Các Chủ Trương, Chính Sách Phát Triển Sản Xuất Rau An Toàn

mối nguy hiểm ngày càng gia tăng do sản xuất và sử dụng rau không an toàn, nhiều quốc gia đã có những thay đổi theo hướng phát triển sản xuất rau an toàn.

1.2.1.1. Phát triển sản xuất rau an toàn ở Trung Quốc

Trung Quốc là nơi sản xuất rau lớn nhất thế giới, với sản lượng chiếm 50% toàn cầu [76]. Rau là cây trồng đứng thứ hai trong hoạt động trồng trọt tại Trung Quốc. Mặc dù diện tích gieo trồng rau chỉ chiếm 12,9% tổng diện tích nhưng lại chiếm 33% tổng giá trị sản xuất [89]. Trung Quốc có tới 150 triệu người trồng rau. Chủng loại rau được sản xuất rất đa dạng, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của từng châu lục xuất khẩu, như các loại rau lấy củ, hạt xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ; rau ăn lá xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản,... [49]. Tuy nhiên, trong hơn hai thập kỷ qua, Trung Quốc phải đối mặt với ngày càng nhiều sự cố về an toàn chất lượng thực phẩm [89]. Sản xuất quy mô nhỏ và riêng lẻ của nông dân được coi là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề an toàn thực phẩm ở Trung Quốc [72]. Vì vậy các hộ sản xuất được khuyến khích áp dụng phương pháp sản xuất an toàn.

Bên cạnh đó, để kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh trong sản xuất rau, các hóa chất độc hại, thuốc BVTV được sử dụng điều này đã ảnh hưởng đến tính an toàn của sản phẩm. Trung Quốc là nước sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp lớn nhất trên thế giới, chiếm 30% lượng phân bón và thuốc BVTV trong khi diện tích sản xuất chỉ chiếm 9% diện tích toàn cầu. Các mối nguy cơ về an toàn thực phẩm do sử dụng hóa chất đang là một vấn đề nghiêm trọng ở Trung Quốc [88]. Chính vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và sản phẩm rau nói riêng đã được quan tâm từ những năm 2000 trở lại đây [64] khi mà Trung Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất RAT. Để có thể thực hiện được mục tiêu đề ra, một số vấn đề quản lý sản xuất và tiêu thụ RAT đã được quan tâm thực hiện như:

- Trung Quốc đã đưa ra một số chương trình liên quan đến canh tác an toàn. Trong các chương trình này, kế hoạch hành động về sản phẩm không gây ô nhiễm đang đóng góp vai trò như một tiêu chuẩn bắt buộc đối với sản phẩm nông nghiệp.

- Giám sát và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất rau như quy hoạch vùng trồng rau, khoanh vùng những vùng không bị ô nhiễm, kiểm soát nghiêm ngặt các chất thải công nghiệp, giảm thải các loại hóa chất nông nghiệp ra môi trường, ban hành tiêu chuẩn

trong sản xuất và lưu thông rau như sản xuất, phân loại, đóng gói, bảo quản và vận chuyển [49]. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã tăng cường các hoạt động khuyến nông, cung cấp cho hộ sản xuất những thông tin về các loại thuốc BVTV [64].

- Thiết lập và hoàn thiện hệ thống tiếp cận thị trường: Thiết lập hệ thống nhằm giám sát và kiểm định môi trường sản xuất đối với các yếu tố đầu vào và tình trạng an toàn của những yếu tố này [49]. Việc tiêu thụ rau được thay đổi từ chợ truyền thống sang hệ thống siêu thị. Hệ thống siêu thị được coi là công cụ để quản lý an toàn thực phẩm bằng cách thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tư nhân và duy trì các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Việc phát triển hệ thống siêu thị đã làm thay đổi hệ thống kênh cung ứng rau. Từ đó, các kênh sản xuất và phân phối rau truyền thống được thay thế bằng canh tác rau theo hợp đồng, hình thành các trang trại với hoạt động sản xuất riêng và quản lý việc sử dụng các yếu tố đầu vào [64].

1.2.1.2. Phát triển sản xuất rau an toàn ở Thái Lan

Thái Lan là nước có hoạt động sản xuất RAT phát triển ở châu Á và là một trong 10 nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Sản xuất rau giữ một vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp Thái Lan, đồng thời đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu và thu nhập của người dân [98]. Việc phát triển sản xuất rau ở Thái Lan đã thực hiện theo hướng tập trung và nâng cao chất lượng, an toàn. Vì vậy, sản xuất rau hữu cơ, rau an toàn đã trở thành một trong những chính sách lớn trong phát triển nông nghiệp.

Chính phủ Thái Lan đã phát động phương pháp canh tác “trong một môi trường thân thiện”, cung cấp tiền và trợ giúp kỹ thuật cho các khu vực trọng điểm. Biện pháp này nhằm tăng xuất khẩu rau quả và giảm thiểu dùng thuốc trừ sâu. Chính phủ đề ra tiêu chuẩn quốc gia về trồng rau sạch và thực phẩm an toàn, cấp giấy chứng nhận và logo cho sản phẩm [98]. Song song với đó, đã triển khai chiến lược đặc biệt hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm nông sản hữu cơ không chỉ của ASEAN mà cả thế giới mang tính cách mạng trong nông nghiệp nhằm biến Thái Lan trở thành “siêu cường lương thực”. Trong đó, Chính phủ đưa ra một loạt các biện pháp nhằm giúp chuyển đổi không chỉ ở khâu gieo trồng, thu hoạch, chế biến mà cả tiếp thị, sáng kiến kỹ thuật nhằm gia tăng sản xuất, thúc đẩy an ninh lương thực và xuất khẩu nông sản hữu cơ sạch. Những cải cách này bước đầu tập trung vào mô hình HTX và hỗ trợ nông dân nâng cao chất

lượng sản phẩm. Ngoài ra, chiến lược này còn nhằm cải thiện tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu và hóa chất trong trồng trọt ở Thái Lan.

Chương trình vận động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với thực phẩm an toàn nói chung và RAT nói riêng đã được Ủy ban thực phẩm và đồ uống của Thái Lan phát động. Cơ quan này cũng phát hành các chứng nhận về an toàn thực phẩm cho các nhà sản xuất, chế biến RAT và các siêu thị phân phối RAT. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp Thái Lan đã hướng dẫn việc áp dụng các chỉ dẫn GAP đối với sản phẩm RAT và cung cấp chứng nhận cho các trang trại áp dụng nghiêm túc các tiêu chuẩn này. Sản phẩm của các trang trại này sẽ dễ dàng gia nhập các siêu thị lớn và có giá bán cao hơn so với các sản phẩm rau khác. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hoạt động sản xuất RAT gặp phải những vấn đề liên quan đến tiêu thụ, người sản xuất chưa tuân thủ đúng quy trình. Cũng vì thế một số nhãn hiệu RAT không được người tiêu dùng tin tưởng và dần bị đào thải. Vì vậy, một số vấn đề đã được thực hiện nhằm phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng RAT:

- Chú trọng đầu tư cho khâu nghiên cứu sản xuất, nhập khẩu, nhân và cải tạo giống. Hỗ trợ nông dân trong việc sử dụng giống mới để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ. Một trong những nguyên nhân thành công là Thái Lan rất coi trọng trong khâu “giống”, coi đây là yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh một cách bền vững trong việc đưa sản phẩm thâm nhập thị trường quốc tế. Nguyên tắc trong sản xuất là giống phải có nguồn gốc rõ ràng, có địa chỉ, có hướng dẫn quy trình thâm canh, có bằng chứng chứng minh giống đó đã được trồng thử nghiệm đạt kết quả tốt.

- Chú trọng công tác quy hoạch vùng sản xuất RAT, các sản phẩm sạch và có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển. Đặc biệt, Chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến các chính sách tài chính, tín dụng, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết ô nhiễm… nhằm thúc đẩy các vùng sản xuất RAT phát triển. Từ đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng được chú trọng, tạo điều kiện cho việc sản xuất và tiêu thụ RAT.

- Đa dạng hóa các sản phẩm RAT. Cơ cấu sản xuất rau của Thái Lan được đa dạng hóa từ những năm 1990, nhờ vậy giá trị gia tăng của ngành rau đã được tăng lên. Những sản phẩm có giá trị cao như rau hữu cơ, rau an toàn, rau chế biến, đóng hộp, rau tươi sẵn sàng cho tiêu thụ trực tiếp đã được đầu tư sản xuất. Các nhà xuất khẩu của

Thái Lan đã đầu tư dây chuyền công nghệ cho các sản phẩm rau đủ tiêu chuẩn xuất khẩu theo qui định của Hoa Kỳ và châu Âu. Một phần các sản phẩm này cũng được xúc tiến tiêu thụ tại thị trường nội địa, đặc biệt tại các thành phố lớn nơi có mức sống cao hơn so với các khu vực khác.

- Cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm rau: Các công nghệ mới trong nông nghiệp được ứng dụng đa dạng tùy thuộc vào đặc điểm của các vùng sản xuất cũng như qui mô sản xuất khác nhau. Ở qui mô sản xuất lớn, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như IPM được phổ biến rộng rãi, trong khi hộ sản xuất qui mô nhỏ, công nghệ ứng dụng có thể thay đổi linh hoạt, phù hợp với điều kiện tài chính và không gian áp dụng. Những chương trình đào tạo cho người trồng rau được thực hiện bởi các cơ quan chức năng hoặc các tổ chức phi chính phủ đã giúp họ làm chủ được công nghệ thay vì tuân thủ một cách máy móc các qui định quốc tế về sản xuất rau an toàn. Một số tiêu chuẩn cao như EUREP-GAP cũng được người trồng rau Thái Lan đáp ứng một cách nhanh chóng [98].

1.2.2. Sản xuất rau an toàn ở Việt Nam

1.2.2.1. Các chủ trương, chính sách phát triển sản xuất rau an toàn

Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh chung của thế giới, để hỗ trợ phát triển sản xuất RAT, trong thời gian qua Chính phủ và các Bộ/ngành đã ban hành những quyết định, văn bản liên quan đến sản xuất RAT.

Năm 2007, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 04/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 10/1/2007 về “Quy định về sản xuất và chứng nhận RAT”. Theo đó, đã quy định về thủ tục chứng nhận điều kiện sản xuất RAT và thủ tục cấp giấy chứng nhận RAT và Quyết định số 106/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 28/12/2007 về “Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh RAT”.

Từ năm 2008 đến nay, Chính phủ và Bộ NN&PTNT đã ban hành nhiều văn bản cho thấy chủ trương khẳng định việc áp dụng VietGAP là sự lựa chọn tất yếu nhằm đảm bảo VSATTP, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

- Quyết định số 379/2008/QĐ-BNNPTNT-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ NN&PTNT và Bộ KHCN ban hành “Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn”.

- Quyết định số 84/2008/QĐ-BNNPTNT ngày 28/07/2008 của Bộ NN&PTNT ban hành “Quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn”.

- Quyết định số 99/2008/QĐ-BNNPTNT ngày 15/10/2008 của Bộ NN&PTNT ban hành “Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn”. So với những quy định trước đây, quy định hiện nay có những thay đổi cơ bản như đồng nhất giữa sản xuất RAT và sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, tất cả những người tham gia sản xuất phải được cấp chứng chỉ đã qua tập huấn VietGAP, bắt buộc phải công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.

- Quyết định số 2004/2011/QĐ-BNNPTNN-KHCN ngày 29/08/2011 của Bộ NN&PTNT và Bộ KHCN về phê duyệt dự án nông sản khuyến nông Trung ương “Sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP” với mục tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng, góp phần hình thành vùng sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất; nâng cao chất lượng sản xuất và sức cạnh tranh trong việc tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu; từng bước hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất từ quản lý, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm (áp dụng VietGAP).

- Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 của Bộ NN&PTNT Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau, quả, chè an toàn.

- Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ NN&PTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế (QCVN 01-132:2013/BNNPTNT).

- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ NN&PTNT Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Ngoài các văn bản của Chính phủ và Bộ NN&PTNT ban hành, đến nay, đã có nhiều tỉnh/thành phố ban hành các văn bản, chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển sản xuất RAT như Hà Nội, Bắc Ninh, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Bình, Thanh Hóa, Đồng Tháp, Đồng Nai, An Giang, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh,… Ngoài ra, một số địa phương như Vĩnh Phúc, Thái Bình, Lâm Đồng, thành

phố Hồ Chí Minh, Bình Định, Cần Thơ, Hải Phòng, Bắc Ninh, An Giang,… đã xây dựng các chương trình, đề án quy hoạch phát triển các vùng sản xuất RAT.

Bên cạnh việc ban hành các văn bản, quyết định chung về sản xuất RAT, Bộ NN&PTNT đã ban hành các quy trình cấp quốc gia cho sản xuất RAT đối với từng loại cây rau cụ thể như cải bắp, dưa chuột, đậu cô ve, đậu đũa, cà chua,… Các tỉnh/thành phố cũng đã ban hành các quy trình sản xuất an toàn áp dụng tại các địa phương. Các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng đã ban hành tới 93 quy trình, trong đó cà chua có 6 quy trình, xà lách, cải bắp, cải xanh, đậu cô ve, súp lơ mỗi cây có 5 quy trình; dưa chuột, mướp đắng, cà tím, su hào, hành tỏi mỗi cây có 4 quy trình; các loại cây khác có 1 – 2 quy trình [33].

1.2.2.2. Thực trạng phát triển sản xuất rau và rau an toàn

* Về diện tích sản xuất: Tình hình biến động diện tích sản xuất rau ở Việt Nam giai đoạn 2017 – 2019 được thể hiện qua số liệu Bảng 1.1.

Bảng 1.1. Diện tích sản xuất rau ở Việt Nam giai đoạn 2017 – 2019

Đvt: 1.000 ha


Các vùng sản xuất

2017

2018

2019

So sánh

2018/2017

2019/2018

1. Đồng bằng sông Hồng

191,5

194,8

183,8

101,7

94,4

2. Trung du miền núi phía Bắc

137,7

143,2

144,9

104,0

101,2

3. Bắc Trung bộ

100,2

104,9

107,5

104,7

102,5

4. Nam Trung bộ

70,8

70,4

72,0

99,4

102,3

5. Tây Nguyên

108,6

112,0

115,7

103,1

103,3

6. Đông Nam bộ

60,7

60,9

62,4

100,3

102,5

7. Đồng bằng sông Cửu Long

268,8

275,6

280,2

102,5

101,7

Cả nước

938,3

961,8

966,5

102,5

100,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế - 7

(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2020)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2017 – 2019, diện tích sản xuất rau có sự tăng lên từ 938,3 nghìn ha năm 2017 lên 966,5 nghìn ha năm 2019. Năm 2018 tăng 23,5 ha so với năm 2017 tương đương tăng 2,5%; năm 2019 tăng 4,7 ha so với năm 2018 tương đương tăng 0,5%. Tuy nhiên, diện tích đất trồng rau quả chất lượng cao, rau sạch vẫn chiếm tỷ lệ thấp và tăng trưởng chậm.

Diện tích sản xuất rau được phân bố rộng khắp các vùng trên cả nước. Trong đó, tập trung chủ yếu ở 2 vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm là vùng đồng bằng sông Cửu Long 280,2 nghìn ha, chiếm 29,0% tổng diện tích và đồng bằng sông Hồng 183,8 nghìn ha, chiếm 19,0% tổng diện tích. Đây là hai vùng chính sản xuất và cung cấp các loại rau quả cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi nên rau được sản xuất quanh năm và đa dạng về chủng loại từ các loại rau lấy lá, thân đến rau lấy củ, quả. Vùng đồng bằng sông Hồng, hoạt động sản xuất rau được thực hiện quanh năm với chủng loại rất đa dạng. Tuy nhiên, khác với các vùng trồng rau của cả nước, vùng này có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có pha trộn tính chất ôn đới, mùa đông lạnh rất phù hợp với một số loại rau củ như khoai tây, su hào, bắp cải,… Ngoài ra, vùng Trung du miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Thái Nguyên, Lào Cai,…) và Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đak Lak) cũng là những địa phương có truyền thống sản xuất rau quả, chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng diện tích trồng rau của cả nước.

* Về năng suất và sản lượng: Cũng như diện tích, năng suất và sản lượng rau có sự biến động qua 3 năm. Tình hình biến động năng suất và sản lượng rau giai đoạn 2017 – 2019 được thể hiện qua số liệu Bảng 1.2.

Bảng 1.2. Năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam giai đoạn 2017 - 2019


Các vùng sản xuất

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1.000 tấn)

2017

2018

2019

2017

2018

2019

1. Đồng bằng sông Hồng

213,2

210,7

218,7

4.082,3

4.104,8

4.020,4

2. Trung du miền núi phía Bắc

130,0

131,5

132,9

1.790,7

1.883,4

1.925,8

3. Bắc Trung bộ

113,1

118,6

122,8

1.133,1

1.243,7

1.320,5

4. Nam Trung bộ

158,0

164,0

167,9

1.118,9

1.154,5

1.209,1

5. Tây Nguyên

243,9

250,1

256,5

2.649,7

2.800,7

2.968,1

6. Đông Nam bộ

176,8

180,9

183,6

1.073,2

1.101,9

1.145,6

7. Đồng bằng sông Cửu Long

171,9

174,4

179,4

4.622,6

4.805,1

5.025,9

Cả nước

175,5

177,7

182,3

16.470,5

17.094,1

17.615,4

(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2020) Về năng suất, năm 2017 đạt 175,5 tạ/ha; năm 2018 tăng lên 177,7 tạ/ha, tương đương tăng 1,2% so với năm 2017; năm 2019 đạt 182,3 tạ/ha, tăng 2,6% so với năm

2018. Năng suất rau cao nhất ở vùng Tây Nguyên, đạt 256,5 tạ/ha, thấp nhất ở vùng Bắc Trung bộ là 122,8 tạ/ha. Về sản lượng, do diện tích và năng suất rau tăng qua các năm dẫn đến sản lượng rau tăng lên trong giai đoạn 2017 – 2019, từ 16.470,5 nghìn tấn năm 2017 lên 17.094,1 nghìn tấn năm 2018 và năm 2019 đạt 17.615,4 nghìn tấn rau các loại. Hai vùng rau trọng điểm là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng cung cấp đến 9.046,3 nghìn tấn, chiếm đến 51,3% tổng sản lượng rau cả nước.

Theo Cục Trồng trọt, nước ta đã hình thành được nhiều vùng sản xuất rau tập trung áp dụng thực hành nông nghiệp tốt, tổ chức sản xuất, sơ chế, kinh doanh và tiêu thụ RAT thành công. Một số mô hình sản xuất RAT tiêu biểu như HTX RAT Gò Công (Tiền Giang), tổ sản xuất RAT xã Tân Định (Bình Dương), tổ sản xuất RAT Phú Đức (Bình Phước),… Tuy nhiên, hoạt động sản xuất RAT còn gặp nhiều khó khăn:

- Quy mô sản xuất RAT còn nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất phân tán. Việc kiểm soát dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn.

- Một số địa phương đã xây dựng, phê duyệt đề án, kế hoạch phát triển sản xuất RAT tuy nhiên không có kinh phí để triển khai. Do đó, công tác quy hoạch, xác định các vùng sản xuất RAT còn chậm.

- Cơ sở hạ tầng của các vùng sản xuất rau chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất RAT.

- Công tác thông tin, tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm còn hạn chế.

- Nhiều địa phương đã đầu tư kinh phí sản xuất RAT nhưng chưa gắn kết được khâu sản xuất và thị trường tiêu thụ, sự liên kết hợp tác giữa người sản xuất, thương nhân, nhà khoa học, nhà nước chưa thực sự chặt chẽ và chưa hình thành chuỗi để nâng cao giá trị RAT. Một số lượng RAT được tiêu thụ với giá không cao hơn rau thường.

- Công nghệ bảo quản chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hóa. Thiếu thông tin về sản phẩm RAT, khó phân biệt giữa RAT và rau thường nên ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng.

1.2.2.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất rau an toàn của một số địa phương

a) Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là tỉnh đi đầu cả nước về nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có các mô hình sản xuất RAT được áp dụng theo công nghệ tiên tiến. Trong những năm

Ngày đăng: 22/02/2023