có trích hai đoạn luận về “cảnh” của Tư Không Đồ. Trong đó, người biên soạn bình chú về quan niệm ”Tứ cảnh hài hòa” (“Tứ dữ cảnh hài”) của Tư Không Đồ như sau: “Tứ và cảnh hài hòa thống nhất thì nảy sinh ý cảnh. “Tứ” là tư tưởng và tình cảm, cảm thụ chủ quan của nhà thơ. “Cảnh” là đối tượng được miêu tả, tức sự vật khách quan (…) Cảnh do tứ thẩm thấu vào mà hiện ra một ánh màu độc đáo, tứ từ cảnh hiện ra, biến thành cái cụ thể có thể cảm nhận được” [213; 215].
Bài thơ mượn thiền nói thơ sớm nhất đời Đường theo Tiêu Lệ Hoa là bài Tống Đạo Kiền thượng nhân du phương thi của Đới Thúc Luân. Nguyên tác nằm trong Toàn Đường Thi, tập 273:
Luật nghi thông ngoại học Thi tứ nhập thiền quan Yên cảnh tùy duyên đáo Phong tư dữ đạo nhàn
Dịch nghĩa:
Hiểu được luật lệ ngoài sự học Tứ thơ vào đến cửa thiền Cảnh đẹp tùy duyên đến
Phong thái cốt cách nhàn như đạo
Tác giả Thiền thi tam bách thủ lại chọn bài Phá sơn tự hậu thiền viện của Thường Kiến như là bài thơ có tính “mở đường” với nội dung “tả cảnh thiền”.
Thanh thần nhập cổ tự Sơ nhật chiếu cao lâm Khúc kính thông u xứ
Thiền phòng hoa mộc thâm Tiểu quang duyệt điểu tính Đàm ảnh không nhân tâm
Có thể bạn quan tâm!
- Nhà Thơ – Thiền Gia Và Nhân Cách Đạo Sĩ, Nho Sĩ
- Thiên Nhiên Và Những Biểu Tượng Thiền Học
- Cảm Hứng Bản Thể Trong Thơ Thiền Đường - Tống
- Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 15
- Nghiên cứu so sánh thơ Thiền Lý - Trần với thơ thiền Đường - Tống Trung Quốc - 16
- Trăng, Ánh Sáng Và Cảm Hứng Soi Chiếu Bản Thể
Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.
Vạn lại thử câu tịch
Duy văn chung khánh thanh Dịch nghĩa:
Buổi sáng tinh khôi tràn vào ngôi chùa cổ
Mặt trời mới mọc chiếu khắp rừng cây cao Con đường quanh co thông ra nơi u mặc Hoa cỏ nở đầy ắp phòng thiền
Ánh sáng mỏng manh làm cánh chim hân hoan Mặt nước trong khiến lòng người hóa ra không tịch Muôn tiếng sáo trước cảnh này đều yên lặng
Chỉ còn nghe tiếng chuông tiếng khánh thôi.
[339; 47]
Hai bài thơ được xem thuộc vào loại sớm nhất của loại “dĩ thiền dụ thi” trên đều nhắc tới hoặc mô tả cảnh từ góc độ “thiền cảnh”. Cảnh nhàn nhã u tịch càng phản chiếu rò hơn cái tâm nhàn nhã u tịch. Bài của Đới Thúc Luân còn nói đến yếu tố “tùy duyên” – quan niệm thấm đẫm tinh thần Phật giáo Đại thừa. Tính chất “triết lý bản thể” không hề làm nhòa đi những đường nét mỹ cảm đã được các tác giả chăm chút kỹ lưỡng trong mỗi câu thơ, ý thơ. Phải chăng, cảm hứng bản thể của các nhà thơ – thiền sư đời Đường chủ yếu thể hiện ở nội dung ý cảnh – tâm cảnh hơn là tìm kiếm những vẻ đẹp luận lý và trí tuệ bằng ngôn từ triết học dưới ánh sáng Thiền Phật giáo?
b) Đời Tống kéo dài từ năm 962 đến hết năm 1279. Nhiều nhà nghiên cứu nhận định đây là thời kỳ “phục hưng” văn hóa Trung Quốc với sự lên ngôi của triết học cùng những tên tuổi khổng lồ của văn hóa Trung Hoa: Chu Đôn Di (1017-1073), Trình Hạo (1032 -1085), Trình Di (1033 – 1107), Chu Hy (1130- 1200). Nền tảng triết học đời Tống bắt nguồn từ thuyết “Thái cực” mà Chu Đôn
Di đề xuất. Từ điểm nhìn Chu Đôn Di, thái cực được xem là bất biến, vĩnh cửu, vô thủy vô chung. Đến anh em nhà Trình Hạo, Trình Di thì “lý” (hay “thiên lý”) trở thành phạm trù lớn nhất của triết học thời bấy giờ. Nếu đời Đường đặt Thiền tông trong những biểu hiện của triết học hình nhi thượng29 thì đời Tống, theo Đàm Gia Kiện, đã “biến “lý” thành một cái “hình nhi thượng”, trừu tượng, siêu tự nhiên” [102; 500]. “Lý” thể hiện ở vạn sự dưới đất trên trời và trong quan hệ
nhân sinh đạo đức. Không khí triết học tràn ngập cái nhìn bản thể theo con đường “lý học” và “thái hư” đời Tống không thể không để lại dấu vết của nó trong tiến trình Thiền học và thơ ca thiền tông đương thời. Trần Trọng San trong cuốn Thơ
Tống nhận xét về thơ đời Tống là: “lý thắng tình, do ảnh hưởng của tư tưởng lý
học và sự cảm nhiễm của việc vận động cổ văn” [170; 1]; “trọng diễn lý, thích dùng điển, chuộng minh bạch”[170; 6].
Khuynh hướng mỹ học đời Đường gắn bó Phật giáo trong hệ thống mỹ cảm và kinh nghiệm mỹ cảm, trong khi khuynh hướng mỹ học đời Tống gắn bó Phật giáo trong hệ thống triết học (Lý học) và sự nguyên tắc hóa cách thể hiện cái đẹp trong thơ thiền. Những nhận định của Nghiêm Vũ trước sau vẫn thể hiện sự tìm tòi về tính qui luật trong phương thức sáng tạo thơ thiền, hơn là những chia
sẻ về chiều sâu mỹ học hình tượng thơ. Một đặc điểm rất đáng quan tâm là sự
xuất hiện ý cảnh trong thơ thiền đời Tống đã bị tước đi rất nhiều không khí u tịch nhàn nhã từng ngự trị trong thơ thiền đời Đường. Cát Triệu Quang từng nhận định rằng khi luận về thơ và thiền đời Đường thì yếu tố “u thâm thanh viễn”, “cảnh giới cảm tình hàm súc”, “sắc thái điềm đạm”, “vắng lặng không người” là những tiêu chí quan trọng [336; 129]. Tâm hồn kín đáo hoan hỷ nơi núi đồi không tịch của các nhà thơ – thiền sư đời Đường không còn là đặc điểm nổi vào thời Tống.
29Xem Thiền tôn, một tư trào mới trong hình nhi thượng hocï đời Đường, Lãng Hồ dịch, Vạn Hạnh số 8-9,
tr. 141-143 (nguyên tác Thiền tôn đích tân hình nhi thượng học, Ngô Di, Nhân Sinh tạp chí, Trung Hoa dân quốc 51).
Thơ của Tô Thức, Vương An Thạch, Nghiêm Vũ, Khắc Cần, Chính Giác, Chu Hy, Pháp Thường… hầu hết đều hàm chứa sự trầm tư và khắc khổ triết học, ví như “chưa đi đến đó hận tuôn tràn”(Tô Thức), “học theo người càng xấu chứ không thành đẹp” (Chính Giác), “khu rừng dày đặc con mắt oán hận” (Thiện Chiêu)30…
Lý luận thơ thiền của Nghiêm Vũ là nét vẽ đậm nhất trong bức tranh thi học đời Tống. Dụng công trong loại hình “thi thoại”, Nghiêm Vũ cũng đã làm tốn nhiều bút mực của các nhà phê bình sau ông về những nguyên lý thi ca thấm đẫm mỹ học thiền tông mà ông đề xuất.
Tiếng nói của Nghiêm Vũ thực tế cũng được chia sẻ rất nhiều từ các nhà thơ và nhà phê bình đương thời như:
- Tằng Kỷ trong Độc Lữ cư nhân cựu thi hữu hoài
“Học thi như tham thiền Thận vật tham tử cú” Dịch nghĩa:
Học thơ như tham thiền
Thận trọng chớ bám vào các câu chết
- Triệu Phiên trong Họa Ngô Khả học thi “Học thi hồn tự học tham thiền Yến bảo tâm truyền dữ nhĩ truyền Thu cúc xuân lan minh dịch địa
Thanh phong minh nguyệt bản đồng thiên” Tạm dịch:
Làm thơ hồn nhiên như học thiền
Giữ được tâm truyền và nhĩ truyền
30Các ý thơ nằm trong các bài Lư sơn yên vũ (Tô Thức), Tân phụ kỵ lư (Chính Giác), Tây lai ý tụng thi
(Thiện Chiêu).
Cúc mùa thu, lan mùa xuân nào phải dời đất Gió mát trăng thanh cũng một bầu trời
- Đới Phục Cổ trong Luận thi thập tuyệt: “ Dục tham thi luật tự tham thiền Diệu thú bất do văn tự truyền”
Dịch nghĩa:
Muốn học thơ luật giống như học thiền
Chỗ hay không phải do chỗ truyền đạt câu chữ
- Dương Mộng Tín trong Đề á ngu giang triết kỷ hành tập cú thi
“Học thi nguyên bất ly tham thiền Vạn tượng sâm la tổng hiện tiền”
Dịch nghĩa:
Học thơ vốn không thoát được Thiền Muôn hình vạn trạng đều hiện trước mắt
Triết lý bản thể trong thơ thiền Đường Tống cũng chia làm hai mạch rất rò: mạch hướng về tự nhiên, thiên nhiên và mạch hướng đến giáo lý Thiền qua các biểu hiện cụ thể như sau:
- Hình ảnh bản thể gắn với thiên nhiên cao rộng, thâm sâu, với vẻ đẹp của
suối nguồn, trăng, mây trắng… Các nhà thơ – thiền sư đời Đường du nhập toàn bộ không khí thiền tông vào sự chứng nhập cảnh giới và thể hiện các kinh nghiệm mỹ cảm. Các nhà thơ – thiền sư đời Tống có khuynh hướng lý trí hóa cao độ các biểu tượng bản thể, tiết chế bớt yếu tố “tình” để tạo ra yếu tố “lý” trong ý cảnh. Triết lý về Mây trắng – bản thể Thiền Phật giáo gần gũi với Đạo trong Lão Trang, thái hư trong quan niệm Tống Nho.
- Cảm hứng về sự rối tâm, mờ tâm, loạn tâm tương đương với hình tượng
lạc lối, xa queâ trong thơ thiền Lý Trần. Nhiều ẩn dụ khác của thơ thiền Đường
Tống như nghe tiếng chim Tử Qui mà không biết đường quay về, bay đâm vào tờ giấy mà không biết mình bị dối lừa … đều thuộc về cảm hứng mô tả sự rối loạn bản tâm, tức là đánh mất bản thể. Cảm hứng bản thể trong thơ thiền thường tập trung vào hai trạng thái tâm lý thường trực: an nhiên tự tại và loay hoay như bị
dối lừa. Đặc điểm này xuất hiện rất nhiều trong thơ thiền đời Tống.
Ngoài ra, thơ thiền Đường Tống xuất hiện khá nhiều trường hợp thơ vịnh các công án xoay quanh những câu hỏi về bản thể, chứng ngộ. Các câu hỏi về bản thể (qua các cách nói như: Phật tính, Ý tổ, Giải thoát, Sinh tử, …) thường được các thiền sư, đại sư trả lời bằng những câu thơ nhỏ dùng hình ảnh thiên nhiên để biểu thị Phật pháp. Đó cũng là nguồn cảm hứng lớn cho các thiền sư – thi nhân viết về bản thể bằng các thiền ngữ thi ca.
Ẩn dụ bản thể trong thơ thiền Đường Tống còn bao hàm nhiều hình ảnh phong phú khác như: hoa sen, am vắng, gương soi, cành hoa lẻ loi, gió, khí… Rất đáng chú ý là việc dùng quan hệ nhân quần, quan hệ người – vật để mô tả quan hệ con người và bản thể rộng lớn trong thơ thiền Đường Tống, chẳng hạn như: thần dân muốn về với vua, thường dân muốn làm tể tướng, con về với cha, con về với mẹ, chó đuổi theo cục xương, người giặt lụa, người hái hoa…
Qua các phân tích trên, có thể tạm tổng kết hai đặc tính khá nổi bật ở hai nền thơ thiền Lý Trần và Đường Tống là:
- Khuynh hướng duy tình luận trong quan niệm bản thể của các thiền sư –
nhà thơ Việt Nam (thời Lý Trần).
- Khuynh hướng duy lý hóa quan niệm bản thể của các thiền sư – nhà thơ Trung Quốc (thời Đường Tống).
2.3 Khảo sát một số hình ảnh thiên nhiên tiêu biểu từ điểm nhìn bản thể luận Thiền tông
2.3.1. Hoa và Pháp
2.3.1.1. Hoa sen
Đối với Phật giáo, Hoa là một biểu tượng quan trọng và đa diện. Hoa có thể là sự tham nhiễm, dục vọng, phù du… Nhưng Hoa cũng có thể là cốt cách thành nhân vào làng, hoa mang hương đức hạnh bay ngược chiều gió. Kinh Pháp
Cuù nói: “Ai khéo giảng Pháp Cú – như người khéo hái hoa”. Chính trong phẩm
Hoa của kinh Pháp Cú, hoa sen được nhắc tới như một phẩm chất cao khiết, vừng bền của bậc Chính giác. Chiết tự “hoa nghiêm” trong Kinh Hoa Nghiêm cũng được hiểu là “lấy hoa công đức để trang nghiêm Phật quả”, “hoa là đức’, “lấy vạn đức làm hoa” Kinh Diệu Pháp Liên Hoa nói rò: “Chân lý tạm thời ví như hoa sen, chân lý thực thụ như hạt sen. Hoa tức là phương tiện để đạt thành quả hạt: phương tiện và cứu cánh không rời nhau được”. Lần lại nguồn gốc văn học tôn giáo Ấn Độ, ta biết truyền thống lấy hoa sen làm biểu tượng tâm linh có từ thời Veda. Ngay từ những cảm nghiệm tôn giáo sơ khai nhất, hoa sen đã gắn liền với sự thể hiện một bản thể vĩnh hằng – một bản thể nằm yên trong hứa hẹn bừng nở và tỏa hương nơi tâm linh con người. Upanishad viết: “Này, ở tại thân tâm đây
có cái thành trì của Phạm Vương; ở đấy có một bông sen nhỏ xíu (L.T.T.T nhấn
mạnh), bên trong có một khoảng trống. Cái gì ở bên trong ấy là cái mà ta nên tìm kiếm vì chắc chắn cái ấy là cái người ta hằng mong mỏi được biết” [251; 47].
Trong tự nhiên, hoa sen có mặt ở nhiều quốc gia châu Á, thường nở vào mùa hạ, hương thơm thanh thoát, tác dụng giải nhiệt, được so sánh với sự tĩnh tâm, giải thoát. Từ đặc tính có thật này, hoa sen dần dần trở thành biểu tượng cao quí trong nguồn tâm linh Phật giáo. Nguyễn Văn Thư trong Vấn đề hoa sen với Phật pháp viết: “Hoa sen là xưng tán công đức của Phật, nói các hạnh cao quí của Phật tử. Hình thể, màu sắc, hương vị hoa sen nhất nhất đều phải ý niệm qua
nghĩa thanh khiết, cao quí của Đạo giải thoát, nhất nhất không thể lấy vật chất
mà đàm thoại, lấy sự tướng mà quan niệm được” [255; 84].
Hoa sen tự nhiên bước vào thế giới thơ thiền, là biểu tượng trong sạch tuyệt đối, vượt qua mọi nhơ bẩn và tham nhiễm. Lịch sử Thiền tông Trung Hoa ghi nhận công án tuyệt diệu sau đây:
“Tăng hỏi: “Hoa sen chưa ra khỏi nước thì sao? Sư đáp: Hoa sen. Hỏi: Sau khi ra khỏi nước thì sao? Đáp: Lá sen”[10; 289].
Vị sư trả lời về lá sen chính là Trí Môn Quang Tộ, thuộc phái Vân Môn. Toàn bộ cuộc hỏi đáp này tô đậm ý nghĩa tự tính trong sạch của hoa sen. Hình ảnh “lá sen” còn được người đời sau giải theo nghĩa “viên dung” (tương ứng với thuật ngữ “viên dung vô ngại”, rút từ Kinh Hoa Nghiêm), nghĩa là hàm ý về tự tính kỳ diệu, tròn đầy, thanh cao. Thời Đường Tống, các thiền sư Đan Hà, Từ Thọ, Phật Giám, Phật Đăng, … đều có bài vịnh hoa sen, trong đó có nhiều ý đẹp và lạ:
Bạch ngẫu vị manh phi ẩn đích Hồng hoa xuất thủy bát đương dương Du nhân mạc dụng truyền tiêu sức Tự hữu thanh phong đệ viễn hương
Thiền sư Đan Hà
Dịch nghĩa:
Ngó sen lúc chưa nhú ra vốn không phải giấu kín hoa Hoa sen đỏ ra khỏi nước không phải hướng đến mặt trời Người xem hoa nở đâu cần dối truyền tin tức
Tự có gió mát đưa mùi hương bay xa
[10; 290]
Bài tứ tuyệt này gợi tả bản chất huyền diệu của tự tính chân thật thông qua hình ảnh hoa sen. Tất cả đều vô tâm, tự tại, ngó sen không giấu hoa cũng như hoa khởi mọc tự nhiên.