con người được tự do.

Tóm lại, hành trình của con người Thiền trong các trước tác của các thiền sư, nhà thơ thể hiện rò ý chí hành đạo và sự hoà đồng huyền diệu vào đời sống, thiết tha mà không bám víu, giải thoát mà không lìa bỏ. Con người hành hương là tiêu điểm chứa đựng nhiều hạt nhân mỹ học và tư tưởng Phật giáo, tạo thành một trong những hình tượng có sức chứa lớn lao về cả về triết lý trong thơ, về nhân cách thiền sư – thi sĩ, về quan điểm con người trong hành trình tôn giáo và hành trình sống…


3.3.2. Con người giải thoát

Con người giải thoát là hình ảnh khải hoàn đẹp đẽ nhất của toàn bộ văn học Phật giáo nói chung, văn học Thiền tông nói riêng.

Nếu cảm hứng về bản thể trong thơ thiền liên quan đến phương diện lý trí, triết lý bên cạnh xúc cảm tôn giáo thì cảm hứng về giải thoát, về con người giải thoát lại có một biên độ rộng rãi hơn.

“Giải thoát” là khái niệm đa nghĩa. Trước hết nó là sự vượt thoát khỏi những trói buộc của Nghiệp. Giải thoát cũng chính là Niết Bàn hiểu theo nghĩa biện chứng nhất. Giải thoát cũng là thiền định. Theo Tự điển Phật học của Đoàn Trung Còn, “giải thoát” bao gồm hai tính chất: giải thoát do bản tính tự tại không ô nhiễm và giải thoát do đoạn tuyệt mọi phiền não.

Nhìn chung, giải thoát được hiểu như là tự do tuyệt đối, là thoát khổ, là giác ngộ. Bản thân đạo Phật cũng được xem như Đạo giải thoát. Tương tự các khái niệm lớn của Phật giáo như Pháp, Tâm, Mộng, Giải thoát có một độ nhòa về nghĩa rất đáng lưu tâm. Giải thoát liên quan đến niềm vui đạt ngộ, tới bờ… Giải thoát cũng nối kết với tinh thần “tề vật”, “tiêu dao” của Trang Tử. Giải thoát, ở một mặt nào đó, cũng có mối dây gắn kết huyền diệu với cốt cách phong nhã, u nhàn của các bậc nho sĩ tùy cơ xuất xử. Giải thoát vừa là kết quả tu tập, vừa là niềm vui vượt qua mọi ràng buộc, kể cả ràng buộc về mong ước Niết Bàn.

Con người giải thoát, vì thế, chứa đựng rất nhiều nội dung triết học và thực tiễn, có ý nghĩa lớn lao về mặt tôn giáo, đồng thời cũng là hình tượng tiêu biểu nhất của văn học Phật giáo nói chung, văn học Thiền tông nói riêng. Con người ấy, từ điểm nhìn của chúng tôi, hội tụ các điểm lớn như: mang tư thế vũ trụ, có tinh thần vô ngã, vô ngôn, vô úy. Các “điểm lớn” này, nói đúng ra là những điều kiện cần và đủ để khẳng định vị thế giải thoát của con người sau hành trình tu tập.


Điểm khác biệt lớn nhất giữa con người giải thoát trong thơ thiền Đường Tống và thơ thiền Lý Trần là hình ảnh con người vui đạo tùy duyên (thời Trần) – một cống hiến sâu sắc và to lớn của thiền học Việt Nam vào lịch sử Thiền tông nói chung.

3.3.2.1. Con người vũ trụ trong thơ thiền Lý Trần và Đường Tống

Con người vũ trụ là sáng phẩm sáng tạo quan trọng của văn học cổ điển của mọi quốc gia, nhất là các quốc gia phương Đông. Con người vũ trụ chứa đựng rất nhiều quan niệm nhân sinh và thế giới của các nhà thơ cổ điển.

Trong chuyên luận Thi pháp thơ Đường, tác giả Nguyễn Thị Bích Hải

cũng giới thiệu và phân tích một hình tượng nghệ thuật lớn là con người vũ trụ trong thơ Đường. Theo tác giả, “con người vũ trụ” có liên quan mật thiết với đất trời, là tiểu vũ trụ trong lòng đại vũ trụ. Một điểm rất quan trọng trong gợi ý của Nguyễn Thị Bích Hải là việc lý giải nguồn gốc con người vũ trụ trong triết học về tự nhiên và nhân sinh quan của người Trung Hoa cổ. Điều đó có nghĩa là: không phải đến khi có ảnh hưởng Thiền Phật giáo thì thơ ca mới tạo nên chân dung con người vũ trụ.

Thế nhưng, nhờ vào “thế giới quan vô tận” mà Phật giáo đã “tưới tắm” thêm cho hình ảnh “con người vũ trụ” của thơ ca thiền tông nói riêng, của nền văn học cổ điển phương Đông nói chung, trong đó có thơ thiền Lý Trần và Đường Tống. Nguyễn Huệ Chi viết: “… bằng sự năng động trong phương thức tư duy của nó, văn học Thiền đời Lý hay rộng hơn là dòng văn học Phật giáo thời đại Lý Trần đã có những cống hiến mới mẻ vào sinh hoạt tinh thần, tình cảm thời đại, mà cống hiến đáng kể nhất ở đây là nó đem lại cho người thời Lý – Trần một tâm

thức và cảm quan vũ trụ” [241; 614]. Chia sẻ ý kiến này, tác giả Đoàn Thị Thu

Vân viết: “Có thể nói thơ thiền Lý Trần, nhất là đời Trần, luôn có xu hướng


muốn đạt đến một con người vũ trụ: con người hòa điệu với vũ trụ và mang được tất cả sức mạnh, cái tự do và cái tuyệt đối của vũ trụ” [283; 15].

Con người với tư thế vũ trụ thường gắn với các hình ảnh lớn lao như: nhật nguyệt, sông suối, núi cao rừng sâu, tam thiên đại thiên thế giới, với hằng ha sa còi, với không gian thời gian vô tận… Các bài thơ tiêu biểu có thể kể đến là thơ Tuệ Trung, Trần Nhân Tông, Huyền Quang, Mãn Giác, Viên Chiếu, Trần Quang Triều (Lý-Trần) và Tô Thức, Vương Duy, Hàn Sơn, Lý Bạch, Vương An Thạch, Hiệu Nhiên, Liễu Tông Nguyên (Đường -Tống).

Nhưng hình ảnh con người vũ trụ trong thơ thiền dường như có những nét khác biệt với con người vũ trụ trong thơ ca cổ nói chung. Nếu đi sâu vào từng ngóc ngách những bài thơ Đường được mệnh danh là tiếng nói của con người vũ trụ, người đọc có thể nhận ra hình bóng con người trần thế với khao khát trở về cái toàn thiện là “Đất trời”. Vũ trụ ở đây không phải là bản thể, mà là nguyên khí của đất trời. Thực ra, “vũ trụ nguyên khí” ấy trong thơ ca (phi thiền) chưa bao giờ điểm tựa của con người Thiền đích thực. Trong thơ thiền, hình ảnh vũ trụ đúng ra chỉ là một hàm ý về cái Tâm bản thể. Vì thế, con người Thiền không nói vũ trụ vô tâm hay hữu tình. Hình tượng vũ trụ trong thơ thiền luôn là sự xuất hiện triền

miên và tất yếu của một bản thể vắng lặng, diệu kỳ. Và con người vũ trụ, không

chỉ là con người có tầm vóc vũ trụ hay ký gửi xúc cảm vào vũ trụ bao la, mà là

con người đứng trong bản thể, thuộc về và sáng tạo bản thể cho chính mình.

3.3.2.2. Vô ngôn và “sự im lặng sấm sét” của con người thiền

Thiền ngữ “mặc như lôi”, tức là im lặng sấm sét, được dành cho Duy Ma Cật khi vị Bồ tát này thuyết giảng pháp môn Bất nhị bằng sự im lặng vĩ đại. Từ sự im lặng sâu thẳm của Thích Ca trong hội Linh Sơn đến sự trầm mặc của Duy Ma Cật, tiếp đến công cuộc chín năm nhìn vách tu thiền của Bồ Đề Đạt Ma, cùng vô số những công án chìm sâu trong sự im lặng của các vị đại sư trước những câu


hỏi “đại sự” về Phật pháp và diệu ngộ, tinh thần thiền tông mang đậm tính chất vô ngôn nói trên đã góp phần tạo nên một không gian “văn hóa Thiền” rất đặc trưng. Dĩ nhiên cái gốc của tinh thần vô ngôn này bắt nguồn từ quan niệm duyên sinh tính không mà kinh điển Phật giáo đã chứa đựng từ hàng ngàn năm. Song, không thể không đề cập “phong cách” vô ngôn của các bậc tổ sư, cao tăng như là

một nét riêng của con người thiền, như là một ứng xử văn hóa Thiền, nhất là đặt trong bối cảnh Thiền tông tại Trung Quốc.

Tìm hiểu về khía cạnh này trong thơ thiền Lý Trần, tác giả Đoàn Thị Thu Vân đã nhận xét:

“Rất nhiều phút giây yên lặng không nói được bắt gặp trong thơ thiền Lý Trần. Lên chơi núi Bảo Đài, Trần Nhân Tông vừa ngoạn thưởng cảnh thiên nhiên thơ mộng “núi mây phủ vừa xa vừa gần, con đường hoa nửa sáng nửa tối”, vừa thâm trầm chiêm nghiệm việc đời “vạn sự như nước trôi theo nước, trăm năm lòng nhủ với lòng”. Nhưng cuối cùng không phải là một lời đúc kết mang tính triết lý nào mà chỉ là một sự lặng yên “đứng tựa lan can cầm ngang ống sáo” để “đón nhận ánh trăng sáng đầy cả ngực…”. Bằng vô ngôn ấy, nhà thơ đã nói được rất nhiều với tha nhân”[283; 14].

Thơ thiền Lý Trần “giãi bày” niềm vô ngôn này hầu hết bằng cách diễn đạt “trực chỉ”. Tuệ Trung nói: “Đừng hỏi tử sinh, ma với Phật” (Vạn sự qui như), “non sông chỉ bằng một tiếng dặng hắng” (Thị đồ), “ngồi thiền giữa nhà, lặng lẽ không nói – thảnh thơi nhìn một tia khói trên núi Côn Luân” (Ngẫu tác)… Trần Quang Triều viết trong Đề chùa Gia Lâm: “Khách về sư chẳng nói – mặt đất thơm ngát mùi hoa thông”…

Không khí lặng im trầm mặc này trong thơ Đường Tống lại được tạo dựng bằng các hình ảnh: “suy tư xa xăm trên núi sâu cả trượng” (Quán Hưu), “suy gẫm


nhiều lần ở nơi bí ẩn thâm sâu” (Văn Triệu). “thôi đừng dấy chí ngâm ca cuồng nhiệt” (Đỗ Phủ), “đừng trách ta không thể nói với hạng phàm phu” (Tùng Niệm), “ý thiền cùng hoa suối – gặp nhau mà lời quên” (Lưu Trường Khanh).

Có thể nói, vô ngôn gắn chặt với con người thiền. Không thể quan niệm

con người trong thơ thiền mà không liên quan đến tính chất vô ngôn này. Vô ngôn là một trạng thái cơ bản gắn kết con người với còi tâm linh, với cái Không vô tận của Tự tính tròn đầy. Ở đặc điểm vô ngôn của con người thiền, thơ thiền Lý - Trần và Đường - Tống đều đạt tới mối “tri âm” kỳ diệu.

3.3.2.3. Vô ngã và vẻ đẹp của con người giải thoát:

Phật giáo nguyên thủy đề ra ba chủ thuyết: Chư hành vô thường, chư pháp vô ngã và Niết bàn tịch tĩnh. Như thế, vô ngã là một trong những phạm trù căn bản của Phật giáo, liên quan đến nhận thức bản thể và cách thế hành trì. Vô ngã được Phật giải thích qua sự phủ định cái Ngã. Theo Phật giáo, con người do “tứ

đại giả hợp”, do ngũ uẩn tạo thành nhờ vào các nhân duyên, vì thế, con người không có tự ngã. Sắc thân không phải tự ngã, cảm giác cũng không thuộc về tự ngã. Ý thức cũng như vậy. Nguyễn Duy Cần viết: “Cái Ta không có thật, nhưng mà Có. Mê, thì thấy là Ta, mà khi tỉnh ngộ thì lại là Chân Tánh, là Chân Thể” [16; 105]. Giáo thuyết vô ngã của đức Phật khi gắn kết vào văn học đã nhanh chóng trở thành một yếu tố có tính triết mỹ rất sâu sắc. Dưới góc độ Phật giáo, con người vô ngã bởi căn bản thế giới là duyên sinh. Dưới góc độ Lão giáo, vô ngã lại gắn với nguyên lý “tề vật”, “tương vong”, “tương hóa” của con người. Trong khi đó, Nho giáo cũng hướng về vô ngã từ điểm nhìn “nhân, lễ, nghĩa” và những nguyên tắc ứng xử cộng đồng theo lối sống phương Đông. Khi ba hệ giáo thuyết này hòa quyện, tiếp biến lẫn nhau thì nội dung của cái vô ngaò càng trở nên đa diện và “lấp lánh” hơn.


Nói cho cùng, vẻ đẹp “vô ngã” của Thiền Phật giáo là vẻ đẹp toàn mãn của thức tỉnh. Cho nên, tính chất vô ngã của con người trong thơ thiền (Lý Trần và Đường Tống) – đối tượng mà chúng tôi quan tâm tìm hiểu – chính là yếu tố quan trọng của con người giải thoát. Ấn tượng từ “vô ngã” sẽ cung cấp rất nhiều chất liệu cho sáng tạo văn học nghệ thuật. Chu Quang Tiềm viết: “Thi nhân, nghệ thuật gia và những tín đồ cuồng nhiệt của tôn giáo, đa số đều dựa vào di tình tác dụng (tức “vật ngã đồng nhất” – L.T.T.T chú) mà tạo cho vũ trụ có một linh hồn” [257; 65]. “Vật ngã đồng nhất” ở đây không có gì xa lạ với tinh thần vô ngã mà Thiền Phật giáo góp phần mang lại cho các nền văn chương.

Tính chất vô ngã của con người trong thơ thiền tập trung vào các điểm cơ bản sau:

- Không hứng thú thể hiện quan hệ xã hội và đời thường: chú tâm vào

thiên nhiên và trật tự của chính tự nhiên.

- Hướng tới đồng nhất tâm mình và tâm vạn vật: tập trung nhiều ở bài thơ đề cao ý cảnh, tâm cảnh…

- Nhân vật trữ tình chìm khuất trong cảnh, lặng lẽ trong tình: đặc tính này có thể thấy ở hầu hết tất cả những bài thơ thiền kể cả thiền ý hay thiền lý, và cũng là điểm gặp gỡ rò nét nhất trong cảm thức vô ngã của thơ thiền Lý Trần và Đường Tống.

Bên cạnh đó, tiêu chí vô ngã còn được thể hiện ở trạng thái “quên” rất quen thuộc trong thơ thiền. Con người hướng đến sự “quên”– quên đời, quên không gian, quên thời gian, quên hết mọi sự yêu ghét… Quên để trở về với sơ tâm

– điều này thể hiện trong thơ đời Trần với các tên tuổi nổi bật như Huyền Quang,Tuệ Trung, Trần Nhân Tông, Trần Quang Triều…

Một điều cần phải nói thêm, tính chất vô ngã của con người Thiền trong thơ thiền cũng có rất nhiều điểm tương đồng với yếu tố vô ngã trong thơ nhà nho

Xem tất cả 285 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí