Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Việc Khai Thác Di Sản Văn Hóa Phục Vụ Phát Triển Du Lịch

đặc thù đem vào khai thác hiệu quả. Chính vì vậy mà yếu tố sản phẩm du lịch đặc thù mang lại lợi thế cạnh tranh cho các địa phương đang khai thác du lịch.

Di sản văn hóa góp phần quan trọng quyết định các thương hiệu, hình ảnh du lịch. Nhìn từ phương diện văn hóa mà nói, theo Từ Chi thì “những gì không phải tự nhiên đều là văn hóa” nhưng không phải cái nào cũng có thể trở thành di sản văn hóa bởi để đạt được sự công nhận đó phải đảm bảo các điều kiện và quy định của Luật di sản. Có nhiều quốc gia di sản văn hóa được định hình như một thương hiệu đảm bảo, hình ảnh du lịch nhận diện rộng rãi trên bình diện quốc tế và đôi khi nó trở thành biểu tượng văn hóa quốc gia đem lại nhiều lợi ích trọn vẹn trong hoạt động du lịch và khu đền tháp Ăng kor Wat ở Campuchia là một ví dụ điển hình

Di sản văn hóa góp phần quan trọng quyết định bản sắc văn hóa Việt trong kinh doanh du lịch (kiến trúc, điêu khắc, hội họa, trang trí…giao tiếp, ứng xử văn hóa…trong kinh doanh du lịch. Con người tạo ra di sản văn hóa là điều không thể bàn cãi, những do đặc điểm tự nhiên nơi cư trú cũng như quá trình tiếp biến, hỗn dung văn hóa…mà tạo nên những nét riêng biệt, không thể lẫn lộn mà thành ra cái gọi là bản sắc văn hóa. Ở Việt Nam cũng vậy, với đặc thù đa dạng về địa hình, phong phú về các sắc tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ, phong tục, tập quán…mà các di sản văn hóa được tạo ra luôn luôn có sự khác biệt từ cấu trúc đình chùa, đền tháp, nghệ thuật điêu khắc dân gian…hay cho đến ngay văn hóa ứng xử trong các hoạt động du lịch cũng mang đầy bản sắc vùng miền, địa phương

Di sản văn hóa góp phần quan trọng quyết định chất lượng văn hóa trong du lịch. Hoạt động tham quan hay sử dụng sản phẩm du lịch văn hóa thông qua các di sản văn hóa còn hiện diện của du khách luôn có những yêu cầu rất cao không thể cân đo đong đếm được mà phải đo lường bằng sự hài lòng, thỏa mãn của du khách sau chuyến tham quan. Sở dĩ phải nói đến điều này bởi sự khó tính của thị trường du khách đối với sản phẩm du lịch văn hóa khi người đi tham quan họ đã tìm hiểu thông tin, nghiên cứu rất kỹ và muốn tìm hiểu thêm các giá trị của di sản văn hóa. Hay nói cách khác, chất lượng văn hóa trong du lịch phụ thuộc vào tầm vóc và giá trị của di sản văn hóa.

Di sản văn hóa góp phần quan trọng quyết định các điểm du lịch. Như trên đã đề cập về điểm du lịch, bản thân di sản văn hóa là sản phẩm văn hóa và đồng thời là tài nguyên du lịch văn hóa có giá trị để khai thác vào hoạt động du lịch. Các yếu tố nội tại để trở thành một di sản văn hóa bao gồm giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học…chính là những điểm nội bật tạo nên sự hấp dẫn du khách. Một điểm du lịch có được khách quan tâm, biết đến hay không chính nhờ những giá trị văn hóa này, đồng thời đó cũng chính là những nội dung cơ bản để hình thành nên thương hiệu nhận diện điểm đến

Di sản văn hóa góp phần quan trọng quyết định tuyến du lịch. Trong một không gian lãnh thổ, vùng hay địa phương có thể có nhiều di sản văn hóa, đó là một lợi thế lớn để các nơi đem vào khai thác du lịch. Nhưng nếu chỉ khai thác với tư cách là một điểm du lịch duy nhất thì sản phẩm du lịch không khỏi đơn điệu mà phải có tính kết nối, liên hoàn trở thành một tuyến điểm đặc sắc. Mặc dù cái tinh thần văn hóa có thể như nhau,nhưng nội dung có sự khác biệt và bổ sung các giá trị cho nhau để du khách có dịp đối chiếu, thẩm định, đánh giá không gian văn hóa. Điều đó tạo cho du khách có một cảm hứng nhất định trong việc có tiếp tục quảng bá, giới thiệu cho bạn bè, người thân về sản phẩm du lịch này hay không.

Di sản văn hóa góp phần quan trọng quyết định quy hoạch phát triển du lịch. Sự hiện diện của di sản văn hóa góp phần làm đa dạng sản phẩm du lịch văn hóa ở mỗi địa phương nhưng nó cũng bị chi phối bởi những điều kiện được quy định trong Luật di sản. Để khai thác nó có hiệu quả đòi hỏi phải có sự quy hoạch phát triển một cách khoa học theo hướng bền vững thể hiện tầm nhìn cho tương lai nhưng không làm mất đi các giá trị cốt lõi tự thân làm nên nét đặc sắc của di sản văn hóa đó. Bởi lẽ ai cũng biết rằng việc khai thác tối đa hiệu quả về lợi ích kinh tế mà không chú ý đến yếu tố bền vững sẽ phá vỡ đi không gian, cảnh quan, kiến trúc hài hòa của một quần thể di sản văn hóa, điều đó vừa vi phạm Luật di sản lại vừa mất đi sự thiện cảm cùng giá trị văn hóa đối với du khách. Khi thực hiện quy hoạch phải hết sức chú ý vấn đề này.

1.4.2. Sự hấp dẫn của di sản văn hóa ở Việt Nam

Mỗi di sản dù là tự nhiên hay văn hóa cũng đều có những nét đặc thù và hấp dẫn khác nhau tạo nên bức tranh sống động khi đưa vào khai thác hoạt động du lịch. Theo Phan Huy Xu và Nguyễn Võ Văn Thành (2018): “...đây là nguồn tài nguyên đặc biệt mà trên cơ sở đó, chúng ta sẽ xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù về di sản để thu hút khách ngoài những tài nguyên khác mà chúng ta có được”. Thực tế cho thấy, trong 27 di sản thế giới đã được công nhận, Việt Nam có 24 di sản thế giới có thể được xếp vào nhóm di sản văn hóa bao gồm: 5 di sản văn hóa vật thể, 12 di sản văn hóa phi vật thể, 6 di sản tư liệu và 1 di sản hỗn hợp (vừa tự nhiên, vừa văn hóa) trong đó có thể kể ra tiêu biểu như: Quần thể di tích cố đô Huế, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Đô thị Hội An, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội và Thành nhà Hồ là 5 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận mà mỗi di sản đều có một nét riêng, độc đáo và hấp dẫn. Đó là còn phải kể thêm nhóm di sản tư liệu– một dạng di sản của văn hóa vật thể bao gồm như Mộc bản triều Nguyễn, Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc, Mộc bản kinh Phật thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và Mộc bản trường học Phúc Giang (Hà Tĩnh). Ngoài ra, UNESCO công nhận một di sản hỗn hợp hay còn gọi là di sản kép đầu tiên ở Việt Nam là Quần thể danh thắng Tràng An

Ngoài những di sản thế giới ra, Việt Nam còn có rất nhiều di tích được Nhà nước công nhận là Di tích cấp quốc gia như di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, di tích khảo cổ... Chỉ tính riêng các di tích quốc gia đặc biệt sau 9 đợt xếp hạng thì cả nước có tới 105 di tích được công nhận. Thêm vào đó là 164 bảo vật quốc gia cũng là dạng tài nguyên văn hóa vật thể du hút khách du lịch với những nét đặ thù riêng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Nếu có kế hoạch khai thác hợp lý nguồn di sản văn hóa (bao gồm di sản thế giới, di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia, di tích cấp tỉnh và địa phương...) này thì chúng ta có thể xây dựng được những sản phẩm du lịch rất đặc thù, hấp dẫn về mặt văn hóa mà không nhiều quốc gia trên thế giới có được.

1.5. Những vấn đề đặt ra trong việc khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch

Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa - 4

Việc khai thác di sản văn hoá nói chung và di tích lịch sử văn hóa nói riêng trong phát triển du lịch ngày nay luôn luôn phải tính toán kỹ lưỡng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Thị trường du khách ngày một đa dạng, thị hiếu du khách phong phú do đó cũng có sự khác biệt nhất định trong tâm lý du lịch, nếu không biết khai thác đúng cách sẽ dẫn đến những bất cập kéo theo những hệ luỵ khôn lường liên quan đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, vấn đề phát triển du lịchmột cách bền vững. Vì vậy, Nguyễn Phạm Hùng (2017) cho rằng, khai thác di sản văn hoá trong phát triển du lịch phải quan tâm một số vấn đề có tính nguyên tắc sau:

a) Cân bằng lợi ích văn hoá và lợi nhuận kinh tế

b) Phát triển du lịch bền vững, khai thác kết hợp tái đầu tư

c) Sự tham gia và trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh du lịch

d) Sự tham gia và trách nhiệm của cộng đồng trong kinh doanh và bảo tồn văn hoá

e) Kết hợp các lĩnh vực văn hoá xã hội khác nhau trong kinh doanh du lịch

f) Giáo dục ý thức bảo vệ Di sản văn hoá trong kinh doanh du lịch (chính quyền, cư dân, người khai thác, du khách…)

Để đảm bảo việc thực hiện khai thác di sản văn hóa trong du lịch theo hướng bền vững, đồng thời đảm bảo được tính nguyên tắc đã nêu ở trên đòi hỏi những đối tượng hoạt động trong lĩnh vực du lịch phải thực sự khách quan, cầu thị, hài hòa với nhau và cùng nhìn về một hướng; điều đó mới đảm bảo được sự toàn vẹn về mặt lợi ích giữa các bên mà di sản văn hóa cũng được đầu tư, tôn tạo tiếp tục nuôi dưỡng cho sự phát triển của hoạt động du lịch.

1.6. Những bài học kinh nghiệm trong việc khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch

1.6.1. Những bài học trong nước

(Kinh nghiệm bảo tồn và phát triển du lịch tại di sản Thành nhà Hồ - Thanh Hóa)

Thành nhà Hồ (thành do Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397) còn gọi là thành Tây Đô hoặc Tây Kinh (kinh đô phía Tây Đại Việt), thành An Tôn (thành ở khu vực

động An Tôn thời Trần), thành Tây Giai (vì ở phía Tây thuộc địa phận thôn Tây Giai), Thạch thành (tòa thành xây dựng bằng đá), thành Nội (vòng thành quan trọng bên trong La Thành) thuộc địa phận 2 xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Tòa thành là một chứng tích kỳ vĩ và duy nhất về lịch sử và văn minh Đại Việt (cuối thế kỷ 14- đầu thế kỷ 15).

Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hiện nay, nơi đây đã được Thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt.

Về công tác tổ chức, quản lý, quy hoạch du lịch

Chính phủ Việt Nam đã xây dựng khung pháp lý bảo vệ khu di sản thông qua quyết định công nhận di tích Thành nhà Hồ là di tích quốc gia năm 1962. Cũng trong năm 2007, chính quyền tỉnh đã ban hành Quy chế quản lý và bảo vệ khu di tích. Hội đồng Di sản Quốc gia, với thành viên là các chuyên gia lịch sử, khảo cổ học, văn hóa và bảo tồn di sản thường xuyên tư vấn cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc chỉ đạo các vấn đề liên quan đến kế hoạch nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết có tính chất quyết định trong việc định hương ứng xử với di sản văn hóa trong các hoạt động tương lai, đặc biệt trong khai thác du lịch và còn nhấn mạnh vai trò giữa các bên có liên quan như:

Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục di sản và Hội đồng Di sản Quốc gia) với các nội dung: Bảo vệ di sản Thành nhà Hồ trong khuôn khổ phát triển bền vững; Giám sát việc thực hiện kế hoạch quản lý và thông qua các chương trình hoạt động của Trung tâm Bảo tồn đối với khu vực di sản Thành nhà Hồ và vùng đệm; Đề xuất các quy định pháp lý cần thiết, các văn kiện chính sách và các chuẩn mực thực hành để mang lại hiệu quả cho kế hoạch quản lý; Thông qua hoặc từ chối các dự thảo quy hoạch phát triển cấp nhà nước và các kế hoạch lớn khác; Thông qua các dự án nghiên cứu, trên cơ sở ý kiến tư vấn của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ;

Đối với chính quyền địa phương mà cụ thể ở đây là tỉnh Thanh Hóa thực hiện xây dựng kế hoạch quản lý di sản Thành nhà Hồ và vùng đệm sẽ thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Giám sát sự hoạt động của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ.

- Thông qua hoặc từ chối tất cả các kế hoạch phát triển cấp tỉnh trong khu vực di sản Thành nhà Hồ và vùng đệm

- Bổ nhiệm nhân sự Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ

- Quyết định các hoạt động khẩn cấp để đối phó với thiên tai và hiểm họa, đặc biệt là trong trường hợp có hỏa hoạn, bão lụt và lở đất.

- Quyết định các đề xuất về trưng bày, thuyết minh và các công trình phục vụ du lịch của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ;

- Phát huy vai trò của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà ở các mặt chủ yếu: thực hiện các hoạt động về quản lý, bảo tồn và bảo vệ khu di sản được đề cử theo nguyên tắc hàng ngày. Trung tâm Bảo tồn Di sản đóng vai trò chủ phối hợp với các cơ quan và tổ chức có liên quan trong và ngoài nước để thực hiện các chương trình của kế hoạch quản lý.

- Phối hợp và tư vấn cho UBND huyện Vĩnh Lộc trong việc quản lý việc sử dụng đất trong khu vực bảo vệ thuộc vùng 1, phê duyệt các công trình xây dựng hoặc sửa chữa cần có giấy phép trong vùng đệm.

- Giám sát mọi hoạt động trong vùng 1

- Phối hợp với các cán bộ văn hóa xã, huyện và các chủ sở hữu di tích kiểm soát và giám sát điều kiện của các di tích và tác động của các thay đổi trong vùng đệm.

- Thực hiện việc làm hồ sơ, đăng kí và quản lý các hiện vật khảo cổ học và các hiện vật sưu tầm.

- Quản lý, hối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức và thực hiện tất cả các dự án nghiên cứu tiến hành trong vùng 1 và vùng đệm của khu di sản,

- Giám sát tính hiệu quả của kế hoạch quản lý trong việc bảo vệ di tích

Về công tác quy hoạch phát triển du lịch tại Thành nhà Hồ

Từ khi chưa được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, ngày 03/02/2004, Thành nhà Hồ đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu du lịch Thành nhà Hồ tại Quyết định số 292/QĐ - CT với mục tiêu xây dựng khu du lịch Thành nhà Hồ và phụ cận nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài

nguyên, phát triển các sản phẩm du lịch, làm cơ sở xây dựng các dự án đầu tư vào khu du lịch Thành nhà Hồ và các danh thắng phụ cận.

* Địa điểm quy hoạch

Nằm trên địa phận thuộc 2 xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh hoá; cách thành phố Thanh Hoá 44 km.

* Phạm vi qui hoạch

Ranh giới: Phía Bắc và phía Nam là đất nông nghiệp; Phía đông giáp quốc lộ 45; Phía tây giáp khu dân cư thôn Xuân Giai.

* Qui mô diện tích: 15,6 ha với các khu chức năng sau:

Khu A: Khu chức năng đón tiếp, hướng dẫn du khách và dịch vụ công cộng (diện tích 4,7 ha).

Khu B: Khu chức năng trung tâm văn hoá, lễ hội và các trò chơi dân tộc (diện tích 3,8 ha).

Khu C: Khu chức năng nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống, tổ chức các trò chơi trong nhà; sân chơi thể thao hiện đại với diện tích 3,3 ha

Khu D: Khu Công viên văn hoá nhà Hồ (diện tích 3,8 ha).

Cơ quan quản lý dự án là Sở Văn Hoá,Thể thao và Du lịch Thanh Hoá với tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng 78,8 tỉ đồng.

Sau khi Thành nhà Hồ được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, ngày 26/8/2013 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1495/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch.

Mục tiêu quy hoạch là bảo tồn, tôn tạo di tích Thành nhà Hồ nhằm bảo tồn vững chắc, tôn vinh giá trị nổi bật toàn cầu của khu di tích Thành nhà Hồ là Di sản Văn hóa Thế giới và xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử đặc biệt của khu vực Bắc Trung Bộ. Quy hoạch có quy mô khoảng 5.078,5ha, gồm vùng lõi và vùng đệm, trong đó vùng lõi rộng 155,5ha và vùng đệm rộng 4.923ha.

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch được xác định theo ranh giới được UNESCO công nhận, bao gồm khu vực di tích Thành nhà Hồ và vùng phụ cận thuộc địa bàn các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Thành, Vĩnh

Phúc, Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh và Thị trấn Vĩnh Lộc, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ranh giới nghiên cứu được xác định: phía Bắc giáp chân núi bên kia Thổ Tượng, phía Nam giáp bờ bên kia sông Mã và sông Bưởi, phía Đông giáp chân núi bên kia núi Hắc Khuyển và phía Tây giáp chân núi bên kia núi Ngưu Ngọa.

Quyết định cũng nêu rõ, cần khảo sát, đo vẽ và đánh giá hiện trạng di tích; nghiên cứu các tư liệu thư tịch và hồ sơ khảo cổ, hoàn thiện hồ sơ hệ thống di tích; hiện trạng quản lý di tích; tình hình kinh tế - xã hội và du lịch; xác định cấu trúc quy hoạch, kiến trúc cảnh quan khu vực Thành nhà Hồ và vùng phụ cận; nghiên cứu các tư liệu thư tịch và hồ sơ khảo cổ; dự báo phát triển và xác định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khu vực quy hoạch trong quá trình quản lý tài sản; định hướng quy hoạch không gian bảo tồn, hạ tầng kỹ thuật bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch…

Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần kiến nghị về việc điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp các khu vực bảo vệ di tích. Xác định các vùng cảnh quan thiên nhiên cần phải bảo vệ để không ảnh hưởng đến di tích; các khu vực cho phép xây dựng mới; các khu vực hạn chế kiểm soát phát triển. Riêng về xây dựng phân khu chức năng, cần đề xuất cơ cấu phân khu chức năng xây dựng, gồm các khu vực bảo tồn di tích; khu dân cư đô thị - nông thôn; khu vực phát triển các chức năng công cộng, dịch vụ du lịch; vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên... phù hợp với các định hướng bảo tồn và phát huy giá trị di tích, phù hợp với các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Lộc nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tại Thành nhà Hồ

Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch tại Thành nhà Hồ được chú trọng và làm tương đối hiệu quả. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ đã tăng cường các hoạt động quảng bá với nhiều hình thức phong phú, sinh động và đa dạng để có thể đưa được thông tin du lịch đến với du khách bằng nhiều kênh, nhiều nguồn để du khách tham khảo như: internet với trang thông tin điện tử www.thanhnhaho.vn; sách báo là những cuốn “Thành nhà Hồ Thanh Hóa” do Viện Khảo cổ học biên soạn với ngôn từ ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, hình ảnh đẹp, rõ nét, cuốn “Thành nhà Hồ - Di sản Thế giới” do nhóm cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/04/2023