3.2.1.4. Bảo tàng
Đến năm 2010, Bảo tàng Hùng Vương ở trung tâm thành phố Việt Trì được đưa vào sử dụng đã đưa số lượng bảo tàng trên địa bàn tỉnh lên 02 bảo tàng.
Nhà bảo tàng Hùng Vương nằm trong khuôn viên của Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Nhà bảo tàng Hùng Vương với hơn 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn
3.000 hiện vật có trong kho bảo tàng, 162 bức ảnh, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp bình, 1 nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác được trưng bày đã khắc hoạ chủ đề tổng quát: Văn minh nông nghiệp các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử. Ý đồ nổi bật trong trưng bày ở nhà bảo tàng Hùng Vương là giải quyết mối quan hệ hữu cơ giữa văn hóa Hùng Vương với lịch sử phát triển dân tộc Việt Nam (Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, 2012).
Bảo tàng Hùng Vương là bảo tàng tổng hợp mang tính chất đặc trưng của bảo tàng khảo cứu địa phương nhằm giới thiệu về lịch sử Phú Thọ từ thời khai sơn lập địa, dựng nước của thời đại các vua Hùng cho tới thời đại Hồ Chí Minh thông qua các bộ sưu tập, tài liệu, hiện vật quý hiếm. Qua đó tái hiện không gian địa văn hóa hào hùng, vẻ vang của đất nước trên Đất tổ. Nơi đây hiện đang trưng bày gần 10 nghìn hiện vật qua các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước cùng các tư liệu khảo cứu hiện vật của các triều đại lịch sử Việt Nam từ tiền sử, sơ sử đến ngày nay (Bảo tàng Hùng Vương, 2013). Cùng với Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Bảo tàng Hùng Vương sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch khi về quê hương đất Tổ. Theo phân cấp đây là bảo tàng cấp 2, nhưng xét về nội dung, tầm vóc, phạm vi ảnh hưởng và giá trị của các sưu tập hiện vật gốc thì Bảo tàng Hùng Vương có những giá trị khoa học vượt khối tầm vóc của một bảo tàng khảo cứu địa phương (Bảo tàng Hùng Vương, 2013).
Tóm lại, trong giai đoạn 2000-2012, tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ phát triển khá nhanh, đặc biệt là di tích lịch sử văn hóa và di sản văn hóa. Số lượng tài nguyên được xếp hạng không chỉ thể hiện cho sự tăng lên về số lượng mà còn thể hiện cho cả sự tăng lên về chất lượng tài nguyên du lịch cội nguồn. Kết quả phát triển tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 được chúng tôi tổng hợp trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Tổng hợp số lượng tài nguyên du lịch cội nguồn được xếp hạng
ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012
Năm 2000 Năm 2012
Tài nguyên du
Tổng
Cấp công nhậnTổng
Cấp công nhận
giới | gia | giới | gia | |||||
Di tích lịch sử 138 | 0 | 42 | 96 | 286 | 0 | 74* | 212 | |
văn hóa Di sản văn hóa 0 | 0 | 0 | 0 | 02 | 02** | 0 | 0 | |
Lễ hội | 12 | 0 | 0 | 12 | 34 | 0 | 01 | 33 |
Bảo tàng | 01 | 0 | 0 | 01 | 02 | 0 | 0 | 02 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Tiêu Và Thang Điểm Đánh Giá Tính Đa Dạng Và Tính Độc Đáo
- Chỉ Tiêu Liên Quan Đến Tài Nguyên Du Lịch Cội Nguồn
- Lịch Sử Ra Đời Du Lịch Cội Nguồn Ở Tỉnh Phú Thọ
- Cơ Sở Ăn Uống, Vui Chơi Giải Trí Và Hàng Lưu Niệm
- Tỷ Lệ Ý Kiến Trả Lời Của Khách Du Lịch Về Nguồn Thông Tin Du Lịch Cội Nguồn Ở Tỉnh Phú Thọ
- Công Tác Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Cội Nguồn Ở Tỉnh Phú Thọ
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
lịch cội nguồn
số Thế
Quốc
Tỉnh
số Thế
Quốc
Tỉnh
Ghi chú: * Có 01 Di tích Quốc gia đặc biệt; ** Có 02 Di sản văn hóa phi vật thể
Với sự đa dạng và hấp dẫn của tài nguyên du lịch cội nguồn tại điểm đến Phú Thọ đã khiến du khách tham gia vào nhiều hoạt động du lịch khi ở nơi đây. Kết quả điều tra từ khách du lịch cội nguồn về các hoạt động mà du khách tham gia tại điểm đến Phú Thọ (Bảng 3.4) cho thấy, có 54,2% du khách tham gia nhiều hoạt động du lịch, 30,5% du khách đi tham quan tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa. Song, chỉ có 10,7 % du khách tham quan tìm hiểu lễ hội và 1% du khách đi tham quan bảo tàng. Như vậy, nhu cầu tìm hiểu của khách du lịch cội nguồn về lễ hội và các tài liệu, hiện vật tại bảo tàng Phú Thọ còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đây là một câu hỏi đặt ra đối với quá trình phát triển du lịch cội nguồn tại Phú Thọ. Hay nói cách khác, việc phát huy giá trị của di tích, di sản, lễ hội, bảo tàng để phục vụ phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ cần được nghiên cứu giải quyết.
Hoạt động | Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) |
Tham quan tìm hiểu di tích | 126 | 30,5 |
Tham quan tìm hiểu lễ hội | 44 | 10,7 |
Tham quan bảo tàng | 4 | 1,0 |
Tham quan làng quê | 2 | 0,5 |
Tham quan thắng cảnh | 13 | 3,1 |
Kết hợp nhiều hoạt động | 224 | 54,2 |
Tổng | 413 | 100,0 |
Bảng 3.4. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về các hoạt động của khách du lịch cội nguồn tại tỉnh Phú Thọ
3.2.1.6. Đánh giá tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Phú Thọ có nguồn tài nguyên du lịch cội nguồn khá phong phú, đa dạng. Trong đó, Đền Hùng và vùng phụ cận được coi là đất thiêng chứa đựng hàm lượng văn hóa độc nhất vô nhị. Tầm vóc của khu di tích lịch sử văn hóa Đền Hùng và vùng phụ cận có đủ các điều kiện cần và đủ để quy hoạch xây dựng thành khu du lịch đa năng làm tăng sức hấp dẫn của chuyến du lịch về cội nguồn. Khi tiến hành đánh giá độ hấp dẫn và khả năng khai thác tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ, chúng tôi căn cứ vào các tiêu chí đánh giá, thang điểm đánh giá, đặc điểm của từng loại tài nguyên để lượng hóa và phân hạng tài nguyên, từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp khai thác và phát triển tài nguyên du lịch cội nguồn một cách bền vững.
a). Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch cội nguồn
- Sự phù hợp của tài nguyên du lịch cội nguồn
Di sản: Theo tiêu chí đánh giá sự phù hợp của di sản văn hóa, một địa phương chỉ cần có 01 di sản văn hóa được UNESCO công nhận sẽ được điểm tối đa trong thang điểm đánh giá. Tỉnh Phú Thọ có 02 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ. Do đó, kết quả đánh giá sự phù hợp của tài nguyên di sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là 4 điểm (Phụ lục 5), đạt mức điểm tối đa. Như vậy, di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Phú Thọ là tài nguyên du lịch rất phù hợp cho việc khai thác và phát triển du lịch cội nguồn.
Di tích lịch sử văn hóa: Đánh giá sự phù hợp của di tích lịch sử văn hóa dựa vào các tiêu chí đánh giá là số lượng di tích lịch sử văn hóa, số lượng di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng và ý nghĩa của di tích lịch sử văn hóa. Phú Thọ là tỉnh có lượng di tích lịch sử văn hóa dày và có nhiều di tích gắn liền với thời đại Hùng Vương. Quy chiếu theo tiêu chí để tính điểm sự phù hợp của di tích lịch sử văn hóa, Phú Thọ có 1.372 di tích lịch sử văn hóa nhưng chỉ có 568 di tích lịch sử còn hoạt động, trong đó có 292 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia, 01 di tích có ý nghĩa đặc biệt cấp quốc gia. Kết quả đánh sự phù hợp của di tích lịch sử văn hóa cho các cụm du lịch trên địa bàn tỉnh, cho thấy cụm du lịch thành phố Việt Trì và vùng phụ cận có sự phù hợp cao nhất, kết quả được thể hiện chi tiết trong phụ lục 5.
Bảo tàng: Phú Thọ có bảo tàng Hùng Vương là bảo tàng được xếp hạng 2. Do đó, khi đánh giá sự phù hợp của bảo tàng thì ở tỉnh Phú Thọ chỉ có Việt Trì đạt được 3/4 điểm (Phụ lục 5). Tức là bảo tàng ở Phú Thọ là tài nguyên du lịch cội nguồn có sự phù hợp ở mức trung bình và điểm này được tính cho Việt Trì thuộc cụm du lịch thành phố Việt Trì và vùng phụ cận.
Lễ hội: Theo kết quả đánh giá sự phù hợp của các lễ hội cho thấy lễ hội ở Phú Thọ rất phù hợp cho phát triển du lịch đặc biệt là phát triển du lịch cội nguồn với lễ hội đặc biệt cấp quốc gia - Lễ hội Đền Hùng. Với số lượng 260 lễ hội, cho phép Phú Thọ tổ chức các chương trình du lịch cội nguồn đặc trưng của vùng miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam. Trong đó, Việt Trì thuộc cụm du lịch thành phố Việt Trì và vùng phụ cận đạt mức điểm cao nhất (Phụ lục 5).
- Tính độc đáo, đa dạng của tài nguyên du lịch cội nguồn
Tính đa dạng, độc đáo của tài nguyên du lịch góp phần tạo nên độ hấp dẫn. Một điểm du lịch có thể tập trung nhiều loại tài nguyên nên có thể đáp ứng được nhiều loại hình du lịch, nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Căn cứ vào chỉ tiêu, thang điểm đánh giá tính độc đáo, đa dạng của tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch, kết quả đánh giá cho thấy tài nguyên du lịch cội nguồn tại Phú Thọ vừa có tính đa dạng, vừa có tính độc đáo (Phụ lục 6.1).
Tính đa dạng của tài nguyên du lịch cội nguồn ở Phú Thọ được thể hiện ở nhiều loại tài nguyên du lịch như di sản văn hóa (02), di tích lịch sử văn hóa (1.372), bảo tàng (02) và lễ hội (260). Đại diện là ở thành phố Việt Trì, Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Lâm Thao và Thanh Thủy.
Tính độc đáo của du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ đó là Khu di tích lịch sử Đền Hùng - di tích đặc biệt cấp quốc gia, tài nguyên du lịch chỉ có duy nhất tại Việt Trì - Phú Thọ. Bên cạnh đó, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương rất độc đáo có ý nghĩa sống động mà không một dân tộc nào trên thế giới có được. Điều này được khẳng định hơn khi ông Nguyễn Ngọc Ân – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ cho biết ý kiến của ông về tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ (Hộp 3.2).
Hộp 3.2. Ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước về tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, nơi cội nguồn của dân tộc Việt Nam,... Đặc biệt Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Hùng là một không gian văn hóa độc nhất vô nhị và vô cùng thiêng liêng của dân tộc, kết hợp cùng với nghệ thuật Hát xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
- Khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đông nhiệt độ không quá thấp, nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, độ ẩm trung bình năm khoảng 85-87%. Trong đó, tiểu vùng I: gồm các huyện phía Bắc (Cẩm Khê, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng) có nhiệt độ trung bình 22-230C. Tiểu vùng II: gồm các huyện phía Nam (Việt Trì, Phú Thọ, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông) có độ ẩm không khí trung bình 82-84%, nhiệt độ trung bình 23,30C. Tiểu vùng III: gồm các huyện phía Tây (Thanh Thủy, Thanh Sơn, Yên Lập, Tân Sơn) có nhiệt độ trung bình 21-220C (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2013). Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, khí hậu nơi đây khá thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Như vậy, khí hậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là phù hợp với hoạt động của con người.
Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm trên địa bàn có chênh lệch cao, số ngày mưa nhiều (120-140 ngày). Do đó, phần đánh giá về khí hậu tại Phú Thọ đạt 3/4 điểm.
b). Tính thời vụ của hoạt động du lịch cội nguồn
Thời gian hoạt động du lịch được đánh giá là có số ngày diễn ra hoạt động du lịch trong năm. Kết quả đánh giá thời gian diễn ra hoạt động du lịch cho thấy Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ có thời gian hoạt động du lịch cao nhất vì ở đây có Ban quản lý khu di tích nên mức điểm đánh giá đạt tối đa 4/4 điểm. Các khu vực còn lại có thời gian hoạt động du lịch tương đối phù hợp, điểm đánh giá đạt 3/4 điểm. Vì vậy, tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ có thời gian hoạt động được quanh năm. Tuy nhiên, mùa lễ hội lại chủ yếu tập trung vào từ tháng 1 đến tháng 3 nên điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch cội nguồn trên địa bàn.
c). Sức chứa
Sức chứa du lịch rất quan trọng đối với các hoạt động du lịch. Kết quả đánh giá sức chứa tại cụm du lịch ở tỉnh Phú Thọ cho thấy các cụm du lịch đều có sức chứa cao với hoạt động du lịch. Đặc biệt, cụm du lịch thành phố Việt và vùng phụ cận, trong đó có khu Di tích lịch sử Đền Hùng với diện tích 1.030 ha, sức chứa lớn tới hàng triệu lượt người/ngày. Vì vậy, công tác quy hoạch, phát triển phải gắn với sức chứa đảm bảo cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch cội nguồn một cách bền vững.
d). Vị trí, khả năng tiếp cận
Kết quả đánh giá vị trí, khả năng tiếp cận tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ khá thuận lợi, đặc biệt là Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90 km. Từ Hà Nội, khách du lịch cội nguồn có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.
Như vậy, căn cứ vào điểm số đánh giá của các yếu tố trên, chúng tôi đã đánh giá được độ hấp dẫn và khả năng khai thác tài nguyên du lịch cội nguồn của 3 cụm du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, kết quả đánh giá được tổng hợp cụ thể trong bảng 3.5.
Trên cơ sở kết quả đánh giá lượng hóa các yếu tố tạo nên độ hấp dẫn và khả năng khai thác, tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ được phân theo tiêu thức lấy tổng số điểm thực tế đánh giá các yếu tố ở từng địa điểm so với tổng số điểm tối đa của các yếu tố (48 điểm) để phân hạng tài nguyên du lịch cội nguồn.
Kết quả đánh giá chung cho thấy cụm 1 và cụm 2 có tài nguyên du lịch cội nguồn thuộc loại 2. Trong đó, cụm du lịch thành phố Việt Trì và vùng phụ cận đạt 84,03%, cụm du lich Hạ Hòa đạt 73,44%, tức là tài nguyên du lịch cội nguồn ở 2 cụm du lịch này có ý nghĩa vùng và địa phương. Theo tiêu thức phân hạng thì Việt Trì là địa điểm có tài nguyên du lịch cội nguồn được xếp vào hạng 1 (95,83%) nên có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, tức là Việt Trì là khu vực rất thuận lợi để phát triển du lịch cội nguồn. Tiếp theo là các khu vực Thị xã Phú Thọ, huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Hạ Hòa, Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông và Thanh Thủy. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên du lịch cội nguồn phục vụ du lịch cần có kế hoạch, kịch bản cụ thể phù hợp với từng địa phương trong tỉnh, phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, của quốc gia và những yêu cầu về bảo vệ di sản quốc tế.
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá của chuyên gia về tài nguyên du lịch cội nguồn
ở tỉnh Phú Thọ
STT Địa điểm Độ hấp | Tính | Sức | Khả năng Tổng Tỷ lệ thực tế | |||
dẫn | thời vụ | chứa | tiếp cận | đạt được (%) | ||
Cụm Việt Trì | 34 | 4 | 4 | 4 | 46 | 95,83 |
Phù Ninh | 27 | 3 | 3 | 3 | 36 | 75,00 |
Lâm Thao | 30 | 3 | 3 | 3 | 39 | 81,25 |
Bình quân chung | 30,33 | 3,33 | 3,33 | 3,33 | 40,33 | 84,03 |
Thị xã Phú Thọ | 25 | 3 | 3 | 3 | 34 | 70,83 |
Cụm Hạ Hòa | 28 | 4 | 4 | 2 | 38 | 79,17 |
2 Thanh Ba | 29 | 3 | 3 | 2 | 37 | 77,08 |
Đoan Hùng | 24 | 3 | 3 | 2 | 32 | 66,67 |
Bình quân chung | 26,50 | 3,25 | 3,25 | 2,25 | 35,25 | 73,44 |
Yên Lập | 20 | 3 | 3 | 1 | 27 | 56,25 |
Cẩm Khê | 30 | 3 | 3 | 3 | 39 | 81,25 |
Cụm Tam Nông | 26 | 3 | 3 | 3 | 35 | 72,92 |
3 Thanh Sơn | 24 | 3 | 3 | 2 | 32 | 66,67 |
Thanh Thủy | 29 | 3 | 3 | 2 | 37 | 77,08 |
Tân Sơn | 11 | 3 | 3 | 1 | 18 | 37,50 |
Bình quân chung | 23,33 | 3,00 | 3,00 | 2,00 | 31,33 | 65,28 |
ĐVT: điểm
1
3.2.2. Phát triển hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch ở tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Phú Thọ đã bước đầu triển khai thực hiện công tác xã hội hóa du lịch, thông qua các hoạt động xúc tiến đã khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch. Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2012), tổng vốn đầu tư của tỉnh cho hoạt động này giai đoạn 2006-2012 là 573 tỷ đồng.
3.2.2.1. Cơ sở lưu trú
Tổng hợp số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2013 từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2014), chúng tôi thấy hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh Phú Thọ có xu hướng tăng khá nhanh. Năm 2000 toàn tỉnh có 12 cơ sở. Sau 12 năm, số khách sạn, nhà nghỉ ở Phú Thọ đã tăng lên 202 cơ sở, số phòng được xếp tiêu chuẩn sao chiếm 25,81% tổng số phòng lưu trú. Đến năm 2013, số nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn tỉnh là 213 cơ sở
(Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2014). Từ số liệu trên, chúng tôi tính được bình quân mỗi năm số nhà nghỉ, khách sạn tăng 26,53%, trong đó giai đoạn 2000-2006 tăng cao hơn giai đoạn 2006-2012 như đã thể hiện trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012
2000 | 2006 | 2012 | 2000-2006 | 2006-2012 | |
1. Nhà nghỉ, khách sạn | 12 | 60 | 202 | 130,77 | 122,42 |
2. Cơ sở ăn uống | 2.771 | 3.922 | 4.934 | 105,96 | 103,90 |
3. Doanh nghiệp lữ hành | 0 | 0 | 11 | - | - |
Chỉ tiêu Năm
Năm
Năm
Tốc độ PTBQ (%)
Kết quả trên cho thấy, hệ thống cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh bước đầu đã phát triển cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở này cũng mới chỉ đáp ứng được nhu cầu lưu trú của du khách, còn các dịch vụ khác như ăn uống, giải trí, mát xa,... vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu và chưa mang lại sự hài lòng cho khách du lịch cội nguồn.
Năm 2000, theo số liệu thống kê tỉnh Phú Thọ không có khách sạn nào đạt tiêu chuẩn chất lượng sao. Đến năm 2012, qua điều tra cho thấy toàn tỉnh đã có 01 khách sạn 4 sao (chiếm 5,26%), 01 khách sạn 3 sao, 09 khách sạn 2 sao và 08 khách sạn 1 sao. Kết quả điều tra về số lượng khách sạn của tỉnh Phú Thọ năm 2012 được tổng
hợp và phân loại cụ thể trong bảng 3.7. Trong đó, có khách sạn 4 sao Việt Trì Garden cao 9 tầng, diện tích mặt bằng sử dụng 5.670m2. Tầng 1 của khách sạn có quán cà phê và đồ ăn nhanh. Tầng 2 được dùng làm khu phòng chức năng, phòng họp, phòng kỹ thuật, vui chơi, giải trí. Từ tầng 3 – 8 là phòng nghỉ khách sạn với tổng số 71 phòng. Phía sau khách sạn là một nhà hàng 3 tầng diện tích sử dụng hơn 1.100m2, một bể bơi với diện tích 310m2, sân tennis và khu vật lý trị liệu rộng 1.000m2.
Số lượng khách sạn | 19 | 1 | 1 | 9 | 8 |
Tỷ lệ % | 100 | 5,26 | 5,26 | 47,37 | 42,11 |
Số phòng phòng | 711 | 71 | 75 | 390 | 174 |
Bảng 3.7. Phân loại khách sạn theo tiêu chuẩn sao tại Phú Thọ năm 2012 Chỉ tiêu ĐVT Tổng 4 sao 3 sao 2 sao 1 sao
khách sạn