khả năng thích ứng/đối phó với những yêu cầu/áp lực từ công việc, môi trường, hoàn cảnh. Theo quan điểm trên, mô hình EIbao gồm các năng lực, khả năng sau:
(1) Năng lực làm chủ cảm xúc bản thân: là năng lực nhận biết, hiểu và biết cách bộc lộ cảm xúc của một cá nhân trong từng hoàn cảnh cụ thể. Năng lực này được hiểu là khả năng của một cá nhân trong việc tự nhận thức, hiểu và chấp nhận những gì thuộc về bản thân mình, cũng như nhận thức được cảm xúc của bản thân để có thể biểu lộ cảm xúc (kiểm soát các biểu hiện trên khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ…) và đưa ra/đóng góp các ý kiến, nhu cầu/mong muốn của bản thân phù hợp với từng tình huống/hoàn cảnh cụ thể; và là khả năng của một cá nhân trong việc nhận ra các khả năng tiềm tàng của bản thân để có thể tự định hướng, quyết định về công việc mà không lệ thuộc quá nhiều vào cảm xúc/tâm trạng.
(2)Năng lực nhận biết, hiểu và cảm thông với người khác:Năng lực này được hiểu là khả năng của một cá nhân trong việc nhận thức và thấu hiểu cảm xúc của người khác. Năng lực này được đánh giá thông qua tinh thần trách nhiệm của một cá nhân với tổ chức/nhóm cũng như khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ thân thiết của cá nhân đó.
(3)Khả năng thích ứng:Khả năng đánh giá và đưa ra những điều chỉnh về cảm xúc để phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Khả năng thích ứng của một cá nhân thường được nhìn nhận là trong một tình huống hoặc có vấn đề cần giải quyết thì cá nhân đó có thường kiểm tra thực tế xem xét lại suy nghĩ, cảm xúc của mình về công việc/vấn đề đó là đúng hay sai và cần điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ, hành vi như thế nào để có thể giải quyết vấn đề đó một cách xây dựng và giảm áp lực từ công việc đem lại.
(4) Khả năng kiểm soát áp lực (stress): là năng lực ứng phó với những xúc cảm mạnh và kiểm soát, làm chủ các xúc cảm đó của một cá nhân. Khả năng này thường được nhìn nhận ở khả năng chịu đựng với các áp lực từ công việc/ cuộc sống, khả năng kiểm soát được tính bốc đồng/mâu thuẫn giữa các cảm giác,
(5)Tâm trạng chung: khả năngcân bằng về công việc/ cuộc sống của một cá nhân để cảm thấy hạnh phúc, và có tinh thần lạc quan/ tích cực.
Mô hình năng lực cảm xúc của Goleman (1995)
Trên cơ sở mô hình năng lực cảm xúc của Mayer và Salovey, trong nghiên cứu của mình, Daniel Goleman và các đồng sự đã đưa ra mô hình về EI như sau:
Bảng 1.1: Mô hình EI của D. Goleman (1995)
Thuộc tính | Khái niệm | Biểu hiện | |
Cảm xúc nội tại | Tự nhận biết (Self- Awareness) | Khả năng nhận ra và hiểu tâm trạng, cảm xúc của mình cũng như chiều hướng ảnh hưởng đến người khác | Nhận biết cảm xúc Tự đánh giá chính xác cảm xúc Tự tin |
Tự kiểm soát (Self- Regulation) | Khả năng kiểm soát và tự điều chỉnh cảm xúc trước khi hành động | Tự kiểm soát Đáng tin cậy và liêm chính Khả năng thích ứng với thay đổi Đổi mới | |
Động cơ (Motivation) | Một niềm đam mê làm việc vì lý do vượt ra ngoài tiền bạc và địa vị Một xu hướng theo đuổi các mục tiêu với tràn đầy năng lượng và sự kiên trì | Muốn đạt đượcthành tích Lạc quan ngay cả khi đối mặt với thất bại Trách nhiệm với tổ chức Đưa ra sáng kiến trong công việc | |
Cảm xúc trong quan hệ | Thấu cảm (Empathy) | Khả năng hiểu tâm trạng, trạng thái cảm xúc của người khác Kỹ năng trong việc ứng xử với mọi người theo trạng thái cảm xúc của họ | Hiểu người khác Bí quyết trong việc xây dựng và giữ chân người tài Đa dạng, nhạy cảm trong giao tiếp Ý thức về chức vụ Không kiểm soát người khác qua sát sao. |
Kỹ năng quan hệ (Social Skill) | Thành thạo trong việc quản lý các mối quan hệ và xây dựng mạng lưới Khả năng tìm được tiếng nói chung và xây dựng mối quan hệ | Khả năng tạo ảnh hưởng đối với những thay đổi Khả năng/bí quyết trong việc xây dựng và lãnh đạo nhóm Tính thuyết phục trong giao tiếp, cộng tác/hợp tác làm việc |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu năng lực cảm xúc của nhà quản trị cấp trung trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Nghiên cứu năng lực cảm xúc của nhà quản trị cấp trung trong các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Định Nghĩa, Mô Hình Và Công Cụ Đo Lường Về Năng Lực Cảm Xúc
- Năng Lực Cảm Xúc Của Nhà Quản Trị Cấp Trung Trong Nhtm Ở Việt Nam
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Năng Lực Cảm Xúc Của Nước Ngoài
- Những Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Ei Với Các Biến Ở Cấp Độ Tổ Chức
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
Nguồn: Goleman, D. (1995),Emotional Intelligence: Why it can matter more than IQ. New York: Bantam
Daniel Goleman và các đồng sự cho rằng: thành công trong cuộc sống là chủ yếu dựa vào động cơ, tính kiên trì khi phải đối mặt với thất bại, khả năng điều khiển tâm trạng, khả năng thích nghi, khả năng thông cảm và quan hệ với người khác hơn là chỉ dựa vào trí thông minh phân tích hoặc chỉ số IQ. Những nhà lãnh đạo sẽ làm việc hiệu quả hơn trong những lĩnh vực mà những suy nghĩ, tình cảm và hành động của họ liên kết với nhau một cách hoàn hảo. Chính vì thế, Daniel Goleman cho rằng những thuộc tính của năng lực cảm xúc chính là những đặc điểm mà hầu hết các nhà lãnh đạo nên có, và ông cũng đưa ra các thuộc tính năng lực cảm xúc trong của mỗi nhà quản trị trong công việc:
Tự nhận thức: Hiểu được về những điều mà chúng ta đang cảm nhận ở hiện tại, và vận dụng những cảm nhận đó để định hướng cho các quyết định của chúng ta; có một sự đánh giá thực chất về năng lực bản thân và có ý thức cơ bản về sự tự tin.
Tự điều chỉnh: Làm chủ cảm xúc để chúng tạo thuận lợi, chứ không phải ngăn cản công việc sắp tiến hành; tận tâm và tạm ngưng sự thõa mãn để theo đuổi các mục tiêu; hồi phục kịp thời sau khi bị khủng hoảng về tài sản.
Động cơ thúc đẩy: Sử dụng những điểm yêu thích nhất của bản thân để làm việc và hướng ta đến mục tiêu của mình, nhằm giúp chúng ta đưa ra sáng kiến và cố gắng cải thiện và kiên trì trước nỗi thất vọng, thất bại.
Thấu cảm: Hiểu được những điều mà mọi người đang cảm nhận thấy, có khả năng nhìn nhận được triển vọng của họ và nuôi dưỡng mối quan hệ và hòa hợp với nhiều kiểu người khác nhau.
Kỹ năng xã hội: Làm chủ cảm xúc tốt trong các mối quan hệ và hiểu chính xác tình hình xã hội và hệ thống xã hội; tạo ảnh hưởng lẫn nhau thật trôi chảy; vận dụng các kỹ năng này để theo đuổi và dẫn dắt, thương lượng để giải quyết các mối tranh chấp vì sự hợp tác và nhóm làm việc.
Mô hìnhnăng lực cảm xúc của Goleman (2001)
Sau một quá trình nghiên cứu và hoàn thiện, đến năm 2001 Goleman và các cộng sự cho rằng năng lực cảm xúc bao gồm năng lực cá nhân và năng lực xã hội. Năng lực cá nhân là kết quả của kỹ năng nhận thức về bản thân và làm chủ bản thân. Nói cách khác, đó là khả năng nhận thức về cảm xúc, đồng thời kiểm soát hành vi và xu hướng của bạn. Năng lực xã hội là kết quả của kỹ năng nhận thức về xã hội và làm chủ mối
quan hệ. Đó chính là khả năng hiểu rõ hành vi, động cơ của người khác và làm chủ các mối quan hệ của mỗi cá nhân
Bảng 1.2 Mô hình EI của Goleman (2001)
Biểu hiện | ||
Năng lực cá nhân | Tự nhận thức | - Nhận biết cảm xúc - Đánh giá chính xác cảm xúc - Tự tin |
Quản lý bản thân | - Tự kiểm soát - Đáng tin cậy - Có lương tâm/ Sự tận tâm - Khả năng thích ứng - Sáng tạo/Đổi mới | |
Năng lực xã hội | Nhận thức xã hội | - Đồng cảm - Định hướng sự phục vụ - Biết cách tổ chức |
Kỹ năng xã hội | - Phát triển người khác - Tạo ảnh hưởng - Giao tiếp - Kiểm soát xung đột - Lãnh đạo có tầm nhìn, khôn ngoan - Xúc tác để thay đổi - Xây dựng các mối quan hệ - Tinh thần đồng đội và sự hợp tác |
Nguồn: Goleman, D. (2001), “An EI-based theory of performance”, in Cherniss, C. and Goleman, D. (Eds.), The Emotionally Intelligent Workplace, Jossey-Bass, San Francisco, CA.
Theo D. Goleman, tự nhận thức (hay còn gọi là nhận thức về bản thân) là khả năng của một người trong việc nhận biết một cách chính xác về cảm xúc của mình ngay khi
nó xảy ra và hiểu mình có khuynh hướng hành động như thế nào trong tình huống đó. Bên cạnh đó, nhận thức về bản thân còn là khả năng của một cá nhân trong việc nắm rõ những phản ứng thông thường xảy ra đối với các sự việc, thử thách và thậm chí đối với những người cụ thể. Việc tìm hiểu về khuynh hướng ứng xử là điều hết sức quan trọng, nó giúp bản thân người đó hiểu được cảm xúc của mình. Khả năng nhận thức về bản thân ở mức độ cao là khi cá nhân sẵn sàng chấp nhận cảm giác khó chịu khi phải đối diện trực tiếp với những cảm xúc tiêu cực. Đây cũng là điều kiện cần thiết để nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của mỗi cá nhân. Khả năng tự nhận thức cũng chính là khả năng hiểu biết chính xác và trung thực về điểm mạnh và hạn chế của một cá nhân. Những người có khả năng tự nhận thức cao là những người đặc biệt hiểu rõ những gì họ làm tốt, những gì thôi thúc và khiến họ thỏa mãn cũng như những đối tượng và hoàn cảnh khiến họ phải lưu tâm, đồng thời sẽ giúp cá nhân tự tin và không còn sợ mình sai lầm trong cảm xúc nữa, cũng như họ có khả năng định vị được mục tiêu trong công việc.
Quản lý bản thân (hay còn được gọi là làm chủ bản thân) là khả năng của một cá nhân trong vận dụng nhận thức về cảm xúc của chính mình để luôn linh hoạt và có hành động đúng đắn. Năng lực này còn khả năng kiểm soát những phản ứng cảm tính của một cá nhân trước những tình huống hoặc con người cụ thể.
Năng lực xã hội tập trung vào khả năng hiểu được người khác và làm chủ các mối quan hệ. Nhận thức xã hội là yếu tố đầu tiên trong năng lực xã hội, là khả năng của một người trong việc nhận biết chính xác những cảm xúc của người khác và thấu hiểu điều gì đang xảy ra với họ, cũng như hiểu những gì người khác suy nghĩ và cảm nhận.Lắng nghe và quan sát là hai yếu tố quan trọng nhất của nhận thức xã hội.
Kỹ năng xã hội (hay còn được gọi là Làm chủ mối quan hệ) là khả năng nhận thức về cảm xúc của mình và người khác, nhằm kiểm soát các mối quan hệ một cách hiệu quả. Làm chủ mối quan hệ còn là sự gắn bó mà bạn tạo dựng với những người khác qua thời gian. Những người kiểm soát tốt các mối quan hệ sẽ cho thấy việc kết giao với nhiều dạng người rất có lợi, cho dù không phải ai họ cũng quý mến. Những mối quan hệ bền chặt là điều mà mỗi cá nhân thường cố gắng và vun đắp. Đó là kết quả của việc hiểu người khác như thế nào, đối xử với họ ra sao và sâu sắc đến đâu.
1.1.3.3. Kết luận về mô hình năng lực cảm xúc
Mặc dù hai mô hình năng lực cảm xúc đã được thành lập dựa trên những quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về năng lực cảm xúc. Tuy nhiên, theo Petrides và Furnham (2000) lập luận rằng có một sự tương tự về các yếu tố cấu thành của hai
mô hình, sự phân biệt giữa hai mô hình chủ yếu dựa vàothiết kế thang đo hơn là góc độ tiếp cận:
Bảng 1.3: So sánh mô hình EI khả năng và mô hình EI kết hợp
Mô hình EI kết hợp | ||
Mô hình EI của Mayer – Salovey (1997) | Mô hình EI của Bar-On (1997) | Mô hình EI của Goleman (2001) |
- Nhận biết cảm xúc: | - Làm chủ cảm xúc bản thân: | - Tự nhận thức: |
Khả năng nhận dạng chính | Khả năng nhận biết, hiểu và | Khả năng nhận biết chính |
xác những cảm xúc của riêng | biết cách bộc lộ cảm xúc trong | xác về trạng thái cảm xúc của |
mình và của người khác. | từng hoàn cảnh cụ thể | mình, để hiểu được mối quan |
hệ giữa cảm xúc và hiệu suất | ||
- Sử dụng cảm xúc: | - Khả năng thích ứng: | Quản lý bản thân: |
Khả năng sử dụng cảm xúc | Khả năng đánh giá và đưa ra | Khả năng làm chủ cảm xúc |
để hỗ trợ quá trình tư duy, | những điều chỉnh/ thay đổi về | của bản thân để có hành động |
phán đoán và hành động | cảm xúc để phù hợp với những | đúng đắn và linh hoạt trong |
hoàn cảnh cụ thể | từng tình huống cụ thể | |
- Hiểu rõ(thấu hiểu) cảm xúc: | -Nhận biết, hiểu và cảm | - Nhận thức xã hội: |
khả năng thấu hiểu về các | thông với người khác: | Khả năng nhận biết chính |
trạng thái cảm xúc, cũng như | Khả năng của một cá nhân | xác những cảm xúc của |
nguyên nhân nguyên nhân | trong việc nhận thức và thấu | người khác và thấu hiểu điều |
gây ra và các tiến trình phát | hiểu cảm xúc của người khác | gì đang xảy ra với họ, cũng |
triển của cảm xúc | như hiểu những gì người | |
khác suy nghĩ và cảm nhận | ||
- Quản lý cảm xúc: | - Kiểm soát áp lực (stress): | - Kỹ năng xã hội: |
Khả năng kiểm soát, tự điều | Khả năng ứng phó với những | Khả năng nhận thức về cảm |
khiển các cảm xúc của bản | xúc cảm mạnh và kiểm soát, | xúc của mình và người khác, |
thân, sắp đặt các cảm xúc | làm chủ các xúc cảm đó của | nhằm kiểm soát các mối |
nhằm hỗ trợ một mục tiêu xã | một cá nhân | quan hệ một cách hiệu quả |
hội nào đó, điều khiển cảm | - Tâm trạng chung | |
xúc của người khác | Khả nănggiữ tâm trạng lạc |
quan và hạnh phúc
Nguồn: Tác giả tổng hợp và xây dựng
Như vậy, dưới góc độ tiếp cận cảm xúc ảnh hưởng đến suy nghĩ, quyết định và hành động của nhà lãnh đạo như thế nào, mô hình thuần năng lực cho rằng năng lực cảm xúc gồm 4 khả năng tách biệt nhưng lại liên quan đến nhau, đó là: (i) Khả năng cảm nhận chính xác cảm xúc của riêng mình và người khác; (ii) Khả năng tạo ra cảm xúc để hỗ trợ phát triển suy nghĩ và hành động; (iii) khả năng hiểu chính xác nguyên nhân gây ra cảm xúc đó và ý nghĩa mà chúng muốn thể hiện;(iv) Khả năng quản lý và kiểm soát cảm xúc
1.1.4. Đo lường năng lực cảm xúc
1.1.4.1. Phương pháp đo lường năng lực cảm xúc
Câu hỏi "Năng lực cảm xúc có thể đo được hay không?" có thể được trả lời qua xem xét các nghiên cứu về đo lường EI.Sự phát triển thang đo EI song hành cùng với sự phát triển của các mô hình lý thuyết của EI. Các thang đo EI được xây dựng với các mục đích khác nhau do đó có sự khác nhau về cả nội dụng cũng như phương pháp kiểm tra, đánh giá. Các nghiên cứu về đo lường EI có thể phân loại theo ba phương pháp: đo lường dựa trên khả năng; đo lường thông qua người đó tự đánh giá về bản thân mình; đo lường thông qua người khác đánh giá về người đó (Mayer và cộng sự, 2000).
Phương pháp đo lườngEI dựa vào khả năng/ hiệu suất: các cá nhân được yêu cầu giải quyết một vấn đề/ tình huống cụ thể để từ đó đánh giá năng lực của từng cá nhân. Tuy nhiên, phương pháp này thường được sử dụng cho nghiên cứu tình huống hoặc nghiên cứu định tính.
Trong khi đó, phương pháp đo lường EI thông qua người đó tự đánh giá về bản thân mình thì yêu cầu người tham gia trả lời một loạt các câu hỏi và đánh giá về bản thân mình thông qua mức độ đồng ý hay không đồng ý với các nội dung câu hỏi đưa ra. Ví dụ, người ta có thể đặt câu hỏi về các loại, "Bằng cách nhìn vào biểu hiện trên
khuôn mặt của họ, tôi nhận ra những cảm xúc mà người đó đang trải qua." (Schutte và cộng sự, 1998). Phương pháp đo lường này có hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Các cá nhân tham gia trả lời có xu hướng dựa vào sự tự nhận biết, hiểu biết về mình để trả lời câu hỏi. Vấn đề của phương pháp này là phải đưa ra khái niệm/ thuật ngữ sử dụng đơn giản dễ hiểu và sử dụng thang đo chính xác. Bởi nếu những câu hỏi không được thiết kế cận thận sẽ dẫn đến một tình huống là thông tin, dữ liệu của người được hỏi là những thông tin phản ánh về sự tự nhận thức (ví dụ: thấy cần phải làm chủ cảm xúc trong từng hoàn cảnh cụ thể) mà không phải là khả năng hoặc tính cách, đặc điểm của cá nhân đó.
Đo lường thông qua người khác đánh giá về người đó là phương pháp thứ ba áp dụng trong đo lường EI. Đây thực chất là việc đo lường về EI của một người dựa trên trả lời/cảm nhận của người khác về người được hỏi. Thông thường phương pháp này khi được sử dụng để đánh giá về năng lực cảm xúc của một người thì cần dựa trên thang đo cấp bậc (rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp) - ví dụ câu hỏi như: dễ dàng thích nghi với những thay đổi/ là một người biết lắng nghe. Phương pháp này có ưu điểm là có nhiều thông tin được cung cấp từ những người có thể trả lời. Tuy nhiên, Mayer và các công sự (2000) lập luận rằng phương pháp người khác đánh giá có thể xảy ra tình huống thông tin đôi khi được trả lời theo khuynh hướng để đo lường “uy tín của một người” hơn là " khả năng thực tế của người đó”. Trong khi uy tín là chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như người đó đối xử với người đó với những người xung quanh như thế nào; tính cách, sở thích của người đó có cùng đặc tính với người trả lời hay không ...
1.1.4.2.Công cụ đo lường năng lực cảm xúc
Phương pháp thích hợp để đo lường EI hiện đang là một lĩnh vực có nhiều điểm chưa đồng nhất. Do đó, đã có nhiều công cụ đo lường đã được phát triển song song với các định nghĩa khác nhau của EI trong hai thập kỷ qua. Những công cụ đo lường EI rất khác nhau cả về nội dung và phương pháp đo lường cũng như mục đích nghiên cứu. Theo Bách khoa toàn thư Tâm lý học ứng dụng (2004), 4 công cụ đo lường được sử