Các Giải Pháp Về Nguồn Tài Lực Để Đa Dạng Hóa Sản Phẩm Du Lịch Châu Âu


trong những điểm đến du lịch đắt đỏ trên thế giới; thường thì khi đi du lịch mọi người luôn muốn được nghỉ ngơi trong khách sạn tiện nghi, nhưng cái giá được ở những nơi sang trọng đấy cũng không hề rẻ. Vì vậy, Công ty có thể giúp du khách lựa chọn hình thức khác như dịch vụ homestay (ở nhà riêng của người dân thay vì khách sạn) đã phát triển tại những nước tiên tiến từ lâu; thị trường homestay ở các nước châu Âu đang phát triển khá đa dạng, phân cấp để hướng tới từng đối tượng khách hàng. Từ các homestay giá rẻ kiểu chỉ cần thuê giường tầng cho tới các khu homestay đầu tư quy mô trải rộng, cho thuê phòng như khách sạn, với thiết kế bên ngoài ấn tượng; ngoài ra, homestay còn có các căn hộ ấm áp, sang trọng dành cho các gia đình nhỏ hoặc nhóm bạn. Với hình thức nghỉ dưỡng này sẽ giúp khách du lịch giảm bớt được một khoản chi phí, hơn thế du khách có thể tham gia vào các sinh hoạt đời thường của người dân, trò chuyện trao đổi với các thành viên trong gia đình; qua đó giúp du khách sẽ có một góc nhìn gần gủi và thực tế hơn với cách sống và nền văn hóa nơi mình đến.

3.2.2.3. Các giải pháp về nguồn tài lực để đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu

Một sản phẩm du dịch muốn được hình thành và phát triển thì một vấn đề vô cùng quan trọng chính là đảm bảo nguồn vốn để đầu tư cho dự án, cụ thể như:

- Để tiến hành đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu, Công ty cần có nguồn vốn lớn hơn nữa, để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó công ty cần tăng cường huy động vốn để mở rộng nguồn vốn trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu. Do đó, Công ty cần phải xác định được:

+ Mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu;

+ Xác định danh mục các sản phẩm du lịch, các sản phẩm dịch vụ cần đa dạng hóa;

+ Tình toán sơ bộ nguồn vốn để thực hiện các chương trình, dự án đó;

+ Từ các cơ sở trên, Công ty sẽ xác định nguồn vốn cần huy động;

Công ty cần chủ động lập kế hoạch về kinh phí đầu tư cho việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu, sau đó trình lên ban lãnh đạo phê duyệt. Ngân sách để đa dạng hóa sản phẩm có thể được trích từ một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


doanh thu của Công ty, kinh phí này có thể thay đổi theo kết quả kinh doanh du lịch. Điều này sẽ giúp ban lãnh đạo của Công ty thấy được sự hợp lý trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư vào việc xây dựng sản phẩm du lịch châu Âu mới cũng như cân bằng được giữa kinh phí đầu tư và nguồn doanh thu. Căn cứ vào tình hình hiệu quả kinh doanh của Công ty, đặc biệt trong doanh thu từ các tour du lịch châu Âu và sự biến động của thị trường du lịch mà có kế hoạch sử dụng kinh phí cho hợp lý. Hàng năm, hàng quý, hay hàng kỳ Công ty nên đánh giá lại nguồn vốn nhằm khấu hao, thanh lý, thu hồi vốn để tái đầu tư cho các sản phẩm du lịch của mình, cũng như đánh giá lại hiệu quả sử dụng nguồn vốn để từ đó có phương án giải quyết hiệu quả hơn.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Châu Âu tại Công ty cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam Viet Journey Stock Company - 12

- Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam cần tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách của Công ty theo hướng đồng bộ, có trọng tâm và trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch nói chung cũng như phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu nói riêng. Công ty hiện đang đầu tư vốn cho nhiều sản phẩm du lịch cả trong nước và ngoài nước, việc dàn trải nguồn vốn trên quá nhiều sản phẩm sẽ làm cho hiệu quả đầu tư không cao; do đó, Công ty cần xác định những sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng cao, có sức hấp dẫn, có các điều kiện tốt về cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ bổ sung thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của khách, có những chính sách, mô hình tổ chức quản lý và đội ngũ lao động có chất lượng… để tăng nguồn đầu tư hơn nữa; chính vì vậy, việc tập trung nguồn vốn vào phát triển những sản phẩm du lịch châu Âu trọng điểm là một hướng ưu tiên và là giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn đối với phát triển kinh doanh du lịch.

Một trong những điều giúp Công ty tập trung nguồn vốn cho những hoạt động trọng tâm, trọng điểm đó là giảm các chi phí không cần thiết; chẳng hạn như tổ chức lại cơ cấu nguồn nhân lực một cách hợp lý, tránh bộ máy nhân sự cồng kềnh, gây lãng phí nguồn kinh phí của công ty. Thực tế, một số hoặc thậm chí nhiều nhân viên không phải lúc nào cũng sử dụng hết nguồn thời gian làm việc của mình, vì vậy Công ty cần đánh giá lại chức năng, nhiệm vụ của nhân viên, loại trừ những hoạt động kém hiệu quả của nhân viên nếu chúng không mang lại hiệu quả phát


triển hoặc không tương xứng với những chi phí mà Công ty đã bỏ ra cho nhân viên. Việc giảm chi phí nhưng không phải bằng cách cắt giảm lương của nhân viên là vấn đề ban giám đốc Công ty cần quan tâm; Công ty có thể áp dụng chính sách thưởng, đãi ngộ cho nhân viên theo những giai đoạn nhất định và dựa theo đóng góp năng lực của nhân viên chứ không phải dàn trải cho tất cả hay dựa theo thời gian làm việc. Với cách thức này sẽ giúp cho nhân viên có động lực làm việc tích cực hiệu quả hơn nữa, đồng thời những đầu tư của Công ty cho nhân viên là thích đáng, không lãng phí.

- Không chỉ sử dụng hiệu quả nguồn vốn mà còn cần huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài để tăng cường nguồn tài lực, giúp Công ty có thêm nguồn kinh phí đầu tư cho việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu. Công ty cần tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn đặc biệt nguồn vốn lưu động; trong cơ cấu vốn của Công ty, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao, là bộ phận quan trọng và có khả năng sinh lời cao, do đó công ty cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, Công ty cần chỉ ra được những biến động trong vốn ngắn hạn, mức chênh lệch giữa nhu cầu về vốn ngắn hạn giữa kế hoạch và thực hiện; sau đó mới tiếp tục thực hiện huy động vốn; Công ty cần linh hoạt trong việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Người viết đề xuất một số cách thức để huy động nguồn vốn từ các tổ chức bên ngoài như:

+ Vay ngân hàng: Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt thì đây là một nguồn cung cấp vốn rất quan trọng; tuy nhiên đây chỉ là nguồn vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn lâu dài, thường xuyên cho Công ty. Vì vậy Công ty cần mở rộng thêm nguồn vốn dài hạn, trung hạn vì việc cân bằng giữa các nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn sẽ giúp Công ty giảm bớt khó khăn về vốn, có thời gian xoay nguồn vốn tập trung đầu tư phát triển kinh doanh, mang lại lợi nhuận.

+ Vốn chiếm dụng: Đây thực chất là khoản phải trả cho các nhà cung ứng, mà khách du lịch thanh toán trước cho việc đặt chỗ. Mặc dù đây không phải nguồn vốn chính thức nhưng Công ty có thể tạm thời sử dụng mà không phải trả chi phí


cho việc sử dụng nguồn kinh phí này; tuy nhiên đây là nguồn vốn tạm thời trong thời gian ngắn, Công ty không thể sử dụng vào mục đích dài hạn.

+ Mặt khác, Công ty cần tranh thủ sự giúp đỡ của trung ương, địa phương và các nhà đầu tư để tăng cường được nguồn vốn cho mình; phục vụ cho việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cho Công ty. Chẳng hạn như Công ty có thể tham gia các chương trình về du lịch do địa phương, trung ương tổ chức, phối hợp với địa phương để thực hiện các chiến dịch quảng bá du lịch địa phương, qua đó có thể tranh thủ nguồn hỗ trợ từ địa phương.

+ Bên cạnh đó, Công ty cần tăng cường chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, vốn đầu tư và kinh nghiệm góp phần đảm bảo thực hiện quá trình đa dạng hóa sản phẩm du lịch; chẳng hạn như Công ty có thể tìm kiếm đối tác nước ngoài, liên kết tại các nước châu Âu mà Công ty tổ chức tour; việc tìm nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp Công ty có được nguồn vốn lớn hơn, phục vụ cho hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả hơn.

3.2.3. Các giải pháp nhằm tạo sự tương thích giữa sản phẩm du lịch châu Âu với thị trường Outbound

Để tạo được sự tương thích giữa sản phẩm du lịch châu Âu với thị trường Out-bound ở thời điểm hiện tại, Công ty cần tập trung vào hai vấn đề chính (kết nối khách giữa các thị trường và chương trình du lịch liên tuyến); hai vấn đề này đã được nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành trên cả nước đặc biệt chú trọng và có xu hướng đầu tư nghiêm túc nhằm mục đích thu hút khách hàng quay trở lại công ty và đa dạng hóa tour tuyến – thị trường tại công ty của mình. Người viết đề xuất một số cách thức để tạo được sự tương thích các thị trường lại với nhau tại Công ty như:

- Kết nối khách giữa các thị trường: Cần tăng cường công tác đào tạo kỹ năng chăm sóc khách hàng cho đội ngũ nhân viên nhằm mục đích tạo được sự thiện cảm của khách hàng khi lần đầu đăng ký tour tại Công ty; sau khi đã tạo được sự thiện cảm, khách hàng sẽ có nhu cầu tham gia hoặc giới thiệu cho người thân, bạn bè. Khi nắm bắt được thông tin sơ bộ, nhân viên phụ trách sẽ bàn giao khách hàng


của mình qua một thị trường khác chuyên sâu tư vấn, nhằm tăng tỷ lệ chốt khách nhanh và hiệu quả hơn. Theo người viết, Công ty chỉ cần bàn giao một thị trường nhân viên của mình, lúc đó người nhận thị trường sẽ có thời gian tập trung chuyên sâu hơn nhằm tạo hiệu quả và nâng cao doanh số bán cho khách hàng so với chuyên trách thị trường tổng hợp. Từ những thị trường được bàn giao riêng lẻ, khi tiếp nhận thông tin nhân viên sẽ có sự tương tác lại với nhau giữa các thị trường đảm nhiệm. Chẳng hạn như khi khách tham gia tour Hàn quốc thì sẽ có nhu cầu đi châu Âu hay bất cứ một số nước nào khac, lúc đó nhân viên phụ trách phải có trách nhiệm bàn giao qua thị trường mà khách yêu cầu. Theo kinh nghiệm hạn hẹp và đánh giá của người viết nếu Công ty thực hiện theo đề xuất trên sẽ tạo được mối quan hệ chặt chẽ các thị trường lại với nhau và đây cũng là cách thức mà các đơn vị lữ hành lớn trong cả nước đang thực hiện.

- Chương trình du lịch liên tuyến: Theo chính sách phát triển thị trường từ năm 2017 đến 2020 của Công ty cũng đã đề cập đến vần để này nhưng chưa được chú trọng nhiều vì có nhiều mặt hạn chế hơn là ưu điểm. Theo nhận định cá nhân của người viết bắt đầu từ năm 2017 lượng khách có nhu cầu tham gia những tour liên tuyến ngày càng gia tăng, cũng đã có một số đơn vị thực hiện chương trình du lịch liên tuyến rất thành công và tạo thành thương hiệu riêng cho mình. Để làm được việc này Công ty cần tìm thêm đối tác cung cấp dịch vụ, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên và cần chuyên gia tư vấn nhằm mở các thị trường liên tuyến lại với nhau, điển hình các chương trình du lịch liên tuyến như:

- Châu Á: Singapore – Malaysia – Indonesia, Campuchia – Lào – Thái Lan, Hàn quốc – Nhật Bản, Nhật Bản– Đài loan…

- Châu Âu: Pháp – Bỉ - Đức – Hà Lan

- Trung Đông – Châu Âu: Dubai – Châu Âu

- Châu Mỹ: Canada – Mỹ

Trên đây chỉ là một số đề xuất nhằm tạo được sự tương thích giữa các thị trường du lịch Out-bound và châu Âu.

3.3. Kiến nghị


a. Đối với Nhà nước: Cần tăng cường sự quản lý của Nhà Nước nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạt động đúng định hướng và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, cụ thể như:

- Xây dựng đồng bộ và hoàn thiện cơ sở pháp lý khung phù hợp cho quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch;

- Xây dựng cơ chế phối hợp, cung cấp trao đổi thông tin và cụ thể hóa thẩm quyền trách nhiệm của các cơ quan kế hoạch và đầu tư, các sở, ban ngành... và UBND các địa phương trong việc hỗ trợ và quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch;

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Nhà nước cần ban hành các chính sách về cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, nhanh chóng. Chẳng hạn như: trong việc cấp visa hay tạo ra môi trường đầu tư bình đẳng, ổn định, thông thoáng, thuận lợi; khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nước ngoài và mọi thành phần kinh tế hăng hái đầu tư vào hoạt động kinh doanh du lịch; khuyến khích cạnh tranh lành mạnh; tiến tới đồng nhất môi trường kinh doanh đối với tất cả các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch.

- Nhà nước tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tích tụ, tăng quy mô vốn đầu tư phát triển, nhanh chóng đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh du lịch.

b. Đối với Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam

- Bên cạnh các chương trình chính trong tour châu Âu, Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam có thể nghiên cứu, phát triển thêm các chương trình khác như các tour du lịch kết hợp giữa các nước châu Âu, châu Á- Thái Bình Dương, châu Mỹ… để tăng sức hấp dẫn cũng như thu hút được khách du lịch.

- Phát triển tour du lịch châu Âu phải gắn với mục tiêu, phát triển của địa phương cũng như định hướng phát triển du lịch của cả nước; đặc biệt phải gắn lợi ích của công ty với các lợi ích kinh tế xã hội, cộng đồng và môi trường.

- Phát triển tour du lịch châu Âu cũng như các sản phẩm du lịch khác của Công ty phải luôn đảm bảo tính bền vững trong phát triển du lịch.


Tóm tắt chương 3

Mục tiêu phát triển du lịch của Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam là trở thành một trong những đơn vị lữ hành hàng đầu của cả nước, và phát triển “Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam” trở thành một thương hiệu uy tín, và đặc sắc không chỉ trong nước mà cả ngoài nước. Trên cơ sở mục tiêu lâu dài của mình, Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam đã đề ra định hướng phát triển kinh doanh du lịch cũng như phát triển sản phẩm du lịch châu Âu nói riêng; trong đó xác định xây dựng thương hiệu vững mạnh đi đôi với nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của công ty. Để thực hiện các mục tiêu và định hướng đã đề ra, Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về: đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu; đầu tư cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng; đổi mới, nâng cấp khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng; Đầu tư, mở rộng cũng như sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Công ty trong phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu. Khai thác được các tiềm năng, lợi thế sẵn có cũng như thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam sẽ xây dựng được các sản phẩm du lịch châu Âu độc đáo, sáng tạo và mang lại hiệu quả cao về kinh tế không chỉ cho Công ty mà góp phần phát triển kinh tế của địa phương, cũng như phát triển ngành du lịch của cả nước.


KẾT LUẬN

Với đặc trưng là ngành kinh tế tổng hợp, du lịch ngày càng có vai trò quan trọng và đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của đất nước. Đặc biệt, những năm gần đây, ngành “công nghiệp không khói” này đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ; bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện môi trường kinh doanh, ngành du lịch đang nỗ lực nhằm đa dạng hoá các sản phẩm du lịch. Đây chính là một trong những mục tiêu và cũng là định hướng chiến lược phát triển du lịch bền vững trong thời gian tới; để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng phải xác định việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch là chiến lược kinh doanh tất yếu và quan trọng đối với sự phát triển của mình.

Là một trong các doanh nghiệp lữ hành uy tín của Việt Nam, Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam đang ngày càng mở rộng các hoạt động kinh doanh du lịch không chỉ trong nước mà còn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Với những nỗ lực, chiến lược kinh doanh du lịch hiệu quả, thương hiệu Lữ hành Việt - Du lịch Việt Nam đang ngày càng được đông đảo khách hàng trong cả nước tín nhiệm và đánh giá cao; đặc biệt trong đó các sản phẩm du lịch châu Âu của Công ty cũng đã tạo được những ấn tượng mạnh mẽ đối với khách du lịch Việt Nam. Trong xu hướng phát triển chung của đất nước và thế giới, đồng thời thích ứng với bối cảnh hội nhập quốc tế, Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam đã xây dựng những chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu, qua đó giúp nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hoạt động phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu của Công ty Cổ phần Lữ hành Việt – Du lịch Việt Nam đã được chú trọng, đầu tư và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trong những năm qua. Công ty đã xây dựng, thiết kế được nhiều sản phẩm du lịch châu Âu khác nhau với sự kết hợp của nhiều điểm đến, nhiều loại hình du lịch cũng như đa dạng các hoạt động, chương trình tour du lịch. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch châu Âu, Công ty cũng đã không ngừng tăng cường đầu tư, phát triển cả về nguồn nhân lực, vật lực,

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí