Thống Kê Mô Tả Và Mối Tương Quan Giữa Các Biến Nghiên Cứu


sẽ làm giảm chi phí trong năm, điều chỉnh lại lợi nhuận trên báo cáo tài chính của năm đó. Trong đó, tỷ lệ sai sót khoản nợ phải trả năm 2014 là 45,6%; năm 2015 là 47,9%; năm 2016 là 48,7%; năm 2017 là 49%; năm 2018 là 46,7% và năm 2019 là 45%. Như vậy có thể thế giá trị ghi nhận sai tổng các khoản nợ khá cao, trong đó tỷ lệ sai sót về nợ ngắn hạn cao hơn sai sót về nợ dài hạn. Tóm lại, việc ghi nhận sai các khoản nợ phải trả này sẽ khiến hình ảnh công ty tốt hơn khi giảm thiểu tình trạng khó khăn tài chính hoặc giảm chi phí để khiến lợi nhuận trong báo cáo tăng lên. Đây cũng là một tình huống ứng dụng thận trọng trong kế toán như một công cụ để điều chỉnh lợi nhuận như trong phần lý thuyết đã nhắc tới.

4.2. Thống kê mô tả và mối tương quan giữa các biến nghiên cứu

4.2.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu

4.2.1.1. Lớp mô hình 1

Trong lớp mô hình hai, tác giả xem xét tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán, bao gồm: Quy mô HĐQT, Sự kiêm nhiệm vị trí CEO và chủ tịch HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, Quy mô ban kiểm soát, tỷ lệ thành viên ban kiểm soát có chuyên môn kế toán tài chính, chất lượng kiểm toán, số lượng thành viên nữ trong HĐQT, tỷ lệ sở hữu người quản lý, Cơ cấu sở hữu Nhà nước và nước ngoài

Bảng 4.5. Thống kê mô tả các biến lớp mô hình 1


Tên biến

Số quan sát

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

BOARDSIZE

3080

5,442308

1,148557

2

11

DUAL

3080

0,250601

0,433424

0

1

NED

3080

0,60754

0,19612

0

1

AUQ

3080

0,389724

0,670009

0.2

1

AUSIZE

3080

3,936599

0,567537

3

5

BIG4

3080

0,262620

0,440124

0

1

FEL

3080

0,787123

0,932131

0

6

OWNCEO

3080

0,486178

0,499884

0

1

STATE

3080

15,69925

23,87928

0

96,72000

FRG

3080

10,81913

23,87928

0

80,52312

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 14


LEV

3080

1,569635

2,252348

0,9884

17,1831

OPG

3080

77,15976

3034,39

-0,9999

1,7322

Nguồn: Thống kê của tác giả

Quy mô HĐQT (Boardsize): Là tổng số thành viên trong HĐQT tại thời điểm cuối năm trong giai đoạn nghiên cứu từ 2014 - 2019. Quy mô trung bình của HĐQT của các CTNY thuộc mẫu nghiên cứu là 5,4423 người với độ phân tán là 1,148. Số lượng thành viên HĐQT tối đa là 11 người và tối thiểu là 3 người, phù hợp với quy định của Luật DOANH NGHIỆP 2014 về số lượng thành viên trong HĐQT.

Sự kiêm nhiệm CEO và chủ tịch HĐQT (Dual): Đây là biến giả nhận giá trị 1 hoặc 0. trong đó nếu trong CTNY có Chủ tịch HĐQT đồng thời là (tổng) giám đốc điều hành (CEO) (có sự kiêm nhiệm) thì nhận giá trị 1, ngược lại nếu không có sự kiêm nhiệm thì nhận giá trị 0. Do đó giá trị nhỏ nhất của biến này là 0 và giá trị lớn nhất là 1. Giá trị trung bình của biến DUAL là 0,25 với độ biến thiên là 0,433 nghĩa là trong số 3080 quan sát có trung bình 25% công ty có sự kiêm nhiệm hai chức danh chủ tịch HĐQT và CEO. Như vậy có thể thấy mặc dù Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty đại chúng đã yêu cầu từ 1/8/2021 không còn cho phép kiêm nhiệm hai chức danh, nhưng do bộ dữ liệu của luận án được thu thập trong 5 năm từ 2014 – 2019 nên vẫn tồn tại một tỷ lệ kiêm nhiệm nhất định.

Thành viên HĐQT không điều hành (NED): Được đo bằng tỷ lệ giữa tổng số thành viên HĐQT không điều hành (không nằm trong BGĐ, không phải là kế toán trưởng hoặc không phải là những cán bộ quản lý do HĐQT bổ nhiệm) trên tổng số thành viên HĐQT. Trong 3080 quan sát có những doanh nghiệp tỷ lệ này là 1 (giá trị lớn nhất). Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp tỷ lệ này là 0 (giá trị nhỏ nhất), nghĩa là trong tổng số thành viên HĐQT thì không có thành viên nào không giữ chức vụ quản lý. Điều này là trái với Nghị định 71/2017/NĐ-CP quy định tỷ lệ này ít nhất là 1/3 (tương đương 33,33%), như vậy trên thực tế vẫn có những đơn vị không đạt chỉ tiêu như yêu cầu đề ra. Mặc dù tỷ lệ này tăng dần trong những năm gần đây cho thấy các doanh nghiệp niêm yết đang cải thiện dần các hoạt động quản trị công ty. Tính tổng thể mẫu nghiên cứu thì tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành là 0,60754 (60,7%) với độ lệch chuẩn là 0,19612.

Quy mô ban kiểm soát (AUSIZE): Đây là biến đo lường số lượng thành viên của Ban kiểm soát, với giá trị lớn nhất là 5, giá trị nhỏ nhất là 3. Điều này đúng với


quy định trong Nghị định 71/2017/NĐ-CP về việc có từ 3-5 thành viên trong Ban kiểm soát. Giá trị trung bình của biến là 3,9365 với độ lệch chuẩn là 0.567537.

Tỷ lệ thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn kế toán tài chính (AUQ): Được đo bằng tỷ lệ giữa thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn về kế toán và tài chính (người có văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn thuộc nhóm ngành kinh tế (kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kinh tế) hoặc đã làm việc liên quan đến tài chính và kế toán) so với tổng số lượng thành viên ban kiểm soát. Tỷ lệ này trung bình của 3080 quan sát là 0.389724 người, trong đó có những doanh nghiệp có 100% thành viên Ban kiểm soát có chuyên môn kế toán tài chính nhưng cũng có những doanh nghiệp chỉ có 1 người (Theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP, trưởng Ban kiểm soát phải có chuyên môn về kế toán và tài chính.) Với độ phân tán của biến này trong mẫu nghiên cứu là 0,67 cho thấy tỷ lệ thành viên ban kiểm soát có chuyên môn kế toán tài chính giữa các doanh nghiệp là chênh lệch khá nhiều.

Kiểm toán độc lập (BIG4): Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam đươc kiểm toán bởi cả các công ty thuộc nhóm Big4 và các công ty kiểm toán khác. Kiểm toán độc lập là biến giả, được nhận giá trị 1 nếu công ty được Big4 kiểm toán, ngược lại sẽ nhận giá trị 0. Vì thế, giá trị nhỏ nhất theo thống kê mô tả là 0 và lớn nhất là 1, giá trị trung bình là 0,2626 với độ lệch chuẩn 0,4401. Theo thống kê, chỉ 26% số lượng công ty được kiểm toán bởi Big4, đây là con số khá thấp.

Số lượng thành viên nữ trong HĐQT (FEL): Được tính bằng tỷ lệ số thành viên nữ giới trong HĐQT trên tổng số thành viên. Biến FEL nhận giá trị nhỏ nhất là 0 và giá trị lớn nhất là 6. Giá trị trung bình là 0,989 với mức độ phân tán là 0,9321.

Mức độ sở hữu của người quản lý (OWNCEO): Là biến giả thể hiện giá trị bằng 1 khi thành viên ban giám đốc nắm giữ từ 5% cổ phiếu trở lên và trở thành cổ đông lớn của công ty. Biến nhận giá trị trung bình là 0,4861 và mức độ phân tán là 0,4998. Mức độ sở hữu của nhà quản lý có ảnh hưởng trưc tiếp tới những quyết định quản lý, từ đó tác động lên hệ thống hạch toán kế toán của công ty.

Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước (STATE): Được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm sở hữu bởi nhà nước trong công ty. Với đặc điểm của Việt Nam, hình thức sở hữu nhà nước là tương đối phổ biến. Có doanh nghiệp sở hữu tư nhân 100%, cũng có doanh nghiệp nhà nước nắm quyền kiểm soát cao lên đến trên 50%, cá biệt với tỷ lệ nắm giữ cao nhất là 96,72%. Sở hữu nhà nước là đặc trưng của nền kinh tế mới phát triển như Việt Nam, do đó việc đánh giá tỷ lệ này tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong hệ thống kế toán là cần thiết.


Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FRG): Được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm sở hữu bởi các nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở hữu nước ngoài biến động từ 0% đến 80,5231%. Giá trị trung bình là 10,8191%, độ lệch chuẩn là 14,1907. Sở hữu nước ngoài thường là dấu hiệu tích cực để đánh giá uy tín và chất lượng thông tin doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2014 -2015 tỷ lệ sở hữu nước ngoài bị giới hạn tối đa là 49%. Tuy nhiên với nghị định 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/09/2015 quy định doanh nghiệp đại chúng có thể có sở hữu nước ngoài lên đến 100%. Đây là xu hướng chung nhằm phù hợp với các cam kết của Việt Nam với WTO.

Hệ số nợ (LEV): Chỉ tiêu này đo bằng tỷ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu và có giá trị nhỏ nhất là 0,9884 trong khi giá trị lớn nhất là 17,183, giá trị trung bình của biến là 2,021 và độ phân tán của tập dữ liệu là 1,547. Từ đó có thể thấy hệ số nợ tại các công ty trên thị trường chứng khoán là rất khác nhau, có những công ty tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu chỉ khoảng 50% nhưng có những công ty tỷ lệ nợ cao gấp 17 lần. Theo Le (2015), các doanh nghiệp Việt Nam có mức hệ số nợ tương đối cao hơn so với quốc gia khác.

Cơ hội tăng trưởng (OPG): Được xác định bằng mức độ tăng trưởng doanh thu, đo bằng tỷ lệ giữa chênh lệch doanh thu thuần năm nay so với năm trức trên tổng doanh thu thuần năm trước. Theo thống kê mô tả, giá trị nhỏ nhất của biến là -0,999 và giá trị lớn nhất là 1,7322.

4.2.1.2. Lớp mô hình 2

Trong mô hình hồi quy xem xét tác động của mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tới giá trị cổ phiếu trong các công ty phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam gồm biến phụ thuộc: giá trị cổ phiếu, biến độc lập: Mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán (CScore), các biến kiểm soát: tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của công ty (EPS), cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS), quy mô doanh nghiệp (Size). Tác giả thực hiện thống kê mô tả giá trị các biến độc lập với các giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, độ lệch chuẩn được thể hiện như sau

Bảng 4.6. Thống kê mô tả các biến lớp mô hình 2


Tên biến

Số quan sát

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

MPS

3080

21327,60

23447,19

400

265000

ROE

3080

0,116872

0,151144

-1,602229

1,607488

EPS

3080

2206,291

3007,207

-9852

51411


DPS

3080

1164

2210

0

66000

SIZE

3080

11,83057

0,672820

10

14,60610

Nguồn: Thống kê của tác giả

Chỉ tiêu giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu (MPS) được lấy là giá đóng cửa điều chỉnh của từng cổ phiếu có sự thay đổi đáng kể theo thời gian. Trong 6 năm từ 2014 - 2019, số lượng công ty phi tài chính niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều tăng nhanh, trong đó có sự chênh lệch đáng kể giữa giá thị trường của mỗi cổ phiếu. Giai đoạn 2014, 2015 thị trường tương đối ổn định, số lượng công ty tăng dần đều qua các năm, giá cổ phiếu giữ ở mức cao. Cụ thể, sau giai đoạn chứng khoán trên thị trường bùng nổ mạnh thì theo xu thế chung của nền kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam có sự sụt giảm cuối năm 2015 khiến thị giá các loại cổ phiếu giảm sút, tính thanh khoản cổ phiếu kém, sự thoái vốn của khối ngoại, cơ quan điều hành can thiệp mạnh mẽ hơn trên thị trường và các nhà đầu tư có tâm lý ảm đạm, đứng yên không tham gia mua bán trên thị trường. Giai đoạn tiếp theo thị trường chứng khoán biến động liên tục, giảm nhẹ rồi tăng nhẹ. Khoảng cách giữa các cổ phiếu có sự rút ngắn nhưng vẫn không có sự biến động rõ rệt về giá cổ phiếu của những công ty kinh doanh khó khăn. Giai đoạn cuối năm 2018, 2019 thị trường bắt đầu đi vào ổn định, số lượng công ty tăng dần qua các năm và giá cổ phiếu giữ ở mức tương đối cao và ổn định. Trong những năm này, không có sự chênh lệch nhiều về giá trị thị trường cổ phiếu.

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Đây là chỉ tiêu quan trọng đối với các nhà đầu tư, giúp họ tự xem xét một đồng vốn bỏ ra đã tích lũy được bao nhiêu đồng lời. Có thể nhận thấy trong khoảng thời gian nghiên cứu thì sự chênh lệch giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất cũng không phải quá lớn (giá trị nhỏ nhất là -1,602 và giá trị lớn nhất là 1,607). Có những công ty chỉ tiêu này âm chứng tỏ đồng tiền bỏ vào kinh doanh không sinh lời, công ty làm ăn thua lỗ. Bên cạnh đó cũng có những công ty mang giá trị dương chứng tỏ công ty kinh doanh tốt. Như vậy chỉ tiêu này phụ thuộc khá nhiều và đặc tính lĩnh vực ngành nghề của công ty qua các thời kỳ.

Chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu cho thấy (EPS): Trong giai đoạn 6 năm nghiên cứu từ 2014 – 2019, thị trường chứng khoán Việt Nam biến động lên xuống không ngừng, vượt qua thăng trầm của nền kinh tế trong nước và thế giới, và có tình trạng chênh lệch lớn về lợi nhuận giữa các công ty. Bên cạnh những công ty kinh doanh phát đạt thì còn nhiều công ty kinh doanh khó khăn và bị phá sản. Giai đoạn đầu tiên nhiều công ty đem lại lợi nhuận rất lớn nhưng vẫn có những công ty kinh doanh không tốt dẫn đến mức chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất (giá trị lớn nhất là


51411; giá trị nhỏ nhất là -9852). Nền kinh tế các năm đối mặt với lạm phát tăng cao, vay nợ không dễ dàng, kinh doanh khó khăn.

Chỉ tiêu cổ tức trên mỗi cổ phiếu cho thấy (DPS): Trong giai đoạn 6 năm nghiên cứu thì có sự chênh lệch tương đối lớn giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất (giá trị lớn nhất là 66000, giá trị nhỏ nhất bằng 0). Điều này cho thấy dù thị trường chứng khoán phát triển hay suy thoái thì bên cạnh những công ty kinh doanh phát đạt thì vẫn có những công ty kinh doanh thua lỗ và không thể chi trả cổ tức

Quy mô công ty (SIZE): Được đo lường bằng giá trị tổng tài sản của đơn vị, tuy nhiên ở đây chúng ta giá trị logarit để đảm bảo tính đồng nhất của số liệu. Giá trị nhỏ nhất là 10; giá trị lớn nhất là 114,606 cùng độ biến thiên 0,6728. Trên thị trường, các công ty nhỏ sẽ thường không được các nhà đầu tư quan tâm nhiều như công ty có quy mô lớn. Vì vậy đây là nhân tố phản ánh đặc điểm doanh nghiệp, và là biến kiểm soát của mô hình.

4.3. Kết quả kiểm định giả thuyết lớp mô hình 1

Các nhân tố tác động tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán từ năm 2014 đến 2019 với 3080 quan sát và 515 công ty được tiến hành hồi quy theo 3 phương pháp OLS, FEM và REM.

CScore = α0 + α1BOARSIZEit, + α2NEDit + α3DUALit + α4AUSIZEit + α5AUQit +

α6BIG4it + α7FELit + α8OWNCEOit + α9STATEit + α10FRGit + α11LEVit + α12OPGit + εit

Trong đó: εit là sai số có phân phối chuẩn biến thiên theo i và t

4.3.1. Kết quả hồi quy theo mô hình bình phương bé nhất OLS

Bảng 4.7: Kết quả ước lượng hồi quy theo OLS đo lường sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán


Hệ số (Coef.)

Sai số chuẩn

(Std. Err)

Ý nghĩa thống kê

(P-value)

Đa cộng

tuyến (VIF)

BOARDSIZE

-0,407

0,003

0,015*

1,16

NED

0,0047

0,002

0,096

1,82

DUAL

-0,005

0,0064

0,403

1,32

AUQ

0,172

0,499

0,731

1,14

AUSIZE

0,489

0,850

0,565

1,43

BIG4

8,956

0,749

0,000***

1,28

FEL

0,005

0,003

0,160

1,09

OWNCEO

0,253

0,692

0,041**

1,11

STATE

-0,798

0,388

0,040*

1,38

FRG

1,524

0,432

0,003***

1,18

OPG

-0,426

0,553

0,027**

1,34

LEV

8,636

0,774

0,014**

1,28


Hằng số

3,547

3,678

0,015


Biến phụ thuộc: CSCORE Số quan sát: 3080 F(11.2628) = 108,65 Prob > F = 0.0000

R2 = 0,3126

R2 điều chỉnh = 0,3097



***p <0.01; **p < 0.05; *p < 0.1 Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu

Với giá trị F = 108,65 (sig = 0,0000) giúp nghiên cứu bác bỏ giả thuyết H0 rằng mô hình không có giá trị giả thuyết và chấp nhận giả thuyết H1 rằng mô hình thực sự tồn tại và có thể giải thích biến phụ thuộc CScore bằng các biến phụ thuộc và các biến kiểm soát trong mô hình.

Giá trị R2 điều chỉnh (Adj R-squared) = 0,3126 cho biết 31,26% sự thay đổi của việc thực hiện thận trọng trong kế toán có thể được giải thích bằng sự biến thiên của các biến độc lập.

Biến Quy mô HĐQT có mối quan hệ tiêu cực với việc thực hiện thận trọng kế toán với độ tin cậy 99%. Hệ số = -0,407 và p-value = 0,015 < 0,05 cho biết tại mức ý nghĩa 5% thì khi quy mô HĐQT tăng 1 người thì mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán giảm 0,407 điểm.

Biến Sự kiêm nhiệm (DUAL), Thành viên HĐQT không điều hành (NED), biến quy mô ban kiểm soát (AUSIZE) và thành viên ban kiểm soát có chuyên môn tài chính (AUQ) cho thấy không có mối quan hệ với việc thực hiện thận trọng trong kế toán với P-value lần lượt là 0,403; 0,196; 0,565 và 0,731 (không có ý nghĩa thống kê)

Biến chất lượng kiểm toán (BIG4) là biến giả, gắn giá trị bằng 1 nếu các công ty được kiểm toán bởi các công ty thuộc Big4 và mang giá trị bằng 0 nếu ngược lại. Với kết quả thống kê, có thể thấy rằng những công ty được kiểm toán bởi Big4 sẽ có xu hướng có mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng cao hơn.

Biến Sở hữu của Ban giám đốc (OWNCEO) có hệ số = -0,253 và p-value = 0,041 < 0,05. Đây là biến giả, được gắn giá trị bằng 1 nếu công ty có cổ đông lớn (nắm giữ từ 5% cổ phiếu trở lên) là BGĐ và gắn giá trị bằng 0 nếu ngược lại. Hệ số tương quan âm (<0) cho thấy với độ tin cậy 95% thì tại công ty niêm yết có cổ đông lớn là BGĐ có mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán thấp hơn 0,798 điểm so với những công ty không có cổ đông lớn là ban giám đốc

Biến Thành viên nữ trong HĐQT (FEL) với hệ số tương quan là 0,005 và P- value =0,06 thể hiện tỷ lệ nữ giới trong HĐQT càng cao thì công ty càng có xu hướng


thận trọng trong kế toán.

Biến Sở hữu của Nhà nước (STATE) có hệ số = -0,798 và p-value = 0,04 < 0,05. Hệ số tương quan âm (<0) cho biết tại mức ý nghĩa 5% thì tại công ty có Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối thì có mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán thấp hơn tại các công ty còn lại là 0,798 điểm. Tương tự với biến Sở hữu của nước ngoài (FRG) với hệ số 1,524 và p-value = 0.003 có thể thấy rằng các công ty có cấu trúc sở hữu nước ngoài càng cao thì mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán càng tăng.

Kiểm định đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại Phương sai VIF cũng được tiến hành. Theo Hair và cộng sự (2010), nếu giá trị VIF vượt quá 4.0 thì có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Tuy nhiên kết quả chỉ ra trên bảng 4.6 cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến ở mô hình này.

Luận án tiếp tục sử dụng kiểm định F để so sánh giữa mô hình OLS và mô hình tác động cố định FEM. Kết quả kiểm định F = 3,23 và giá trị Pvalue của kiểm định F bằng 0,000 cho thấy mô hình tác động cố định tốt hơn mô hình OLS do OLS không kiểm soát được các tác động riêng biệt, dẫn đến các ước lượng bị sai lệch.

4.3.2. Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác

động ngẫu nhiên REM

Để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố thời gian và không gian, tác giả thực hiện hồi quy theo mô hình ảnh hưởng cố định FEM và ảnh hưởng ngẫu nhiên REM. Để xem xét nhằm lựa chọn giữa mô hình FEM hay REM tác giả sử dụng kiểm định Hausman với giả thuyết:

H0: Mô hình REM là phù hợp hơn H1: Mô hình FEM là phù hợp hơn

Kết quả kiểm định Hausman được thể hiện ở bảng 4.7:

Bảng 4.8. Kiểm định Hausman


Chi square

Prob. Chi square

166,35

0,0001

Ta thấy giá trị Chi2(20) = 166,35 với p-value = 0,001 <0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0. chấp nhận giả thuyết H1. Như vậy mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM

Bảng 4.9: Kết quả ước lượng hồi quy theo mô hình FEM và REM đo lường

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023