Tỷ Lệ Ý Kiến Trả Lời Của Khách Du Lịch Về Nguồn Thông Tin Du Lịch Cội Nguồn Ở Tỉnh Phú Thọ

giới thiệu về các khu di tích lịch sử và các lễ hội truyền thống của tỉnh.

Sở Công thương tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các công ty tổ chức hội chợ phối hợp với UBND các huyện, thành, thị tổ chức thành công 16 hội chợ, đặc biệt là hội chợ Hùng Vương trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm 2012 với quy mô hơn 300 gian hàng, thu hút khoảng 200.000 lượt khách, doanh thu đạt 7 tỷ đồng. Theo kết quả điều tra, chủ yếu du khách có thông tin về du lịch cội nguồn tại

Phú Thọ là thông qua nhiều nguồn thông tin (43,7%), từ bạn bè, người thân (23,7%) và truyền hình (20,6%). Còn thông tin từ báo chí, internet và đặc biệt là thông tin du lịch cội nguồn từ doanh nghiệp lữ hành đến với du khách còn chiếm tỷ lệ quá thấp, chỉ 1,1% (Hình 3.3). Điều này cũng cho thấy, các doanh nghiệp lữ hành chưa phát huy được vai trò cung cấp thông tin về du lịch cội nguồn đến với du khách.

Nhiều nguồn

43,7

Bạn bè, người thân

23,7

Truyền hình

20,6

Báo chí

6,9

Internet

4,0

Hãng lữ hành 1,1


0 10

20

30

40

50 (%)


Hình 3.3. Tỷ lệ ý kiến trả lời của khách du lịch về nguồn thông tin du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ


Hiện nay, tỉnh Phú Thọ vẫn chưa xây dựng trang web riêng cho “du lịch cội nguồn”, các chương trình, chuyên mục giới thiệu du lịch cội nguồn còn chung chung, chưa phân khúc thị trường khách du lịch cội nguồn và cũng chưa xây dựng được chiến lược xúc tiến cụ thể. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch cội nguồn tại tỉnh còn mang tính thời vụ, chỉ tập trung vào dịp lễ hội đầu năm và lễ hội Đền Hùng. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong thời gian tới là phải đổi mới công tác tuyên truyền để nâng cao chất lượng việc quảng bá, góp phần phát triển du lịch cội nguồn.

3.2.5. Nâng cao kết quả và đóng góp của du lịch cội nguồn cho phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Phú Thọ

3.2.5.1. Lượng khách du lịch cội nguồn

Lượng khách du lịch cội nguồn đến Phú Thọ liên tục tăng với mức tăng trưởng tương đối cao. Theo kết quả tổng hợp từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2014) và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), năm 2000 tỉnh Phú Thọ mới chỉ đón được 66.033 lượt khách lưu trú và 1,5 triệu lượt khách tham quan, đến năm 2012, tỉnh Phú Thọ đón 436.540 lượt khách du lịch cội nguồn trong và ngoài nước và 6,1 triệu lượt khách tham quan. Lượng khách du lịch cội nguồn lưu trú tăng bình quân giai đoạn này là 17,05%/năm. Năm 2013, tỉnh đã đón 553.215 lượt khách lưu trú và 6,2 triệu lượt khách tham quan. Kết quả này cho thấy thương hiệu du lịch cội nguồn đang dần được khẳng định trên thị trường du lịch. Tuy nhiên, khi xác định theo cơ cấu khách du lịch cội nguồn theo nguồn khách nội địa và quốc tế, chúng tôi tính được lượng khách du lịch cội nguồn đến Phú Thọ chủ yếu là khách nội địa, chiếm tới trên 97% như thể hiện ở hình 3.4.

(%)

100


90


80

97,91

98,79

99,25

70


60


50 Năm

2000 2006 2012

Khách nội địa

Khách quốc tế

Hình 3.4. Cơ cấu khách du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ theo nguồn khách nội địa và quốc tế

3.2.5.2. Chi tiêu của khách du lịch cội nguồn

Theo số liệu điều tra năm 2012, có tới 59,4% khách du lịch có độ tuổi từ 19-44 tuổi, 32% du khách có độ tuổi từ 45 trở lên. Con số này cho thấy du khách về Phú Thọ là những người đã trưởng thành. Song, mức chi tiêu của du khách rất thấp, có đến hơn

60% du khách chỉ chi tiêu chưa đến 500 nghìn đồng khi ở đây, trong đó tỷ lệ du khách chi tiêu chỉ từ 100-300 nghìn đồng chiếm tới 43,5% (Hình 3.5) và thời gian lưu trú của khách du lịch cội nguồn rất thấp (bình quân 1,15 ngày/người). Trong khi đó, với mức điểm trung bình mà du khách đánh giá về điểm đến Phú Thọ, chúng tôi thấy điểm đến Phú Thọ được đánh giá (3,95 điểm) trên cả kỳ vọng của du khách (3,78 điểm).

(%)

45

43,5

40


35


30


25


20


15

16,4

14,2

15,4

10

10,5

5


0

(nghìn đồng)

<100 100-300 300-500 500-1000 ≥1000

Hình 3.5. Cơ cấu khách du lịch cội nguồn theo mức chi tiêu bình quân chuyến ở tỉnh Phú Thọ

Từ kết quả trên cho thấy, một vấn đề rất lớn đặt ra đối với phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ là phải làm thế nào để giữ chân du khách, để du khách chi tiêu nhiều hơn trong chuyến du lịch của mình.

3.2.5.3. Đóng góp của du lịch cội nguồn cho phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Phú Thọ

Trong giai đoạn 2000-2012, du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Tổng hợp số liệu của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2013) và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), chúng tôi đã thể hiện được kết quả phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 (Bảng 3.12). Trong đó, tỷ trọng tổng thu từ khách du lịch cội nguồn/tổng thu từ khách du lịch đạt trên 80%. Tổng thu từ khách du lịch cội nguồn đạt mức tăng trưởng cao với nhịp độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2000-2006 đạt 17,5%, giai đoạn 2006-2012 đạt 8,67%. Giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn tăng bình quân 14,96%/năm trong

giai đoạn 2000-2012 và 14,6%/năm trong giai đoạn 2006-2012. Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn so với giá trị tăng thêm toàn tỉnh mới chỉ đạt 1,29%, cho thấy du lịch cội nguồn chưa đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế ở địa phương. Điều này là phù hợp với thực trạng du lịch cội nguồn ở Phú Thọ trong những năm qua khi chưa tìm được giải pháp tối ưu cho sự phát triển để tương xứng với tiềm năng du lịch cội nguồn của tỉnh.

Bảng 3.12. Kết quả phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ

giai đoạn 2000-2012

Năm

Năm

Năm

Tốc độ PTBQ (%)


Chỉ tiêu ĐVT

2000

2006

2012

2000- 2006-

2006 2012

1. Khách tham quan triệu lượt 1,5 3,0 6,1 112,25 112,56 2. Khách lưu trú lượt khách 66.033 183.816 436.540 118,61 115,51

- Khách quốc tế lượt khách 1.382 2.217 3.280 108,20 106,75

- Khách nội địa lượt khách 64.651 181.599 433.260 118,78 115,60

3. Tổng thu từ khách

DLCN tỷ đồng 137,75 363,42 598,59 117,55 108,67

4. GTTT của DLCN tỷ đồng 54,15 125,01 283,20 114,96 114,60

5. Tỷ trọng GTTT của


% 0,72 0,99 1,29 - -

DLCN/GTTT toàn tỉnh


Kết quả điều tra các cơ sở kinh doanh du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh cho thấy, có 82,98% cơ sở được phỏng vấn đều cho rằng doanh thu gia tăng trong năm 2012. Đây là một kết quả khả quan của quá trình phát triển du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh. Chỉ có 12,77% cơ sở cho rằng doanh thu không thay đổi, 4,26% cơ sở bị sụt giảm doanh thu. Về lợi nhuận, trong năm 2012 có 76,6% cơ sở cho biết có lợi nhuận tăng, 17,2% cơ sở giữ nguyên mức lợi nhuận và 6,0% cơ sở bị sụt giảm lợi nhuận. Kết quả điều tra cũng cho thấy, có 55,88% nhà hàng, khách sạn đã tăng nguồn lực lao động, điều này cho thấy phần lớn các cơ sở có xu hướng mở rộng quy mô kinh doanh, 38,24% số cơ sở giữ nguyên quy mô như trước và chỉ có 5,88% cơ sở thu hẹp quy mô kinh doanh. Đáng chú ý là lao động có trình độ chuyên môn cao tại các cơ sở này cũng đã thay đổi đáng kể, trong đó có 44,12% đơn vị đã tăng lao

động có trình độ chuyên môn, trong khi đó chỉ có 2,94% cơ sở giảm lao động có trình độ chuyên môn. Như vậy, phát triển du lịch cội nguồn trong thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Sự gia tăng về doanh thu, lợi nhuận và sự mở rộng quy mô lao động của các cơ sở này cũng đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Kết quả điều tra 100 hộ dân trên địa bàn về tác động của du lịch cội nguồn đến thu nhập, đời sống tinh thần và cơ hội việc làm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong bảng 3.13 cho thấy, có 54% số hộ cho biết hoạt động du lịch cội nguồn đã tạo cơ hội tăng thu nhập cho họ, có 62% số hộ đánh giá đời sống tinh thần tốt hơn. Hoạt động du lịch cội nguồn cũng đã thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động. Có 45% số hộ dân được điều tra cho rằng cơ hội việc làm tốt hơn, đặc biệt là vào mùa lễ hội. Chúng tôi thấy những hộ trả lời tốt hơn đều là những hộ thường xuyên tham gia các hoạt động du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong đó vẫn còn một số hộ có thu nhập thấp hơn, cơ hội tìm việc làm khó khăn hơn. Song nhìn chung, hoạt động du lịch cội nguồn đã bước đầu góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và tạo cơ hội việc làm tốt hơn cho các hộ dân ở địa phương.

Bảng 3.13. Tỷ lệ ý kiến trả lời của các hộ điều tra về tác động của du lịch cội nguồn

đến thu nhập, đời sống tinh thần và cơ hội việc làm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

ĐVT: %


Chỉ tiêu

Tốt hơn

Không đổi

Thấp hơn

1. Thu nhập (N=100)

54

39

07

2. Đời sống tinh thần (N=100)

62

32

04

3. Cơ hội việc làm (N=100)

45

46

09

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ - 14


3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ

3.3.1. Cơ chế, chính sách đối với phát triển du lịch và năng lực thực thi của tỉnh Phú Thọ

3.3.1.1. Cơ chế, chính sách đối với phát triển du lịch

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch được thể hiện qua các Nghị quyết các kỳ Đại hội đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị,

Nghị quyết của Chính phủ. Qua đó, du lịch được nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nước.

Du lịch tỉnh Phú Thọ luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, Ngành ở Trung ương thông qua các chương trình các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn trong giai đoạn vừa qua. Đặc biệt, với Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế Phú Thọ đến năm 2020 với mục tiêu xây dựng Việt Trì là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam. Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đã định hướng Việt Trì là thành phố lễ hội, Phú Thọ là một trong những địa bàn trọng điểm du lịch cả nước; Đền Hùng là khu du lịch quốc gia để đầu tư phát triển, tỉnh Phú Thọ thành một trong những địa phương có ngành du lịch phát triển. Đây là cơ sở quan trọng, là kim chỉ nam cho định hướng phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, đến nay Nhà nước vẫn chưa có chính sách riêng cho phát triển du lịch cội nguồn.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã khẳng định: Tạo bước phát triển vượt bậc về du lịch, dịch vụ trên cơ sở phát huy lợi thế trung tâm vùng, lợi thế vùng đất Tổ; phấn đấu xây dựng Phú Thọ thành trung tâm du lịch về cội nguồn với hạt nhân là Đền Hùng, thành phố lễ hội Việt Trì, hệ thống các di tích gắn với giá trị văn hóa thời kỳ Hùng Vương,... Chủ trương đó được Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh cụ thể hóa thành các Nghị quyết, quyết định, đề án, kế hoạch, chương trình và quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ trong từng giai đoạn. Đây là cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch và định hướng đầu tư phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh, trong đó xác định dự án trọng điểm đầu tư là Khu du lịch Đền Hùng. Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ cũng ban hành một số chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư đối với các dự án du lịch nói chung và du lịch cội nguồn nói riêng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư như hỗ trợ về đất, hạ tầng, phí hạ tầng, hỗ trợ các dịch vụ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và cải cách thủ tục hành chính như Quyết định số 04 năm 2012 về việc hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Các chính sách liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh Phú Thọ được ban hành từ năm 2000-2012 được chúng tôi tổng hợp trong bảng 3.14.

Bảng 3.14. Một số chính sách liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn

ở tỉnh Phú Thọ

Chính sách

Văn bản thể hiện

Nội dung văn bản Đối tượng tác động của chính sách

Chính sách phát triển du lịch cội nguồn


Chính sách kinh doanh du lịch cội nguồn


Chính sách đầu tư

Quyết định số 2224 của UBND tỉnh


Nghị quyết số 01 của Tỉnh ủy


Chương trình số 987 của UBND tỉnh


Quyết định số

400 của

UBND tỉnh


Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy


Quyết định số 3651 của UBND tỉnh


Quyết định số 943 của UBND tỉnh


Đề án số 3020 của UBND tỉnh


Quyết định số 04 của UBND tỉnh

Thông qua đề cương quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2000 - 2010 và định hướng

đến năm 2020

Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020

Phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020

Phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch, dịch vụ Nam Đền Hùng thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015

Phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030

Ban hành quy định một số điểm về quản lý hoạt động xây dựng trong khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Xây dựng điểm du lịch tạo tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009-2020 của UBND tỉnh

Hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Cụm, khu, tuyến du lịch cội nguồn; Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn; Khách du lịch cội nguồn,…


Cụm, khu, tuyến du lịch cội nguồn; cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn;…

Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn


Khu du lịch cội nguồn


Tuyến du lịch, chương trình du lịch cội nguồn,…

Khách du lịch cội nguồn; Tuyến du lịch cội nguồn; Chương trình du lịch cội nguồn; Đầu tư, lao động, xúc tiến,…

Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn


Điểm, tuyến du lịch cội nguồn; Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn; Khách du lịch cội nguồn.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn.

Với những quyết định và chính sách ưu đãi như vậy, trong những năm qua có rất nhiều nhà đầu tư lớn đã quyết định đầu tư vốn phát triển các dự án kinh doanh du lịch tại tỉnh như Dự án khách sạn 4 sao của Tổng Công ty Sài Gòn Tourist; dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch Xuân Sơn - Đền Hùng của doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường; dự án Dream city của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại quảng cáo xây dựng địa ốc Việt Hân; nhiều dự án thành phần của nhiều nhà đầu tư và nhiều khu Trung tâm thương mại cao cấp như Trung tâm thương mại Big C (Công ty Cổ phần bất động sản Việt -Nhật), Hapro (Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển siêu thị Hà Nội), siêu thị Prime,… (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012).

Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, có 83,33% cán bộ quản lý nhà nước về du lịch đánh giá tỉnh Phú Thọ chưa xây dựng được chính sách hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu thị trường và tạo dựng hình ảnh du lịch cội nguồn; 81% hộ dân nhận định tỉnh chưa có chính sách khuyến khích các địa phương tham gia hoạt động phát triển du lịch cội nguồn; 90,32% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khẳng định các chính sách khuyến khích liên kết, phối hợp liên ngành để phát triển du lịch cội nguồn chưa phát huy tác dụng. Nguyên nhân của những vấn đề trên là do nội lực của tỉnh Phú Thọ còn yếu, hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch chưa cao, công tác chỉ đạo phối hợp liên kết còn phiến diện, thiếu tính chặt chẽ. Do đó, trong thời gian tới, Phú Thọ cần hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh.

3.3.1.2. Năng lực thực thi chính sách của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở

tỉnh Phú Thọ

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh.

Trong phạm vi các nội dung quản lý được giao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế tham gia bình đẳng và các hoạt động du lịch, đưa các hoạt động kinh doanh du lịch vào nền nếp, đúng quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo trật tự trị an và vệ sinh môi trường, đưa du lịch phát triển đúng hướng mà Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đề ra.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí