3.3.2.4. Diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống lúa kháng rầy tại Phú Vang trong vụ Hè Thu 2011
Rầy nâu bắt đầu xuất hiện trên các giống vào ngày 25/6 (sau gieo sạ 33 ngày). Ở kỳ điều tra này, mật độ rầy nâu trên các giống thấp dao động từ 5,20 - 29,67 con/m2, cao nhất ở các giống HT1 là 29,67 con/m2 và thấp nhất ở các giống HP28 là 5,20 con/m2 và HP10 là 5,67 con/m2 (Hình 3.7).
Hình 3.7. Đồ thị diễn biến mật độ rầy nâu trên các giống thí nghiệm tại Phú Vang trong vụ Hè Thu 2011
Có thể thấy rằng, điều kiện thời tiết nắng nóng với nhiệt độ cao trên 370C trong một số ngày đầu tháng 7 không thuận lợi lắm cho sự phát sinh gây hại của rầy nâu nên mật độ của chúng tăng không đáng kể ở kỳ điều tra kế tiếp. Hơn nữa do không phun thuốc trừ sâu cuốn lá giai đoạn trước 40 ngày như ruộng sản xuất đại trà nên mật độ các loài kẻ thù tự nhiên của rầy nâu được gia tăng. Tuy nhiên, cuối tháng 7 có những ngày nắng mưa xen kẽ có thể làm cho nhiệt độ không quá cao kèm theo ẩm độ cao là một trong những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của rầy nâu, nên mật độ tăng nhiều vào ngày 30/7 với mật độ dao động từ 195,00 - 592,67 con/m2 tương ứng với giống HP10 và HT1 (Hình 3.7). Sự gia tăng quần thể rầy nâu ở giai đoạn này là do hiện tượng gối lứa, lúa ở giai đoạn làm đòng là nguồn thức ăn thuận lợi cho rầy nâu, hơn nữa sự giao tán của bộ lá
đã tạo nên tiểu khí hậu với ẩm độ cao cũng là điều kiện tối thích cho sự phát triển quần thể rầy nâu. Đồng thời, có một số rầy nâu đã di chuyển từ các ruộng xung quanh đến do bị ảnh hưởng của việc phun thuốc trừ sâu cuốn lá những ngày trước đó.
Cùng với sự phát triển của cây lúa, mật độ rầy nâu càng tăng dần và đạt cao điểm vào ngày 06/8. Đây là giai đoạn lúa chín sữa nên vật chất được tập trung tối đa cho cây để quá trình quang hợp diễn ra tốt nhất nên đã cung cấp nguồn thức ăn thuận lợi cho rầy. Hơn nữa hiện tượng “cháy rầy” đã xảy ra ở các chân ruộng trũng gần đấy làm cho chúng thiếu thức ăn vì thế chúng di chuyển sang ruộng thí nghiệm, đồng thời, lúc này một lứa rầy mới cũng được hình thành. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng làm cho rầy nâu gia tăng mật độ quần thể ở giai đoạn này là do ruộng rút cạn nước cho quá trình vào chắc và chín của lúa xảy ra thuận lợi hơn cũng là điều kiện thuận lợi cho rầy phát triển.
Sau giai đoạn này, mật độ rầy nâu giảm dần cho đến lúc kết thúc điều tra vào ngày 20/8. Mật độ rầy khác nhau trên các giống và dao động từ 1,00 - 6,80 con/m2, cao nhất trên giống HT1 và thấp nhất là HP28 với 1,00 con/m2. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do có những ngày mưa liên tiếp cuối tháng 8 làm cho rầy bị chết. Đồng thời cây lúa càng già, thân càng cứng là thức ăn không thuận lợi cho rầy nên một số rầy bị chết do thiếu thức ăn, phần còn lại chuyển sang dạng cánh dài bay đi nơi khác để tìm thức ăn và qua đông.
Quan sát mật độ rầy nâu ở từng kỳ điều tra trên các giống thí nghiệm chúng tôi nhận thấy hai giống HP10 và HP28 biểu hiện khả năng kháng rầy ngoài đồng ruộng cao nhất.
3.3.3. Đánh giá chung mức độ nhiễm rầy nâu của các giống thí nghiệm
Nhìn chung, trên cùng một điều kiện canh tác, mật độ của quần thể rầy nâu tại Thừa Thiên Huế trong vụ Hè Thu cao hơn nhiều so với vụ Đông Xuân. Điều này chứng tỏ rằng, điều kiện khí hậu thời tiết trong vụ Hè Thu tại Thừa Thiên Huế thích hợp cho rầy nâu sinh trưởng, phát triển và gây hại.
Ở hai vùng nghiên cứu Phú Vang và Hương Trà, mật độ rầy nâu trên các giống thí nghiệm đều thấp hơn giống đối chứng HT1, điều này thể hiện khả năng kháng rầy của các giống thí nghiệm. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Mật độ rầy nâu khác nhau ở các giống thí nghiệm, kết quả này chỉ ra rằng khả năng kháng rầy của các giống khác nhau là khác nhau. So sánh kết quả của tất cả các thí nghiệm trong phòng và ngoài đồng ruộng chúng tôi có thể kết luận: Tất cả 14 giống thí nghiệm đều có khả năng kháng rầy tại Thừa Thiên Huế, trong đó hai giống HP10 và HP28 biểu hiện khả năng kháng rầy cao nhất.
3.3.4. Phẩm chất của các giống lúa kháng rầy nâu tại Thừa Thiên Huế
Hiện nay, đối với công tác chọn giống lúa, ngoài việc chọn lọc các giống lúa có năng suất cao, có khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cạnh bất lợi cũng như chống chịu các loài sâu bệnh hại chính, các nhà chọn tạo giống còn lưu ý đến yếu tố chất lượng hạt gạo để đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Để có cơ sở đánh giá, lựa chọn những giống lúa có khả năng kháng rầy thích hợp với điều kiện sản xuất ở địa bàn Thừa Thiên Huế, vừa cho năng suất cao, nhưng cũng vừa đạt chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, đề tài đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu chất lượng hạt sau thu hoạch.
Theo cách phân loại của IRRI thì chất lượng lúa gạo được chia làm 4 nhóm sau: Chất lượng xay xát, chất lượng thương phẩm, chất lượng nấu nướng và ăn uống và chất lượng dinh dưỡng.
3.3.4.1. Chất lượng xay xát và chất lượng thương phẩm
* Chất lượng xay xát: Được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu: Tỷ lệ gạo lức, tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên.
- Tỷ lệ gạo xát: Là phần trăm gạo xát trắng thu được so với lượng thóc ban đầu. Tỷ lệ này càng cao thì giá trị thu hồi càng lớn. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào bản chất của giống, bên cạnh đó nó cũng bị ảnh hưởng điều kiện ngoại cảnh.
- Tỷ lệ gạo nguyên: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong các chỉ tiêu xay xát và được quan tâm nhất trên thương trường. Khi xét đến chất lượng xay xát của lúa gạo thì người ta quan tâm đến tỷ lệ gạo nguyên. Tỷ lệ gạo nguyên là tính trạng di truyền bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ trong suốt thời gian lúa chín và thu hoạch.
* Chất lượng thương phẩm: Được đánh giá thông qua các đặc điểm của hạt gạo như: độ bạc bụng, chiều dài hạt gạo, kích thước hạt gạo, mùi thơm...
- Kích thước hạt gạo: Sở thích về chiều dài hạt thay đổi rất lớn từ vùng này đến vùng khác. Người tiêu dùng Nhật Bản rất thích loại gạo Japonica hạt ngắn vừa mới chế biến và được xay xát kỹ, gạo đó phải cho cơm dẻo, dính và có vị ngon. Ở Trung Đông người tiêu dùng thích gạo hạt dài, xát kỹ với mùi rất thơm.
- Tỷ lệ hạt bạc bụng: Độ trong suốt của hạt là chỉ tiêu không ảnh hưởng đến phẩm chất cơm, nhưng người tiêu dùng lại ưa thích loại gạo có độ trong suốt cao. Chính vì vậy mà chỉ tiêu này là một mục tiêu quan trọng để chọn giống. Mức độ bạc bụng của nội nhũ một mặt do yếu tố di truyền, mặt khác các điều kiện môi trường. Quá trình tạo ra bạc bụng chủ yếu trong thời kỳ chín (thời kỳ tích luỹ chất khô vào nội nhũ) nên nếu thiếu nước ở giai đoạn sau trổ hoặc xuất hiện bệnh đạo ôn cổ bông, bọ xít chích hút giai đoạn lúa ngậm sữa đều làm tăng tỷ lệ gạo bạc bụng.
Kết quả đánh giá chất lượng xay xát và chất lượng thương phẩm của các giống lúa kháng rầy được ghi nhận ở bảng 3.15.
Bảng 3.15. Các chỉ tiêu phẩm chất gạo của các giống lúa thí nghiệm
TLGX (% thóc) | TLGN (% gạo xát) | Kích thước hạt | Dạng hạt | Tỷ lệ hạt bạc bụng | ||||
Dài (mm) | Rộng (mm) | D/R | Phân loại | % | điểm | |||
HP01 | 66,10 | 67,90 | 9,16 | 2,50 | 3,66 | Thon dài | 8 | 1 |
HP05 | 69,80 | 67,60 | 9,10 | 2,71 | 3,36 | Thon dài | 7 | 1 |
HP07 | 69,00 | 66,50 | 9,22 | 2,30 | 4,01 | Thon dài | 7 | 1 |
HP10 | 69,80 | 70,10 | 9,53 | 2,63 | 3,62 | Thon dài | 16 | 2 |
HP19 | 68,30 | 63,60 | 9,68 | 2,48 | 3,9 | Thon dài | 17 | 2 |
HP28 | 70,60 | 72,80 | 9,64 | 2,32 | 4,16 | Thon dài | 8 | 1 |
HP29 | 68,60 | 66,50 | 9,28 | 2,70 | 3,44 | Thon dài | 8 | 1 |
RNT07 | 66,30 | 67,30 | 9,79 | 2,71 | 3,61 | Thon dài | 22 | 3 |
HT1 | 69,50 | 70,60 | 9,67 | 2,35 | 4,11 | Thon dài | 7 | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cấp Gây Hại Và Mức Độ Kháng Của Các Giống Lúa Chuẩn Kháng Đối Với Quần Thể Rầy Nâu Thừa Thiên Huế (Theo Phương Pháp Ống Nghiệm)
- Tổng Hợp Tính Kháng Quần Thể Rầy Nâu Ở Thừa Thiên Huế Của Các Giống Lúa Thí Nghiệm
- Kết Quả Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Các Giống Lúa Kháng Rầy Nâu Tại Hương Trà Trong Vụ Hè Thu 2011
- Ảnh Hưởng Của Mật Độ Gieo Sạ Đến Khả Năng Đẻ Nhánh Của Giống Lúa Hp28 Tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
- Ảnh Hưởng Của Mật Độ Gieo Sạ Đến Khả Năng Đẻ Nhánh Của Giống Lúa Hp28 Tại Phú Vang
- Sự Tăng Trưởng Chiều Cao Cây Qua Các Giai Đoạn Khi Tăng Lượng Kali Và Tăng Lượng Đạm Tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Ghi chú: TLGX: Tỷ lệ gạo xay; TLGN: Tỷ lệ gạo nguyên
Kết quả ở Bảng 3.15 cho thấy: Các giống thí nghiệm có tỷ lệ gạo xát biến động từ 66,10 - 70,60%. Cao nhất là giống HP28 (70,60%) và tương đương giống đối chứng HT1 (69,50%); nhìn chung tỷ lệ gạo nguyên của các giống khá
cao dao động từ 63,60 - 72,80%, cao nhất là giống HP28 (72,80%) và thấp nhất là giống HP19 (63,60%). Giống có chiều dài hạt gạo biến động từ 9,10 - 9,79mm, Trong đó, giống số RNT07 là giống dài hạt nhất (9,79mm), Tỷ lệ dài/rộng của các giống từ 3,36 - 4,16 nên theo 10TCN 558-2002 thì các giống này có đều có dạng hình thon dài.
Về độ bạc bụng: Các giống có độ bạc bụng biến động từ 7 - 22% tỷ lệ gạo nguyên. Trong đó, có 3 giống tỷ lệ bạc bụng là 7% và 3 giống có tỷ lệ bạc bụng 8% đạt điểm 1. Các giống còn lại có tỷ lệ bạc bụng từ 11 - 20% đạt điểm 2. Riêng giống RNT07 có tỷ lệ bạc bụng 22%, đạt điểm 3. Nhìn chung, về chất lượng hình thái các giống đều có chất lượng tốt, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
3.3.4.2. Chất lượng dinh dưỡng
Chất lượng dinh dưỡng bao gồm các chỉ tiêu như: Nhiệt độ hoá hồ, hàm lượng protein, hàm lượng amylose, hàm lượng tinh bột, độ bền gel...
Từ kết quả phân tích, đánh giá các chỉ tiêu sinh hóa của giống thí nghiệm
được ghi nhận ở bảng 3.16 chúng tôi nhận thấy rằng:
- Hàm lượng protein tổng số: Hàm lượng protein là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng dinh dưỡng của lúa gạo, các kết quả trình bày ở bảng 3.20 cho thấy tất cả các giống lúa đều có hàm lượng protien khá cao, dao động trong khoảng 8,07 - 9,17%. Trong đó, có 2 giống HP10 và HP28 có hàm lương protein > 9 và tương đương với đối chứng HT1.
- Hàm lượng amylose: Amylose có ảnh hưởng lớn đối với chất lượng nấu nướng và chất lượng ăn uống của gạo, đây là yếu tố quyết định đến chất lượng cơm dẻo, mềm hay cứng. Các giống lúa có hàm lượng amyloza trong hạt gạo từ 20 - 25% cho cơm ngon, mềm dẻo. Còn những giống lúa có hàm lượng amyloza lớn hơn 25% cho cơm khô, cứng và rời. Số liệu ở bảng cho thấy hàm lượng amylose của các giống thí nghiệm dao động từ 16,84 - 21,97% tương ứng với HP10 và HP07 và tương đương với đối chứng HT1 nên đều cho cơm ngon, mềm và dẻo, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay.
- Độ bền gel: Độ bền thể gel là một trong những chỉ tiêu có tính chất quyết định đến chất lượng cơm. Trong 09 giống lúa nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các giống lúa này có chiều dài gel nhỏ nên có độ bền gel cứng.
- Độ trở hồ: Nhiệt độ hoá hồ là nhiệt độ cần thiết để gạo hoá thành cơm. Thông thường nhiệt hoá hồ cao thì hàm lượng amylose thấp, cơm rất dẻo và cơm nhạt. Nhiệt hoá hồ trung bình thì hàm lượng amylose cũng ở trị số trung bình, cơm mềm, không khô. Nhiệt hoá hồ thấp thì hàm lượng amylose cao, cơm khô cứng. Gạo có nhiệt độ hoá hồ cao khi nấu tốn nhiệt, cơm không ngon, độ trở hồ trung bình 70 - 740C là tiêu chuẩn tối ưu cho phẩm chất gạo tốt. Các giống thí nghiệm có nhiệt hóa hồ cao, riêng giống HP10, HP28 và HT1 (đối chứng) có nhiệt hóa hồ trung bình.
Bảng 3.16. Các chỉ tiêu sinh hóa của các giống lúa thí nghiệm
Protein | Amylose | Nhiệt hoá hồ | Độ bền gel | ||||
(%) | (%) | Phân loại | Điểm (1 - 7) | Xếp loại | Độ dài (mm) | Phân loại | |
HP01 | 8,07 | 19,46 | Thấp | 2 | Cao | 30,50 | Cứng |
HP05 | 8,32 | 20,22 | TB | 2 | Cao | 31,69 | Cứng |
HP07 | 8,46 | 21,97 | TB | 2 | Cao | 28,38 | Cứng |
HP10 | 9,06 | 16,84 | Thấp | 4 | TB | 33,69 | Cứng |
HP19 | 8,61 | 20,16 | TB | 2 | Cao | 29,94 | Cứng |
HP28 | 9,05 | 19,87 | Thấp | 4 | TB | 31,69 | Cứng |
HP29 | 8,41 | 19,58 | TB | 2 | Cao | 29,81 | Cứng |
RNT07 | 8,47 | 20,86 | TB | 2 | Cao | 28,13 | Cứng |
HT1 | 9,17 | 18,76 | Thấp | 4 | TB | 35,88 | Cứng |
Ghi chú: - TB: Trung bình
Tóm lại, hầu hết các giống lúa kháng rầy nâu được chọn lọc (trừ HP01 và HP29) đều có hàm lượng protein trong hạt gạo cao, hàm lượng amylose trong hạt gạo thấp. Một số giống như HP10, HP28 có hàm lượng protein > 9 % nên có phẩm chất gạo tốt, phù hợp tiêu chuẩn gạo thương phẩm và đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay.
3.4. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đối với giống lúa kháng rầy nâu ở Thừa Thiên Huế
Trong số các giống được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng biểu hiện kháng rầy cao, cùng với kết quả phân tích phẩm chất của các giống lúa thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy giống HP28 có khả năng kháng rầy cao nhất, đồng thời cho năng suất, phẩm chất khá tốt. Dựa vào kết quả này,
chúng tôi quyết định lựa chọn giống HP28 để tiếp tục nghiên cứu xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp để có cơ sở đề xuất các hướng dẫn sử dụng phân bón và mật độ gieo trồng thích hợp cho giống lúa kháng rầy nâu này.
3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và tình hình rầy nâu của giống lúa HP28
Trong sản xuất lúa, áp dụng gieo sạ là tiến bộ kỹ thuật giúp giảm công lao động, giảm chi phí đầu tư nhất là giống, rút ngắn được từ 7 - 10 ngày so với lúa cấy và tăng năng suất từ 10 đến 20%. Tuy nhiên, gieo mạ và cấy là tập quán canh tác lâu đời của bà con nông dân các tỉnh phía Bắc cũng như ở Thừa Thiên Huế. Từ những năm 1980 tỉnh Thừa Thiên Huế đã thử nghiệm và phổ biến phương pháp gieo thẳng bằng tay, từ những kết quả thu được về năng suất và hiệu quả kinh tế đến nay phương pháp gieo thẳng ở toàn tỉnh đã đạt từ 90 - 95% diện tích. Việc áp dụng kỹ thuật gieo sạ thẳng đã góp phần giảm chi phí sản xuất như lượng giống, lượng phân bón cũng giảm đi rất nhiều, chủ yếu là phân đạm giảm từ 10 - 20%. Kỹ thuật gieo thẳng cũng góp phần rất lớn trong công tác phòng trừ sâu, bệnh hại, giảm nhiều chi phí trong công tác bảo vệ thực vật. Ngoài việc giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế thì phương pháp sạ lúa còn là tiền đề cho việc sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa như: sử dụng máy phun thuốc, sử dụng máy gặt đập liên hợp… từ đó góp phần cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
Từ những kết quả ban đầu chúng tôi xác định được giống lúa HP28 có khả năng kháng rầy nâu, cho năng suất cao và phẩm chất tốt, tuy nhiên để đưa vào sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần trong công tác phòng trừ rầy nâu thì việc xác định được mật độ gieo sạ thích hợp để từ đó xác định được lượng giống cần dùng trên đơn vị diện tích có hiệu quả, giảm chi phí về giống, hạn chế được sự đẻ nhánh vô hiệu của giống lúa là nhu cầu cần thiết để bổ sung hoàn thiện quy trình sản xuất giống lúa kháng rầy nâu.
Để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến sinh trưởng, năng suất và khả năng kháng rầy nâu của giống lúa HP28 chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên hai loại đất chủ yếu ở Thừa Thiên Huế là đất phù sa cổ không được bồi đắp tại huyện Hương Trà và đất cát ven biển tại huyện Phú Vang trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012 và vụ Hè Thu 2012. Kết quả thu được như sau:
3.4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến một số chỉ tiêu hình thái giống lúa HP28 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Các đặc trưng hình thái của cây lúa đều do yếu tố di truyền của giống quy định. Tuy nhiên, trên cùng một giống với các điều kiện tác động khác nhau như các biện pháp kỹ thuật canh tác, chế độ phân bón, mật độ gieo sạ cũng có ảnh hưởng đến một số đặc trưng hình thái của cây lúa.
Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với một số đặc trưng hình thái của giống HP28 tại huyện Hương Trà vụ Đông Xuân 2011 - 2012 và vụ Hè Thu 2012 (Bảng 3.17), chúng tôi ghi nhận như sau:
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đối với một số chỉ tiêu hình thái của giống lúa HP28 ở vụ Đông Xuân 2011 - 2012 và vụ Hè Thu 2012
tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Chiều cao cây (cm) | Chiều dài bông (cm) | Số lá trên cây (lá) | |
VỤ ĐÔNG XUÂN | |||
40 | 81,00a | 16,80a | 9,93a |
50 | 78,5ab | 15,50b | 9,80ab |
60 | 80,29ab | 16,40ab | 9,73ab |
70 | 76,00b | 15,47b | 9,67b |
VỤ HÈ THU | |||
40 | 84,10a | 16,57a | 9,83a |
50 | 81,10ab | 16,06a | 9,36b |
60 | 83,70ab | 16,28a | 9,46b |
70 | 80,60c | 15,86a | 9,30b |
Ghi chú: Trong cùng một cột, cùng một vụ các chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa với p<0,05.