73
Bảng 3.28. Mức độ bao phủ của dịch vụ CSSK cho phụ nữ có thai trong sinh và sau sinh theo sổ sách và theo dòi liên tiếp 12 tháng tại hai xã nghiên cứu năm 2009
Theo dòi liên tiếp
Tỷ lệ
(30/47 phụ nữ có thai trong kỳ nghiên cứu)
Sổ sách
Sẵn có 100 100
Tiếp cận 72,4 76,04
Sử dụng 53,33 62,3
Sử dụng đủ 6,67 11,53
Sử dụng hiệu quả 0 8,2
120
100
80
60
40
20
0
100
100
76,04
72,4 62,3
53,33
6,67
11,53
Theo dòi Sổ sách
8,2
0
Đích Sẵn có Tiếp cận Sử dụng Sử dụng đủ SD hiệu quả
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ bao phủ của dịch vụ CSSK cho phụ nữ có thai trong sinh và sau sinh theo sổ sách và theo dòi liên tiếp 12 tháng tại hai xã nghiên cứu năm 2009
Nhận xét:
Mức độ bao phủ của dịch vụ CSSK cho phụ nữ có thai trong và sau sinh theo sổ sách và theo dòi liên tiếp 12 tháng tại hai xã nghiên cứu năm 2009 cho thấy có sự chênh lệch đáng kể về các tỷ lệ sử dụng (53,33% so với 62,3%), sử dụng đủ (6,67% so với 11,53%) và sử dụng hiệu quả (0% so với 8,2%). Tồn đọng chủ yếu ở 4 công đoạn, tỷ lệ sử dụng thấp, tỷ lệ sử dụng đủ và hiệu quả rất thấp. Tồn đọng lớn nhất chính là tỷ lệ sử dụng đủ (giảm hơn 50% so với tỷ lệ sử dụng).
74
Bảng 3.29. Một số yếu tố văn hoá - xã hội và dân tộc ảnh hưởng tới CSSK của phụ nữ người Dao có thai trước sinh năm 2009
Số lượng | % | |
Số phụ nữ có thai | 47 | |
Làm nghi lễ | 24 | 51,06 |
Kiêng làm việc nặng | 40 | 85,1 |
Sử dụng thuốc dân tộc | 37 | 78,72 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thông Tin Về Nhân Viên Y Tế Tại Huyện Bạch Thông Năm 2009
- Mô Hình Bệnh Tật, Nhu Cầu Chăm Sóc Sức Khoẻ Và Cách Xử Trí Của Người Dao Khi Bị Ốm
- Chi Phí Cho Một Đợt Khám Chữa Bệnh Của Phụ Nữ Người Dao Bị Ốm Trong 2 Tuần Trước Điều Tra
- Nhu Cầu Chăm Sóc Sức Khoẻ, Thực Trạng Cung Cấp Và Sử Dụng Dịch Vụ Y Tế Của Phụ Nữ Người Dao
- Tình Hình Cung Cấp Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khoẻ Phụ Nữ Có Thai Trước Sinh
- Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khoẻ Của Phụ Nữ Người Dao Tại Địa Bàn Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Nhận xét:
Hầu hết phụ nữ người Dao khi có thai đều kiêng làm việc nặng và có sử dụng các loại thuốc dân tộc. Có một số gia đình người Dao làm các nghi lễ khi trong gia đình có phụ nữ mang thai.
Bảng 3.30. Một số yếu tố văn hoá - xã hội và dân tộc ảnh hưởng tới CSSK của phụ nữ người Dao sau sinh năm 2009
Số lượng | % | |
Số phụ nữ sinh con | 30 | |
Làm nghi lễ khi sinh | 30 | 100 |
Không cho người lạ đến nhà | 30 | 100 |
Tắm thuốc dân tộc sau sinh con | 30 | 100 |
Nhận xét:
Tất cả các gia đình người Dao đều làm nghi lễ theo truyền thống dân tộc khi người phụ nữ sinh con. Sau khi sinh, 100% gia đình người Dao kiêng không cho người lạ đến nhà. Tất cả phụ nữ người Dao sau khi sinh đều sử dụng thuốc tắm dân tộc.
75
Kết quả phỏng vấn sâu: Tìm hiểu về những thủ tục nghi lễ, các bài thuốc dân tộc và những kiêng khem của phụ nữ người Dao khi có thai và khi sinh đẻ, chúng tôi phỏng vấn bà Triệu Thị S (Bản Chiêng, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn), bà S cho biết:
... Khi trong gia đình có người phụ nữ mang thai thì một số gia đình làm lễ cầu xin thần linh che chở cho thai nhi khoẻ mạnh, một số gia đình cầu cho sinh được con trai, cũng có nhà không làm lễ gì. Nghi lễ đơn giản, không tốn kém nhiều, thường gồm 1 con gà, 1 chai rượu, 1 đĩa gạo đặt lên bàn thờ. Khi có thai, phụ nữ thường kiêng không làm việc nặng như mang vác, khiêng nặng, không đi ra nắng, không ăn một số thức ăn như nhộng ong, kiêng hoặc hạn chế sinh hoạt vợ chồng vì sợ làm hại đến thai nhi... Sau khi đẻ, nhà nào cũng làm lễ, nếu đẻ con trai thường làm lễ sau 3 ngày, nếu đẻ con gái thường làm lễ sau 7 ngày. Lễ này được gọi là lễ nhập hộ khẩu. Sau khi đẻ, cả mẹ và con được gia đình chăm sóc nhiều hơn các thành viên khác: Được ăn nhiều thịt gà, thịt lợn, ăn canh đu đủ, ăn cơm nóng, cơm nếp... để có nhiều sữa cho con bú. Sau đẻ, người mẹ được tắm thuốc dân tộc, mỗi ngày tắm một lần, tắm thuốc giúp cho người mẹ phục hồi sức khoẻ rất nhanh, có thể đi làm nương rẫy sau 10 ngày...
Nhận xét: Kết quả phỏng vấn sâu ở trên đã phần nào mô tả được những nghi lễ mà các gia đình người Dao thường làm khi trong gia đình họ có phụ nữ mang thai và sinh đẻ. Yếu tố thần linh (tâm linh) luôn được người Dao chú trọng và ăn sâu vào tiềm thức dân tộc, với mong muốn con cái được khoẻ mạnh, người mẹ đủ sữa nuôi con. Đây là nét đẹp trong văn hoá người Dao, cần được tôn trọng và giữ gìn. Phụ nữ người Dao khi có thai phải kiêng làm việc nặng, không đi ra nắng, không ăn thức ăn dễ gây dị ứng (Nhộng ong, nhộng tằm), hạn chế sinh hoạt vợ chồng... đây là những kiêng khem có lợi cho sức khoẻ, cần được khuyến khích để cả cộng đồng và gia đình quan tâm đến sức khoẻ phụ nữ vì người phụ nữ khoẻ mạnh sẽ sinh ra những đứa trẻ khoẻ mạnh. Tắm thuốc cho phụ nữ sau sinh giúp nhanh phục hồi sức khoẻ là nét văn hoá đặc thù của người Dao, giá trị dân gian này cần được bảo tồn và phát triển.
76
Bảng 3.31. Sử dụng dịch vụ y tế trong sinh của phụ nữ người Dao tại 2 xã nghiên cứu
n | 2007 % | n | 2008 % | n | 2009 % | |
Số trẻ đẻ ra sống trong năm | 43 | 40 | 30 | |||
Đẻ tại trạm y tế | 11 | 25,58 | 7 | 17,5 | 5 | 16,67 |
Đẻ tại bệnh viện | 20 | 46,51 | 23 | 57,5 | 19 | 63,33 |
Đẻ tại nhà có y tế giúp | 8 | 18,6 | 7 | 17,5 | 4 | 13,33 |
Đẻ tại nhà không y tế giúp | 4 | 9,3 | 3 | 7,5 | 2 | 6,67 |
Nhận xét:
Tỷ lệ trẻ đẻ tại bệnh viện có xu hướng tăng dần từ 46,51% năm 2007 tăng lên 57,5% năm 2008 và 63,33% trong năm 2009. Tỷ lệ trẻ được đẻ tại trạm y tế có xu hướng giảm từ 25,58% (năm 2007) xuống 17,5% (năm 2008) và 16,67% trong năm 2009. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng trẻ đẻ tại nhà, đặc biệt là đẻ tại nhà không có y tế giúp. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ được đẻ tại nhà có xu hướng giảm dần dù có y tế hay không có y tế giúp.
Bảng 3.32. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em người Dao dưới 1 tuổi tại 2 xã nghiên cứu
n | 2007 % | n | 2008 % | n | 2009 % | ||
Số trẻ em dưới 1 tuổi | 67 | 77 | 80 | ||||
Số trẻ em dưới 1 tuổi chết/năm | 2 | 0 | 0 | ||||
Số ca trẻ em phải chuyển tuyến | 42 | 28,76 | 48 | 35,03 | 39 | 37,86 | |
Trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng nhất 1 lần | ít | 65 | 97,01 | 75 | 97,40 | 78 | 97,5 |
Trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch
64 95,52 74 96,10 76 95
77
Nhận xét:
Trẻ em người Dao dưới 1 tuổi được chăm sóc khá tốt. Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đúng lịch cao, trên 95% cả 3 năm. Số ca trẻ em phải chuyển tuyến chiếm khoảng 1/3 số ca phải chuyển. Năm 2008 và 2009 không có trẻ em dưới một tuổi nào bị tử vong.
Bảng 3.33. Mức độ bao phủ của dịch vụ tiêm chủng mở rộng cho trẻ em từ năm 2007 đến năm 2009 tại 2 xã nghiên cứu
Tỷ lệ 2007 2008 2009
Sẵn có 91 92,5 94,5
Tiếp cận 72,6 79,82 76,04
Sử dụng 97,01 97,4 97,5
Sử dụng đủ 95,52 96,1 95
Sử dụng hiệu quả 0 0 0
120
100
94,5
97,5
2007
100
80
76,04
95 2008
2009
60
40
20
0
0
Đ ch Sẵn có Tiếp cận Sử dụng Sử dụng đủ SD hiệu quả
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ bao phủ của dịch vụ tiêm chủng mở rộng cho trẻ em từ năm 2007 đến năm 2009 tại 2 xã nghiên cứu
Nhận xét:
Dịch vụ TCMR cho trẻ em tại xã đã thực hiện khá tốt. Tỷ lệ sử dụng và sử dụng đủ đạt trên 95% trong 3 năm từ 2007 đến 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng hiệu quả bằng 0 là do điểm dây chuyền lạnh không đạt yêu cầu và tỷ lệ này không được cải thiện trong 3 năm liên tiếp.
78
Bảng 3.34. Hiệu quả của giải pháp tăng cường trang thiết bị, thuốc và đào tạo chuyên môn tại 2 xã nghiên cứu
(Trước CT) | (Sau CT) | |
Trang thiết bị | ||
Ghế khám răng | 1/2 | 2/2 |
Bộ dụng cụ khám chữa răng người lớn | 0/2 | 2/2 |
Bộ dụng cụ khám chữa răng trẻ em | 1/2 | 2/2 |
Kính hiển vi | 0/2 | 1/2 |
Đào tạo | ||
Kỹ thuật viên nha khoa | 0/2 | 2/2 |
Kỹ thuật soi tươi, nhuộm phiến đồ | 0/5 | 5/5 |
Đủ thuốc điều trị phụ khoa | 0/2 | 2/2 |
Kinh phí hoạt động trung bình của TYT | ||
(Triệu đồng/năm) | ||
UBND xã cấp | 3,9 | 4,25 |
Phòng y tế huyện cấp | 1,25 | 2,85 |
UBND huyện cấp | 0 | 1,5 |
Trạm tự làm | 0,27 | 1,24 |
Dự án, tổ chức, cá nhân tài trợ | 3 | 12,2 |
Biến số Năm 2008
Năm 2009
Nhận xét:
Năm 2009, địa phương đã có những hỗ trợ tích cực cho hoạt động của trạm y tế. Trang thiết bị, thuốc và dụng cụ khám chữa bệnh răng miệng, bệnh phụ khoa đã được mua sắm mới và đầy đủ cho trạm hoạt động. Cán bộ y tế đã được cử đi đào tạo kỹ thuật khám chữa răng và phụ khoa. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí cấp cho trạm cũng được UBND xã, UBND huyện quan tâm. Nguồn kinh phí do các dự án, tổ chức, cá nhân tài trợ được duy trì. Đặc biệt, khoản kinh phí mà trạm y tế tự làm được năm 2009 là 1,24 triệu đồng đã tăng lên đáng kể so với năm 2008 là 0,27 triệu đồng.
79
Số lượt khám | Trước can thiệp (6 tháng đầu năm) n % | Sau can thiệp p n % |
Người Dao | ||
Tổng số lượt khám | 703 41,95 | 973 58,05 |
Bệnh phụ khoa | 58 19,85 | 234 80,15 <0,01 |
Bệnh răng miệng | 55 17,8 | 254 82,2 |
Bảng 3.35. Số lượt khám chữa bệnh tại trạm y tế của 2 xã nghiên cứu năm 2009
(6 tháng cuối năm)
Người dân tộc khác
1838 | 50,26 | 1819 | 49,74 | >0,05 | |
Bệnh phụ khoa | 79 | 21,23 | 293 | 78,77 | <0,01 |
Bệnh răng miệng | 133 | 18,98 | 568 | 81,02 | <0,01 |
Nhận xét:
Số lượt khám chữa bệnh phụ khoa và bệnh răng miệng tăng lên rò rệt. Số lượt khám bệnh phụ khoa của phụ nữ người từ 19,85% lên 80,15%; số lượt khám bệnh răng miệng tăng từ 17,8% lên 82,2%. Tương tự như với người Dao, số lượt khám chữa bệnh phụ khoa và bệnh răng miệng của các dân tộc khác cũng tăng lên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tổng số lượt khám của người Dao tăng từ 41,95% lên 58,05% có ý nghĩa với p < 0,01.
80
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm văn hoá - xã hội của phụ nữ người Dao liên quan đến sức khoẻ
Tại huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn, người Dao chiếm 14,41% dân số toàn huyện (năm 2009). Tỷ lệ người Dao nghèo của huyện năm 2009 là 30,03%. Tại hai xã nghiên cứu tỷ lệ hộ Dao nghèo (là 49,2%) cao hơn so với toàn huyện (Bảng 3.1).
Có rất nhiều yếu tố văn hoá - xã hội có liên quan và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người Dao tại địa bàn nghiên cứu. Bằng phương pháp mô tả cắt ngang, phương pháp quan sát, chụp ảnh, vẽ bản đồ, phỏng vấn sâu, lịch mùa vụ (Seasoning)... đã phần nào cho thấy có một số yếu tố văn hoá - xã hội nổi bật có liên quan đến sức khoẻ, hành vi tìm kiếm sức khoẻ của người Dao nói chung và của phụ nữ người Dao nói riêng. Đó là:
- Nhà ở: Người Dao thường sống ở vùng núi cao, tập trung thành từng cụm nhỏ khoảng 5 đến 7 nóc nhà tạo thành một bản (thôn). Bản của người Dao thường ở vùng cao, hẻo lánh và cách biệt với các dân tộc khác. Loại nhà thường gặp là nhà sàn, nhà nửa sàn nửa đất và nhà đất chiếm 60,5% (Bảng 3.4; vẽ bản đồ, ảnh chụp). Nhà có đặc điểm là mái thấp, không có cửa sổ, thiếu ánh sáng, không thông thoáng, bếp đun ngay trong nhà. Phần lớn chuồng gia súc được người Dao làm ngay gần nhà, không có rãnh nước thải, không có hố ủ phân nên rất mất vệ sinh. Công trình phụ rất ít và không được người Dao chú trọng. Có thể, do nhà ở không hợp vệ sinh nên tỷ lệ trẻ em bị ốm trong 2 tuần trước điều tra là 38,38% (Bảng 3.13) và tỷ lệ người Dao mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cao 42,36%? (Bảng 3.14 và Lịch mùa vụ).
- Đường giao thông: Phần đông số hộ gia đình ở cách trạm y tế từ 6 đến 10 km (59,9%). Ngoài ra, có tới 11,6% hộ gia đình ở cách xa trạm từ 10 km trở lên. Đường giao thông liên thôn bản và liên xã để đến trạm y tế vẫn chủ yếu là đường mòn men theo các sườn đồi, núi, đi qua cầu treo hoặc phải đi bộ