Mô Hình Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Người Cao Tuổi Tại Bệnh Viện


lập kế hoạch cụ thể cho việc tư vấn sức khỏe đạt được kết quả cao. Bên cạnh đó với mô hình thí điểm tại các tỉnh này, chính quyền địa phương c n tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình về CSSK cho NCT, phát tờ rơi, các tài liệu liên quan đến kiến thức CSSK cho NCT [71]. Tuy nhiên, hoạt động của mô hình chủ yếu dựa vào đội ngũ tình nguyện viên là thầy thuốc tại cộng đồng, nếu không được tổ chức tốt, khơi dậy được sự nhiệt tình, tâm huyết của các tình nguyện viên, đặc biệt là các thầy thuốc trẻ thì tính bền vững và hiệu quả của mô hình sẽ không cao.

Trần Ngọc Tụ (2009) đã xây dựng và thử nghiệm mô hình “Quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng” tại các xã của huyện Từ Liêm, Hà Nội với 3 hoạt động chính: (i) Tổ chức quản lý sức khỏe, KCB cho NCT tại nhà và tại TYT xã; (ii) Tổ chức TT-GDSK cho NCT thông qua truyền thông gián tiếp trên hệ thống loa truyền thanh xã, cấp phát tờ rơi, tờ gấp cho NCT và gia đình NCT; (iii) Tổ chức luyện tập dưỡng sinh cho NCT. Các hoạt động của mô hình đã được lồng ghép vào nhiệm vụ CSSKBĐ của TYT xã. Mô hình không đơn thuần có KCB mà c n áp dụng nhiều biện pháp nhiều chiều như động viên tinh thần, tổ chức luyện tập thể dục dưỡng sinh và nâng cao kiến thức ph ng bệnh, giữ gìn sức khỏe cho người cao tuổi. Mô hình đã khéo léo đưa NCT từ đối tượng thụ động trở thành chủ thể tự chăm sóc mình [60].

Trần Văn Hưởng (2012) xây dựng mô hình CSSK NCT dựa vào y tế tuyến cơ sở gồm các hoạt động như (i) Nâng cao năng lực quản lý KCB cho NCT: xây dựng mạng lưới quản lý KCB cho NCT; tập huấn về công tác quản lý và ph ng bệnh NCT; tập huấn kỹ năng đo huyết áp cho NVYT thôn và cộng tác viên NCT; phối hợp đoàn thể xã hội tham gia CSSK cho NCT…(ii) Nâng cao năng lực điều hành dựa vào cộng đồng về KCB người cao tuổi: quản lý khám chữa bệnh định kỳ cho NCT tại xã; theo dõi, phát hiện bệnh huyết áp NCT tại ấp; truyền thông, tư vấn về ph ng bệnh và chữa bệnh cho NCT [35].


Có thể nói, mô hình CSSK NCT ở cộng đồng đã đáp ứng được nhu cầu của NCT nói chung và NCT ở khu vực nông thôn nói riêng về thông tin, kỹ năng rèn luyện, giữ gìn sức khỏe theo hướng dự ph ng tại cộng đồng, rẻ tiền, phù hợp với điều kiện và trình độ của NCT ở khu vực nông thôn; đáp ứng được phương châm xã hội hóa trong công tác CSSK NCT (huy động NCT, gia đình họ hàng, chính quyền, chuyên môn và các ban, ngành đoàn thể cùng tham gia).

1.2.2.4. Mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại bệnh viện

Ở các nước phát triển phúc lợi xã hội tăng, NCT được chăm sóc miễn phí tại bệnh viện ngày càng nhiều. Các dự án bệnh viện nâng cao sức khỏe đã được triển khai từ năm 1993, đến nay đã có 700 bệnh viện ở 36 quốc gia thành viên. Điều đó đã khẳng định hướng đi đúng đắn và sự phát triển của dự án [93]. Đối với loại mô hình này ở Việt Nam đã hình thành và đi vào hoạt động. Đó chính là Viện Lão khoa với mô hình chăm sóc sức khoẻ miễn phí

dành cho NCT. Đồng thời, thông qua thẻ BHYT dành cho NCT diện nghèo, cô đơn và những NCT từ 80 tuổi trở lên được miễn phí khi KCB tại các bệnh viện. Hàng năm, NCT c n được các bác sĩ tại các bệnh viện trên địa bàn về tận khu vực cư trú của từng Hội NCT để khám bệnh, điều trị bệnh và phát thuốc định kỳ. Điều đó góp phần làm tăng thêm niềm tin cho NCT yên tâm điều trị bệnh tật và sống có ích cho xã hội. Tuy nhiên, với tấm thẻ bảo hiểm đi khám họ sẽ phải đối đầu với sự phức tạp và khó khăn trong thủ tục hành chính. Mặt khác, một số cơ sở y tế c n thiếu giường bệnh, bắt buộc NCT phải nằm ghép, chờ đợi… Để khắc phục vấn đề này, nhiều bệnh viện tư nhân, các mô hình bệnh viện liên kết, có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập. Các loại hình ở các bệnh viện trên ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc NCT như dịch vụ điều dưỡng, chăm sóc NCT theo yêu cầu của Bệnh viện điều dưỡng-phục hồi chức năng, điều trị bệnh nghề nghiệp TP. HCM, Bệnh viện khách sạn 5 sao Vinmec và Bệnh viện khách sạn Hồng Ngọc ở Hà Nội…. Dù với hình thức chăm sóc nào của Nhà nước và xã hội thì NCT luôn được chăm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

sóc tận tình khi đến cơ sở khám chữa bệnh. Ở môi trường đó NCT được phục vụ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý, tập luyện đều đặn để đạt được mục đích cuối cùng là người cao tuổi được sống khoẻ, sống vui vẻ và sống có ích. Thế nhưng mức giá khám chữa bệnh và các dịch vụ tại bệnh viện này c n khá cao so với hầu bao của người cao tuổi, nên rất khó để tiếp cận [1], [42].

Nhìn chung, ở nước ta các bệnh viện đa khoa vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu CSSK của NCT, đặc biệt vẫn c n thiếu các bệnh viện chuyên khoa dành cho NCT. Các mô hình CSSK tại các bệnh viện hiện nay chỉ tập trung vào khám và điều trị bệnh cho NCT, một số khác có mở thêm dịch vụ tư vấn về sức khỏe, bệnh tật, sự quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ NCT về mặt tinh thần c n rất hạn chế. Mặt khác, các bệnh viện đều không có đủ đội ngũ nhân viên y tế, nên chưa thể đáp ứng hết được nhu cầu CSSK của NCT. Tuy nhiên, bệnh viện là cơ sở có chuyên môn kỹ thuật cao, nếu khắc phục được những hạn chế về nhân lực, cơ sở vật chất thì đây là một mô hình rất có ý nghĩa trong công tác chăm sóc sức khỏe.

Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội - 5

1.2.2.5. Mô hình câu lạc bộ sức khỏe

Thực hiện Pháp lệnh NCT, ngoài các Trung tâm dưỡng lão do nhà nước và tư nhân xây dựng, tại các địa bàn dân cư, nhiều chi hội NCT, cơ quan, xí nghiệp đã thành lập CLB sức khỏe, CLB văn hóa, thể dục dưỡng sinh, CLB thể thao: bóng đá, bóng chuyền hơi, bóng bàn, cầu lông, cờ tướng…. Đây là một trong những mô hình CSSK NCT theo hướng ph ng bệnh hơn chữa bệnh, đã thút hút được sự tham gia đông đảo và nhiệt tình của NCT [26], [30], [81].

Ở Việt Nam, từ năm 2004, Ủy ban thể dục - thể thao đã phối hợp với Hội người cao tuổi Việt Nam đề xuất chương trình "Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao của NCT giai đoạn từ năm 2004 - 2008". Đến nay, trên toàn quốc đã có 85% số tỉnh có CLB sức khỏe ngoài trời và hàng ngàn CLB các môn thể thao chuyên biệt khác nhau, hàng trăm giải đấu, hội thi thể thao... dành cho NCT [19]. Hưởng ứng phong trào chăm sóc NCT tại cộng đồng,


cùng với nhiều CLB sức khỏe, CLB Thái Phiên thành phố Đà Nẵng là một trong những điển hình, hoạt động mạnh nhất thành phố Đà Nẵng hiện nay. Cơ sở vật chất, nơi sinh hoạt của CLB khá khang trang nằm trong Trung tâm thể dục - thể thao NCT với đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho các buổi sinh hoạt của CLB: hội trường, ph ng điều hành, tủ sách, báo với các hoạt động phong phú như; sinh hoạt thông tin – thời sự, thể dục thể thao, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt văn hóa – văn nghệ…. Đến nay, CLB đã hoạt động được trên 5 năm và đã có trên 200 hội viên có thẻ hội viên tham gia [42].

Tại cộng đồng c n có các CLB khá điển hình của NCT như: CLB dưỡng sinh, CLB sức khỏe ngoài trời… Hầu hết các CLB này đều hoạt động dưới hình thức tự nguyện và không mất phí, thường sinh hoạt nhờ vào các sân trường, công viên, nhà văn hóa thôn, sân đình, chùa…vào các buổi sáng sớm hoặc buổi chiều. Người cao tuổi tham gia các hoạt động của CLB đều rất phấn khởi luyện tập nâng cao sức khỏe, có thời gian và có điều kiện trao đổi, tâm sự, nói chuyện với nhau. Năm 1976, mô hình CLB sức khỏe người cao tuổi tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội ra đời là một điển hình tiêu biểu, một mái nhà chung của NCT trong quận. Các hoạt động chủ yếu của CLB gồm thành lập đội thể dục dưỡng sinh, hướng dẫn, luyện tập cho các đơn vị khác. Tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương.

Mô hình CLB sức khỏe có ưu điểm là xã hội hóa được công tác CSSK hay mục tiêu dự ph ng là chính và đã thu hút được nhiều NCT cùng tham gia, được chính quyền địa phương, cộng đồng xã hội tạo điều kiện giúp đỡ về địa điểm sinh hoạt và một phần kinh phí hoạt động. Nhưng nhược điểm của mô hình là công tác triển khai chưa thường xuyên, chưa đồng bộ do nhiều địa phương không có đủ cơ sở vật chất để xây dựng CLB sức khỏe. Ở một số CLB, điều kiện tiếp nhận thành viên là quá cao so với mặt bằng chung vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu tham gia rộng rãi của các nhóm người cao tuổi.


1.2.3. Một số giải pháp định hướng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Người cao tuổi ở nước ta là lớp người đã có nhiều đóng góp to lớn trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bề dày kinh nghiệm, chiều sâu trí tuệ, bản lĩnh cách mạng kiên cường, l ng nhân hậu và sự khao khát đóng góp vào sự nghiệp đổi mới của đất nước là những phẩm chất cao quí để lớp NCT trở thành chỗ dựa tin cậy cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và tiếp tục phát huy vai tr của NCT là tình cảm, nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn xã hội. Hiện nay, công tác CSSK cho NCT chủ yếu vẫn từ phía gia đình, vai tr của cộng đồng và xã hội vẫn c n khá khiêm tốn. Việc phát huy và ứng dụng có hiệu quả các mô hình quản lý và chăm sóc NCT ở Việt Nam trong tình hình mới là một thách thức không nhỏ, đ i hỏi sự tham gia, vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã hội trong chăm sóc NCT. Mục đích cuối cùng là làm cho người cao tuổi được sống vui, sống khỏe và sống có ích.

Bên cạnh những việc đã làm được cho NCT về cả phương diện vật chất lẫn tinh thần, công tác CSSK NCT vẫn c n tồn tại những khó khăn, bất cập, trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác chăm sóc NCT Việt Nam trong thời gian qua. Vì vậy, để công tác CSSK cho NCT được tốt hơn, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp và định hướng sau [4]:

- Tăng cường sức khỏe và CSSK người cao tuổi, phòng bệnh bao gồm ngăn ngừa và quản lý các loại bệnh thường xảy ra khi tuổi cao:

+ Đẩy mạnh các hoạt động “truyền thông giáo dục sức khỏe” để nâng cao kiến thức cho NCT trong việc ph ng, chống các bệnh thường gặp ở NCT cũng như hướng dẫn cách tự tăng cường và chăm sóc sức khỏe.

+ Tăng cường quản lý và kiểm soát các bệnh mạn tính; ứng dụng các kỹ thuật mới, hiện đại trong chẩn đoán và điều trị sớm, điều trị lâu dài các bệnh mạn tính ở NCT như: tim mạch, cao huyết áp, thoái hóa khớp, tiểu đường, ung thư. Tăng cường hỗ trợ NCT trong việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ.


- Đảm bảo cho mọi người có thể tiếp cận một cách bình đẳng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe:

+ Phân bố bình đẳng các nguồn lực về y tế và phục hồi chức năng cho NCT, đặc biệt là những NCT nghèo, cô đơn, NCT ở các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Bảo đảm sự tiếp cận bình đẳng đối với hệ thống chăm sóc chính thức qua các dịch vụ y tế và xã hội.

+ Khẩn trương xây dựng và củng cố mạng lưới y tế CSSK người cao tuổi, đặc biệt là mạng lưới kiểm soát các bệnh mạn tính ở người cao tuổi.

- Tăng cường năng lực Quốc gia về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:

+ Ưu tiên đầu tư phát triển Viện Lão khoa Quốc gia để chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật cho toàn bộ hệ thống lão khoa trên phạm vi cả nước. Thiết lập mạng lưới lão khoa trên phạm vi toàn quốc.

+ Đưa nhiệm vụ kiểm soát bệnh không lây truyền, mạn tính vào nội dung CSSK nhân dân tại tuyển cơ sở, gắn với các nhiệm vụ của công tác y tế dự ph ng, dân số và kế hoạch hóa gia đình.

+ Xây dựng các mô hình chuẩn “Chăm sóc cho NCT dựa vào cộng đồng”; từng bước phát triển mạng lưới và nâng cao năng lực chăm sóc NCT tại nhà. Từng bước xây dựng và quản lý thống nhất mạng lưới Trung tâm điều dưỡng người cao tuổi trên cơ sở nhu cầu thực tế và điều kiện của từng địa phương.

- Tăng cường công tác đào tạo và nghiên cứu liên quan đến sức khỏe người cao tuổi:

+ Thành lập bộ môn Lão khoa tại các cơ sở đào tạo y khoa. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo “Điều dưỡng Lão khoa” phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của mạng lưới chăm sóc người cao tuổi và điều kiện thực tế của vùng miền trong từng giai đoạn.

+ Cung cấp thông tin và nội dung giáo dục về “Già hóa tích cực” vào các chương trình đào tạo, tập huấn cho NVYT. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo “Người chăm sóc không chính thức”; cung cấp thông


tin, tập huấn về cách thức chăm sóc NCT cho các thành viên gia đình, bạn bè đồng niên và những người chăm sóc không chính thức khác.

+ Tăng cường nghiên cứu, giám sát thực hiện các chính sách để có những điều chỉnh thích hợp, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, thực hiện chuyển giao công nghệ quản lý và CSSK người cao tuổi.

- Xây dựng chính sách thích ứng với xã hội già:

+ Cải cách khu vực công sẽ tập trung vào CSSK, lương hưu và an sinh xã hội; triển khai các cơ chế chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ tài chính cho NCT.

+ Xác định và chuẩn hóa tốt hơn các công cụ đánh giá chức năng và mức độ tàn phế làm cơ sở để hoạch định chính sách và lập kế hoạch can thiệp trong y học và y tế.

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, hợp tác quốc tế để có thể đương đầu với sự bùng nổ của các bệnh không lây truyền, mạn tính. Xây dựng và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về CSSK NCT; xác định một số mục tiêu lượng hóa được, đặc trưng cho từng giới.

+ Tập trung nỗ lực, huy động sự tham gia của cộng đồng và xã hội trong các chương trình, dự án tăng cường sức khỏe, ph ng bệnh, kiểm soát gánh nặng bệnh gắn với các hoạt động phát triển cộng đồng.

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, cộng đồng, gia đình và cá nhân chăm sóc người cao tuổi, tham gia dịch vụ bảo hiểm nhân thọ.

- Xây dựng một xã hội hài hòa cho mọi lứa tuổi:

+ Tạo dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi.

+ Củng cố hình ảnh của NCT trong xã hội hiện đại.

+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thực hiện nghiêm pháp luật và các quy định bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi.


CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng, chất liệu nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

- Người cao tuổi trên địa bàn nghiên cứu, đạt các tiêu chuẩn sau:

Có tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, tự nguyện tham gia nghiên cứu.

C n minh mẫn và có khả năng giao tiếp trực tiếp.

Thường trú ổn định tại địa phương từ 2 năm trở lên.

Tiêu chuẩn loại trừ: NCT không c n khả năng giao tiếp (thiếu minh mẫn, sa sút trí nhớ); những người từ chối tham gia nghiên cứu ngay từ đầu và bỏ cuộc.

- Người chăm sóc chính cho NCT trong gia đình.

- Cán bộ y tế (y, bác sỹ, y tá): của trạm y tế xã, cơ sở hành nghề y tư nhân, NVYT thôn trực tiếp tham gia công tác CSSK, KCB cho nhân dân và người cao tuổi trên địa bàn xã.

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý, theo dõi, chăm sóc NCT ở xã: Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch UBND; Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; Hội Cựu chiến binh; Hội nông dân; Hội người cao tuổi; Hội chữ thập đỏ; Trưởng Ban văn hóa thông tin; Ban Lao động Thương binh và Xã hội; Trạm trưởng trạm Y tế xã.

- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và thuốc… của trạm y tế xã: Theo Quyết định số 1020/QĐ- BYT ngày 22/3/2004 và Thông tư số 31/2011/TT- BYT ngày 11/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

* Chất liệu nghiên cứu:

- Các văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc sức khỏe NCT.

- Sổ sách, báo cáo hoạt động CSSK người cao tuổi của TYT xã.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại 4 xã của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội gồm: xã Liên Hà, Cổ Loa, Uy Nỗ và Thụy Lâm.

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 07/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí