Ảnh Hưởng Của Các Tổ Hợp Phân Bón Đến Diễn Biến Mật Độ Rầy Nâu Trong Vụ Đông Xuân 2012 - 2013 Tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế

đạt đỉnh cao vào gần cuối vụ (29/08) với mật độ dao động từ 54,30 - 62,30 con/m2. Nguyên nhân dẫn đên mật độ rầy đạt đỉnh cao vào gần cuối vụ Hè Thu là do lúc này cây lúa tập trung dinh dưỡng để đi vào quá trình dinh dưỡng sinh thực, do đó giai đoạn này dinh dưỡng trong cây đạt cao nhất. Mặt khác, giai đoạn trổ của lúa là vào cuối tháng 8. Lúc này nhiệt độ và ẩm độ không khí khá đã tạo điều kiện cho rầy nâu bùng phát nhanh về số lượng

Tính đến khi kết thúc điều tra thì mật độ rầy nâu phát triển mạnh nhất ở công thức bón 150N / 100K (62,30 con/m2), thấp nhất ở công thức 90N /100K (54,30 con/m2).

Như vậy, liều lượng phân bón đã ảnh hưởng đến khả năng kháng rầy nâu của giống HP28, bón phân với lượng đạm và lượng kali cao đã làm cho mật độ rầy nâu cao nhất.

Kết quả điều tra mật độ rầy nâu trên các công thức thí nghiệm ở vụ Đông Xuân 2012 - 2013 tại vùng đất cát ven biển (Phú Vang) được thể hiện ở bảng

3.33. và hình 3.18.

Bảng 3.33. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến diễn biến mật độ rầy nâu trong vụ Đông Xuân 2012 - 2013 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế

Mật độ: Con/m2



Công thức

Ngày điều tra

24/2

03/3

10/3

17/3

24/3

31/3

07/4

14/4

21/4

28/4

90N/90P/80K

2,70

5,00

8,70

6,70

13,30

18,00

26,00

36,70

44,70

57,30

90N/90P/100K

2,00

3,70

10,70

5,30

14,70

21,00

27,30

31,70

47,30

56,30

120N/90P/80K

2,30

8,00

9,30

4,70

16,30

19,70

25,70

33,30

46,30

59,30

120N/90P/100K

3,30

6,00

13,70

7,30

15,70

20,30

23,00

35,30

43,70

54,30

150N/90P/80K

3,70

9,30

12,00

8,00

170

23,70

29,70

40,70

49,70

63,70

150N/90P/100K

4,30

11,70

15,00

9,30

19,00

25,30

31,00

42,00

50,30

62,30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Hình 3 18 Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các tổ hợp phân bón trong 1


Hình 3.18. Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các tổ hợp phân bón trong vụ Đông Xuân 2012-2013 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế

Qua bảng 3.33 và hình 3.18 chúng tôi nhận thấy:

Khi bón đạm ở mức 90N và bón tăng lượng kali, mật độ rầy nâu có sự chênh lệch không đáng kể. Điều này cho thấy kali không ảnh hưởng đến số lượng rầy nâu trên đồng ruộng ở mức bón đạm 90N.

Khi bón đạm ở mức 120N và 150N, bón tăng lượng kali, mật độ rầy nâu giảm xuống. Điều này chứng tỏ rằng ở mức đạm cao, bón tăng lượng kali thi số lượng rầy nâu lại giảm xuống. Như vậy, bón phân kali có thể làm giảm mật độ rầy trên ruộng thí nghiệm.

Khi bón kali ở mức 80K và tăng liều lượng bón đạm, mật độ rầy nâu tăng lên tỷ lệ thuận với tăng lượng bón đạm. Tuy nhiên, ở mức bón 100K và tăng liều lượng đạm, mật độ rầy nâu thấp nhất ở công thức bón 120N và cao nhất ở công thức bón 150 N.

Qua kết quả thu được. chúng tôi nhận thấy vụ Đông Xuân ở Phú Vang. mật độ rầy nâu cao hơn so với ở Hương Trà, liều lượng phân bón đã ảnh hưởng đến số lượng rầy nâu trên đồng ruộng, bón phân với lượng đạm quá cao hoặc quá thấp cho lúa thì mật độ rầy nâu đều tăng cao. Trong thí nghiệm của chúng tôi mức bón phân 120N / 100K trên nền 90P có khả năng chống chịu rầy nâu tốt nhất.

Bên cạnh điều tra mật độ rầy nâu trên các công thức thí nghiệm tại Phú Vang trong vụ Đông Xuân, chúng tôi đã theo dõi số lượng rầy nâu trong vụ Hè Thu 2013, kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.34 và hình 3.19.

Bảng 3.34. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến diễn biến mật độ rầy nâu trong vụ Hè Thu 2013 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế

Mật độ: Con/m2



Công thức

Ngày điều tra

27/6

04/7

11/7

18/7

25/7

01/8

08/8

15/8

22/8

29/8

05/9

90N/90P/80K

3,30

10,30

14,70

20,30

25,70

30,30

35,70

49,30

60,30

72,30

86,30

90N/90P/100K

2,00

8,30

15,30

22,00

24,30

26,00

36,33

48,70

55,30

71,70

87,30

120N/90P/80K

4,00

7,70

16,30

21,00

26,00

27,70

33,70

47,30

60,70

73,30

89,70

120N/90P/100K

4,30

11,30

16,70

19,30

27,30

31,00

32,30

46,70

57,30

69,30

80,30

150N/90P/80K

4,70

12,30

18,00

24,70

28,00

32,30

42,50

54,30

65,70

80,70

96,30

150N/90P/100K

5,00

13,30

19,30

26,30

30,30

37,30

41,70

51,70

64,30

85,30

99,70


Hình 3 19 Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các tổ hợp phân bón trong 2

Hình 3.19. Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các tổ hợp phân bón trong vụ Hè Thu 2013 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế

Qua so sánh kết quả ở hình 3.16; 3.17; 3.18 và 3.19 chúng tôi nhận thấy, mật độ

rầy nâu trên các công thức thí nghiệm trong vụ Hè Thu tại Phú Vang đạt cao

nhất, điều này cho thấy rằng tại vùng trồng lúa trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và trên vùng đất cát ven đầm phá, rầy nâu sinh trưởng và phát triển mạnh.

Mật độ rầy nâu trong vụ Hè Thu tăng dần từ đầu vụ đến cuối vụ và đạt đỉnh cao ở kỳ điều tra cuối vụ ngày 05/09 trên tất cả các công thức thí nghiệm, trong đó mật độ cao nhất ở công thức 150N/90P/100K (99,70 con/m2), thấp nhất trên công thức 120N/90P/100K (80,30 con/m2).

Chúng ta có thể nhận thấy rằng, khi bón cùng một lượng kali và tăng liều lượng bón đạm mật độ rầy nâu tăng mạnh ở các công thức bón quá ít hoặc quá nhiều đạm (90N và 150N), mật độ rầy nâu giảm ở công thức bón 120N.

Khi bón cùng một lượng đạm 90N hoặc 150N, bón tăng liều lượng kali, mật độ rầy nâu tăng lên tỷ lệ thuận với lượng bón kali. Nhưng khi bón cùng lượng đạm 120N, lượng kali càng tăng, số lượng rầy nâu trên ruộng thí nghiệm càng giảm.

Như vậy, lượng phân đạm và kali đều có ảnh hưởng đến mật độ rầy nâu trong vụ Hè Thu tại Phú Vang, và lượng bón 120N / 100K là lượng phân bón làm tăng khả năng kháng rầy nâu cao nhất của giống lúa chống rầy HP28.

3.4.2.4. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất đối với giống lúa HP28

Muốn có năng suất lúa cao, trong thâm canh phải có biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các yếu tố cấu thành năng suất (đặc biệt là số bông/m2 và số hạt chắc/bông bởi đây là những yếu tố chính quyết định năng suất).

Đạm, lân và kali là các yếu tố dinh dưỡng chính rất cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Khi bón cân đối, ngoài việc cung cấp dinh dưỡng cho cây, nó còn có tác tác dụng tương hỗ nhau giúp cây hút dinh dưỡng mạnh hơn và được nhiều hơn. Như các giống lúa khác, giống HP28 cũng đòi hỏi một lượng dinh dưỡng cao. Song nếu lượng dinh dưỡng được cung cấp không cân đối sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tạo năng suất. Năng suất lúa được tạo thành bởi 3 yếu tố: số bông/m2, số hạt chắc/bông và P1000 hạt. Khi số bông

tăng lên một cách hợp lý thì năng suất sẽ tăng, nhưng số bông/m2 tăng cao quá

ngưỡng cho phép thì dẫn đến số hạt chắc/bông giảm, làm năng suất giảm theo. Còn P1000 hạt ít thay đổi do bị khống chế bởi kích thước vỏ trấu, mà kích thước vỏ trấu được quy định bởi kiểu gen của từng giống. Dựa vào mối tương qua giữa các yếu tố cấu thành năng suất ta có thể tác động nhiều biện pháp kỹ thuật như: thời vụ, mật độ, cách chăm sóc… để các yếu tố cấu thành năng suất phát triển hợp lý cho năng suất cao nhất. Vì vậy, trong nghiên cứu thí nghiệm chúng tôi đã theo dõi ảnh hưởng của các công thức bón phân đến số bông hữu hiệu/m2 và số hạt chắc/bông, trọng lượng nghìn hạt.

Kết quả đánh giá về năng suất của các công thức thí nghiệm ở Hương Trà, Thừa Thừa Thiên Huế chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.35 và hình 3.20.

Bảng 3.35. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đối với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa chống rầy HP28 tại Hương Trà


Chỉ tiêu

CT1

CT2

CT3

CT4

CT5

CT6

Vụ Đông Xuân

Số bông/m2

352,00c

409,30a

339,00c

336,00c

351,00c

375,00b

Số hạt /bông (hạt)

83,40bc

87,50a

78,70d

85,40abc

81,40cd

86,70abc

Hạt chắc/bông (hạt)

62,60bc

69,90a

57,80c

66,40ab

63,70abc

64,20bc

P.1000 hạt (g)

25,40

25,60

25,60

25,20

25,30

25,50

NSLT (tạ/ha)

56,00bc

73,20a

50,20c

58,90b

55,40bc

58,30c

NSTT (tạ/ha)

42,60bc

47,00a

40,70c

43,30abc

45,20ab

41,10c

Vụ Hè Thu

Số bông/m2

331,00c

382,30ab

320,30d

376,00b

327,00cd

389,30a

Số hạt /bông (hạt)

83,90ab

87,70a

81,60b

85,20ab

83,50ab

86,20ab

Hạt chắc/bông (hạt)

63,50ab

67,20a

58,60b

66,40a

63,60ab

61,30ab

P.1000 hạt (g)

25,50

25,70

25,60

25,10

25,30

25,60

NSLT (tạ/ha)

53,70b

66,10a

48,00c

62,70a

52,60bc

61,10a

NSTT (tạ/ha)

44,40ab

45,60a

40,70c

44,40ab

44,80ab

42,60bc

Ghi chú: Trong cùng một hàng, cùng một vụ các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa với p<0,05


48

47

46

45

44

43

42

41

40

39

38

37

vụ ĐX

vụ HT

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6

ta/ha

Hình 3.20. Biểu đồ năng suất của các công thức thí nghiệm tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế

Số bông/m2: Đây là yếu tố quyết định đến 74% năng suất. Số bông/m2 được quyết định bởi số nhánh hữu hiệu nên đẻ nhánh là thời kỳ ảnh hưởng nhiều nhất đến việc hình thành số bông. Tuy nhiên, số lượng nhánh phụ thuộc rất lớn đến lượng phân bón được cung cấp trong quá trình đẻ nhánh.

Qua theo dõi cho thấy số bông/m2 của các công thức thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy, số bông/m2 ở vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu, điều này chứng tỏ rằng, điều kiện khí hậu thời tiết trong vụ Đông Xuân thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của giống HP28. Mặt khác, chúng tôi còn nhận thấy trong vụ Đông Xuân số bông/m2 của công thức 90N / 100K đạt cao nhất (409,30 bông/m2), tiếp đến công thức 150N / 100K (375,00 bông/m2), các công thức còn lại không có sự sai khác với công thức đối chứng. Trong vụ Hè Thu, cao nhất ở công thức 150N/100K, tiếp đến công thức 90N/100K, các công thức còn lại thấp hơn so với đối chứng.

Số hạt/bông: Số hạt trên bông có liên quan đến số hoa phân hoá và số hoa thoái hóa, có nghĩa là số hoa phân hóa càng nhiều và số hoa thoái hóa ít thì số hạt/bông cao. Thời kỳ quyết định số hạt trên bông chủ yếu là từ bắt đầu phân hóa đòng đến trước trổ bông 5 ngày. Số hạt/bông là chỉ tiêu không những do đặc tính di truyền giống quyết định mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như: phân bón, thời tiết và sâu bệnh.

Nhìn chung số hạt/bông ở các công thức thí nghiệm ở 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu tương đương nhau và tương đối cao, dao động từ 78,7 - 87,5 hạt, trong đó cao nhất ở công thức 120N / 100K và 150N /100K, thấp nhất ở công thức 120N / 80K.

Số hạt chắc/bông: Là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất thực thu của từng giống. Hạt chắc/bông được quyết định bởi thời kỳ thụ phấn thụ tinh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số hạt chắc/bông trong đó yếu tố dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến số lượng hạt chắc. Qua bảng số liệu cho thấy ở các công thức có mức bón đạm tăng thì số hạt chắc/bông cũng có xu hướng tăng thêm so với bón ít đạm.

Số hạt chắc/bông của các giống thí nghiệm trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu không cao và không có sự khác biệt đáng kể, dao động từ 57,8 - 69,9 hạt. Công thức 90N / 100K có số hạt chắc nhiều nhất (69,9 hạt chắc/bông ở vụ Đông Xuân và 67,2 hạt chắc/bông ở vụ Hè Thu), công thức 120N / 80K là ít nhất (57,8 hạt chắc/bông vụ Đông Xuân và 58,6 vụ Hè Thu).

Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất lúa. So với các yếu tố trên thì P1000 hạt ít biến động do chủ yếu phụ thuộc vào giống. Tuy nhiên P1000 hạt còn phụ thuộc vào khả năng tích luỹ, vận

chuyển vật chất khô vào hạt sau trỗ. Do vậy P1000 hạt phụ thuộc vào dinh dưỡng của cây lúa trong thời kỳ nuôi hạt và sâu bệnh gây hại. So với số bông/m2 và số hạt chắc/bông thì P1000 hạt ít ảnh hưởng đến năng suất.

P1000 ở các công thức thí nghiệm trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu không có sự khác biệt, dao động từ 25,1 - 25,6 gam.

Về năng suất lý thuyết có 3 công thức cao hơn đối chứng là 90N / 100K.

120N / 100K và 150N / 100K.

Về năng suất thực thu có 2 công thức cao hơn đối chứng là 90N /100K (47 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 45,6 tạ/ha trong vụ Hè Thu), 150N / 80K (45,2 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 44,8 tạ/ha trong vụ Hè Thu). Trong đó, năng suất thực thu của công thức 90N / 100K đạt cao nhất.

Ngoài tiềm năng năng suất vốn có của giống thì sâu bệnh hại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa (Công thức 90N / 100K bị nhiễm rầy nâu ít hơn

nên cho năng suất cao hơn). Một trong những nguyên nhân làm cho sâu bệnh hại phát triển là liều lượng phân bón được bón ở các công thức thí nghiệm. Trong đó công thức 150N /100K cao nhất, công thức 90N /100K thấp nhất so với công thức đối chứng.

Kết quả đánh giá về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức thí nghiệm ở Phú Vang. Thừa Thừa Thiên Huế chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.36 và hình 3.21.

Bảng 3.36. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các công thức thí nghiệm tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế

Chỉ tiêu

CT1

CT2

CT3

CT4

CT5

CT6

Vụ Đông Xuân

Số bông/m2

338,73bc

384,53a

322,9c

354,53b

353,77b

342,27b

Số hạt /bông (hạt)

82b

84,57a

81,87b

80,33c

81,93b

81,47b

Hạt chắc/bông (hạt)

60,97c

65,13a

63,37b

62,77b

61,8c

62,73b

P.1000hạt (g)

24,27a

23,43a

23,5a

23,77a

24,1a

24,2a

NSLT (tạ/ha)

50,08bc

58,7a

48,07c

52,9b

52,71b

51,96bc

NSTT (tạ/ha)

43,7cd

42,63d

46,57a

44,33bc

44,67bc

45,4ab

Vụ Hè Thu

Số bông/m2

330,93c

364,57a

321,83c

349,03b

348,8b

348,8b

Số hạt /bông (hạt)

81,2b

83,17a

81,03b

79,2c

81,43b

81,43b

Hạt chắc/bông (hạt)

60,63d

62,4a

63,07ab

61,4cd

61,17cd

61,17bc

P.1000hạt (g)

23,07b

22,57b

22,03b

23,13ab

23,17ab

23,17a

NSLT (tạ/ha)

46,28bc

52,58a

44,73c

49,59ab

49,45ab

49,45a

NSTT (tạ/ha)

43,03bc

42,3c

44,87a

43,9b

43,8b

43,8a

Ghi chú: Trong cùng một hàng, cùng một vụ các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa với p<0,05

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí