Đánh Giá Mức Độ Thực Hiện Nguyên Tắc Thận Trọng Trong Kế Toán


Bước 3:

Tác giả tiến hành chạy hồi quy lớp mô hình 1, vì đây là dữ liệu bảng nên sau khi thực hiện chạy hồi quy theo Phương pháp bình Phương nhỏ nhất (OLS). Tuy nhiên mô hình OLS không quan tâm đến các đặc điểm riêng biệt của mỗi thực thể như đặc thù lĩnh vực từng doanh nghiệp, do đó độ vững và tính hiệu quả trong phân tích dữ liệu bảng dựa vào Phương pháp OLS không chính xác. Luận án xử lý vấn đề về các yếu tố đặc thù (không quan sát được) với hai mô hình: mô hình ước lượng theo hiệu ứng cố định (FEM - Fixed effects models) và hiệu ứng ngẫu nhiên (REM - Random effects models). Để xác định mô hình nào tốt hơn, luận án cũng thực hiện kiểm định F cho mô hình bình phương nhỏ nhất OLS và mô hình tác động cố định (FEM); kiểm định Hausman cho mô hình FEM và REM.

Luận án tiếp tục thực hiện lớp mô hình 2 nghiên cứu ảnh hưởng của thận trọng trong kế toán tới giá cổ phiếu theo 3 ước lượng OLS, FEM, REM

Trong quá trình thực hiện ước lượng, luận án tiến hành kiểm định sự phù hợp của mô hình và sự tuân thủ các giả thiết hồi quy để tìm ra điểm yếu của từng mô hình


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Chương 3 của luận án xây dựng các giả thuyết khoa học và Phương pháp nghiên cứu mà đề tài sử dụng để kiểm định các giả thuyết đã đề xuất. Dựa vào lý thuyết nền tảng tại cùng kết quả thực nghiệm của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tại chương 2, tác giả đề xuất 10 giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc thực hiện thận trọng trong kế toán, bao gồm: Quy mô HĐQT, Sự kiêm nhiệm vị trí CEO và chủ tịch HĐQT, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, tỷ lệ sở hữu người quản lý, Quy mô ban kiểm soát, tỷ lệ thành viên ban kiểm soát có chuyên môn kế toán tài chính, Cơ cấu sở hữu Nhà nước và nước ngoài và 01 giả thuyết nghiên cứu về tác động ngược chiều giữa mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán lên giá trị cổ phiếu.

Chương 3 cũng mô tả dữ liệu, mẫu, cách thức xử lý dữ liệu và xây dựng mô hình hồi quy bội. Dữ liệu thu thập được trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019, sau đó được xử lý và tính toán để tạo thành các biến cần thiết cho hai lớp mô hình hồi quy. Tại bước 1, mô hình mở rộng Khan và Watts (2009) được sử dụng và ước tính điểm Cscore - giá trị thực hiện thận trọng trong kế toán của từng doanh nghiệp. Tại bước 2, mô hình hồi quy bội với biến phụ thuộc là Cscore và các biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng đã được đề xuất được sử dụng để chạy mô hình hồi quy OLS, FEM và REM. Tiếp theo bước 3, mô hình hồi quy mối quan hệ của Cscore với giá cổ phiếu của các công ty cũng được thực hiện. Các kiểm định về phương sai thay đổi, tự tương quan cũng được tiến hành để đánh giá sự phù hợp của từng mô hình hồi quy.


CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI MỨC ĐỘ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG TRONG KẾ TOÁN VÀ HỆ QUẢ CỦA NÓ TỚI GIÁ TRỊ CỔ PHIẾU TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


4.1. Đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán

4.1.1. Đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (Cscore) tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bảng 4.1. Thống kê mô tả biến Cscore - mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán


Số quan sát

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất


Trung vị

Giá trị lớn nhất

Cscore

3080

0,1836

0,2053

-0,0839

0,1405

2,9512

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 13

Nguồn: Thống kê của tác giả

Giá trị trung bình của Cscore tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là 0,1836. Giá trị này khá tương đồng với kết quả của Khalilov và Osma (2018) với giá trị trung bình của Cscore là 0,182 hay Affes và Sardouk (2016) với giá trị trung bình của Sscore là 0,133. Giá trị nhỏ nhất của Cscore theo số liệu là -0,0839 và giá trị lớn nhất là 2,9512, cao hơn so với các nghiên cứu sử dụng phương pháp đo lường tương đồng (nghiên cứu của Affes và Sardouk (2016) có giá trị nhỏ nhất của Cscore là -0,162 và giá trị lớn nhất là 0,362). Như vậy có thể thấy mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường Việt Nam (đo lường bằng phương pháp Cscore của Khan và Watts (2009)) có sự biến thiên khá rộng. Nói cách khác, trên thị trường Việt Nam, có những công ty có mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng rất cao (cao hơn nhiều so với trung bình thị trường), và có những công ty có mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng tương đối thấp. Sự chênh lệch này (so với các nghiên cứu nước ngoài) là do thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn đang phát triển, hệ thống kế toán còn nhiều lỗ hổng và sai sót. Các công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam chưa hiểu và chưa áp dụng đầy đủ các nội dung và khía cạnh của thận trọng trong kế toán. Bên cạnh đó có thể các công ty đang sử dụng


thận trọng như một công cụ thể cố ý thực hiện điều chỉnh lợi nhuận cho những mục đích riêng của mình. Như đã phân tích trong chương trước, việc giá trị Cscore cao thấp thể hiện mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng cao và thấp trên thị trường, tuy nhiên mục đích cũng như tác dụng của việc thực hiện thận trọng này trong hệ thống kế toán của các công ty cần được xem xét kỹ lưỡng trong các phần sau.


3,5


3


2,5


2


1,5

Mean

Min Max

1


0,5


0

2014

2015

2016

2017

2018

2019

-0,5

Hình 4.1: Giá trị Cscore trung bình qua các năm

Nguồn: Thống kê của tác giả

Hình 4.1 thể hiện xu hướng của giá trị Cscore của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu qua các năm. Giá trị Cscore được tính toán cho từng công ty cho từng năm cụ thể và thể hiện dưới giá trị lớn nhất, bé nhất và trung vị. Có thể thấy xu hướng tăng nhẹ trong giá trị Cscore qua các năm, trong đó: năm 2014, 2015 giá trị này tương đối thấp. Qua số liệu thống kê của Vietstock thì trong những năm 2014, 2015 có đến hơn 40 công ty niêm yết phải công bố lại BCTC sau kiểm soát với nguyên nhân như không trích lập dự phòng, ghi nhận doanh thu quá cao hay ghi nhận doanh thu, chi phí không đúng kỳ. Đây chính là dấu hiểu thể hiện việc không áp dụng tốt nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Năm 2018, 2019, mặc dù các doanh nghiệp niêm yết vẫn còn sai sót trong BCTC nhưng mức độ có sự giảm nhẹ. Chi tiết sẽ được trình bày trong mục 4.1.3 về đánh giá sự sai lệch một số khoản mục trong Báo cáo tài chính.


4.1.2. Đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (Cscore) của các công ty theo sàn niêm yết và ngành nghề

Mẫu nghiên cứu ban đầu bao gồm 576 công ty phi tài chính niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó đã được thu hẹp còn 515 công ty với đầy đủ số liệu (3080 quan sát). Luận án sử dụng kiểm định so sánh T-test để đánh giá liệu có sự khác biệt về mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (Cscore) giữa hai thị trường niêm yết không. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng dưới cho thấy kiểm định T test không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa sig = 0,712>0,05. Điều này cho thấy rằng không có sự khác biệt về mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán HNX và HOSE. Nói cách khác, việc niêm yết trên thị trường nào sẽ không ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong hạch toán của các công ty bởi mặc dù có sự khác biệt về quản lý và điều hành nhưng khuôn khổ pháp lý và giám sát chung của hai thị trường là tương đối đồng đều.

Bảng 4.2. Kiểm định T test so sánh mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng của các công ty niêm yết ở hai Sở giao dịch chứng khoán


Levene test

T test


F

Sig

T

Sig (2- tailed)

Mean Difference

Std.Error Difference

Phương sai mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (Cscore) bằng nhau giữa hai thị trường


3,451


,061


,586


,712


1,391


2,731

Phương sai mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (Cscore) khác nhau giữa hai thị trường




,521


,651


1,391


3,859

Nguồn: Thống kê của tác giả

Theo quan điểm của Alves (2012) cũng như Nguyễn Thị Bích Thủy (2019), lĩnh vực hoạt động có thể ảnh hưởng tới công tác kế toán, từ đó khiến mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán của công ty có sự khác biệt, và tạo ra cơ hội cho việc điều chỉnh báo cáo tài chính của người quản lý công ty. Để kiểm chứng lại luận điểm này, đề tài thông qua kiểm định so sánh ANOVA so sánh mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán (Cscore) của các công ty giữa các ngành nghề.


Luận án tiến hành chia doanh nghiệp theo từng nhóm ngành cấp 1 theo chuẩn Industry Classification Benchmarking (ICB) mà Dow Jones và FTSE đã xây dựng và ứng dụng trong việc phân loại cho các công ty trên thế giới (chi tiết theo bảng 3.3). Kết quả phân tích như sau:

Bảng 4.3. Kiểm định ANOVA so sánh mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán giữa các ngành

Source of Variation

SS

MS

F

Pvalue

F

Between groups

4,12634

5,23156

1,32578

0,22932

1,92531

Within groups

1,17211

3,28921




Total

1,08342





Nguồn: Thống kê của tác giả

Kết quả kiểm định cho thấy mức ý nghĩa thống kê của kiểm định ANOVA là 0,22>0,05. Kết quả này cho thấy mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các công ty giữa các ngành là không có sự khác biệt. Nói cách khác, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động không phải nhân tố gây ra sự khác biệt trong mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Bảng dưới đây thống kê mô tả chi tiết để thấy rõ hơn mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng theo từng ngành.

Bảng 4.4: Thống kê mô tả biến phụ thuộc Cscore theo ngành



Ngành


Số DN

Số

quan sát

Giá trị CONS

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Dầu khí

31

186

-0,038

0,091

-0,083

1,298

Vật liệu cơ bản

56

336

-0,014

0,079

-0,053

1,585

Công nghiệp

201

1206

-0,027

0,121

-0,028

1,548

Hàng tiêu dùng

47

282

-0,013

0,077

-0,038

2,951

Y tế

20

120

0,001

0,012

-0,043

1,643

Dịch vụ tiêu dùng

93

558

0,193

0,131

-0,025

2,113

Viễn thông

28

168

0,021

0,098

-0,011

2,021

Các dịch vụ hạ tầng

25

140


0,391


0,164


-0,023


2,001

Công nghệ

14

84

-0,027

0,119

-0,002

1,876

Tổng cộng

515

3080

-0,031

0,091

-0,083

2,951


Nguồn: Tác giả xử lý dữ liệu

Giá trị Cscore càng lớn cho thấy mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán càng cao. Từ bảng trên có thể thấy điểm rơi thận trọng trung bình của các công ty trong ngành dịch vụ hạ tầng là cao nhất (0,391). Điều này tương đồng với kết quả của Nguyễn Thị Bích Thủy (2019) mặc dù sử dụng thước đo khác nhau. Giá trị lớn nhất của Cscore nằm ở ngành hàng tiêu dùng (2,951) và giá trị thấp nhất nằm ở ngành dầu khí (-0,083). Độ lệch chuẩn giá trị Cscore của các doanh nghiệp ngành dịch vụ hạ tầng là lớn nhất thể hiện sự chênh lệch về mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng của các doanh nghiệp ngành này biến thiên khá cao.

Từ đó có thể thấy rằng mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các công ty phi tài chính trong mẫu nghiên cứu sẽ không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh hay sàn chứng khoán niêm yết (HOSE hay HNX). Nói cách khác, mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong hạch toán kế toán là do yếu tố nội tại của công ty như quản lý điều hành, quản trị công ty hay cấu trúc sở hữu.

4.1.3. Đánh giá sự sai lệch một số khoản mục trong Báo cáo tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán được đo lường theo phương pháp của Khan và Watts (2009). Đây là phương pháp mở rộng của Basu (1995) sử dụng tốc độ ghi nhận (hay phản ứng) với các luồng thông tin tích cực (doanh thu) hay tiêu cực (chi phí) trên thị trường để đo lường điểm giá trị của thận trọng trong kế toán. Đặc biệt trong hai loại thận trọng có điều kiện và thận trọng không có điều kiện, phương pháp này đặc biệt phù hợp để đo lường thận trọng có điều kiện (được ứng dụng trong các tình huống: trích lập dự phòng tổn thất tài sản như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, đánh giá lại tài sản cố định,...). Nói cách khác việc thực hiện thận trọng trong kế toán được nói tới trong luận án sẽ thể hiện khía cạnh chênh lệch số liệu báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán, đặc biệt ở việc ghi nhận không đúng doanh thu và chi phí, giá trị tài sản cố định, các khoản nợ phải trả,...

Ghi nhận không đúng doanh thu bao gồm ghi nhận doanh thu sai niên độ kế toán (ghi nhận khi chưa có bằng chứng chắc chắn về việc xảy ra doanh thu) và ghi nhận khống doanh thu. Theo thống kê từ báo cáo của Vietstock (2019), tỷ lệ doanh nghiệp có sai sót về doanh thu chiếm phần lớn trong tổng thể mẫu nghiên cứu. Tỷ lệ doanh nghiệp có sai sót doanh thu năm 2014 là 39,3%; năm 2015 là 43,2%; năm 2016 là 41,6%, năm 2017 là 42%, năm 2018 là 44% và năm 2019 là 46%. Tỷ lệ công ty có


sai sót doanh thu cao hơn thực tế luôn lớn hơn tỷ lệ công ty có sai sót doanh thu thấp hơn thực tế. Nói cách khác các công ty thường có xu hướng điều chỉnh ghi tăng doanh thu so với thực tế. Đây là ví dụ của thái độ tiêu cực đối với việc thận trọng trong hạch toán kế toán.

Việc ghi nhận không đúng chi phí cũng là một dấu hiệu thể hiện việc thực hiện thận trọng kế toán như công cụ gian lận tài chính. Nếu ghi nhận không đúng doanh thu liên quan tới việc ghi sai kỳ hoặc ghi nhận khống thì ghi nhận chi phí đa dạng hơn, ví dụ: xác định sai chi phí dự phòng, ước tính sai chi phí khấu hao,... Chi tiết hơn, khi chi phí thực tế phát sinh và đủ điều kiện ghi nhận vào kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán hiện tại nhưng lại được cố tình ghi nhận sang kỳ sau thông qua các thủ thuật như: lựa chọn phương pháp tính khấu hao khiến chi phí khấu hao trong năm thấp hơn mức cần trích lập theo quy định, hoặc trích lập chi phí dự phòng ít hơn mức cần trích lập (đôi khi có những công ty không trích lập dự phòng). Đây đều là các tình huống sử dụng thận trọng trong kế toán để ghi nhận sai chi phí. Theo so sánh, tỷ lệ sai sót chi phí gần tương đồng với tỷ lệ sai sót lợi nhuận (và cao hơn nhiều so với tỷ lệ sai sót doanh thu), năm 2014 là 74,4%; năm 2015 là 76,2%; năm 2016 là 77,3%; năm 2017 là 83,5%; năm 2018 là 79,4% và năm 2019 là 74,5%. Kết quả này chứng tỏ các doanh nghiệp thường vận dụng thủ thuật liên quan đến chi phí nhiều hơn do với doanh thu để thực hiện điều chỉnh lợi nhuận. Điều này là hợp lý vì phạm vi chi phí khá rộng và có nhiều khoản mục chi phí. (Báo cáo của Vietstock, 2019)

Ngoài ra, các khoản mục tài sản cũng thường bị ghi nhận sai trên báo cáo tài chính. Tỷ lệ ghi chênh lệch giữa báo cáo tài chính chưa kiểm toán và đã kiểm toán của khoản mục tài sản, đặc biệt là tài sản cố định là khá cao (năm 2014 là 55,7%; năm 2015 là 32,2%; năm 2016 là 34,5; năm 2017 là 43,5%; năm 2018 là 47,9% và năm 2019 là 33,4%. Một trong những lý do của sự sai sót này là việc ghi nhận sai giá trị TSCĐ hữu hình khi mua hoặc xây dựng cơ bản hoàn thành, hoặc việc ước tính chi phí khấu hao không phù hợp với thực tế sử dụng tài sản đó. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng dùng một số thủ thuật liên quan đến vốn hóa khoản chi phí làm tăng giá trị tài sản (với mục đich làm dịch chuyển chi phí trong kỳ vào các kỳ sau để làm tăng lợi nhuận báo cáo trong kỳ này)

Ghi nhận sai các khoản nợ phải trả thể hiện ở việc trì hoãn ghi nhận nợ ngắn hạn trong năm tài chính sau đó ghi nhận vào năm tiếp theo (ví dụ như hóa đơn mua hàng được lập trong năm nhưng được chuyển ghi nhận vào đầu năm tiếp theo; hoặc trì hoãn cũng như trích ít hơn mức cần trích các khoản chi phí dự phòng. Thủ thuật này đồng thời cũng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023