Giải Pháp Về Nguồn Nhân Lực Du Lịch


nước, lướt ván trên sông, đua thuyền tham quan trên các du thuyền, các trò chơi khám phá: tát ao bắt cá, chèo thuyền trên các rạch nhỏ, tham quan các loại hình sản xuất nông nghiệp truyền thống, các khu nhà giới thiệu văn hóa 3 miền, hội thi ca cổ tài tử, trò chơi dân gian các dịch vụ nhà nghỉ khách sạn phục vụ cho nghỉ dưỡng, hội thảo, sáng tác, dưỡng bệnh, các quầy bán hàng lưu niệm, hàng đặc sản. Việc đa dạng và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch theo phương châm thân thiện, lịch sự còn góp phần hấp dẫn thu hút khách đến.

3.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch

Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng là vấn đề hết sức quan trọng, có tính then chốt đối với sự phát triển ngành du lịch. Du lịch là ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng rãi, phong cách, thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là các hướng dẫn viên, lễ tân,… rất cao. Nhưng hiện nay, đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch của quận còn yếu và thiếu, vì vậy cần có kế hoạch tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Trước mắt cần tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ đối với người làm du lịch và các cấp quản lý ngành, sau đó tiếp tục đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp quản lý.

Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về con người, lịch sử, đời sống sinh hoạt phong tục tập quán của địa phương nhằm nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên cán bộ trong ngành du lịch.

Có sự phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch hàng năm cho người hoạt động du lịch được tham gia lớp bồi dưỡng thêm kiến thức và kỹ năng du lịch.

Tăng cường sự phối hợp các nhà vườn, các nhà đầu tư và nhân dân tham gia du lịch cộng đồng sẽ góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống làng quê, môi trường sinh thái, giữ gìn vệ sinh môi trường khu vực, tạo sự gắn kết phối hợp hài hòa cộng đồng dân cư.


3.2.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Trong quá trình phát triển du lịch không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên tuy nhiên cần hạn chế những tác động đó thông qua các biện pháp để bảo vệ môi trường:

Phòng Tài nguyên - Môi trường và Quản lí đô thị cần phối hợp chặt chẽ để thi hành luật môi trường, quản lý và xử lý chất thải, vận động phân loại rác tại nguồn, hướng dẫn đăng ký và tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, kiểm tra thanh tra việc chấp hành luật môi trường.

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch ở quận 9 TP.HCM - 15

Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, in ấn phổ biến các tài liệu về chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Hình thành lực lượng báo cáo viên đi tuyên truyền và phổ biến kinh nghiệm giảm ô nhiễm môi trường ở các cơ quan, doanh nghiệp. Giáo dục cộng đồng và hỗ trợ các chương trình quần chúng tham gia bảo vệ môi trường.

Giữ gìn địa phương văn minh sạch đẹp, nhất là tại các điểm tham quan, điểm du lịch.

Tại mỗi điểm du lịch, KDL cần có những băng rôn, áp phích về hiện trạng ô nhiễm môi trường nhằm nâng cao nhận thức của du khách trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Trang bị những vật dụng chứa rác phù hợp tại các điểm du lịch như: thùng rác được trang trí và sơn màu gỗ cây, hay thùng rác có hình thù ngộ nghĩnh của các nhân vật hoạt hình kèm theo hướng dẫn phân loại rác,... Đặc biệt nhà vệ sinh phải được thiết kế hợp lý, công tác dọn dẹp và bảo dưỡng cần được chú trọng.

Duy trì tổ chức trồng cây vì môi trường hàng năm nhất là ở các khu vực đã được quy hoạch bảo tồn thiên nhiên như trong Công viên lịch sử văn hóa dân tộc, các khu vực ven sông Đồng Nai cũng cần được trồng các loại cây thích hợp để duy trì cảnh quan và tránh sạt lở.


3.2.7. Giải pháp về tổ chức, quản lý

Cần có sự đồng bộ trong quản lí các cấp trong khai thác và phát triển tiềm năng du lịch của quận do vậy tất cả các cơ quan chức năng có liên quan đều cần tích cực, chủ động thực hiện giải pháp sau:

Phòng Kinh tế tham mưu giúp Quận ủy, UBND Quận trong việc xây dựng dự thảo đề án, hoàn chỉnh đề án. Tranh thủ sự hỗ trợ của các Sở, ngành thành phố trong đó có Sở VHTTDL TP.HCM, Sở Giao thông vận tải,… kết nối các doanh nghiệp du lịch lữ hành với các điểm du lịch. Tham mưu UBND Quận trong việc quản lý hoạt động dịch vụ mua bán hàng lưu niệm, các sản phẩm công thương nghiệp khác theo chức năng quản lý nhà nước.

Quản lý Đô thị: hướng dẫn giúp doanh nghiệp và nhà vườn trong việc xin cấp phép và triển khai đầu tư các bến tàu nhà chờ. Tham mưu Quận trong việc đầu tư, duy tu các tuyến đường trong khu vực, đầu tư mở rộng cấp nước sạch, hệ thống chiếu sáng công cộng cho khu vực và cấp phép cho việc đặt các biển chỉ dẫn vị trí điểm du lịch.

Tài nguyên – Môi trường: quản lý sử dụng đất hiệu quả. Hướng dẫn xử lý thu gom rác sinh hoạt, có biện pháp ngăn ngừa và xử lý tình hình ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch gây nên.

Đội trật tự đô thị: tăng cường kiểm tra giám sát tình hình xây dựng các công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái theo đúng quy hoạch chi tiết 1/2000 được UBND Quận phê duyệt.

Công an Quận: tăng cường quản lý an ninh trật tự địa bàn. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách đến tham quan thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng quản lý khách tạm trú nghỉ đêm, trong khu vực kể cả nhân viên hợp đồng làm du lịch.

Bệnh viện Quận 9: tổ chức phương tiện và trang thiết bị kể cả bác sĩ, nhân viên trực ca để sơ cấp cứu tốt nhanh chóng người dân và khách du lịch bị bệnh hoặc bị nạn bất ngờ.


Phòng Y tế: tăng cường phối hợp với đoàn liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tăng cường kiểm tra giám sát lương thực thực phẩm trong các nhà hàng, nhà vườn đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Trung tâm y tế dự phòng: tăng cường quản lý nhà nước về tuyên truyền vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm phòng ngừa các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh trong khu vực. Phát cho nhân dân các tài liệu về vệ sinh phòng dịch nhằm nâng cao ý thức người dân về các nguồn bệnh lây lan có thể phát sinh do lượng khách đến ngày càng đông. Hướng dẫn tiêu độc khử trùng vệ sinh môi trường để môi trường du lịch luôn sạch và an toàn cho khách đến. Hướng dẫn người dân địa phương, nhân viên du lịch, nhà hàng khám sức khỏe định kỳ. Không để người bị bệnh truyền nhiễm làm dịch vụ du lịch trực tiếp với khách.

Văn hóa Thông tin: tham mưu cho Quận trong việc mời gọi các doanh nghiệp viễn thông đầu tư mạng Internet, cáp truyền hình cho khu vực. Tăng cường quản lý nhà nước về các dịch vụ du lịch, đảm bảo phát triển lành mạnh đúng hướng. Tham mưu giúp quận trong việc định hướng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sự kiện lễ hội tổ chức trong khu vực đúng quy định nhằm đa dạng hóa các loại hình du lịch trong khu vực hấp dẫn đưa du khách đến.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌

1. Kết luận

Quận 9 đang trong tiến trình đô thị hóa nhanh. Hiện nay có hơn 200 dự án dân cư, các dự án Khu Công Nghệ cao, các trường Đại học, bến xe Miền Đông mới, Đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Metro Bến Thành - Suối Tiên,… Mặt khác, ngoài dân cư trên địa bàn Quận 9, nhu cầu du lịch của nhân dân TP.HCM và các vùng lân cận cùng với lực lượng đông đảo sinh viên, học sinh, công nhân ở các khu công nghiệp trên các địa bàn này,… ngày càng gia tăng. Đó là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy du lịch trên địa bàn quận phát triển.

Quận 9 với những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn đang có những bước chuyển mình trong lĩnh vực du lịch. Sự phát triển du lịch của quận tuy còn chậm và còn nhiều hạn chế song đã và đang khai thác các lợi thế vốn có, tranh thủ được sự đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế. Trong tương lai, nếu được đầu tư khai thác tốt thì Quận 9 sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua khi đến với TP.HCM.

Trên cơ sở phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở Quận 9 giai đoạn 2005 – 2013, luận văn đã đề xuất những định hướng cụ thể để phát triển du lịch Quận 9 đến năm 2020. Để thực hiện được các định hướng này, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về: Quy hoạch; Vốn đầu tư; Tiếp thị và quảng bá du lịch; Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; Nguồn nhân lực; Bảo vệ môi trường; Tổ chức và quản lí.

2. Kiến nghị

Qua kết quả nghiên cứu đề tài, xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Đối với Sở VHTTDL TP.HCM và các cấp chính quyền địa phương:

+ Thực hiện quy hoạch tổng thể và chi tiết về phát triển du lịch trên cơ sở đảm bảo phát triển hài hòa về kinh tế, xã hội và môi trường.


+ Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá du lịch Quận 9; tích cực kêu gọi đầu tư vào điểm du lịch nhằm khuyến khích phát triển CSHT; đặc biệt quan tâm hơn nữa đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực.

+ Phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp các ngành trên địa bàn Quận trong việc tổ chức, triển khai các kế hoạch phát triển du lịch.

- Đối với Ban quản lí các điểm du lịch đang khai thác:

+ Hiện nay, tại các điểm du lịch nhất là các KDL sinh thái khu vực ven sông Đồng Nai chưa lắp đặt các bảng chỉ dẫn đường gây khó khăn cho sự di chuyển của du khách,.... Vì vậy cần phải nhanh chóng xây dựng hệ thống các bảng chỉ dẫn vào các KDL để hướng dẫn đồng thời quảng bá hình ảnh, thông tin để thu hút du khách.

+ Tại một số điểm tham quan, nhân viên chưa có đồng phục nên du khách gặp trở ngại khi cần sự hướng dẫn của nhân viên đồng thời không tạo ra được hình ảnh đẹp và thiếu tính chuyên nghiệp. Do vậy đối với các KDL sinh thái nhà vườn nên tiến hành thiết kế đồng phục cho từng bộ phận nghiệp vụ khác nhau như lễ tân, phục vụ, hướng dẫn viên, bảo vệ,... với đặc trưng vùng miền và mang giá trị truyền thống. Với các di tích lịch sử - văn hóa khi đón tiếp các đoàn tham quan vì tính chất trang trọng các hướng dẫn viên nên lựa chọn áo dài truyền thống.

- Hướng phát triển tiếp của đề tài:

Để tiếp tục phát triển và hoàn thiện đề tài, tác giả xin kiến nghị một số hướng nghiên cứu tiếp theo sau:

+ Tiếp tục phân tích và dự báo về sự phát triển du lịch Quận 9 đến năm 2020 để từ đó đưa ra giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch.

+ Tập trung phân tích thế mạnh về du lịch ở một số khu vực nổi bật trên địa bàn Quận 9, đặc biệt là Khu 100ha nhà vườn Long Phước, Công viên lịch sử văn hóa dân tộc.


+ Nghiên cứu xây dựng thêm các tuyến du lịch để tăng khả năng khai thác những tour du lịch liên kết phát triển với các vùng lân cận, đặc biệt là Đồng Nai và Bình Dương.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Thị Cúc (2007), Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch TP.HCM, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM (Đại học quốc gia TP.HCM), TP.HCM.

2. Cục thống kê TP.HCM (2013), Niên giám thống kê 2013, TP.HCM.

3. Vũ Ngọc Khánh (2006), Chùa cổ Việt Nam, Nxb Thanh Niên, TP.HCM.

4. Khu du lịch văn hóa Suối Tiên (2013), Báo cáo thành tích phát triển Khu du lịch văn hóa Suối Tiên Suối Tiên, TP.HCM.

5. Phòng kinh tế Quận 9 (2012), Tiềm năng du lịch trên địa bàn Quận 9, TP.HCM.

6. Phòng quản lí đô thị Quận 9 (2012), Định hướng quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn Quận 9, TP.HCM.

7. Quận ủy Quận 9 (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ Quận 9 lần thứ IV nhiệm kì 2010 - 2015, TP.HCM.

8. Nguyễn Văn Quế (1998), Tiềm năng văn hóa du lịch TP.HCM, Luận văn thạc sĩ Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

9. Phan Thành Quới (2012), Phát triển bền vững khu du lịch văn hóa Suối Tiên (TP.HCM), Luận văn thạc sĩ Địa lí học, TP.HCM.

10. Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch TP.HCM (2014), Góp ý đề án quy hoạch phát triển du lịch 130ha tại quận 9, TP.HCM.

11. Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch TP.HCM (2014), Tổng hợp tình hình thực hiện các chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố về công tác phát triển du lịch đường thủy, TP.HCM.

12. Thủ tướng Chính Phủ (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 20/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí