Sự Tăng Trưởng Chiều Cao Cây Qua Các Giai Đoạn Khi Tăng Lượng Kali Và Tăng Lượng Đạm Tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của đạm và kali đến giống lúa HP28 còn được thực hiện ở vùng đất cát ven biển (Phú Vang), kết quả được thể hiện qua Bảng 3.28.

Bảng 3.28. Sự tăng trưởng chiều cao cây qua các giai đoạn khi tăng lượng kali và tăng lượng đạm tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế



Công thức

Đẻ nhánh rộ

Bắt đầu trổ

Thu hoạch

Đẻ nhánh rộ

Bắt đầu trổ

Thu hoạch

Vụ Đông Xuân

Vụ Hè Thu

90N/90P/80K

41,71ab

64,11b

77,40c

49,05a

67,10b

78,41c

90N/90P/100K

42,89a

65,05b

77,89c

48,57a

68,00a

79,42b

120N/90P/80K

42,22a

66,42a

78,79bc

48,77a

67,40ab

79,50b

120N/90P/100K

42,68a

67,43a

79,05b

49,01a

68,40a

80,43ab

150N/90P/80K

42,89a

67,79a

81,40ab

50,07a

68,80a

81,68a

150N/90P/100K

43,43a

69,41a

82,79a

50,13a

69,40a

82,22a

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Ghi chú: Trong cùng một hàng, cùng một vụ các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa với p<0,05

Qua so sánh bảng 3.27 và bảng 3.28 chúng tôi nhận thấy, chiều cao cây cuối cùng ở các công thức thí nghiệm tại vùng đất phù sa cổ (Hương Trà) cao hơn so với vùng đất cát ven biển (Phú Vang).

Khi bón đạm ở mức 120N và 150N và bón tăng liều lượng kali, chiều cao cây ở các công thức trong 3 thời kỳ sinh trưởng của cây lúa có sự chênh lệch, đặc biệt là ở giai đoạn bắt đầu trổ.

Tương tự ở vùng thí nghiệm Hương Trà, khi lượng kali không đổi mà tăng liều lượng đạm, chiều cao cây tỷ lệ thuận với lượng đạm bón, ở mức bón 150N, chiều cao cây đạt lớn nhất.

Tóm lại, chiều cao cây chịu sự chi phối rất lớn của liều lượng phân bón, đặc biệt là liều lượng đạm. Tại vùng đất phù sa Hương Trà đạm có vai trò rất quan trọng đến sự tăng trưởng chiều cao cây, kali dường như không ảnh hưởng rõ rệt đến chiều cao cây ở vùng đất này. Tuy nhiên, ở vùng đất cát ven biển Phú Vang, sự kết hợp giữa đạm và kali mang lại hiệu quả cao trong sự thúc đẩy chiều cao của cây lúa kháng rầy. Khi bón phối hợp 150N /100K2O thì chiều cao cây tăng rõ nhất.

3.4.2.2. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa HP28

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất lúa sau này. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào giống, điều kiện sinh thái, mật độ, kỹ thuật canh tác và chế độ dinh dưỡng. Trong đó, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng không nhỏ đến số nhánh đẻ, số nhánh hữu hiệu.

Do đó trong kỹ thuật canh tác, chúng ta cần căn cứ vào sinh lý đẻ nhánh của ruộng lúa để điều khiển quá trình đẻ nhánh của cây lúa cho hiệu quả. Nhiều kết quả nghiên cứu về phân bón cho lúa đã chứng minh rằng bón phân có tác động rất lớn đến khả năng và tốc độ đẻ nhánh của cây lúa. Nếu chúng ta bón phân tập trung và dứt điểm thì hiệu quả đẻ nhánh của cây lúa rất cao, đây là cơ sở để giảm tỷ lệ nhánh vô hiệu nâng cao số nhánh hữu hiệu của ruộng lúa.

Qua theo dõi sự đẻ nhánh của lúa ở các công thức phân bón tại Hương Trà, chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 3.29.

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa kháng rầy tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế


Công thức

Số nhánh tối đa (nhánh/cây)

Số nhánh hữu hiệu (nhánh)

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%)

Vụ Đông Xuân

90N/90P/80K

7,40b

4,20b

56,76

90N/ 90P/100K

7,52b

4,00ab

53,19

120N/90P/80K

7,93ab

4,27ab

53,85

120N/90P/100K

8,00ab

4,07ab

50,88

150N/90P/80K

8,53ab

4,27ab

50,06

150N/90P/100K

8,93a

5,30a

59,35

LSD0.05

1.15

0.35


Vụ Hè Thu

90N/90P/80K

7,67c

5,73 b

74,71

90N/ 90P/100K

7,63c

5,47 b

71,69

120N/90P/80K

8,56b

5,67 b

66,24

120N/90P/100K

8,80b

5,53 b

62,84

150N/90P/80K

9,30ab

5,93 b

63,76

150N/90P/100K

9,87a

6,53 a

66,16

LSD0.05

0.2

0.52


Ghi chú: Trong cùng một cột, cùng một vụ các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa với p<0,05













7

6

5

4

3

2

1

0

vụ HT

vụ ĐX

(nhánh)

Hình 3.14. Biểu đồ ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa kháng rầy tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế


Qua bảng 3.29 chúng tôi nhận thấy:

Ở mức bón đạm 90N và 120N, khi tăng liều lượng kali lên, các chỉ tiêu về đẻ nhánh hầu như không có sự thay đổi cả ở 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Tuy nhiên ở mức bón đạm 150N, khi tăng liều lượng kali lên số dảnh tối đa và số dảnh hữu hiệu đạt cao hơn ở mức bón kali cao (100K). Số nhánh hữu hiệu ở tất cả các công thức thí nghiệm ở vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân, điều này có thể lí giải rằng trong vụ Hè Thu, điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi hơn cho việc đẻ nhánh của lúa.

Như vậy, khi giữ nguyên lượng đạm, đồng thời bón tăng lượng kali, chúng tôi nhận thấy số nhánh tối đa và số nhánh hữu hiệu chỉ tăng lên ở mức bón 150K.

Khi không bón kali mà bón tăng lượng đạm, số nhánh hữu hiệu của các công thức chênh lệch nhau ít. Số nhánh hữu hiệu trên cả 2 vụ ở mức bón 150N là cao nhất.

Số nhánh tối đa và số nhánh hữu hiệu đều tăng lên tỷ lệ thuận với lượng đạm và lượng kali bón trong cả 2 vụ, số nhánh hữu hiệu đạt cao nhất ở mức bón 150N + 100K.

Như vậy, đạm và kali có vai trò chính trong việc đẻ nhánh của lúa. Khi bón đạm và kali ở mức 150N / 100K thường cho số nhánh hữu hiệu cao nhất đặc biệt trong vụ Hè Thu.

Bảng 3.30. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa kháng rầy tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế



Công thức

Số nhánh tối đa (nhánh/cây)

Số nhánh hữu hiệu (nhánh)

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%)

Vụ Đông Xuân

90N/90P/80K

7,04b

4,20 b

59,66

90N/ 90P/100K

7,12b

4,00 bc

56,18

120N/90P/80K

7,33ab

3,47 d

47,34

120N/90P/100K

7,8ab

3,73 cd

47,82

150N/90P/80K

8,23ab

4,07 bc

49,45

150N/90P/100K

8,78a

5,27 a

60,02

LSD0.05

0.23

0.42


Vụ Hè Thu

90N/90P/80K

7,17c

4,87 c

67,92

90N/ 90P/100K

7,23c

5,20abc

71,92

120N/90P/80K

8,46b

5,27abc

62,29

120N/90P/100K

8,58b

4,93bc

57,46

150N/90P/80K

9,13ab

5,40ab

59,15

150N/90P/100K

9,78a

5,67 a

57,98

LSD0.05

0.15

0.49


Ghi chú: Trong cùng một cột, cùng một vụ các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa với p<0,05


6


5


4


3


2

vụ HT

vụ ĐX

1


0

(nhánh)

Hình 3.15. Biểu đồ ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa kháng rầy tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế

Qua số liệu thu được kết quả đánh giá khả năng đẻ nhánh của giống lúa HP28 trên các công thức tổ hợp phân bón tại vùng thí nghiệm Phú Vang chúng tôi nhận thấy, tại vùng đất cát ven biển số nhánh hữu hiệu trên tất cả các công thức thí nghiệm ở 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu thấp hơn ở vùng đất phù sa cổ (Hương Trà).

Về số nhánh tối đa: Liều lượng bón kali 80K nhưng chỉ cần tăng lượng đạm bón lên mức 120 kg N/ha đã làm tăng rõ số nhánh tối đa và tiếp tục tăng khi lượng N bón tăng lên mức 150 kg/ha. Khi tăng lượng đạm bón lên mức 150kg N/ha, số nhánh tối đa tăng rất có ý nghĩa khi lượng kali bón tăng lên mức 100kg K2O/ha.

Tương tư ở liều lượng bón kali 100K, số nhánh tối đa tăng tỷ lệ thuận với tăng liều lượng bón đạm và số nhánh tối đa đạt cao nhất ở lượng bón 100K / 150N.

Về số nhánh hữu hiệu: Lượng đạm bón ở mức 90kgN/ha, tăng lượng kali bón lên mức 100kg K2O/ha có thể làm tăng có ý nghĩa số nhánh hữu hiệu. Trong khi đó, ở các mức bón đạm 120kg N/ha, số nhánh hữu hiệu không tăng ngay cả khi tăng lượng kali bón từ 80kg lên 100 kg K2O/ha ở cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Bón kali cùng một mức nhưng nếu tăng lượng đạm bón lên mức 120kg và 150kg N/ha có tác dụng làm tăng rõ số nhánh hữu hiệu.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng đối với giống lúa chống rầy HP28, lượng phân bón 150N /90P/ 100K có số nhánh tối đa và số nhánh hữu hiệu cao nhất ở cả hai vùng nghiên cứu Hương Trà và Phú Vang trong hai vụ Đông Xuân và Hè Thu.

3.4.2.3. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến mật độ rầy nâu đối với giống lúa HP28

Kết quả diễn biến mật độ của rầy nâu trên các công thức thí nghiệm vụ Đông Xuân 2012 - 2013 tại ruộng thí nghiệm ở Hương Trà được thể hiện ở bảng

3.31 và hình 3.16.

Qua bảng 3.31 và hình 3.16 ta thấy:

Trên các công thức thí nghiệm rầy nâu bắt đầu xuất hiện vào khoảng sau ngày 17/2 đến ngày 24/2

Mật độ rầy nâu đạt đỉnh cao thứ nhất vào ngày 24/2 với mật độ dao động từ 3,7 - 11,7 con/m2. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này cây lúa bắt đầu đẻ nhánh đồng thời khí hậu bắt đầu nóng lên tạo điều kiện thuận lợi cho rầy nâu phát triển.

Bảng 3.31. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến diễn biến mật độ rầy nâu trong vụ Đông Xuân 2012 - 2013 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế

Mật độ: Con/m2



Công thức

Ngày điều tra

24/2

03/3

10/3

17/3

24/3

31/3

07/4

14/4

21/4

28/4

90N/90P/80K

5,00

3,70

3,10

2,70

6,70

8,70

13,30

18,00

26,00

36,70

90N/90P/100K

3,70

2,70

2,00

2,00

5,30

10,70

14,70

21,00

27,30

31,70

120N/90P/80K

8,00

4,70

3,50

2,30

4,70

9,30

16,30

19,70

25,70

33,30

120N/90P/100K

6,00

4,00

3,60

3,30

7,30

13,70

15,70

20,30

23,00

35,30

150N/90P/80K

9,30

5,30

4,10

3,70

8,00

12,00

17,00

23,70

29,70

40,70

150N/90P/100K

11,70

6,00

4,70

4,30

9,30

15,70

19,00

25,30

31,00

42,00

Hình 3 16 Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các tổ hợp phân bón trong 1

Hình 3.16: Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các tổ hợp phân bón trong vụ Đông Xuân 2012 - 2013 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế

Mật độ rầy nâu đạt đỉnh cao thứ hai vào ngày 28/4 với mật độ dao động từ 31,7 - 42 con/m2. Nguyên nhân, do đây là giai đoạn cây lúa tập trung dinh dưỡng để đi vào quá trình dinh dưỡng sinh thực, do đó giai đoạn này dinh dưỡng trong cây đạt cao nhất. Mặt khác, giai đoạn trổ của lúa là vào cuối tháng

4. Lúc này nhiệt độ không khí khá cao 26,20C, ẩm độ không khí cao (86%) do

đó tạo điều kiện cho rầy nâu bùng phát nhanh về số lượng.

Tính đến khi kết thúc điều tra thì mật độ rầy nâu phát triển mạnh nhất ở công thức 150N/100K với mật độ 42 con/m2, thấp nhất là ở công thức 90N/100K với mật độ 31,7 con/m2.

Có 2 công thức có mật độ rầy nâu thấp hơn công thức đối chứng là 90N/100K và 120N/80K. Trong đó mật độ rầy nâu thấp nhất là ở công thức 90N/100K với mật độ 31,7 con/m2 tiếp theo là công thức 120N/80K với mật độ 33,3 con/m2. Có 2 công thức có mật độ cao hơn công thức đối chứng là 150N/80K và 150N/100K. Trong đó, cao nhất là công thức 150N/100K sau đó là 150N/80K với mật độ rầy nâu tương ứng là 42 con/m2 và 40,7 con/m2.

Quá trình điều tra cho thấy mức bón đạm bón nhiều lên như ở công thức thì tỷ lệ thuận với mức độ gây hại của rầy nâu.

Kết quả diễn biến mật độ của rầy nâu trên các công thức thí nghiệm vụ Hè Thu 2013 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế được thể hiện ở bảng 3.32 và hình 3.17.

Bảng 3.32. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến diễn biến mật độ rầy nâu trong vụ Hè Thu 2013 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế

Mật độ: con/m2



Công thức

Ngày điều tra

27/6

04/7

11/7

18/7

25/7

01/8

08/8

15/8

22/8

29/8

05/9

90N/90P/80K

0,00

2,70

2,70

5,70

7,30

17,30

26,30

36,30

43,70

56,30

4,30

90N/90P/100K

0,00

2,00

4,30

4,00

11,30

17,70

30,30

38,30

45,30

54,30

3,70

120N/90P/80K

0,00

2,30

2,30

5,00

12,00

20,70

31,30

39,30

47,30

55,30

5,70

120N/90P/100K

0,00

3,30

3,30

6,70

16,00

22,00

33,30

39,70

46,70

59,30

6,00

150N/90P/80K

0,00

3,70

3,00

7,70

8,30

24,70

34,00

40,30

48,70

61,70

7,30

150N/90P/100K

0,00

4,30

3,00

7,70

12,70

25,00

35,70

41,30

49,30

62,30

9,30


Hình 3 17 Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các tổ hợp phân bón trong 2

Hình 3.17. Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các tổ hợp phân bón trong vụ Hè Thu 2013 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế

Qua so sánh hình 3.16 và hình 3.17 chúng tôi nhận thấy, mật độ rầy nâu ở vụ Hè Thu cao hơn ở vụ Đông Xuân, điều này có thể giải thích rằng, điều kiện khí hậu thời tiết ở vụ Hè Thu thuận lợi hơn cho sự phát sinh, phát triển và gây hại của rây nâu.

Trên các công thức thí nghiệm rầy nâu bắt đầu xuất hiện ngày 04/07 nhưng với mật độ thấp (2,00 - 4,30 con/m2). Sau đó mật độ rầy nâu tăng dần và

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí