Cơ Sở Ăn Uống, Vui Chơi Giải Trí Và Hàng Lưu Niệm

3.2.2.2. Cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí và hàng lưu niệm

Năm 2000, số lượng cơ sở ăn uống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là 2.771 (trong đó, có 2.769 cơ sở là của khu vực kinh tế cá thể), năm 2012 đã tăng lên 4.934 cơ sở, bình quân mỗi năm tăng 4,93%. Đến năm 2013, số cơ sở ăn uống tăng lên là 4.937 cơ sở (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2014).

Đối với khu Di tích lịch sử Đền Hùng - tâm điểm của chương trình “Du lịch về nguồn”, năm 2000 mới chỉ có duy nhất 1 nhà hàng ăn uống và 05 cửa hàng lưu niệm cố định phục vụ du khách. Đến năm 2012, đã có 02 nhà nghỉ, 03 nhà hàng và 38 cửa hàng lưu niệm cố định, 01 khu vui chơi giải trí.

Theo kết quả khảo sát và đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và khách du lịch thì hầu hết các nhà hàng ăn uống đều có quy mô nhỏ, bài trí đơn giản, các món ăn chưa phong phú. Các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh bước đầu được quan tâm đầu tư, song chủ yếu là các điểm nhỏ, phương tiện vui chơi giải trí còn nghèo nàn. Bên cạnh đó, các cửa hàng lưu niệm chưa có nhiều chủng loại hàng hóa, hình thức và kiểu dáng sản phẩm đơn điệu,... nên chưa thu hút được du khách (Lê Thị Thanh Thủy và Đinh Văn Đãn, 2012).

3.2.2.3. Doanh nghiệp lữ hành

Hệ thống các cơ sở dịch vụ du lịch cội nguồn ở Phú Thọ có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-2013, nhưng lại không đồng đều trong các hoạt động du lịch. Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng có những bước phát triển nhanh cả về chất lượng và số lượng, trong khi đó lĩnh vực lữ hành lại chưa được quan tâm đầu tư, phát triển. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, năm 2009 trên địa bàn tỉnh chưa có một doanh nghiệp du lịch lữ hành nào. Đến năm 2013, có 12 doanh nghiệp du lịch lữ hành, song năng lực của các doanh nghiệp lữ hành này yếu, khả năng cạnh tranh thấp, chủ yếu là các đại lý, chưa phát huy được vai trò cầu nối trong phát triển du lịch cội nguồn.

Theo kết quả điều tra, phương tiện chính khách du lịch sử dụng trong chuyến đi là ô tô (80,6%) với đặc điểm chuyến đi là đi theo đoàn (59,4%) và theo gia đình (28,6%) là chủ yếu. Trong khi đó, kết quả điều tra cũng cho thấy chỉ có 13,8% du khách thực hiện chuyến đi do doanh nghiệp lữ hành tổ chức, còn tới 86,2% là do du khách tự tổ chức chuyến đi của họ (Hình 3.2). Con số này cho thấy doanh nghiệp lữ

hành chưa có vai trò cao trong quyết định lựa chọn hình thức tổ chức chuyến đi của du khách. Bên cạnh đó, khả năng liên kết của các doanh nghiệp lữ hành rất yếu. Có đến 77,78% cơ sở không có hoạt động liên kết. Chỉ có 22,22% cơ sở cho biết là có liên kết, nhưng cũng không thường xuyên. Vì vậy, công tác tổ chức các dịch vụ lữ hành cần có giải pháp thiết thực nhằm tăng cường liên kết và thu hút du khách sử dụng dịch vụ lữ hành.


13,8 %


Tự tổ chức


Doanh nghiệp lữ hành tổ chức


86,2 %

Hình 3.2. Cơ cấu khách du lịch cội nguồn theo hình thức tổ chức

Tóm lại, trong giai đoạn 2000-2013, năng lực của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có chuyển biến tích cực, song các cơ sở này vẫn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình tham gia phát triển du lịch cội nguồn, đặc biệt là khả năng liên kết. Do đó, cần có những chính sách cụ thể để tháo gỡ cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khi tham gia phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh.

3.2.2.4. Đánh giá của du khách về chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch

Kết quả điều tra khách du lịch cội nguồn đánh giá về chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch tại điểm đến Phú Thọ được tổng hợp trong bảng 3.8. Theo kết quả điều tra, chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch ở tỉnh Phú Thọ đều ở mức bình thường và tốt. Trong đó, chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật của dịch vụ tham quan được khách du lịch đánh giá cao nhất, đạt 3,63/5 điểm. Chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch tại điểm đến Phú Thọ được du khách đánh giá ở mức bình thường và tốt. Chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật của dịch vụ tham quan được khách du lịch đánh giá cao nhất, đạt 3,63/5 điểm.

Bảng 3.8. Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch tại Phú Thọ

ĐVT: (%)

Diễn giải Rất tốt

Tốt

Bình thường

Kém

Rất kém

GTTB


(5)

(4)

(3)

(2)

(1)

(điểm)

Dịch vụ vận chuyển

4,3

45,4

45,6

4,7

0,0

3,49

Dịch vụ tham quan

5,4

53,2

41,0

0,5

0,0

3,63

Dịch vụ lưu trú

4,7

27,6

54,6

11,0

2,1

3,22

Dịch vụ ăn uống

3,2

32,0

47,1

15,3

2,4

3,18

Dịch vụ giải trí

3,5

26,0

46,2

20,8

3,5

3,05

Hàng lưu niệm

3,2

31,4

54,9

7,6

2,9

3,24

Dịch vụ khác

2,0

26,0

71,5

0,5

0,0

3,30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ - 13


Song vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ khách du lịch đánh giá chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là kém và rất kém. Khi phân tích sâu hơn tỷ lệ khách du lịch đánh giá chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là kém và rất kém thì kết quả cho thấy: Có tới 24,3% du khách trong tổng số du khách đánh giá chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật của dịch vụ giải trí là kém và rất kém. Về chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật của dịch vụ lưu trú có 13,1% du khách đánh giá là kém và rất kém. 17,7% đánh giá là kém và rất kém đối với dịch vụ ăn uống. Chất lượng hàng lưu niệm có 10,5% tỷ trọng du khách đánh giá là kém và rất kém.

3.2.2.5. Đánh giá của du khách về giá dịch vụ du lịch

Tổng hợp kết quả điều tra khách du lịch cội nguồn đánh giá về giá dịch vụ du lịch ở tỉnh Phú Thọ (Bảng 3.9) cho thấy, giá của phần lớn dịch vụ du lịch tại điểm đến Phú Thọ là ở mức bình thường, chỉ có giá của dịch vụ ăn uống và hàng lưu niệm là đắt. Có trên 20% du khách đánh giá giá dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ giải trí và hàng lưu niệm là đắt. Đây cũng là những dịch vụ mà một phần du khách cũng cho là có giá quá đắt.

Theo kết quả điều tra, có tới hơn 1/2 du khách đánh giá giá dịch vụ ăn uống là đắt (49%) và quá đắt (3,2%). Các loại dịch vụ có mức giá đắt và quá đắt theo đánh giá của du khách là dịch vụ vận chuyển (33,9%), dịch vụ lưu trú (31,6%), dịch vụ giải trí (37,1%) và hàng lưu niệm (43,1%).

Bảng 3.9. Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về giá dịch vụ du lịch tại Phú Thọ

ĐVT: (%)

Diễn giải Rất rẻ

Rẻ

Bình thường

Đắt

Quá đắt

GTTB


(5)

(4)

(3)

(2)

(1)

(điểm)

Dịch vụ vận chuyển

0,5

0,2

65,4

30,2

3,7

2,64

Dịch vụ tham quan

0,5

2,9

94,1

2,4

0,0

3,01

Dịch vụ lưu trú

0,5

2,8

65,1

29,6

2,0

2,70

Dịch vụ ăn uống

0,5

3,4

43,8

49,0

3,2

2,49

Dịch vụ giải trí

0,5

2,0

60,4

32,8

4,3

2,62

Hàng lưu niệm

0,5

2,2

54,2

40,7

2,4

2,58

Dịch vụ khác

0,5

3,8

87,3

8,4

0,0

2,96


Trong giai đoạn 2000-2013, hệ thống các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn ở Phú Thọ có xu hướng tăng nhưng chất lượng còn thấp, giá dịch vụ vẫn còn cao. Nguyên nhân chính là do các cơ sở này thiếu vốn, thiếu đội ngũ lao động có kỹ năng và trình độ chuyên môn. Do vậy, cần phải có giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng các cơ sở này nhằm phục vụ tốt hơn cho khách du lịch cội nguồn.

3.2.3. Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ

3.2.3.1. Nguồn nhân lực du lịch cho du lịch cội nguồn

Tổng hợp số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2013) và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2013a), chúng tôi đã thể hiện được tình hình lao động du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012 (Bảng 3.10). Số liệu trong bảng cho thấy, số lượng lao động cho du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ tăng mạnh qua các năm. Năm 2000 lực lượng này có 375 người, đến năm 2012 đã tăng lên 2.250 người. Lực lượng lao động du lịch cội nguồn tăng nhưng theo đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2012) thì tỷ lệ lao động du lịch được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp vẫn thấp, chất lượng đào tạo lao động du lịch cội nguồn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp, chất lượng phục vụ và thiếu đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.

Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ năm 2012, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong lĩnh vực du lịch của tỉnh là 73 người, chiếm 3,24% trong tổng số lao động trực tiếp ngành du lịch. Trong đó, 15%

có bằng thạc sĩ, 85% tốt nghiệp đại học - cao đẳng. Tuy nhiên, số lao động được đào tạo từ trung cấp trở lên chỉ đạt mức 53,87% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức ngành du lịch. Như vậy, cho thấy đội ngũ này vẫn cần phải được đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ du lịch mới có thể đáp ứng được vai trò chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động kinh doanh du lịch ở cơ sở.

Bảng 3.10. Tình hình lao động du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012

Năm 2000 Năm 2006 Năm 2012 Tốc độ

SL

CC

SL

CC

SL

CC

2000-

2006-

(người)

(%)

(người)

(%)

(người)

(%)

2006

2012

Tổng số lao động trực tiếp

375

100,00

874

100,00

2.250

100,00

115,15

117,07

I. Phân theo trình độ đào tạo

1. Thạc sĩ


0


0


0


0


27


1,20


-


-

2. Đại học

22

5,87

85

9,73

145

6,45

125,27

109,31

3. Cao đẳng, trung cấp

123

32,80

351

40,16

1067

47,42

119,10

120,36

4. Phổ thông

230

61,33

438

50,11

1038

46,13

111,33

115,47

II. Phân theo trình độ ngoại ngữ









1. Đại học

02

0,53

11

1,26

19

0,84

132,86

109,54

2. Chứng chỉ

87

23,20

178

20,37

1465

65,12

112,67

142,09

3. Chưa có bằng/chứng chỉ

286

76,27

685

78,37

766

34,04

115,67

101,88

Chỉ tiêu

PTBQ (%)


Theo tiêu chuẩn của ngành du lịch, lượng lao động nói chung so với số buồng của nhà nghỉ, khách sạn là tương đối phù hợp. Tuy nhiên, cơ cấu không hợp lý, số lao động trong cơ sở lưu trú ít so với số buồng (0,45 người/buồng, quy định là 1,5 - 2 người/buồng). Đây là bất cập ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch.

Nhu cầu việc làm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở Phú Thọ là không lớn, có ảnh hưởng bởi tâm lý mùa vụ, tập trung nhiều vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng trong thời gian ngắn từ 10 đến 20 ngày và những sự kiện đột xuất khác. Nên hầu hết các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chỉ có nhu cầu sử dụng lao động ở mức tối thiểu. Cùng với thói quen sử dụng người thân, người quen đã trở thành thông lệ trong kinh doanh cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng lao động ở các cơ sở lưu trú. Các đơn vị kinh doanh lữ hành hầu hết là văn phòng đại diện, hoặc chi nhánh đóng tại Phú Thọ, hầu như chỉ có vai trò làm cầu nối trung gian để hướng dẫn,

giới thiệu khách về trụ sở chính tổ chức. Do vậy hiệu quả kinh doanh thấp, nhu cầu tuyển dụng lao động chuyên môn, nghiệp vụ không nhiều.

Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động du lịch Phú Thọ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của du lịch vội nguồn. Nguyên nhân là tỷ lệ lao động làm việc tại các cơ sở du lịch cội nguồn được đào tạo về nghề du lịch chỉ đạt khoảng 30%. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có năng lực hoạt động yếu, hầu hết sử dụng lao động gia đình và lao động kết hợp nhiều công việc do đó lao động trực tiếp ngành du lịch lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao. Cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch được đào tạo chính ngành du lịch chiếm tỷ lệ thấp, đa số được đào tạo từ những ngành khác chuyển sang làm du lịch. Đội ngũ lao động du lịch trực tiếp có chứng chỉ ngoại ngữ trở lên chiếm 65,96%, trong đó cán bộ, công chức quản lý nhà nước và độ ngũ hướng dẫn viên du lịch chiếm tỷ lệ cao hơn. Tại các doanh nghiệp dịch vụ du lịch, tỷ lệ cán bộ công nhân viên biết và sử dụng được ngoại ngữ rất thấp, chỉ khoảng 10%.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp du lịch còn rất mỏng: văn phòng sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ có 10 cán bộ công chức làm việc tại Phòng nghiệp vụ du lịch và Phòng quản lý phát triển tài nguyên du lịch. Tại 13 huyện, thành, thị chưa có biên chế cán bộ quản lý du lịch chuyên trách mà chỉ có cán bộ kiêm nhiệm nằm trong các phòng văn hóa. Tỷ lệ lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch chiếm 96,76% tổng số lao động du lịch, trong đó các cơ sở lưu trú chiếm 55,3%. Nhân lực du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên du lịch chiếm tỷ lệ thấp khoảng 3,5% trong cơ cấu lao động du lịch Phú Thọ. Ngành du lịch Phú Thọ còn thiếu đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên chuyên nghiệp, chưa có các chuyên viên giỏi trong các nghiệp vụ marketing và xây dựng các chiến lược phát triển doanh nghiệp, phát triển các sản phẩm du lịch, các nghiệp vụ vui chơi, giải trí,…

3.2.3.2. Đánh giá của du khách về sự phục vụ của lao động du lịch

Kết quả điểm bình quân về đánh giá của khách du lịch đối với sự phục vụ của lao động du lịch cho thấy: sự phục vụ của nhân viên an ninh đạt 3,43 điểm; các

lao động khác đạt điểm từ 3,05 đến 3,26 điểm tức là phần lớn du khách có đánh giá về sự phục vụ của các lao động này ở mức độ trung bình.

Trong khi đó, tỷ trọng khách du lịch có đánh giá tốt đối với lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ du lịch tại điểm đến Phú Thọ là tương đối cao, đặc biệt là nhân viên giữ gìn an ninh, trật tự.

Tuy nhiên, theo đánh giá của khách du lịch cội nguồn, sự phục vụ của một bộ phận lao động du lịch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Kết quả điều tra cho thấy, có 24,2% du khách nhận định sự phục vụ của nhân viên tại các khu vui chơi, giải trí là kém; hơn 10% du khách đánh giá nhân viên tại nhà hàng ăn uống, nhà nghỉ, khách sạn và hướng dẫn viên du lịch là kém. Và xuất hiện hơn 1% khách du lịch nhận định rất kém đối với nhân viên tại nhà hàng ăn uống, nhân viên của dịch vụ vận chuyển và hướng dẫn viên du lịch. Kết quả điều tra khách du lịch cội nguồn đánh giá về sự phục vụ của lao động du lịch ở Phú Thọ được tổng hợp trong bảng 3.11.

Bảng 3.11. Tỷ lệ khách du lịch cội nguồn đánh giá về sự phục vụ của lao động du lịch ở Phú Thọ

ĐVT: (%)


Diễn giải Rất tốt

Tốt

Bình thường

Kém

Rất kém

GTTB


(5)

(4)

(3)

(2)

(1)

(điểm)

Khách sạn/nhà nghỉ

3,1

31,9

52,4

12,6

0,0

3,26

Nhà hàng ăn uống

1,8

18,7

66,1

12,2

1,2

3,07

Khu vui chơi, giải trí

3,5

22,0

50,3

24,2

0,0

3,05

Dịch vụ vận chuyển

3,8

21,0

69,1

4,9

1,2

3,21

Hướng dẫn viên du lịch

4,7

25,4

49,0

19,2

1,7

3,12

An ninh

11,2

22,7

64,1

2,0

0,0

3,43

Lao động du lịch khác

3,7

7,0

84,1

3,9

1,3

3,08


Một trong những nguyên nhân cơ bản của vấn đề này là do tỷ lệ lao động được đào tạo về du lịch còn thấp lại thiếu những lao động có kỹ năng nghề nghiệp. Đồng thời, áp lực hoạt động theo mùa vụ quá lớn đặc biệt ngày 01 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch lượng khách quá đông như vậy không thể cung cấp đủ các dịch vụ đảm bảo chất lượng tốt. Vì vậy, tỉnh Phú Thọ cần sớm nghiên cứu các giải pháp để khắc phục những hạn chế trên.

Tóm lại, số lượng lao động du lịch tăng nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản về du lịch chưa cao, chất lượng phục vụ thấp. Cơ cấu lao động không hợp lý, số lao động

trong cơ sở lưu trú ít so với số phòng, trong khi lao động dịch vụ gián tiếp khác quá nhiều. Đây là những bất cập về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ cần được khắc phục sớm.

3.2.4. Tăng cường xúc tiến du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ

Trong thời gian gần đây, việc thông tin, giới thiệu, quảng bá về du lịch cội nguồn của Phú Thọ đã có sự vào cuộc của nhiều đơn vị, lực lượng, nhất là thông qua mạng internet. Bên cạnh các hình thức thông tin, quảng bá truyền thống như tờ rơi, tờ gấp,… việc quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh trên mạng internet cũng đã có sự quan tâm. Cụ thể, Báo Phú Thọ điện tử đã lập riêng chuyên mục “Du lịch- Lễ hội” cập nhật đầy đủ các sự kiện văn hóa du lịch, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, ẩm thực - nhà hàng,… Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các sở ngành liên quan đều có trang thông tin điện tử đặt tại cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ. Nhiều thông tin về du lịch cội nguồn của tỉnh đã được các trang web khác, kể cả ở Trung ương và các địa phương dẫn lại nguồn. Mặt khác, nhiều đơn vị, doanh nghiệp cũng đã quan tâm đến việc quảng bá hình ảnh về đất Tổ và các loại hình du lịch, thông tin du lịch trên internet.

Giai đoạn 2006-2012, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã phát hành trên 6.000 đĩa VCD giới thiệu, quảng bá du lịch Phú Thọ. In ấn phát hành các ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch, các dự án kêu gọi đầu tư: 5.000 tập gấp du lịch Phú Thọ, 6.000 tờ gấp tuyên truyền giới thiệu về di tích lịch sử quốc gia, hơn

10.000 bản đồ du lịch, trên 2.500 quyển Sổ tay du lịch Phú Thọ. Xây dựng mới và bảo dưỡng thay thế hàng chục biển quảng bá tấm lớn tại các vị trí cửa ngõ và trung tâm của tỉnh, gần 20.000 băng rôn, biển quảng cáo,…

Riêng năm 2012, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đã tập trung chỉ đạo công tác xúc tiến đầu tư quảng bá hình ảnh du lịch Phú Thọ có trọng tâm, trọng điểm tại thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã xuất bản tập gấp và bản đồ quảng bá du lịch Phú Thọ; tập san Văn hóa, Thể thao và Du lịch; chỉ đạo tổ chức các lễ hội dân gian trong toàn tỉnh nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh thường xuyên phối hợp với các cơ quan báo, đài phát thanh - truyền hình trung ương và địa phương để

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí