Biểu Đồ Năng Suất Của Các Công Thức Thí Nghiệm Tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế


47


46


45


44


43

vụ ĐX

vụ HT

42


41


40

CT1

CT2

CT3

CT4

CT5

CT6

ta/ha

Hình 3.21. Biểu đồ năng suất của các công thức thí nghiệm tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế

Qua theo dõi cho thấy số bông/m2 của các công thức thí nghiệm có sự sai

khác với công thức đối chứng ngoại trừ công thức 150N/80K. Trong đó số bông/m2 của công thức 90N/100K đạt cao nhất và thấp nhất ở công thức 120N/ 80K.

Số hạt/bông: Nhìn chung số hạt/bông ở các công thức thí nghiệm tương đối cao, dao đông từ 79,20 hạt đến 84,75 hạt. Cao nhất ở công thức 90N/100K. thấp nhất ở công thức 120N /100K.

Số hạt chắc/bông của các công thức thí nghiệm không cao, dao động từ 60,63 - 65,13 hạt. Công thức 90N/100K có số hạt chắc nhiều nhất còn công thức 90N / 80K là thấp nhất.

Trọng lượng 1000 hạt ở các công thức thí nghệm ở mức trung bình dao động từ 22,03 - 24,20 gam tương ứng với công thức 120N/80K và công thức 150N/120K.

Về năng suất lý thuyết, các công thức bón kali với liều lượng 100K cao hơn so với công thức đối chứng. Trong đó, cao nhất là công thức 90N/100K (58,7 tạ/ha). Các công thức còn lại có năng lý thuyết thấp hơn công thức đối chứng.

Về năng suất thực thu có 2 công thức cao hơn đối chứng là 120N/80K (46,57 tạ/ha vụ Đông Xuân và 44,87 tạ/ha vụ Hè Thu) và 150N/100K (45,4 tạ/ha vụ Đông Xuân và 43,8 tạ/ha vụ Hè Thu).

3.4.2.5. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến một số tính chất hóa học đất sau thí nghiệm

Để tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến các chỉ tiêu nông hoá của đất, chúng tôi đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu nông hoá cơ bản trước và sau thí nghiệm ở các công thức, kết quả thể hiện ở bảng 3.37 và bảng 3.38.

Bảng 3.37. Ảnh hưởng của phân bón đến một số tính chất hóa học đất thí nghiệm tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế

Công thức

pH (Kcl)

OC (%)

N (%)

P2O5 (%)

K2O (%)

Trước thí nghiệm

4,09

1,59

0,071

0,045

0,55

Sau thí nghiệm






90N/90P/80K

4,01

1,66

0,074

0,048

0,56

90N/ 90P/100K

3,99

1,68

0,074

0,047

0,61

120N/90P/80K

4,17

1,77

0,076

0,042

0,61

120N/90P/100K

4,04

1,73

0,081

0,049

0,65

150N/90P/80K

4,02

1,74

0,08

0,05

0,58

150N/90P/100K

4,09

1,74

0,083

0,059

0,68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển giống lúa kháng rầy nâu Nilaparvata Lugens Stal ở Thừa Thiên Huế - 18

Kết quả phân tích các chỉ tiêu nông hoá tại hai vùng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế ở bảng 3.37và 3.38 cho thấy:

- Độ chua của đất (pHKCl): pHKCl phản ánh hoạt tính của ion H+ (gây ra bởi pHH20) cộng với nồng độ Al3+ được trao đổi từ keo đất được gọi là độ chua trao đổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra độ chua của đất như bón phân chua sinh lý, cây hút cation kiềm, mưa axit. Qua kết quả phân tích đất chúng ta thấy độ chua

trao đổi trước và sau khi thí nghiệm có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Trước thí nghiệm thì đất rất chua nhưng sau thí nghiệm chúng ta thấy pH dao động ở các tổ hợp phân bón từ 3,99 - 4,17 tại Hương Trà và 4,32-4,58 tại Phú Vang, điều này một phần phân bón có làm giảm độ chua của đất một ít so với trước thí nghiệm.

Bảng 3.38. Ảnh hưởng của phân bón đến một số tính chất hóa học đất thí nghiệm tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế


Công thức

pH (Kcl)

OC (%)

N (%)

P2O5 (%)

K2O (%)

Trước thí nghiệm

4,500

1,390

0,056

0,023

0,400

Sau thí nghiệm






90N/90P/80K

4,320

1,390

0,061

0,029

0,450

90N/ 90P/100K

4,470

1,430

0,063

0,034

0,490

120N/90P/80K

4,540

1,560

0,069

0,033

0,470

120N/90P/100K

4,420

1,560

0,065

0,037

0,500

150N/90P/80K

4,580

1,600

0,071

0,034

0,470

150N /90P/100K

4,400

1,600

0,071

0,037

0,520

- Hàm lượng chất hữu cơ trong đất (OC%): Là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì của đất, kho dự trữ thức ăn cho cây trồng. Dưới tác dụng của nhiệt độ và độ ẩm cao, mùn bị phân giải nhanh chóng. Do đó, hàm lượng mùn thường rất ít biến động, phụ thuộc vào loại đất. Đất có hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vi sinh vật đất. Trên đất có hàm lượng hữu cơ cao, hệ số sử dụng chất dinh dưỡng trong đất và trong phân bón thường cao hơn.

Qua kết quả phân tích cho thấy trước thí nghiệm thì hàm lượng chất hữu cơ trong đất ở mức khá (1,59% tại Hương Trà, 1,39 tại Phú Vang). Sau thí nghiệm thì hàm lượng chất hữu cơ trong đất ở tất cả các công thức đã tăng lên đáng kể, hàm lượng chất hữu cơ trong đất đạt cao nhất là 1,77% tại Hương Trà (120N / 80K) và 1,60% tại Phú Vang (150N). Điều này chứng tỏ bón phân có ảnh hưởng đến việc tích lũy hàm lượng hữu cơ trong đất.

- Hàm lượng đạm tổng số (N%): Đạm là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết đầu tiên và quyết định năng suất của cây trồng. Hàm lượng đạm tổng số và chất hữu cơ trong đất là nguồn dự trữ và cung cấp đạm cho cây trồng. Trước thí nghiệm hàm lượng đạm tổng số trong đất là 0,071 tại Hương Trà và 0,056 tại Phú Vang. Nhìn chung, hàm lượng đạm tổng số trong đất ở cả hai vùng đều thấp, có thể nói đây là vùng đất nghèo dinh dưỡng. Sau thí nghiệm, hàm lượng đạm tổng số ở các công thức có xu hướng tăng đều theo lượng phân bón khác

nhau. Hàm lượng đạm tổng số cao nhất là ở công thức 150N /100K (0,083% tại Hương Trà và 0,071% tại Phú Vang), còn thấp nhất thuộc về công thức 90N

/80K và 90N /100K (0,074% tại Hương Trà và 0,061 tại Phú Vang). Tóm lại lượng đạm tổng số trong đất phụ thuộc lớn vào lượng phân đạm, bón càng nhiều đạm thì lượng đạm trong đất càng tăng.

- Hàm lượng lân tổng số (P2O5%): Sau N, P là nguyên tố rất cần thiết đối với cây trồng, nó có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng cũng như khắc phục một số yếu tố độc hại của đất. Qua phân tích cho thấy hàm lượng lân tổng số dao động từ 0,023% - 0,059%. Hàm lượng lân tổng số trong các công thức có sự khác nhau, điều này chứng tỏ hàm lượng P2O5 trong đất bị thay đổi do việc bón các loại phân bón khác như N và K2O, việc bón các mức phân khác nhau sẽ ảnh hưởng đến lượng P2O5 trong đất.

- Hàm lượng kali tổng số (K2O%): Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng kali tổng số trong đất của các công thức trước và sau thí nghiệm đều ở mức thấp đến trung bình. Hàm lượng kali tổng số trong đất sau thí nghiệm tăng lên so với đất trước thí nghiệm. Đặc biệt ở nhưng công thức bón kali cao hơn thì hàm lượng trong đất sau thí nghiệm cao hơn. Trước thí nghiệm hàm lượng kali đạt 0,55% ở Hương Trà và 0,4% ở Phú Vang, nhưng sau thí nghiệm đạt mức cao nhất là 0,68% (Hương Trà) và 0,52 % (Phú Vang) ở lượng phân bón 150N/80K.

Qua kết quả phân tích chúng ta thấy độ chua của đất trước và sau thí nghiệm các sự thay đổi nhưng không đáng kể. Nhìn chung, sau thí nghiệm độ pH dao động ở các tổ hợp phân bón từ 4,32 - 4,58 điều này một phần phân bón có làm giảm độ chua của đất một ít so với trước thí nghiệm.

Đối với các chỉ tiêu khác, khi tăng liều lượng đạm và kali, các chỉ tiêu nông hoá của đất như hàm lượng hữu cơ trong đất (OC%). Hàm lượng đạm tổng số, hàm lượng lân tổng số, hàm lượng kali tổng số sau thí nghiệm đều tăng so với trước thí nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


1. Kết luận

1.1. Giống Mudgo (gen kháng Bph1) có biểu hiện nhiễm, giống ASD7 (gen kháng bph2) và Babawee (gen kháng bph4) có biểu hiện kháng, giống Rathu Heenati (gen kháng Bph3) và giống PTB33 (gen kháng bph2 Bph3) có biểu hiện kháng vừa đối với rầy nâu ở Thừa Thiên Huế, từ đó bước đầu xác định được biotype của các quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế chủ yếu thuộc biotype 2.

1.2. Trong 61 giống lúa nghiên cứu có 14 giống (HP01, HP04, HP05, HP06, HP07, HP10, HP19, HP28, HP29, G8, G11, G19, RNT07, RNT03) biểu hiện mức độ kháng vừa với quần thể rầy nâu ở trong phòng thí nghiệm.

1.3. Trong 11 giống lúa được kiểm tra với 3 cặp mồi đặc hiệu của các gen kháng Bph1, bph2 Bph3 thì hầu hết đều có xuất hiện băng kháng với ít nhất 1 cặp mồi. Giống HP06 xuất hiện băng kháng với cả 3 cặp mồi được sử dụng. Các giống HP01, HP10, HP19, HP28, RNT03 xuất hiện băng kháng với cả 2 cặp mồi bph2 Bph3. Giống HP07 xuất hiện băng với cặp mồi Bph1 Bph3. Các giống còn lại như HP05, RNT07 và HP04 chỉ xuất hiện băng kháng với Bph3, giống HP29 chỉ xuất hiện băng với bph2.

1.4. Các giống lúa được chọn lọc từ phòng thí nghiệm đều có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên địa bàn Thừa Thiên Huế, thể hiện ở năng suất thu được khá cao trên các ruộng thí nghiệm đồng thời các giống có khả năng kháng rầy tốt hơn giống đối chứng. Trong đó, giống lúa HP10 và HP28 biểu hiện khả năng kháng rầy cao nhât.

1.5. Các giống lúa được chọn lọc (HP01, HP05, HP07, HP10, HP19, HP28, HP29, RNT07) đều có phẩm chất gạo tốt, tỷ lệ gạo xát và gạo nguyên đạt

> 63%. Trong đó, có các giống như HP10, HP28 đạt tỷ lệ gạo nguyên > 70%. Các giống đều có dạng hình thon dài, ít bị bạc bụng, hàm lượng amylose thấp < 22%, hàm lượng protein cao > 8%. Trong đó các giống HP07, HP10, HP28 có hàm lượng protein đạt > 9%. Nhiệt hóa hồ của các giống lúa dao động từ cấp 2 - 4 và có độ dài gel cao nên rất mềm cơm.

1.6. Giống lúa HP28 được lựa chọn để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trước khi đưa vào sản xuất trên địa bàn Thừa Thiên Huế.

- Về mật độ gieo sạ: Ở mật độ gieo sạ 60kg/ha cho các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực thu cao nhất ở cả vụ Đông Xuân và Hè Thu, đồng thời có khả năng hạn chế được mật độ rầy nâu trên đồng ruộng.

- Về phân bón: Bón phân theo công thức 120N/90P/100K, cho năng suất và khả năng kháng rầy nâu cao nhất trên đồng ruộng Thừa Thiên Huế trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu.

2. Đề nghị

- Tiếp tục hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống lúa HP28 và thủ tục công nhận giống để sớm đưa vào cơ cấu sản xuất của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tiếp tục khảo nghiệm và xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống lúa HP07, HP10 ở Thừa Thiên Huế.

- Cần tiếp tục nghiên cứu biotype và chiều hướng hình thành biotype của các quần thể rầy nâu ở Thừa Thiên Huế và các địa phương khác nhau ở miền Trung để có cơ sở cho việc định hướng sử dụng giống kháng rầy phù hợp.

- Tiếp tục khảo nghiệm sản xuất giống lúa HP28 ở các tỉnh khác và khảo nghiệm các giống lúa kháng rầy khác như HP07, HP10. Đồng thời nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng trọt (quy trình phân bón, mật độ gieo sạ...) đối với các giống lúa này để xây dựng quy trình sản xuất lúa cho năng suất và chất lượng tốt nhất phục vụ sản xuất đại trà tại địa bàn miền Trung.


CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.


1. Trần Đăng Hòa, Trần Thị Hoàng Đông, Nguyễn Tiến Long (2012). Xác định các dòng sinh học (Biotye) của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) và chọn lọc giống lúa kháng rầy ở một số tỉnh miền Trung. Hội thảo quốc tế định hướng nghiên cứu lúa thích ứng với biến đổi khí hậu – Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp tháng 9/2012, tr 281 - 290.

2. Nguyễn Tiến Long, Trần Thị Hoàng Đông, Lê Khắc Phúc, Trần Đăng Hòa. Các dòng sinh học (Biotype) của rầy nâu Nilaparvata lugens Stal (Homoptera: Delphacidae) tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – tháng 11/2012, tr 3-6.

3. Nguyễn Tiến Long, Trần Đăng Hòa. Kết quả bước đầu tuyển chọn giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) phục vụ sản xuất ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chuyên đề: Giống cây trồng, vật nuôi, Tập 2 – tháng 12/2013. tr 108 - 114

4. Nguyễn Tiến Long, Trần Đăng Hòa, Trần Thị Lệ, Hoàng Hải Vân, Trương Thị Diệu Hạnh, Nguyễn Thị Thu Thủy. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa kháng rầy nâu HP28 tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế. Chuyên san khoa học nông nghiệp, sinh học và y dược tập 91A, số 3, năm 2014.



1. Tài liệu tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Ban chỉ đạo phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá các tỉnh phía Nam (2008). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.


[2]. Bùi Chí Bửu (2006). Quản lý tính kháng rầy nâu ổn định trên đồng ruộng. Báo cáo tại Hội nghị sơ kết sản suất nông nghiệp. Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long.


[3]. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang. Sản xuất lúa gạo Việt Nam, thành tựu và thách thức. Festival Lúa Gạo Việt Nam 2009. Nhà xuất bản Hậu Giang.


[4]. Lương Minh Châu, Lương Thị Phương và Bùi Chí Bửu (2006). Đánh giá tính kháng của các dòng giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt đối với các quần thể rầy nâu tại Đồng bằng Sông Cửu Long 2003 – 2005. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Kỳ 2, 4/2006: 16- 18.


[5]. Nguyễn Minh Công, Hoàng Trọng Phán, Chu Thị Minh Phương. So sánh một số chỉ tiêu về sinh trưởng và phẩm chất gạo của giống lúa tám thơm đột biến và các dòng lúa đột biến triển vọng từ các giống lúa thuộc loại hình Japonica với con lai F1. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, 1, (2005): 4-9.


[6]. Ngô Thị Đào, Vũ Văn Hiển (1997). Giáo trình trồng trọt tập III B (Cây chuyên khoa). Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.


[7]. Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Liên (2005). Nghiên cứu độc tính của hai quần thể rầy nâu (Nilarparvata lugens Stal) ở Hà Nội và Tiền Giang. Khoa học Công nghệ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 20 năm đổi mới Tập 1. Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. tr. 289 – 298.


[8]. Nguyễn Văn Đĩnh, Trần Thị Liên (2005). Phản ứng của các giống lúa mang gen chuẩn kháng với 3 quần thể rầy nâu ở Đồng bằng sông Hồng. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.


[9]. Trần Thị Hoàng Đông.Luận văn thạc sĩ: “Đánh giá khả năng thích nghi của tập đoàn giống lúa kháng Rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) tại phường Hương Long, thành phố Huế vụ đông xuân 2009 – 2010”. Ngành Bảo vệ thực vật. Trường Đại học Nông Lâm Huế.


[10]. Nguyễn Xuân Hiển, Trần Hùng, Bùi Văn Ngạc, Lê Anh Tuấn (1979). Rầy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022