Sơ Đồ Quy Trình Đánh Giá Hiệu Quả Của Mô Hình Can Thiệp


Tỷ lệ sử dụng: được xác định bằng số lần người cao tuổi có được bác sỹ/y sỹ khám bệnh trong năm.


Số NCT được khám chữa bệnh

Tỷ lệ sử dụng dịch vụ KCB =



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội - 8

x 100 = %

Số người cao tuổi


Số người cao tuổi trong xã tính theo thời điểm 31/12/2012.

Tỷ lệ sử dụng đủ: người cao tuổi sử dụng dịch vụ KCB là số NCT có bác sỹ/y sỹ khám bệnh; đối chiếu với sổ bán thuốc hàng ngày và xác định có mua đủ thuốc theo y lệnh, đúng tên, đúng ngày khám bệnh và hàng ngày bán thuốc, loại thuốc theo danh mục thuốc thiết yếu.



TL sử dụng đủ dịch vụ KCB =

Số NCT được chẩn đoán có bệnh

và mua đủ thuốc


x TL sử dụng = %


Số người cao tuổi khám bệnh



Tỷ lệ sử dụng hiệu quả: người cao tuổi sử dụng hiệu quả dịch vụ KCB là số NCT sử dụng đủ; bệnh được điều trị hợp lý gồm: điều trị tại trạm, điều trị ngoại trú tại nhà hoặc được chuyển đến bệnh viện kịp thời và đã được điều trị khỏi bệnh hoặc đỡ; người bệnh cao tuổi có được tư vấn khi khám bệnh.

Giám sát viên tiến hành đối chiếu sổ khám chữa bệnh A1, sổ bán thuốc và phỏng vấn người cao tuổi về việc tư vấn sau khi khám bệnh.



Tỷ lệ sử dụng hiệu quả dịch vụ KCB =

Số NCT có chẩn đoán, điều trị

hợp lý và có tư vấn


x TL sử dụng đủ = %

Số NCT có chẩn đoán bệnh



- Đánh giá kết quả TT - GDSK:

+ Đối với NVYT: kết quả đào tạo, bổ sung kiến thức về lão khoa, sự thay đổi kiến thức về CSSK NCT trước và sau can thiệp.

+ Đối với NCT: sự thay đổi kiến thức về ph ng bệnh CSSK của NCT.


+ Đối với người chăm sóc chính trong gia đình NCT, cán bộ lãnh đạo cộng đồng: sự thay đổi nhận thức về trách nhiệm và kiến thức CSSK NCT trước và sau can thiệp.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời: số người cao tuổi tham gia tập dưỡng sinh và các hoạt động thể dục thể thao; những biến đổi sức khỏe chủ quan.

Đánh giá trước

So sánh

Đánh giá sau


Nhóm đối chứng

So sánh


Nhóm can thiệp

- Đánh giá hiệu quả của mô hình được thực hiện theo sơ đồ sau:




Đánh giá trước can thiệp


Đánh giá sau can thiệp




So sánh

Hình 2.5. Sơ đồ quy trình đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp

- Dựa vào kết quả điều tra trước và sau can thiệp về các nội dung trên để tính chỉ số hiệu quả:

+ Chỉ số hiệu quả (CSHQ) hay c n gọi là giá trị dự ph ng (Preventive value - PV) được tính theo công thức:


CSHQ =

P P

2 1

P1

x 100


Trong đó: P1: là tỷ lệ (của một chỉ số) trước can thiệp P2: là tỷ lệ (của chỉ số đó) sau can thiệp


+ Chỉ số hiệu quả so sánh nhóm can thiệp và đối chứng, được tính bằng chỉ số hiệu quả ở nhóm can thiệp trừ chỉ số hiệu quả ở nhóm đối chứng để xác định hiệu quả thực của can thiệp (HQCT).


HQCT (%) = CSHQCT – CSHQĐC


2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu

2.3.1. Các biến số nghiên cứu

2.3.1.1. Các biến số mô tả

- Về đặc điểm nhân khẩu học người cao tuổi, gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoạt động xã hội, sinh hoạt cá nhân, tình hình sức khỏe, triệu chứng bệnh/ốm, thói quen sử dụng dịch vụ y tế, nguyện vọng CSSK, luyện tập dưỡng sinh và các hoạt động thể dục thể thao, văn hoá....

- Trạm y tế xã, gồm: Nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, trình độ chuyên môn, hoạt động y tế về NCT, khả năng đáp ứng dịch vụ y tế cho người cao tuổi (mức độ sẵn có, độ bao phủ).

- Đặc điểm về gia đình - xã hội gồm: sự quan tâm của gia đình đến NCT về sức khỏe bệnh tật, chăm sóc tinh thần, phục vụ NCT, vai tr trách nhiệm và sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể cho hoạt động NCT.

2.3.1.2. Các biến số phân tích

- Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của NCT gồm: nhu cầu quản lý sức khỏe, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng; khám chữa bệnh tại nhà, tại trạm y tế xã; nhu cầu được cung cấp thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe và nhu cầu tập luyện dưỡng sinh và hoạt động thể dục thể thao theo câu lạc bộ.

- Khả năng đáp ứng của TYT xã: khả năng cung cấp dịch vụ quản lý sức khỏe, chăm sóc sức khỏe và KCB cho NCT; khả năng cung cấp thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe và hướng dẫn luyện tập dưỡng sinh cho NCT.


- Khả năng huy động cộng đồng: khả năng huy động sử dụng, ủng hộ và tham gia của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và gia đình vào việc quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

2.3.1.3. Các biến số can thiệp của mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng

Mô hình can thiệp vấn đề sức khỏe của NCT gồm 3 thành phần sau:

Đầu vào Quá trình điều hành Đầu ra

- Đầu vào là các chỉ số về nguồn lực bao gồm: nhân lực, cơ sở hạ tầng, TTB y tế, thuốc, tài chính, nhân viên y tế xã, thôn, cán bộ lãnh đạo, quản lý xã, người cao tuổi và người thân trong gia đình.

- Đầu ra là các chỉ số sử dụng dịch vụ CSSK của người cao tuổi; khả năng đáp ứng dịch vụ CSSK NCT của y tế tuyến xã; sự quan tâm và trách nhiệm tham gia của người thân người cao tuổi trong CSSK NCT tại cộng đồng; sự quan tâm của cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể.

- Quá trình điều hành là các hoạt động của các nội dung can thiệp bao gồm các chỉ số:

+ Chỉ số đánh giá tình hình KCB người cao tuổi (tỷ lệ sẵn có, tỷ lệ tiếp cận, tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ bao phủ đủ, tỷ lệ bao phủ hiệu quả).

+ Chỉ số đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp:

Đánh giá sự thay đổi về quản lý sức khỏe, khám chữa bệnh cho người cao tuổi; dựa vào các chỉ số điều hành CSSK dựa vào cộng đồng (Community Based Monitoring: CBM).

Đánh giá kết quả TT - GDSK.

Đánh giá hiệu quả mô hình: dựa vào chỉ số hiệu quả (CSHQ).

2.3.2. Các chỉ số nghiên cứu

2.3.2.1. Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi

* Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi:

- Tỷ lệ % NCT có khám, không khám sức khỏe định kỳ.


- Tỷ lệ % NCT lựa chọn các cách xử trí khi ốm.

- Tỷ lệ % NCT lựa chọn nơi khám chữa bệnh khi bị ốm.

* Mức độ tiếp cận với dịch vụ y tế và thầy thuốc khi bị ốm:

- Tỷ lệ % NCT mời thầy thuốc đến nhà.

- Tỷ lệ % NCT đi khám ngay.

- Tỷ lệ % NCT được thầy thuốc hướng dẫn cách chăm sóc, theo dõi và điều trị.

* Mức độ tiếp cận thông tin liên quan đến sức khỏe, bệnh tật ở NCT:

- Tỷ lệ % NCT nghe nói về chế độ ăn uống và luyện tập.

- Tỷ lệ % NCT nghe nói về bệnh tim - mạch, bệnh tăng huyết áp.

- Tỷ lệ % NCT nghe nói về cơ xương khớp, ung thư …

* Nguyện vọng của người cao tuổi về chăm sóc sức khỏe:

- Tỷ lệ % NCT có nguyện vọng được cung cấp dịch vụ KCB tại nhà.

- Tỷ lệ % NCT được khám sức khỏe định kỳ.

- Tỷ lệ % NCT được CBYT cung cấp thông tin ph ng bệnh.

- Tỷ lệ % NCT được luyện tập thể dục thể thao, dưỡng sinh ...

2.3.2.2. Khả năng đáp ứng dịch vụ CSSK người cao tuổi của y tế tuyến xã

- Một số chỉ tiêu y tế:

+ Số lượng, cơ cấu NVYT.

+ Chỉ số NVYT/TYT.

+ Số dân trung bình /bác sỹ.

+ Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu.

- Tỷ lệ % NVYT trả lời đúng hoặc sai các câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kiến thức, hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật và CSSK - NCT tại cộng đồng.

- Thông tin về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và thuốc phục vụ công tác KCB của TYT xã. Mức độ đạt các tiêu chuẩn trong 10 chuẩn của Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020.


2.3.2.3. Sự quan tâm và trách nhiệm tham gia của người chăm sóc chính cho người cao tuổi trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng

- Tỷ lệ % người chăm sóc chính quan tâm đến NCT theo các hình thức.

- Tỷ lệ % người chăm sóc chính thường xuyên đưa NCT đi KCB.

- Tỷ lệ % người chăm sóc chính được hướng dẫn CSSK cho NCT.

- Tỷ lệ % người chăm sóc chính tiếp tục đăng ký sử dụng dịch vụ CSSK cho người cao tuổi tại nhà.

2.3.2.4. Sự quan tâm của cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể

- Tỷ lệ % cán bộ hiểu rõ vai tr của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể về CSSK người cao tuổi.

- Tỷ lệ % cán bộ đề xuất các biện pháp KCB cho NCT tại cộng đồng.

- Tỷ lệ % số cán bộ nêu được những thuận lợi, khó khăn của địa phương trong việc CSSK người cao tuổi.

2.4. Phân tích và xử lý số liệu nghiên cứu

- Số liệu điều tra được kiểm tra, làm sạch các lỗi, mã hoá và nhập thông tin vào máy tính, xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0 và Epi info 6.0.

- Sử dụng các thuật toán thống kê y sinh học để so sánh sự khác biệt trước và sau can thiệp, sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng.

2.5. Cách khắc phục sai số

- Một trong các sai số có thể gặp là sai số do chọn mẫu. Để đảm bảo khống chế các sai số lựa chọn cũng như việc so sánh giữa các thôn/xã can thiệp và đối chứng, các thôn/xã này được lựa chọn dựa trên những tiêu chí như: đặc điểm địa lý, điều kiện sống, cấu trúc dân số, sự ủng hộ của chính quyền địa phương ...

- Các xã can thiệp và đối chứng được chọn phải cách xa nhau nhằm đảm bảo các xã đối chứng không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động can thiệp của xã bên.

- Để khống chế sai số trong thu thập số liệu tại thực địa, một số giải pháp đã được thực hiện như sau:

+ Bộ công cụ điều tra phải được thiết kế chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu và được thử nghiệm tại cộng đồng trước khi tiến hành điều tra chính thức.


+ Điều tra viên được tuyển chọn là những cán bộ của TTYT huyện và sinh viên năm cuối (Y6) của trường Đại học Y Hà Nội có kinh nghiệm nghiên cứu xã hội học và được tập huấn đầy đủ thống nhất về bộ câu hỏi, cách điều tra.

+ Việc thu thập số liệu điều tra được giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Các phiều điều tra đã được kiểm tra và làm sạch ngay tại cộng đồng khi cần thiết điều tra viên sẵn sàng gặp lại đối tượng để bổ sung thông tin.

- Khách quan, trung thực trong đánh giá, phân loại và xử lý số liệu.

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu

- Các thông tin thu được từ nghiên cứu này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và đề xuất mô hình CSSK NCT. Nghiên cứu mang tính chất cộng đồng được tiến hành trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện tham gia của NCT, với sự đồng ý của các cấp ủy đảng, chính quyền và ngành y tế địa phương.

- Mục đích nghiên cứu, cách thức thực hiện được thông báo và giải thích rõ ràng với mọi đối tượng nghiên cứu. Đảm bảo tính bí mật, khách quan, trung thực và chính xác đối với các thông tin thu được từ cuộc nghiên cứu.

- Thử nghiệm can thiệp được thực hiện với các nội dung bổ ích cho NCT nhằm nâng cao kiến thức, thực hành về CSSK. Hoạt động khám sức khoẻ sẽ giúp kiểm tra tình trạng bệnh tật của NCT. Nghiên cứu này không thực hiện bất kỳ can thiệp nào làm ảnh hưởng đến sức khoẻ NCT. Không có sự đối xử khác biệt nào đối với những đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu. Những cá nhân không đồng ý tham gia cung cấp thông tin vẫn được mời tham gia vào các hoạt động can thiệp của nghiên cứu như khám sức khoẻ, tham dự các lớp tập huấn...

- Kết quả nghiên cứu được trình bày cho chính quyền huyện, xã và thông báo lại kết quả cho NCT cũng như người dân và cộng đồng.

2.7. Những đóng góp của đề tài

- Lần đầu tiên được triển khai trên địa bàn huyện Đông Anh, Hà Nội.

- Đề tài giúp đánh giá thực trạng nhu cầu, sử dụng dịch vụ CSSK của NCT và khả năng đáp ứng của y tế tuyến xã tại huyện Đông Anh, Hà Nội.


- Xây dựng và thử nghiệm mô hình “Quản lý, tư vấn, CSSK NCT dựa vào cộng đồng”, NCT được CSSK, được tham gia vào các hoạt động nâng cao sức khỏe khác của nghiên cứu. NCT thuộc 2 xã đối chứng không được hưởng lợi trực tiếp ngay từ các hoạt động can thiệp ban đầu nhưng NCT thuộc những xã này sẽ được tham gia vào giai đoạn nhân rộng mô hình của nghiên cứu.

- Mô hình đã đem lại niềm vui, sự hứng khởi cho NCT ở vùng quê đang chuyển mình trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, động viên tinh thần NCT hăng say luyện tập, giữ gìn sức khỏe, đóng góp những kinh nghiệm quý báu vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước.

- Dựa vào thông tin khách quan, khoa học và tin cậy thu được từ phía NCT, cán bộ y tế xã, cán bộ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể… nghiên cứu sẽ giúp cho lãnh đạo ngành y tế, các ban ngành đoàn thể trong huyện có những mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp.

2.8. Hạn chế của đề tài nghiên cứu

- Do nguồn lực có hạn nên đề tài mới chỉ nghiên cứu tại một số xã của huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, vì vậy tính đại diện chưa cao.

- Đề tài chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, mà thiếu định tính nên kết quả c n hạn chế.

- Đề tài chưa tính toán được cụ thể chi phí triển khai thực hiện mô hình, do đó chưa dự toán được chính xác kinh phí bao gồm sự đóng góp của cộng đồng, của bản thân người cao tuổi, quỹ bảo trợ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ và nguồn ngân sách Nhà nước.

- Do chưa có thời gian thực nghiệm dài tại các địa phương có điều kiện tương tự để khẳng định tính bền vững và hiệu quả của mô hình. Đề tài mới chỉ nghiên cứu các giải pháp tác động của cộng đồng đến công tác CSSK NCT, chưa tập trung nghiên cứu đến các yếu tố của TYT.

- Hoạt động của tổ dịch vụ chủ yếu chỉ tập trung vào tư vấn sức khoẻ, phát tờ rơi, hướng dẫn, giới thiệu NCT đi xét nghiệm và điều trị ở những chuyên khoa phù hợp; công tác KCB, CSSK cho NCT c n hạn chế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2022