Bảng 3.16. Kết quả phân tích ảnh hưởng của chất lượng đường giao thông tại Phú Thọ tới dự định trở lại của khách du lịch cội nguồn
ĐVT: (%)
Đánh giá chất lượng đường giao thông
ải | Rất kém | Kém | Bình thường | Tốt | Rất tốt | |
Dự định của khách | Không trở lại | 0,0 | 13,5 | 27,0 | 56,1 | 3,4 |
du lịch cội nguồn | Có trở lại | 0,0 | 4,7 | 25,8 | 58,6 | 10,9 |
Tổng | 0,0 | 6,6 | 26,0 | 58,2 | 9,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Ăn Uống, Vui Chơi Giải Trí Và Hàng Lưu Niệm
- Tỷ Lệ Ý Kiến Trả Lời Của Khách Du Lịch Về Nguồn Thông Tin Du Lịch Cội Nguồn Ở Tỉnh Phú Thọ
- Công Tác Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Cội Nguồn Ở Tỉnh Phú Thọ
- Đặc Điểm Và Vai Trò Của Cộng Đồng Dân Cư Trong Phát Triển Du Lịch Cội Nguồn Ở Tỉnh Phú Thọ
- Dự Báo Lượng Khách, Tổng Thu Từ Khách Và Giá Trị Tăng Thêm Du Lịch Cội Nguồn Ở Tỉnh Phú Thọ Đến Năm 2020
- Đẩy Mạnh Và Hoàn Thiện Quy Hoạch Chi Tiết Các Khu, Điểm Du Lịch Cội Nguồn
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Pearson Chi-Square = 12,62 (sig. = 0,006); Phi = 0,175 (sig. = 0,006)
Theo đánh giá của 67,4% du khách thì chất lượng đường giao thông của tỉnh là tốt và rất tốt (kể cả du khách không dự định trở lại Phú Thọ). Có 26% du khách nhận xét là bình thường và chỉ có 6,6% du khách đánh giá là kém chất lượng. Và có 17,5% quyết định trở lại Phú Thọ của khách du lịch cội nguồn được giải thích bởi chất lượng đường giao thông.
3.3.3.2. Hệ thống cung cấp điện
- Nguồn điện quốc gia: Hệ thống điện Quốc gia đã phủ kín ở tất cả các huyện, xã trong tỉnh, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh cho người dân.
Nguồn điện 220 KV được cấp từ hệ thống điện miền Bắc thông qua đường dây 220 KV Hòa Bình-Việt Trì-Sóc Sơn, cấp trạm 220/110 Việt Trì với công suất 125 MVA. Nguồn 110 KV của tỉnh được cấp từ hai tuyến dây Việt Trì-Đông Anh và Việt Trì-Thác Bà. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn có nguồn điện tại chỗ là nhà máy điện của Tổng công ty giấy Việt Nam.
- Lưới điện: trên địa bàn tỉnh có lưới điện truyền tải và lưới điện trung thế. Lưới 220 KV có ba đường là Hòa Bình - Việt Trì - Sóc Sơn, Việt Trì - Sơn
La và Việt Trì - Yên Bái. Tuy nhiên, mạng lưới này thường xuyên vận hành quá tải. Lưới 110 KV, sản xuất từ nhà máy thủy điện Thác Bà đi từ trạm 220 KV Việt Trì tới các trạm 110 KV trên bàn tỉnh. Cả tỉnh có 5 trạm 110 KV nhưng lại tập trung chủ yếu ở thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và huyện Phù Ninh. Trên địa bàn tỉnh có 21 trạm biến áp trung gian 35/6-10 KV với tổng dung lượng 79.510 KVA. Ngoài ra, lưới điện trung thế của tỉnh cũng đang được sử dụng với nhiều cấp điện áp 35 KV; 10 KV và 6 KV.
Như vậy, hệ thống cung cấp điện đã phủ kín địa bàn tỉnh Phú Thọ và cơ bản
đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của khách du lịch cội nguồn
3.3.3.3. Hệ thống cấp, thoát nước
Hệ thống cấp nước: Nguồn nước mặt ở Phú Thọ khá dồi dào nhờ ba con sông lớn chảy qua. Hệ thống cấp nước sạch được quan tâm đầu tư phát triển. Hiện 70% dân số trong tỉnh đã được dùng nước sạch đủ tiêu chuẩn vệ sinh. Thành phố, thị xã, thị trấn các huyện đã có nhà máy cung cấp nước sạch, tổng công suất trên 100.000m3/ngày đêm, thỏa mãn nhu cầu cấp nước cho sản xuất và tiêu dùng.
Nhìn chung, hệ thống cung cấp nước sạch của tỉnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của dân cư đô thị. Tuy nhiên, hệ thống cung cấp nước sạch ở các vùng nông thôn còn nhiều khó khăn. Ở các khu vực vùng sâu, vùng xa còn phụ thuộc vào các nguồn sẵn có, nước chưa qua xử lý, không đảm bảo chất lượng vệ sinh.
- Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, sản xuất: Mới chỉ phát triển ở khu vực đô thị nhưng chưa đảm bảo triệt để. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường. Hệ thống xử lý chất thải rắn, nghĩa trang,… đã được quy hoạch. Tuy nhiên, việc di dời nghĩa trang, chôn lấp chất thải rắn chưa được quản lý chặt chẽ nên đã ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng nguồn nước.
3.3.3.4. Mạng lưới thông tin
Mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh Phú Thọ được phát triển với tốc độ nhanh theo hướng hiện đại hóa, đa dạng và rộng khắp đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc trong nước và quốc tế.
Tính đến tháng 6 năm 2013, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 282 điểm phục vụ bưu chính. Trong đó, 241 điểm bưu điện văn hóa xã, 19 bưu cục cấp 3, 12 bưu cục cấp 2, 4 đường thư cấp 2, 53 đường thư cấp 3; bán kính phục vụ là 3,2km/điểm, phục vụ 4500 người/điểm. Xe bưu chính đạt 12 chuyến/ngày với 600km đường đến 100% xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh. Hạ tầng viễn thông với 168 trạm chuyển mạch, 1464 trạm BTS, 3 trạm BSC. 100% xã có cáp quang đi qua và 99,63% xã đã khai thác dịch vụ Internet, thoại, truyền số liệu trên hạ tầng này. Các vùng lõm đã có sóng vệ tinh và các trạm chuyển tiếp truyền hình, do đó cơ bản đáp ứng nhu cầu xem truyền hình của người dân trong tỉnh. Thuê bao điện thoại đạt 1.970.000. Thuê bao Internet đạt 13.640. Thuê bao truyền hình trả tiền là 55.400 thuê bao. 100% xã có báo trong ngày. Sóng truyền hình địa phương phủ đến trên 98% diện tích, cùng
với các trạm vệ tinh và chuyển tiếp sóng phủ đến 100% diện tích, dân cư của tỉnh (Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, 2013).
Các doanh nghiệp bưu chính viễn thông trên địa bàn đã đầu tư hạ tầng mạnh mẽ và không ngừng tăng cường số lượng và chất lượng các dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý tỉnh như Viễn thông tỉnh, Vinaphone, Mobiphone, Viettel, VTC, FPT, Bưu điện tỉnh, Bưu chính Hợp Nhất, SCTV, VTV cáp,… (Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Phú Thọ, 2013). Do đó, mạng lưới thông tin của tỉnh cũng đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch cội nguồn.
3.3.3.5. Đánh giá của du khách về chất lượng cơ sở hạ tầng ở Phú Thọ
Theo đánh giá của khách du lịch về chất lượng cơ sở hạ tầng tại Phú Thọ, có
đường giao thông, thông tin và điện là tốt, điểm cho chất lượng nước là bình thường.
Kết quả điều tra khách du lịch cội nguồn theo đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng tại Phú Thọ (Bảng 3.17) cho thấy, có 67,4% du khách đánh giá về chất lượng đường giao thông là tốt và rất tốt; 50,6% khách du lịch đánh giá chất lượng thông tin là tốt và rất tốt. Tuy nhiên, chất lượng hệ thống nước chỉ có 32,6% du khách có đánh giá tốt và rất tốt, còn có tới 20,3% du khách đánh giá hệ thống nước có chất lượng kém. Như vậy, vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển du lịch nói chung và du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ là cần cải thiện, nâng cao chất lượng hệ thống cấp nước, nước sạch để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của khách du lịch.
Bảng 3.17. Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng tại Phú Thọ
ĐVT: (%)
Tốt | Bình thường | Kém | Rất kém | GTTB | ||
(5) | (4) | (3) | (2) | (1) | (điểm) | |
Đường giao thông | 9,2 | 58,2 | 26,0 | 6,6 | 0,0 | 3,70 |
Thông tin | 5,4 | 45,2 | 45,2 | 4,2 | 0,0 | 3,52 |
Điện | 3,4 | 41,2 | 51,2 | 4,2 | 0,0 | 3,44 |
Nước | 2,7 | 29,9 | 47,1 | 20,3 | 0,0 | 3,15 |
Khác | 1,5 | 19,5 | 73,0 | 6,0 | 0,0 | 3,17 |
3.3.4. Hệ thống dịch vụ phụ trợ ở tỉnh Phú Thọ
Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ gồm ngân hàng Đầu tư và phát
triển, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội, ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín,... Các ngân hàng này có lực lượng nhân viên đủ năng lực và trình độ để phục vụ nhu cầu khách hàng trong nước và quốc tế như vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh,... qua hệ thống điện tử hiện đại.
Hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh về cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Song, chất lượng khám chữa bệnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số bệnh viện còn hạn chế.
Kết quả điều tra khách du lịch đánh giá về chất lượng dịch vụ phụ trợ tại Phú Thọ được tổng hợp trong bảng 3.18. Trong đó, hệ thống y tế đạt 2,84 điểm, ngân hàng đạt 2,94 điểm, tức là chất lượng dịch vụ phụ trợ đạt mức trung bình. Khi xem xét theo tỷ lệ du khách, cho thấy có trên 20% du khách đánh giá chất lượng hệ thống y tế và ngân hàng là kém và rất kém, đặc biệt chất lượng y tế có 5,8% du khách đánh giá là rất kém. Trong khi đó, hệ số ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ phụ trợ tới sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn là 0,212. Do đó, trong thời gian tới cần tăng chất lượng dịch vụ phụ trợ, đặc biệt là chất lượng dịch vụ y tế để góp phần làm tăng sự hài lòng cho khách du lịch cội nguồn.
Bảng 3.18. Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn về chất lượng dịch vụ phụ trợ tại Phú Thọ
ĐVT: %
Tốt | Bình thường | Kém | Rất kém | GTTB | ||
(5) | (4) | (3) | (2) | (1) | (điểm) | |
Y tế | 1,2 | 19,0 | 48,7 | 25,3 | 5,8 | 2,84 |
Ngân hàng | 1,2 | 20,2 | 50,6 | 27,0 | 1,0 | 2,94 |
3.3.5. Sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn
Kết quả điều tra mức độ hài lòng của du khách du lịch cội nguồn về chuyến du lịch tại Phú Thọ được thể hiện trong bảng 3.19. Trong đó, có 24,9% du khách thấy hài lòng; 2,4% du khách rất hài lòng về du lịch cội nguồn tại Phú Thọ, còn phần lớn du khách cảm thấy bình thường và vẫn có tới 9,5% du khách không hài lòng. Vì vậy, để góp phần phát triển du lịch cội nguồn ở Phú Thọ đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn để nâng cao sự hài lòng của khách du lịch.
Diễn giải | Số lượng (người) | Tỷ lệ (%) |
Rất không hài lòng | 0 | 0,0 |
Không hài lòng | 39 | 9,5 |
Bình thường | 361 | 63,2 |
Hài lòng | 103 | 24,9 |
Rất hài lòng | 10 | 2,4 |
Tổng | 413 | 100,0 |
Bảng 3.19. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
Phân tích hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn với mô hình nghiên cứu gồm 24 biến quan sát.
3.3.5.1. Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi
đến Phú Thọ
Sau 03 vòng phân tích nhân tố khám phá (EFA) với độ tin cậy của các biến quan sát lớn hơn 0,5 (Factor loading > 0,5): Kết quả cho 22 biến đảm bảo độ tin cậy, còn 02 biến bị loại bỏ là chất lượng dịch vụ tham quan và giá dịch vụ tham quan vì có độ tin cậy không đảm bảo (Factor loading < 0,5). Như vậy, mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh còn 22 biến quan sát. Phân tích nhân tố với 22 biến quan sát cho kết quả như sau:
Kiểm định tính thích hợp của mô hình: Hệ số thích hợp của nhân tố trong mô hình (KMO) = 0,812 >0,6. Mức ý nghĩa (Sig.) = 0,00 (Dữ liệu phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố).
Kiểm định mức ý nghĩa Bartlett về tương quan của các biến quan sát: Mức ý nghĩa (Sig.) = 0,00<0,05 (Các biến quan sát có tương quan với nhau trên tổng thể).
Giá trị riêng (Eigenvalue) = 1,057 >1. Phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố.
Kiểm định phương sai cộng dồn = 64,466%. Có 64,466% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 05 nhân tố (Chi tiết được thể hiện trong phụ lục 7.1):
- Sự phục vụ của lao động du lịch: gồm 06 biến quan sát
- Chất lượng dịch vụ phụ trợ: gồm 02 biến quan sát
- Chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch: gồm 05 biến quan sát
- Giá dịch vụ du lịch: gồm 05 biến quan sát
- Chất lượng cơ sở hạ tầng: gồm 04 biến quan sát
3.3.5.2. Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha
Kết quả kiểm định hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha) đối với 05 nhân tố trong
mô hình nghiên cứu (Sự phục vụ của lao động du lịch, Chất lượng dịch vụ phụ trợ, Giá dịch vụ du lịch, Chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, Chất lượng cơ sở hạ tầng) được tổng hợp vào bảng 3.20. Số liệu trong bảng cho thấy 05 nhân tố trong mô hình nghiên cứu đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và 22 biến quan sát đều có Hệ số tương quan tổng biến phù hợp >0,3 (thể hiện chi tiết ở phụ lục 7.2). Như vậy, 05 nhân tố và 22 biến quan sát tương ứng trong mô hình nghiên cứu đều thỏa mãn điều kiện để đưa vào phân tích nhân tố.
Bảng 3.20. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ
Nhân tố Tương quan
biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
1. Sự phục vụ của lao động du lịch: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,807
0,650 | 0,756 | |
Nhân viên nhà hàng | 0,537 | 0,783 |
Nhân viên khách sạn, nhà nghỉ | 0,571 | 0,776 |
Nhân viên khu vui chơi, giải trí | 0,601 | 0,769 |
Nhân viên an ninh | 0,477 | 0,795 |
Nhân viên dịch vụ vận chuyển | 0,561 | 0,778 |
2. Chất lượng dịch vụ phụ trợ: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,907 | ||
Chất lượng dịch vụ y tế | 0,836 | 0,902 |
Chất lượng dịch vụ ngân hàng | 0,836 | 0,896 |
3. Giá dịch vụ du lịch: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,825 | ||
Dịch vụ lưu trú | 0,612 | 0,792 |
Dịch vụ ăn uống | 0,669 | 0,775 |
Hàng lưu niệm | 0,648 | 0,782 |
Dịch vụ giải trí | 0,643 | 0,783 |
Dịch vụ vận chuyển | 0,526 | 0,815 |
4. Chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,833 | ||
Hàng lưu niệm | 0,673 | 0,789 |
Dịch vụ vận chuyển | 0,585 | 0,814 |
Dịch vụ giải trí | 0,608 | 0,810 |
Dịch vụ ăn uống | 0,663 | 0,791 |
Dịch vụ lưu trú | 0,650 | 0,795 |
5. Chất lượng cơ sở hạ tầng: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,794 | ||
Đường giao thông | 0,451 | 0,818 |
Thông tin liên lạc | 0,710 | 0,692 |
Điện | 0,744 | 0,680 |
Nước | 0,553 | 0,773 |
3.3.5.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ
Kết quả phân tích hồi quy đã phản ánh mức độ ảnh hưởng của 5 biến độc lập tới sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ với phương pháp phân tích được chọn lựa là phương pháp Enter. Kết quả phân tích mô hình hồi quy được thể hiện trong bảng 3.21 (Chi tiết được thể hiện trong phụ lục 7.3).
Với hệ số xác định điều chỉnh bằng 0,62 (R2 = 0,62) cho thấy sự tương thích
của mô hình với biến quan sát là khá lớn và 62% biến phụ thuộc Sự hài lòng của khách hàng được giải thích bởi 5 biến độc lập trong mô hình.
Kết quả kiểm định cho thấy, giá trị thống kê F = 133,05, mức ý nghĩa = 0,000 cho thấy mô hình sử dụng là phù hợp và các biến đều đạt được tiêu chuẩn chấp nhận (Tolerance > 0,0001).
Thêm vào đó, tiêu chí chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến (Collinearity diagnostics) với hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập trong mô hình nằm trong khoảng từ 1,296-1,886 (đều nhỏ hơn 2), thể hiện tính đa cộng tuyến của các biến độc lập là không đáng kể và các biến trong mô hình được chấp nhận (sig.<0,005). Hệ số Durbin Watson đạt được là 1,715 (nằm trong khoảng từ 1 đến 3), cho thấy mô hình không vi phạm sự tương quan bậc nhất, tức là chấp nhận giả thuyết không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình.
Như vậy, mô hình hồi quy bội thỏa mãn các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp cho việc rút ra kết quả nghiên cứu.
Bảng 3.21. Kết quả mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố
tới sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ
chuẩn (Beta) | (Sig.) | phương sai (VIF) | |
Sự phục vụ của lao động du lịch | 0,296 | 0,000 | 1,469 |
Chất lượng dịch vụ phụ trợ | 0,212 | 0,000 | 1,395 |
Giá dịch vụ du lịch | 0,254 | 0,000 | 1,296 |
Chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch | 0,107 | 0,011 | 1,886 |
Chất lượng cơ sở hạ tầng | 0,269 | 0,000 | 1,459 |
Nhân tố Hệ số tiêu
Mức ý nghĩa
Hệ số phóng đại
R2 = 0,62; Hệ số Durbin Watson = 1,715;Mức ý nghĩa = 0,000
Kết quả phân tích hồi quy đã phản ánh mức độ ảnh hưởng của 5 biến độc lập tới sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ với các hệ số bêta chuẩn hóa được thể hiện cụ thể như sau:
Sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn = 0,296×Sự phục vụ của lao động du lịch+0,269×Chất lượng cơ sở hạ tầng+0,254×Giá dịch vụ du lịch+0,212×Chất lượng dịch vụ phụ trợ+0,107×Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Theo phương trình hồi quy trên cho thấy sự hài lòng của du khách cội nguồn có quan hệ tuyến tính với các nhân tố: Sự phục vụ của lao động du lịch; Chất lượng cơ sở hạ tầng; Giá dịch vụ du lịch; Chất lượng dịch vụ phụ trợ; Chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch. Các hệ số bêta chuẩn hóa đều >0 cho thấy các biến độc lập tác động thuận chiều với sự hài lòng khách du lịch. Kết quả này cũng khẳng định các giả thuyết nêu ra trong mô hình nghiên cứu (H1-H5) được chấp nhận và được kiểm định phù hợp. Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ cho chúng ta thấy 5 nhân tố tác động đến sự hài lòng của du khách với các mức độ khác nhau, cụ thể:
Sự phục vụ của lao động du lịch có giá trị bêta chuẩn hóa cao nhất (0,296) nên dựa vào mô hình hồi quy thì đây là nhân tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng khách du khách cội nguồn khi đến Phú Thọ. Điều này có thể lý giải là khách du lịch rất quan tâm đến sự phục vụ của đội ngũ lao động du lịch trong hành trình du lịch của họ. Nếu sự phục vụ của lao động du lịch (chủ yếu là phong cách và thái độ phục vụ) tốt sẽ mang lại sự trải nghiệm hài lòng cho du khách cội nguồn. Còn ngược lại, phong cách và thái độ phục vụ không tốt sẽ khiến du khách giảm sự hài lòng. Và nhân tố này được lượng hóa bằng việc tăng lên 1 đơn vị trong sự phục vụ du khách thì sự hài lòng của du khách sẽ tăng lên 0,296 đơn vị. Do đó, để tăng sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ thì các lao động du lịch phải được chuẩn hóa về trình độ, nghiệp vụ du lịch và kỹ năng, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch cội nguồn.
Chất lượng cơ sở hạ tầng có hệ số bêta chuẩn hóa là 0,269, cao thứ hai trong mô hình. Vì vậy, chất lượng cơ sở hạ tầng là nhân tố tác động nhiều thứ hai đến sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ, khi chất lượng cơ sở hạ tầng tăng lên thì sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn cũng sẽ tăng lên. Theo đó, vấn đề