Trong các công thức thí nghiệm, gieo sạ với mật độ 40kg/ha có số nhánh hữu hiệu cao nhất, tiếp đến là mật độ 50; 60 kg/ha, công thức 70kg/ha có tổng số nhánh và số nhánh hữu hiệu thấp nhất.
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa HP28 tại Phú Vang
Số nhánh ban đầu (nhánh) | Tổng số nhánh (nhánh) | Số nhánh hữu hiệu (nhánh) | Hệ số đẻ nhánh (lần) | Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) | |
VỤ ĐÔNG XUÂN | |||||
40 | 1 | 8,00b | 5,40a | 8,00 | 67,50 |
50 | 1 | 8,10a | 5,10b | 8,10 | 62,96 |
60 | 1 | 7,56c | 4,76c | 7,56 | 62,96 |
70 | 1 | 7,70bc | 4,70c | 7,70 | 61,04 |
VỤ HÈ THU | |||||
40 | 1 | 8,33a | 5,33a | 8,33 | 63,99 |
50 | 1 | 6,43ab | 5,03ab | 6,43 | 78,23 |
60 | 1 | 8,03a | 4,93b | 8,03 | 61,39 |
70 | 1 | 7,86a | 4,73b | 7,86 | 60,18 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Các Giống Lúa Kháng Rầy Nâu Tại Hương Trà Trong Vụ Hè Thu 2011
- Diễn Biến Mật Độ Rầy Nâu Trên Các Giống Lúa Kháng Rầy Tại Phú Vang Trong Vụ Hè Thu 2011
- Ảnh Hưởng Của Mật Độ Gieo Sạ Đến Khả Năng Đẻ Nhánh Của Giống Lúa Hp28 Tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
- Sự Tăng Trưởng Chiều Cao Cây Qua Các Giai Đoạn Khi Tăng Lượng Kali Và Tăng Lượng Đạm Tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
- Ảnh Hưởng Của Các Tổ Hợp Phân Bón Đến Diễn Biến Mật Độ Rầy Nâu Trong Vụ Đông Xuân 2012 - 2013 Tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
- Biểu Đồ Năng Suất Của Các Công Thức Thí Nghiệm Tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Ghi chú: Trong cùng một cột, cùng một vụ các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa với p<0,05
3.4.1.7. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với diễn biến mật độ rầy nâu trên giống lúa HP28 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
a. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với diễn biến mật độ rầy nâu tại Phú Vang trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012
Diễn biến số lượng rầy nâu trên ruộng thí nghiệm tại Phú Vang trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012 được trình bày ở bảng 3.24 và hình 3.11. Qua bảng 3.28 và hình 3.11 chúng tôi nhận thấy: rầy nâu cùng bắt đầu xuất hiện trên tất cả các công thức thí nghiệm vào ngày 11/02 (giai đoạn đẻ nhánh) nhưng với mật độ thấp, sau đó mật độ rầy nâu tăng dần cho đến khi kết thúc điều tra ngày 21/04 (giai đoạn trổ).
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với diễn biến mật độ rầy nâu trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Mật độ: con/m2
Ngày điều tra | |||||||||||
11/2 | 18/2 | 25/2 | 03/3 | 10/3 | 17/3 | 24/3 | 31/3 | 07/4 | 14/4 | 21/4 | |
40 kg/ha | 1,67 | 5,00 | 6,67 | 7,67 | 8,33 | 10,33 | 13,33 | 18,67 | 21,67 | 39,33 | 69,67 |
50 kg/ha | 2,33 | 5,33 | 7,33 | 8,67 | 10,33 | 12,67 | 14,33 | 21,67 | 23,67 | 47,67 | 67,33 |
60 kg/ha | 2,33 | 4,33 | 5,33 | 7,67 | 9,33 | 10,67 | 12,33 | 16,67 | 18,67 | 37,67 | 44,33 |
70 kg/ha | 3,33 | 6,67 | 9,67 | 10,67 | 13,67 | 14,33 | 16,33 | 27,33 | 28,67 | 49,67 | 75,67 |
Vào những kỳ điều tra đầu tiên, mật độ rầy nâu thấp dao động từ 1,67 - 6,67 con/m2. Nguyên nhân do ẩm độ và nhiệt độ quá thấp, kèm theo mưa nhiều, rét đậm nên không thích hợp cho rầy nâu phát sinh và gây hại.
Bắt đầu kỳ điều tra ngày 03/03 mật độ rầy nâu tăng lên trên tất cả các giống với mật độ dao động từ 7,67 con/m2 (công thức 40kg/ha và 60kg/ha) đến 10,67 con/m2 (công thức 70kg/ha). Nguyên nhân, một mặt do trong thời gian này ẩm độ và nhiệt độ cao, sự giao tán của bộ lá làm cho ruộng lúa xanh tốt, rậm rạp đã tạo điều kiện thuận lợi cho rầy nâu phát sinh, phát triển, mặt khác lúa đang ở giai đoạn làm đòng là nguồn thức ăn thuận lợi cho rầy nâu.
Hình 3.11. Đồ thị diễn biến rầy nâu trên các công thức thí nghiệm mật độ trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Đến khi kết thúc điều tra vào ngày 21/04 (giai đoạn trổ) mật độ rầy nâu tăng lên nhanh chóng dao động từ 44,33 - 75,67 con/m2 trong đó cao nhất ở công thức 70kg/ha và thấp nhất ở công thưc 60kg/ha. Đây là giai đoạn cây lúa tập trung dinh dưỡng để đi vào quá trình dinh dưỡng sinh thực, do đó giai đoạn này dinh dưỡng trong cây đạt cao nhất. Mặt khác, giai đoạn trổ của lúa là vào cuối tháng 4, lúc này nhiệt độ không khí khá cao (280C), ẩm độ không khí cao (87,5%), do đó tạo điều kiện cho rầy nâu bùng phát nhanh về số lượng.
b. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với diễn biến mật độ rầy nâu tại Phú Vang trong vụ Hè Thu 2012
Mật độ rầy nâu tại vùng đất cát ven biển Phú Vang trong vụ Hè Thu đươc thể hiện ở bảng 3.29 và hình 3.12. Qua bảng và đồ thị chúng tôi nhận thấy, rầy nâu xuất hiện vào thời kỳ cây lúa bắt đầu đẻ nhánh trên tất cả các công thức thí nghiệm nhưng với mật độ thấp. Sau đó, mật độ rầy tăng đều đặn qua các định kỳ điều tra tiếp theo.
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với diễn biến mật độ rầy nâu trong vụ Hè Thu 2012 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Mật độ: Con/m2
Ngày điều tra | |||||||||||
28/6 | 05/7 | 12/7 | 19/7 | 26/7 | 02/8 | 09/8 | 16/8 | 23/8 | 30/8 | 06/9 | |
40 kg/ha | 1,33 | 2,33 | 5,67 | 10,33 | 17,33 | 21,33 | 34,33 | 45,33 | 72,33 | 74,33 | 9,67 |
50 kg/ha | 1,00 | 1,67 | 4,33 | 11,67 | 16,67 | 24,67 | 34,67 | 42,00 | 76,67 | 83,33 | 10,3 |
60 kg/ha | 1,00 | 1,33 | 2,67 | 8,67 | 10,33 | 19,33 | 24,67 | 35,67 | 70,33 | 72,67 | 8,67 |
70 kg/ha | 2,67 | 4,67 | 6,33 | 14,67 | 19,33 | 25,67 | 37,33 | 54,33 | 84,33 | 92,33 | 13,3 |
Hình 3.12. Đồ thị diễn biến rầy nâu trên các công thức thí nghiệm mật độ trong vụ Hè Thu 2012 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Đến giai đoạn lúa làm đòng, rầy nâu xuất hiện với mật độ khá cao, giao động 10,33 - 19,33 con/m2, thời kỳ lúa trổ bông, mật độ rầy nâu đạt cao nhất, dao động từ 72,67 - 92,33 con/m2, trong đó cao nhất ở công thức 70kg/ha và thấp nhất ở công thức 60kg/ha.
Tuy nhiên, sau đó mật độ rầy nâu lại giảm mạnh, điều này có thể giải thích rằng do cây lúa đã già (lúa giai đoạn chín sữa - chín hoàn toàn), lá vàng đi, cây cứng hơn nên thức ăn không phù hợp cho quần thể rầy nâu, hơn nữa cuối vụ hè thu, nhiệt độ tăng cao, ẩm độ giảm xuống, đây là điều kiện khí hậu thời tiết không phù hợp cho sự phát sinh phát triển và gây hại của rầy nâu.
Từ kết quả thí nghiệm được trình bày ở các hình 3.8; 3.9; 3.11; 3.12 chúng tôi có những nhận xét như sau:
Mật độ rầy nâu trên tất cả các công thức thí nghiệm ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu tại vùng đất cát ven biển Phú Vang cao hơn ở vùng đất phù sa cổ Hương Trà, điều này cho thấy ở Thừa Thiên Huế rầy nâu gây hại nặng ở các vùng đất canh tác nghèo dinh dưỡng.
Tại Thừa Thiên Huế, trong vụ Hè Thu rầy nâu phát sinh phát triển và gây hại nặng hơn trong vụ Đông Xuân, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát sinh gây hại của rầy nâu. Trong vụ Hè Thu tại Thừa Thiên Huế, nhiệt độ cao (25
– 300 C), ẩm độ không khí giao động trong khoảng 60 - 80% là điều kiện tối
thích cho rầy nâu phát triển.
Đối với giống chống rầy HP28, gieo sạ ở mật độ 60kg/ha có khả năng hạn chế được mật độ rầy nâu trên đồng ruộng.
3.4.1.8. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa chống rầy HP28 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
So Sánh Bảng 3.25 và Bảng 3.30 chúng tôi nhận thấy: nhìn chung tất cả các chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa thí nghiệm tại đất cát ven biển huyện Phú Vang thấp hơn so với thí nghiệm tại huyện Hương Trà, điều này cũng phản ánh tại vùng đất cát ven biển hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp, bên cạnh đó khả năng giữ nước trong đất kém nên đã tác động đến sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây lúa. Số bông/m2 trong vụ Đông Xuân dao động từ 349,33 bông/m2 (40kg/ha) đến 401 bông/m2 (70kg/ha), vụ Hè Thu dao động từ 342,33 bông/m2 (40kg/ha) đến 412,33 bông/m2 (70kg/ha).
Về năng suất thực thu tương tự kết quả thu được tại thí nghiệm huyện Hương Trà, công thức cho năng suất cao nhất là 60kg/ha với năng suất 50,21 tạ/ha và 46,25 tạ/ha tương ứng với vụ Đông Xuân và Hè Thu.
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa chống rầy HP28 tại Phú Vang
Vụ Đông Xuân | Vụ Hè Thu | |||||||
40kg/ha | 50kg/ha | 60kg/ha | 70kg/ha | 40kg/ha | 50kg/ha | 60kg/ha | 70kg/ha | |
Bông/m2 | 349,33d | 377,67c | 388,67b | 401,00a | 342,33b | 356,00b | 405,00a | 412,33a |
Số hạt /bông(hạt) | 80,87b | 82,00b | 87,53a | 73,17c | 85,33a | 84,37a | 78,63b | 65,00c |
Hạt chắc/bông(hạt) | 68,33b | 68,57b | 72,37a | 52,43c | 68,10a | 66,53ab | 61,07b | 48,30c |
P.1000hạt (g) | 25,30a | 25,23a | 24,80a | 24,73a | 25,47a | 25,23a | 25,13a | 25,00a |
NSLT(tạ/ha) | 60,39c | 65,34b | 69,67a | 51,99d | 59,38bc | 59,76b | 62,15a | 49,79c |
NSTT(tạ/ha) | 40,98c | 46,10b | 50,21a | 38,45c | 40,07b | 42,03b | 46,25a | 35,83c |
60
50
40
30
20
10
0
40kg/ha
50kg/ha
60kg/ha
70kg/ha
vụ Đông Xuân
vụ Hè Thu
(tạ/ha)
Ghi chú: Trong cùng một hàng, cùng một vụ các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa với p<0,05
Hình 3.13. Biểu đồ ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với năng suất thực thu của giống lúa HP28 tại Phú Vang
Từ kết quả thu được về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất chúng tôi nhận thấy: Với cùng một công thức trong cùng một mật độ gieo sạ thì yếu tố dinh dưỡng trong đất có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất. Với công thức gieo sạ khác nhau, nếu tăng lượng giống gieo sạ nhiều, mật độ dày dẫn đến tranh chấp về ánh sáng và dinh dưỡng của cây lúa, từ đó ảnh hưởng đến đặc trưng hình thái, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu. Đối với giống lúa kháng rầy nâu HP28 mật độ gieo sạ thích hợp là 60kg/ha ứng với năng suất thu được vụ Đông Xuân là 50,21 - 51,96 tạ/ha, vụ Hè Thu là 46,25 - 47,30 tạ/ha.
3.4.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của giống lúa HP28
Bón phân cân đối và hợp lý được xem là biện pháp kỹ thuật có hiệu quả trong việc duy trì độ phì nhiêu của đất, ổn định năng suất cây trồng, giảm thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra, gia tăng hoạt động vi sinh vật và cải thiện tính chất vật lí, góp phần vào nông nghiệp bền vững. Xuất phát từ những lí do đó, chúng tôi xác định ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất và khả năng kháng rầy của giống lúa HP28 trong vụ Đông Xuân 2012 - 2013 và vụ Hè Thu 2013.
3.4.2.1. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chiều cao cây qua các giai
đoạn sinh trưởng của giống lúa HP28
Đối với cây lúa nói riêng và thực vật nói chung, sự tăng trưởng chiều cao là một quy luật tất yếu của của sự sống thực vật.
Chiều cao cây là một đặc trưng hình thái của giống. Chiều cao cây ngoài phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, nó còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, tính chất đất, kỹ thuật canh tác và khả năng đầu tư phân bón. Khi trong đất thiếu hụt hay mất cân đối một số chất dinh dưỡng nào đó sẽ ảnh hưởng đén khả năng sinh trưởng, phát triển của cây lúa, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất sau này. Sự tăng trưởng chiều cao cây là đặc tính thể hiện sức sinh trưởng qua các thời kỳ:
Thời kỳ lúa đẻ nhánh rộ: Đây là thời kỳ cây lúa sinh trưởng và phát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng chiều cao là sự phát triển thân lá, lúc này bộ rễ hoạt động mạnh, hút nhiều nước và dinh dưỡng để cung cấp cho cây. Bộ lá phát triển làm tăng nhanh khả năng quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho thân, lá và rễ.
Thời kỳ trổ bông: Giai đoạn này cây đã chuyển sang thời kỳ sinh trưởng sinh thực, lúc này chiều cao cây tăng nhanh chóng, nếu giai đoạn này cây thấp làm cho bông lúa nhỏ và ngắn.
Thời kỳ thu hoạch: Chiều cao cây là đặc tính hình thái đầu tiên được chú ý trong việc lựa chọn giống lúa.
Qua theo dõi sự tăng trưởng chiều cao cây ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển chính của giống HP28 tại Hương Trà, chúng tôi thu được kết quả được trinhg bày ở bảng 3.27.
Bảng 3.27. Chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển giống lúa HP28 ở các công thức phân bón tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Đẻ nhánh rộ | Bắt đầu trổ | Thu hoạch | Đẻ nhánh rộ | Bắt đầu trổ | Thu hoạch | |
Vụ Đông Xuân | Vụ Hè Thu | |||||
90N/90P/80K | 42,10a | 70,90a | 78,10c | 52,44c | 71,00b | 80,08b |
90N/90P/100K | 42,90a | 73,00a | 79,40b | 52,46c | 73,73a | 81,37ab |
120N/90P/80K | 42,30a | 71,80a | 79,50b | 58,63ab | 70,46b | 82,54a |
120N/90P/100K | 42,70a | 72,70a | 80,40ab | 59,46a | 70,53b | 82,40a |
150N/90P/80K | 42,90a | 72,20a | 80,60ab | 60,00a | 73,60a | 83,59a |
150N/90P/100K | 43,1a | 72,60a | 81,00a | 60,53a | 73,33a | 83,98a |
Qua bảng 3.31 chúng tôi nhận thấy:
Khi bón đạm ở cùng một mức đồng thời bón tăng lượng kali, chiều cao cây giữa các công thức chênh lệch rất ít ở cả hai vụ thí nghiệm Đông Xuân và Hè Thu. Như vậy qua các số liệu trên, chúng tôi nhận thấy chiều cao cây lúa ít chịu ảnh hưởng bởi kali.
Khi lượng kali như nhau mà tăng liều lượng đạm, chiều cao cây của các công thức đã có sự chênh lệch giữa các công thức đặc biệt là ở vụ Hè Thu và ở mức bón 150N. Bón tăng lượng đạm, sự tăng trưởng chiều cao cây của các công thức bón đạm tăng lên rõ rệt ở cả 3 thời kỳ, lương đạm bón càng cao, chiều cao cây càng tăng. Như vậy, đạm có vai trò rất quan trọng đến sự tăng trưởng chiều cao cây lúa.