Mô Tả Và Cách Thức Đo Lường Các Biến Trong Lớp Mô Hình Nghiên Cứu 1


Bảng 3.1: Mô tả và cách thức đo lường các biến trong lớp mô hình nghiên cứu 1



TT


Ký hiệu biến


Tên biến

Loại biến


Mô tả


Công thức


Tham khảo

Tác động kỳ vọng

Biến phụ thuộc






CScore

Việc thực hiện thận trọng kế toán

Định lượng

Mô hình của Basu (1997) và Khan & Watts (2009)

Mô hình của Basu (1997) và Khan & Watts (2009)

Givoly & Hayn (2000) Lara & cộng sự (2007)

Ahmed & Duellman (2007)


Biến độc lập





1

BOARDSIZE

Quy mô của HĐQT

Định lượng

Quy mô của HĐQT công ty i vào thời điểm cuối năm t

Số lượng thành viên

Beekes & cộng sự (2004) Lim (2011)

Ahmed & Henry (2012)

-

2

DUAL

Sự kiêm nhiệm giữa CEO và Chủ tịch HĐQT

Định tính

Chủ tịch HĐQT có đảm nhận chức danh Tổng giám đốc điều hành (CEO) hay không (tính tại thời điểm cuối năm t)

Gán 1 nếu CEO là Chủ tịch HĐQT, gán 0 nếu có sự tách biệt

Ahmed & Duellman (2007) Xia & Zhu (2009) Mohammed & cộng sự (2016)

-

3

NED

Tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành

Định lượng

Thành viên HĐQT không điều hành là thành viên không tham gia quản lý doanh nghiệp

Tỷ lệ giữa số lượng TV HĐQT không điều hành và Tổng số lượng TV HĐQT

Beekes, Pope, và Young, (2004) hay Mohammed, Ahmed, và Ji (2017)

+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 12



TT


Ký hiệu biến


Tên biến

Loại biến


Mô tả


Công thức


Tham khảo

Tác động kỳ vọng

4

AUSIZE

Quy mô ban kiểm soát

Định lượng

Chỉ tiêu này đo lường tổng số thành viên ban kiểm soát

Tổng số thành viên ban kiểm soát

Mohammed & cộng sự (2016) (Yunos, Ahmad, & Sulaiman, 2014)

+

5

AUQ

Thành viên ban kiểm soát có chuyên môn kế toán tài chính

Định lượng

Thành viên ban kiểm soát có văn bằng về kinh tế, kế toán, kiểm toán, QTKD hoặc đã từng làm công việc liên quan đến kế toán của công ty i cuối năm t

Tỷ lệ giữa thành viên ban kiểm soát có chuyên môn kế toán tài chính và Tổng số lượng thành viên ban kiểm soát

(Yunos, Ahmad, & Sulaiman, 2014) Mohammed & cộng sự (2016)

+

6

BIG4

Chất lượng kiểm toán độc lập.

Định tính

Chỉ tiêu này là biến dummy

Chỉ tiêu này là biến dummy, có giá trị 1 nếu công ty do Big4 kiểm toán; 0 nếu các công ty non-Big4 kiểm toán

Fathi (2013) Nguyễn Hà Linh (2017)

+

7

FEL

Số lượng thành viên nữ trong HĐQT

Định lượng

Số lượng thành viên là nữ giới trong HĐQT

Tỷ lệ giữa thành viên nữ trên tổng số thành viên của HĐQT

Huse và Solberg (2006)

-



TT


Ký hiệu biến


Tên biến

Loại biến


Mô tả


Công thức


Tham khảo

Tác động kỳ vọng


OWNCEO

Mức độ Sở hữu của người quản lý

Định tính

Cổ đông lớn là thành viên BGĐ của công ty i cuối năm t

giá trị bằng 1 nếu thành viên Ban giám đốc nắm giữ từ 5% cổ phiếu trở lên và trở thành cổ đông lớn, mang giá trị bằng 0 nếu ngược lại

Xia & Zhu (2009) Mohammed & cộng sự (2016)

+

8

STATE

Sở hữu của Nhà nước

Định lượng

vốn nhà nước trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

vốn nhà nước trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

Xia & Zhu (2009)

-

9

FRG

Sử hữu của nước ngoài

Định lượng

Vốn sở hữu của nước ngoài trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

Vốn sở hữu của nước ngoài trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

Xia & Zhu (2009)

+

Biến Kiểm soát





10

LEV

Hệ số nợ

Định lượng

Tổng nguồn vốn vay mà doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh

Tổng nợ phải trả/Tổng vốn chủ sở hữu

Ahmed & Duellman (2007) Mohammed & cộng sự (2016)

+

11

OPG

Cơ hội tăng trưởng

Định lượng

Cơ hội tăng trưởng của công ty


Doanh thu năm t − Doanh thu năm

(Saputra và cộng sự, 2016)

+

Doanh thu năm (t − 1)


Nguồn: Thống kê của tác giả

Bảng 3.2: Mô tả và cách thức đo lường các biến trong lớp mô hình nghiên cứu 2


TT

Ký hiệu biến

Tên biến

Loại biến

Mô tả

Công thức

Tham khảo

Tác động kỳ vọng

Biến phụ thuộc






MPS

Giá trị cổ phiếu trên thị trường

Định lượng

Đo lường bằng giá cổ phiếu tại cuối năm (sử dụng giá đóng cửa có điều chỉnh tại ngày cuối năm tài chính)

đo lường bằng giá cổ phiếu tại cuối năm (sử dụng giá đóng cửa có điều chỉnh tại ngày cuối năm tài chính)



Biến độc lập





1

CScore

Việc thực hiện thận trọng kế toán

Định lượng

Mô hình của Basu (1997) và Khan & Watts (2009)

Mô hình của Basu (1997) và Khan & Watts (2009)

Givoly & Hayn (2000) Lara & cộng sự (2007) Ahmed & Duellman (2007)



CScore2

bình phương của biến CScore

Định lượng

là bình phương của biến CScore được đưa vào mô hình để kiểm định giả thuyết về mối quan hệ phi tuyến tính (hình chữ U

hoặc U ngược) giữa mức

là bình Phương của biến

CScore

(Lind & Mehlum, 2010)



TT

Ký hiệu biến

Tên biến

Loại biến

Mô tả

Công thức

Tham khảo

Tác động kỳ vọng





độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán và giá trị cổ phiếu của các công ty




Biến kiểm soát


ROE

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Định lượng

Chỉ tiêu này được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân

Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân

(Umar và Musa, 2013)

+


EPS

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của công ty trong năm.

Định lượng

Chỉ tiêu này được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế trừ phần dành trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi, trên số lượng cổ phiếu trên thị trường

Lợi nhuận sau thuế - phần dành trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi/số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường

(Umar và Musa, 2013)

+


DPS

Cổ tức trên mỗi cổ phiếu.

Định lượng

Chỉ tiêu này được đo lường bằng giá trị cổ tức trả trong năm trên số lượng cổ phiếu trên thị

Giá trị cổ tức được trả trong năm/số lượng cổ phiếu trên thị trường

Nguyễn Thị Khánh Phương (2015)

+


TT

Ký hiệu biến

Tên biến

Loại biến

Mô tả

Công thức

Tham khảo

Tác động kỳ vọng





trường





SIZE

Quy mô doanh nghiệp.

Định lượng

Chỉ tiêu này được đo lường bằng logarit (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ)

Logarit (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ)

(Surajit và Saxena, 2009)

+

Nguồn: Thống kê của tác giả


3.3. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu

Mẫu nghiên cứu của luận án là các doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2014 -2019. Luận án loại bỏ các đối tượng khảo sát là các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng bởi đây là các tổ chức đặc thù về cấu trúc tài chính và có những quy định riêng của chính phủ về cơ chế hoạt động.

Với sự hỗ trợ từ công ty Vietstock và Ủy ban chứng khoán Nhà nước, dữ liệu nghiên cứu của luận án gồm 576 công ty phi tài chính niêm yết cổ phiếu trong thời gian 6 năm (từ năm 2014 đến 2019), trong đó có 297 công ty niêm yết tại HOSE (chiếm tỷ lệ 51,5% với 1782 quan sát) và 279 công ty niêm yết tại HNX (chiếm tỷ lệ 48,5% với 1674 quan sát). Dữ liệu của 3456 quan sát này được sử dụng để tính toán giá trị biến độc lập và biến phụ thuộc. Tác giả tiến hành phân loại các CTNY trong dữ liệu nghiên cứu theo chuẩn Industry Classification Benchmarking (ICB) mà Dow Jones và FTSE đã xây dựng và ứng dụng trong việc phân loại cho các công ty trên thế giới. Tại Việt Nam, cơ sở dữ liệu của Stockplus và Vietstock cũng tiến hành phân loại theo chuẩn phân ngành này. Việc sử dụng cách phân loại ngành theo chuẩn quốc tế này giúp luận án có thể so sánh kết quả với những nghiên cứu nước ngoài.

Tuy nhiên các quan sát không đủ điều kiện tiếp tục bị loại bỏ và xử lý trong các phần sau, cuối cùng còn lại dữ liệu bảng không cân bằng với 3080 quan sát giai đoạn 2014 – 2019, tương đương với 515 công ty (trong đó có 239 công ty niêm yết trên HNX và 276 công ty niêm yết trên HOSE).

Bảng 3.3: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo ngành


Ngành (cấp 1 theo IBC)

Số quan sát

Số doanh nghiệp

Tỷ lệ

Dầu khí

186

31

6.02%

Vật liệu cơ bản

336

56

10.87%

Công nghiệp

1206

201

39.03%

Hàng tiêu dùng

282

47

9.13%

Y tế

120

20

3.88%

Dịch vụ tiêu dùng

558

93

18.06%

Viễn thông

168

28

5.44%

Các dịch vụ hạ tầng

140

25

4.85%

Công nghệ

84

14

2.72%

Nguồn: Thống kê của tác giả


Bảng 3.4: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo vốn sở hữu Nhà nước



Sàn HNX (239 công ty)

Sàn HOSE (276 công ty)

Tỷ lệ vốn Nhà

nước

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

0%

174

72.8%

216

78.3%

1% đến <50%

40

16.7%

29

10.5%

50% đến

<100%

32

13.4%

31

11.2%

Nguồn: Thống kê của tác giả

Các bước thực hiện phân tích dữ liệu


Phần mềm Stata ver 12 được sử dụng trong quá trình phân tích dữ liệu. Các bước phân tích được thực hiện tiếp theo như sau:

Bước 1:

Sử dụng mẫu 1 gồm 3456 quan sát (576 công ty) để tính toán, ước tính giá trị CScore theo mô hình gốc Basu (1997) và Khan và Watts (2009) theo mô tả ở phần

3.2.1. Mô hình này phù hợp khi sử dụng tại TTCK Việt Nam theo kết luận của phần cơ sở lý luận về so sánh các ưu và nhược điểm của từng mô hình đo lường, vì vậy kết quả ước tính CScore được sử dụng cho chạy hồi quy tại bước 2. Phần tính toán CScore được thể hiện ở trên. Tuy nhiên khi đưa giá trị CScore vào bộ dữ liệu chung để chuẩn bị cho bước tiếp theo, tác giả phát hiện một số quan sát không đủ điều kiện và cần được xử lý trước khi chạy.

Bước 2:

Những quan sát không đủ điều kiện sẽ được rà soát và loại bỏ ra khỏi mô hình, số quan sát còn lại là dữ liệu bảng không cân bằng với 3080 quan sát giai đoạn 2014 – 2019, tương đương với 515 công ty. Theo Lind và Mehlum (2010), việc ước tính CScore với mẫu 1 nhưng sang hồi quy bước 2 có số quan sát nhỏ hơn không ảnh hưởng tới việc chạy hồi quy.

Luận án thực hiện thống kê mô tả cho các biến, trong đó CScore trở thành biến phụ thuộc cho lớp mô hình 1 và biến độc lập cho lớp mô hình 2. CScore càng lớn thể hiện mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán càng tăng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023