Sơ Đồ Cơ Chế Quản Lý, Điều Hành Hoạt Động Của Mô Hình


+ Người khám là các bác sĩ, y tá của TTYT huyện và một số bác sĩ của Học viện Quân Y.

2.2.3.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp

a. Cỡ mẫu can thiệp

- Người cao tuổi: đây là nhóm đối tượng nghiên cứu chính, hai nhóm người cao tuổi sẽ được chọn: nhóm 1 là nhóm can thiệp, nhóm 2 là nhóm không được can thiệp (nhóm đối chứng).

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu NCT cho nghiên cứu can thiệp:


Z 2

(1a / 2)

q1q2

n =

ln(1 )2

1

p

p

2


Trong đó:

n: Số NCT cần chọn để can thiệp ở mỗi xã.

Z(1- α/2): là hệ số tin cậy = 1,96, độ tin cậy 95% (ngưỡng xác suất α = 0,05)

p2: Tỷ lệ NCT được khám chữa bệnh tại trạm y tế xã ở các xã không can thiệp, ước lượng là 35% (0,35).

p1: Tỷ lệ NCT được khám chữa bệnh tại trạm y tế xã ở các xã can thiệp, ước lượng là p1 = p2 x 1,25 = 35% x 1,25 = 0,45.

q2: Tỷ lệ NCT không được KCB tại TYT xã ở các xã không can thiệp q2= 1- p2 => q2= 1 - 0,35 = 0,65.

q1: Tỷ lệ NCT không được KCB tại TYT xã ở các xã có thực hiện can thiệp, q1 = 1- p1 => q1 = 1 - 0,45 = 0,55.

: Sai số tương đối cho phép, trong nghiên cứu này chúng tôi chọn chọn = 20% (0,2).

Thay số và tính toán ta có: n = 250 (người).


Như vậy, số NCT được chọn để nghiên cứu can thiệp là: 250 NCT/xã x 2 xã = 500 NCT. Thực tế đã chọn được 516 NCT, trong thời gian nghiên cứu đã có 4 người bị chết nên số NCT được chọn vào nghiên cứu là 512 người.

Tại hai xã đối chứng là 250 NCT/ xã x 2 xã = 500 NCT. Thực tế đã chọn được 509 NCT, trong thời gian nghiên cứu đã có 3 người bị chết nên số NCT được chọn vào nghiên cứu là 506 người.

- Nhân viên y tế xã, y tế thôn của 4 xã nghiên cứu: 56 người.

- Cán bộ lãnh đạo quản lý xã của 4 xã nghiên cứu: 36 người.

- Người chăm sóc chính trong gia đình NCT của 4 xã nghiên cứu: 971 người.

b. Chọn mẫu

Sau khi tiến hành điều tra ban đầu, 4 xã được chọn của 2 nhóm trung tâm và xa trung tâm, mỗi nhóm chọn 1 xã can thiệp bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn. Kết quả chọn được xã Liên Hà và xã Uy Nỗ là 2 xã can thiệp, c n lại 2 xã Cổ Loa và Thuỵ Lâm là 2 xã đối chứng.

Chọn toàn bộ NCT tại 2 xã can thiệp để tiến hành can thiệp nhưng khi phân tích chỉ thực hiện trên số NCT đã được điều tra ban đầu của cả xã can thiệp và xã đối chứng.

c. Nội dung can thiệp

* Căn cứ xây dựng mô hình

- Luật người cao tuổi của Quốc hội Việt Nam.

- Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 và tài liệu “Nâng cao năng lực điều hành dựa vào cộng đồng về CSSK” (CBM) của Bộ Y tế và UNICEF.

- Tình hình bệnh tật và nhu cầu được quản lý, tư vấn, CSSK của NCT tại cộng đồng huyện Đông Anh, Hà Nội.

- Nhiệm vụ của TYT xã trong CSSKBĐ. Khả năng đáp ứng các dịch vụ CSSK NCT của các TYT xã tại huyện Đông Anh, Hà Nội.

- Được sự chấp thuận và ủng hộ của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, UBND các xã, Hội NCT; sự hỗ trợ về chuyên môn của Ph ng Y tế, TTYT huyện.




UBND Huyện

Thành uỷ Hà Nội

Viện VSDT TW,

Trường ĐHY HN

(Chuyên gia chuyên môn)

TT TDTT

huyện


TT- GDSK

UBND xã

Trạm y tế xã, y tế thôn

(Tổ chức quản lý, tư vấn, CSSK người cao tuổi tại cộng đồng)

Cộng đồng

(Gia đình - Hội NCT – các ban, ngành, đoàn thể)

TTYT

huyện

- Chuyên môn

- TT- GDSK

- KCB, đào tạo

Hình 2.3. Sơ đồ cơ chế quản lý, điều hành hoạt động của mô hình

* Các bước tiến hành can thiệp

- Đánh giá thực trạng, chọn nhóm can thiệp, chọn nhóm đối chứng.

- Xây dựng mô hình can thiệp tại cộng đồng.

- Chọn địa điểm can thiệp, lập Kế hoạch triển khai.

- Tiến hành can thiệp tại cộng đồng.

- Theo dõi, giám sát triển khai can thiệp bao gồm các nội dung can thiệp được triển khai, người thực hiện, số lượng, thành phần các đối tượng tham gia.

Kết quả can thiệp được đánh giá bằng so sánh theo mô hình trước - sau can thiệp, so sánh giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng dựa trên các chỉ số đánh giá.

* Nguyên tắc tiến hành can thiệp

Để đảm bảo hiệu qủa các nội dung can thiệp, mô hình can thiệp được xây dựng dựa trên 3 tiêu chí: (i) có tính phù hợp và khả thi; (ii) tính hiệu quả và bền vững; (iii) khả năng tiếp cận và tính toàn diện.


- Tính khả thi

+ Dựa vào tổ chức/hệ thống sẵn có để thực hiện can thiệp.

+ Phù hợp với các chính sách liên quan đến NCT đã ban hành.

+ Dễ tổ chức thực hiện, kinh phí thấp.

- Tính bền vững

+ Đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi: nội dung can thiệp được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế (dựa trên kết quả điều tra thực trạng trước can thiệp) và phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

+ Địa phương và đặc biệt người cao tuổi tự làm được.

+ Được triển khai theo nguyên tắc dựa vào cộng đồng (Community-based).

- Khả năng tiếp cận

+ Nội dung can thiệp sát với nhu cầu và khả năng thực tế.

+ Đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện kinh tế và trình độ học vấn.

+ Đa số người cao tuổi có thể tiếp thu và thực hiện được.

* Các nội dung của mô hình can thiệp

Dựa vào các tiêu chí và nguyên tắc xây dựng can thiệp, mô hình "Quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng" được triển khai gồm 3 nội dung chính:

- Nội dung 1: Quản lý sức khỏe, KCB tại trạm y tế cho người cao tuổi

+ Lập sổ quản lý, theo dõi sức khỏe cho NCT, khám sức khỏe định kỳ.

+ Khi có nhu cầu KCB, NCT có thể đến TYT xã để KCB khi bệnh nặng.

+ Tổ chức tư vấn trực tiếp cho NCT tại trạm y tế hoặc qua điện thoại về CSSK và biện pháp dự ph ng bệnh tật theo yêu cầu.

- Nội dung 2: Truyền thông, hướng dẫn, tư vấn sức khoẻ cho NCT

Việc lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các hoạt động can thiệp thông tin, giáo dục, truyền thông được thực hiện theo các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xác định, phân tích tình hình và đối tượng đích.


Giai đoạn 2: Xác định mục tiêu, nội dung thông điệp, các tổ chức, kênh và phương pháp truyền thông.

Giai đoạn 3: Thử nghiệm phương pháp, thông điệp và tài liệu.

Giai đoạn 4: Xây dựng chiến lược truyền thông.

Giai đoạn 5: Quản lý, thực hiện và giám sát các can thiệp.

Giai đoạn 6: Đánh giá tiến độ, kết quả và tác động.

Áp dụng mô hình truyền thông của UNICEF: xác định công thức Delta cho giai đoạn 4. Công thức Delta sử dụng kết hợp 3 phương pháp tiếp cận cơ bản cùng với các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông có thời điểm:

Truyền thông đại chúng



Hoạt động thông tin giáo dục truyền thông


Truyền thông trực tiếp Phát tài liệu


Hình 2.4. Mô hình truyền thông Delta

- Truyền thông đại chúng qua đài phát thanh xã, thôn về các vấn đề thường gặp ở NCT; cách chăm sóc sức khoẻ, ph ng chống bệnh tật... Mỗi tuần phát 1 buổi, mỗi buổi từ 10 - 15 phút, duy trì cả năm.

- Truyền thông trực tiếp:

+ Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức và thực hành cho NCT về các vấn đề thường gặp ở NCT; cách chăm sóc sức khoẻ, ph ng chống bệnh tật; chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi...

+ Tổ chức các buổi nói chuyện định kỳ theo chuyên đề với NCT, người chăm sóc chính trong gia đình NCT và lãnh đạo cộng đồng.


+ Tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng truyền thông tư vấn cho cán bộ y tế về CSSK và KCB cho người cao tuổi.

- Phát tài liệu tuyên truyền, tờ rơi cho NCT và gia đình NCT; dán áp phích, tranh cổ động, tranh tuyên tuyền tại trạm y tế xã, thôn/xóm nơi có NCT tham gia nghiên cứu.

- Nội dung 3: Thành lập Câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời

Câu lạc bộ sức khoẻ ngoài trời bao gồm các hoạt động:

Luyện tập dưỡng sinh: lựa chọn bài tập: "Thái cực trường sinh đạo"

làm bài tập chính của câu lạc bộ dưỡng sinh NCT.

Tổ chức câu lạc bộ dưỡng sinh và duy trì chế độ tập 3 ngày/lần (phù hợp theo mùa), thời gian mỗi buổi tập là 60 phút.

Thành lập các đội thể dục, thể thao như đội “bóng chuyền hơi”, “cầu lông” tham gia tập luyện và thi đấu giao hữu.

* Các yếu tố đảm bảo cho hoạt động của mô hình can thiệp

- Đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của Ban chỉ đạo CSSK ban đầu xã với vai tr tham mưu của trưởng TYT và chủ tịch Hội NCT xã.

- Nhân lực tổ dịch vụ quản lý, tư vấn, CSSK NCT là tất cả nhân viên TYT, y tế thôn.

- CLB sức khoẻ ngoài trời do hội NCT xã tổ chức điều hành và duy trì sinh hoạt với sự hỗ trợ của cán bộ TYT về đảm bảo y tế trong từng buổi tập.

- Được sử dụng trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu của TYT, hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn trong truyền thông sức khỏe cho NCT.

- Luyện tập dưỡng sinh và các hoạt động thể dục thể thao được Ủy ban nhân dân xã, thôn tạo điều kiện sân tập, thi đấu.

- Được sự hỗ trợ huấn luyện chuyên môn của trường Đại học Y Hà Nội; Học viện Quân Y; Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương; Ph ng Y tế; TTYT dự ph ng huyện; Trung tâm thể dục- thể thao huyện.


- Tài chính cho mô hình hoạt động được lấy từ kinh phí đề tài, kinh phí hỗ trợ của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, tiền thu phí dịch vụ CSSK người cao tuổi, BHYT, quỹ hội NCT do con cháu đóng góp, các tổ chức, cá nhân hảo tâm. Những NCT thuộc diện chính sách, cô đơn không nơi nương tựa, người nghèo được miễn giảm.

- Định kỳ hàng tháng Ban điều hành CSSK NCT họp để đánh giá các hoạt động và triển khai nhiệm vụ tháng sau. Mỗi buổi họp đều có sự tham gia của Ban chủ nhiệm đề tài.

* Triển khai mô hình can thiệp

- Giới thiệu mô hình lý thuyết và được UBND xã đồng ý triển khai mô hình.

+ Tổ chức họp với NCT, người chăm sóc chính trong gia đình NCT thông qua quy trình và các nội dung hoạt động của mô hình CSSK NCT, quyền lợi và trách nhiệm tham gia đóng góp của NCT để gia đình NCT đăng ký tham gia mô hình.

+ Tổ chức họp bàn với TYT, hội NCT hai xã can thiệp để thống nhất quy trình và các nội dung hoạt động của mô hình, quy trình lề lối làm việc của tổ quản lý, tư vấn, CSSK NCT, phân công trách nhiệm của nhân viên TYT, y tế thôn... và phương pháp theo dõi đánh giá hoạt động của mô hình.

+ Tổ chức các cuộc họp với đại diện cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể, Hội NCT, Ban CSSK ban đầu ở 2 xã nghiên cứu để giới thiệu quy trình và các nội dung hoạt động của mô hình CSSK NCT tại xã, báo cáo kết quả các cuộc họp, thảo luận với TYT, đại diện gia đình NCT và được UBND xã quyết định đồng ý triển khai các hoạt động của mô hình.

Tất cả các cuộc họp và thảo luận nhóm trên đều có sự tham gia của lãnh đạo Ph ng Y tế, TTYT huyện, Ban đại diện người cao tuổi huyện, trưởng trạm y tế, Hội người cao tuổi hai xã can thiệp. Tác giả luận án là chủ nhiệm đề tài trực tiếp trình bày qui trình và nội dung hoạt động của mô hình quản lý, tư vấn, CSSK NCT dựa vào cộng đồng.


- Thành lập tổ dịch vụ tham gia mô hình quản lý, tư vấn, CSSK NCT: được Ủy ban nhân dân xã quyết định, nhân lực là cán bộ TYT xã, y tế thôn kết hợp với ban văn hóa thông tin xã.

- Thành lập CLB sức khoẻ ngoài trời: do Hội người cao tuổi xã quản lý có sự hỗ trợ của TYT xã.

- Quá trình triển khai: xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động của mô hình thử nghiệm có sự theo dõi giám sát định kỳ của Ban chủ nhiệm đề tài.

* Đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp

- Đánh giá sự thay đổi về hoạt động quản lý, KCB cho người cao tuổi: theo 5 chỉ số Điều hành CSSK dựa vào cộng đồng (ĐHDVCĐ-CBM) để ước lượng mức độ bao phủ KCB cho NCT của TYT xã trước và sau can thiệp.

Tỷ lệ sẵn có: căn cứ vào ngày sẵn có gồm: nhân lực có 1 bác sỹ/y sỹ của TYT xã (hoặc có bác sỹ của TTYT huyện hỗ trợ); về dụng cụ y tế có đủ 5 loại như ống nghe, huyết áp kế, nhiệt kế, bơm kim tiêm và các dụng cụ cấp cứu thông thường; đủ 60 loại thuốc thiết yếu theo quy định.



Số ngày sẵn có trong kỳ báo cáo

Tỷ lệ sẵn có =

x 100 = %

Số ngày trong kỳ báo cáo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội - 7


Mẫu số: số ngày trong kỳ báo cáo 6 tháng (182 ngày) hoặc 1 năm (365 ngày).

Tỷ lệ tiếp cận: căn cứ vào số người cao tuổi đến trạm bằng phương tiện sẵn có với thời gian dưới 1 giờ hoặc nếu TYT xã có tổ chức thực hiện ngày khám bệnh định kỳ hàng tháng cho NCT tại xã, thôn thì toàn bộ số NCT tại xã đó đều được tính là tiếp cận được với dịch vụ này.

Số ngày tiếp cận x tỷ lệ sẵn có

Tỷ lệ tiếp cận dịch vụ KCB =

x 100 = %

Số người cao tuổi

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 07/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí