Tình Hình Cung Cấp Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khoẻ Phụ Nữ Có Thai Trước Sinh

89


- Về trang thiết bị cơ bản: Phần lớn các trạm có đủ trang thiết bị khám bệnh thông thường như ống nghe, huyết áp và nhiệt kế (Bảng 3.9).

- Về trang thiết bị chuyên khoa: Không có trạm nào có đầy đủ thiết bị khám chuyên khoa tai mũi họng và mắt. Có 47,06% trạm không có dụng cụ và ghế răng; 76,47% trạm không có dụng cụ khám chuyên khoa tai mũi họng và 88,24% trạm không có dụng cụ khám mắt (Bảng 3.9).

- Về trang thiết bị sản khoa: Hầu hết các trạm đều được trang bị dụng cụ khám thai, đỡ đẻ và KHHGĐ. Tuy nhiên 58,82% trạm có dụng cụ khám thai nhưng không đủ chủng loại và số lượng, hơn 1/3 số trạm thiếu dụng cụ đỡ đẻ và KHHGĐ. Có 17,65 trạm không có dụng cụ đỡ đẻ; 23,53% trạm không có dụng cụ KHHGĐ; 11,76 % trạm không có cân sơ sinh và 23,53% trạm không có cân người lớn. Sự thiếu thốn về dụng cụ khám chuyên khoa sản đã làm cho cán bộ y tế không thể thực hiện các dịch vụ tại trạm y tế một cách đầy đủ và an toàn (Bảng 3.10).

- Về thuốc: Có 88,2% trạm y tế đảm bảo đủ chủng loại thuốc theo qui định của Bộ Y tế, nhưng có 47,1% trạm không có đủ số lượng để cấp phát. Chỉ có 17,6% trạm có hoạt động bán thuốc tại trạm. Có 17,65% trạm không có thuốc oxytoxin và viên sắt. Số trạm thiếu viên sắt là 52,94%; thiếu phiếu khám thai 70,59% và 100% trạm không đảm bảo xét nghiệm albumin niệu (Bảng 3.9, Bảng 3.10). Thiếu thuốc cũng là nguyên nhân khiến cho cán bộ y tế không thể thực hiện được thủ thuật và sản phụ cũng không yên tâm, tin tưởng khi đến đẻ tại trạm.

Như vậy, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhà trạm xuống cấp, thiếu phòng đẻ, phòng khám sản, thiếu dụng cụ chuyên khoa, thiếu thuốc, trình độ chuyên môn không cao, đào tạo không liên tục... là những khó khăn rất lớn để có thể triển khai công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người phụ nữ. Điều này đã làm giảm tỷ lệ sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh của người phụ nữ (Biểu đồ 3.1 và Biểu đồ 3.3).

90


4.2.2.2. Tình hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ phụ nữ có thai trước sinh

Bảng 4.1. Mức độ bao phủ của dịch vụ CSSK cho phụ nữ có thai trước sinh của một số địa phương

Kết quả của


nghiên cứu


Sẵn có

87,2

85

89

97

Tiếp cận

72,4

68,9

99

100

Sử dụng

53,33

88,1

100

86

SD đủ

23,33

58,5

80

79

SD hiệu quả

6,67

30

66

71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người Dao về khía cạnh văn hóa - xã hội tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn - 12

Tỷ lệ Lạng Sơn Thanh Hoá Long An


120


100


80


60


40


20


0


100


97

89

87,2

85


72,4


100


99

68,9


53,33


100

88,1


86


80


79


58,5


23,33


Nghiên cứu Lạng Sơn Thanh Hoá Long An

71

66


30


6,67

Đích Sẵn có Tiếp cận Sử dụng Sử dụng đủ SD hiệu quả


Biểu đồ 4.1. Biểu đồ bao phủ dịch vụ chăm sóc phụ nữ có thai trước sinh tại tuyến xã của một số tỉnh [43], [62], [63]

Như chúng ta đã biết, biểu đồ bao phủ sẽ có dạng đường thẳng nằm ngang nếu như các chỉ số đều đạt 100% (Nghĩa là công tác CSSK tại cộng đồng là tốt). Khi công tác CSSK cộng đồng có “vấn đề” thì biểu đồ có xu hướng đi xuống, biểu đồ có độ dốc càng lớn thì vấn đề càng trầm trọng.

So sánh kết quả nghiên cứu này với tỉnh Lạng Sơn (Đại diện cho miền núi phía Bắc), Thanh Hoá (Đại diện cho miền Trung) và Long An (Đại diện cho miền Nam) cho thấy, nhìn chung các chỉ số tại Bắc Kạn đều thấp hơn so với các tỉnh trên.

91


Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.1 cho thấy, đường biểu đồ có xu hướng xuống dốc, điều đó chứng tỏ dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản có “vấn đề”. Tất cả các chỉ số sẵn có, tiếp cận, sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả của các tỉnh đều dưới 100% (trừ tỷ lệ sử dụng của Thanh Hoá và tỷ lệ tiếp cận của Long An đạt 100%). Điều này chứng tỏ dịch vụ CSSKSS tại trạm y tế còn gặp rất nhiều khó khăn từ nguồn lực đầu vào cho đến hiệu quả đầu ra. Dịch vụ chăm sóc trước sinh tại xã còn tồn đọng cả năm công đoạn từ nguồn lực đầu vào (sẵn có, tiếp cận) cho đến hiệu quả đầu ra (sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả). Trong đó, tồn đọng lớn nhất là sử dụng đủ. Phân tích từng loại tỷ lệ, cụ thể như sau:

* Tỷ lệ sẵn có và tiếp cận: Trong nghiên cứu này là 87,2% và tiếp cận là 72,4% (Bảng 3.26). Các tỷ lệ này thấp hơn Thanh Hoá, Long An. Điều này hoàn toàn phù hợp vì đây là vấn đề tồn tại của các xã miền núi, vùng cao, vùng sâu, nhất là khu vực sinh sống của người Dao.

Kết quả Bảng 3.10 cho thấy, có 17,65% trạm y tế của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn không có viên sắt và oxytoxin; 52,94% trạm có viên sắt nhưng không đủ; 72,59% trạm thiếu giấy khám thai; 100% các trạm y tế thiếu giấy thử albumin niệu hoặc dung dịch thử hoặc đèn cồn. Đây là một xét nghiệm quan trọng rất có giá trị để phát hiện nhiễm độc thai nghén, từ đó phòng tránh được sản giật - là một trong năm tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Xét nghiệm này còn có giá trị góp phần làm cho người phụ nữ yên tâm tin tưởng khi đi khám thai ở trạm y tế. Bên cạnh đó, tỷ lệ trạm không có phòng sản, phòng đẻ, không có bàn khám, không có dụng cụ đỡ đẻ chiếm 17,65%. Điều này chứng tỏ công tác khám thai và quản lý thai nghén ở xã chưa được đầu tư, chưa được quan tâm đúng mức và chưa được giám sát chặt chẽ. Ngoài ra, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế về chăm sóc sức khoẻ sinh sản đã bộc lộ nhiều yếu kém qua đánh giá bằng phương pháp “ca bệnh mẫu” cũng như quan sát bằng Bảng kiểm. Kết quả bảng 3.11 và bảng 3.12 cho thấy, tỷ lệ kém về kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản là 15%, tỷ lệ kém về thực hành 28,33%.

92


Như vậy có thể kết luận rằng: Nguồn lực sẵn có là thiếu về số lượng

(trang thiết bị, dụng cụ, thuốc) và yếu về chất lượng (Trình độ chuyên môn).

* Tỷ lệ sử dụng: Tỷ lệ sử dụng của nghiên cứu này là 53,33% (Bảng 3.26), thấp hơn rất nhiều so với Thanh Hoá (100%) và Long An (86%). Điều đó chứng tỏ số phụ nữ có thai được khám thai ít nhất một lần ở các xã miền núi gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ này thấp hơn Lạng Sơn (88,1%), có lẽ do đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án tập chung khư trú vào nhóm phụ nữ người Dao - là tộc người có đặc thù văn hoá - xã hội khác với các dân tộc khác nên đã ảnh hưởng đến tỷ lệ sử dụng?

Nguyên nhân của tỷ lệ sử dụng thấp có thể do:

- Tỷ lệ sẵn có chưa đảm bảo: trình độ chuyên môn thấp, thiếu phương tiện, dụng cụ, thiếu thuốc... như đã phân tích ở trên.

- Người dân chưa thực sự tin tưởng vào trạm y tế 37,37%; thái độ thầy thuốc không tốt 50,51% (Bảng 3.22), người dân không hài lòng về trang thiết bị (81,2%), không hài lòng về thuốc (83,9%), về thái độ (59,27%) (Bảng 3.19).

- Vấn đề tiếp cận khó khăn do cách xa trạm y tế, địa hình hiểm trở, đường giao thông khó đi, thiếu phương tiện (Bảng 3.5, Bảng 3.6).

- Trình độ dân trí thấp, nhiều người tự dùng thuốc dân tộc nên nếu không thấy có vấn đề gì thì không cần phải đi khám. Nhiều người phụ nữ do bận mùa vụ nên ít tự giác đi khám thai.

Tóm lại, ngoài yếu tố văn hoá - xã hội, thì nguyên nhân căn bản vẫn là kiến thức và kỹ năng về CSSKSS của CBYT còn yếu kém, không được đào tạo thường xuyên, không được cập nhật kiến thức mới, nên kiến thức để tư vấn cho thai phụ còn hạn chế và chưa thực sự làm cho thai phụ nhận thức được tầm quan trọng của việc khám thai cũng như chưa làm cho thai phụ yên tâm tin tưởng khi đi khám thai.

* Tỷ lệ sử dụng đủ: Kết quả của nghiên cứu này là thấp (23,33%) và đặc biệt chất lượng của dịch vụ là tỷ lệ sử dụng hiệu quả rất thấp 6,67% (Bảng 3.26). Kết quả nghiên cứu này thấp hơn nhiều so với Thanh Hoá và Long An.

93


Điều này theo chúng tôi là phù hợp vì yếu tố đầu vào của 2 xã nghiên cứu thấp hơn nhiều so với các tỉnh trên. Kết quả của chúng tôi cũng thấp hơn Lạng Sơn, ngoài các nguyên nhân trên thì có lẽ vẫn là do nghiên cứu này chỉ tập trung vào một dân tộc duy nhất - dân tộc Dao với các đặc thù văn hoá - xã hội khác với các dân tộc khác.

* Sự chênh lệch giữa các tỷ lệ: Trong nghiên cứu này là rất lớn: Sẵn có 87,2% - tiếp cận 72,4% - sử dụng 53,33% - sử dụng đủ 23,33% - sử dụng hiệu quả 6,67%. Trong khi đó, sự chênh lệch này ở các tỉnh Thanh Hoá, Long An thấp hơn. Điều này chứng tỏ công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người phụ nữ khi có thai và công tác quản lý thai nghén cho phụ nữ người Dao nói riêng là chưa đồng bộ, chưa chú tâm đến số lượng và đặc biệt là chất lượng của loại dịch vụ này. Tỷ lệ sử dụng thấp, tỷ lệ sử dụng đủ rất thấp và tỷ lệ sử dụng hiệu quả cực kỳ thấp. Do đó, địa phương cần phải khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. Vì chỉ có tăng cường chất lượng khám thai, khám thai ít nhất 3 lần, đúng thai kỳ thì việc quản lý thai nghén mới có giá trị, giúp phát hiện sớm và kịp thời ngăn chặn hoặc chuyển lên tuyến trên những trường hợp thai nghén có nguy cơ, góp phần làm giảm tỷ lệ tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ, giảm tử vong sơ sinh.

* So sánh 5 chỉ số logic trong 3 năm từ 2007 đến 2009 (Theo báo cáo của trạm y tế):

Tất cả các chỉ số sẵn có, tiếp cận, sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ phụ nữ có thai trước sinh từ 2007 đến 2009 đều dưới 100%. Chứng tỏ dịch vụ này tại trạm y tế còn gặp rất nhiều khó khăn từ nguồn lực đầu vào cho đến hiệu quả đầu ra. Trong 3 năm các tỷ lệ trên có xu hướng tăng dần, nhất là tỷ lệ sử dụng, nhưng tỷ lệ sử dụng đủ và tỷ lệ sử dụng hiệu quả tăng chậm không đáng kể (Bảng 3.25).

* So sánh 5 chỉ số logic năm 2009 bằng giám sát trực tiếp 12 tháng liên tiếp với sổ sách báo cáo:

94


Việc theo dòi giám sát 12 tháng liên tiếp năm 2009 cho kết quả chênh lệch thấp hơn so với báo cáo: tỷ lệ sẵn có 87,2% so với 94%; sử dụng 53,33% so với 73,75%; sử dụng hiệu quả 6,67% so với 17,94% (Bảng 3.26). Sự chênh lệch này có thể do hạn chế của công thức khi tính toán con số ước tính đẻ. Điều này cho thấy, việc theo dòi giám sát liên tiếp sẽ giúp cán bộ y tế có được kết quả thực tế hơn.

4.2.2.3. Tình hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ phụ nữ có thai trong và sau sinh

Bảng 4.2. Mức độ bao phủ của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ có thai trong và sau sinh của một số địa phương


Tỷ lệ Kết quả của

Lạng Sơn

Thanh

Long An


nghiên cứu


Hoá


Sẵn có

100

100

99

97

Tiếp cận

72,4

68,9

99

100

Sử dụng

53,33

76,3

97

91

Sử dụng đủ

6,67

36,6

72

58

Sử dụng hiệu quả

0

0

62

58


120


100


80


60


100


100

99

97


100

99


72,4

68,9


97

91

76,3


Nghiên cứu Lạng Sơn Thanh Hoá

72 Long An

62

53,33

40

58 58


36,6


20

6,67

0 0

Đích Sẵn có Tiếp cận Sử dụng Sử dụng đủ SD hiệu quả


Biểu đồ 4.2. Biểu đồ bao phủ của dịch vụ CSSK cho phụ nữ có thai trong và sau sinh của một số địa phương

95


Mức độ bao phủ dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ có thai trong và sau sinh của một số tỉnh đại diện cho các vùng miền cho thấy, tỷ lệ sẵn có rất cao, đạt và gần đạt so với mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, các tỷ lệ còn lại có sự chênh lệch đáng kể giữa vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, Đồng bằng và Nam bộ.

Bảng 4.2 cho thấy, hiện nay dịch vụ chăm sóc trong và sau sinh tại xã còn tồn đọng chủ yếu ở 4 công đoạn. Tỷ lệ sử dụng hiệu quả là 0. Cũng phân tích tương tự như trên, thì vấn đề cần được khắc phục ở đây là phải cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc trong sinh và sau sinh.

* Tỷ lệ tiếp cận trong nghiên cứu này là 72,4% (Bảng 3.27): Tỷ lệ này thấp hơn Thanh Hoá (99%), Long An (100%), tương đương Lạng Sơn (68,9%). Điều này hoàn toàn phù hợp là do đặc điểm địa lý của miền núi khác đồng bằng và khác với đồng bằng Nam Bộ. Yếu tố địa lý đã gây cản trở sản phụ đến đẻ tại cơ sở y tế cũng như cản trở CBYT đến đỡ đẻ tại nhà.

* Tỷ lệ sử dụng thấp 53,33% (Bảng 3.28): tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với Thanh Hoá (97%), Long An (91%) và Lạng Sơn (76,3%). Điều đó chứng tỏ số phụ nữ có thai được cán bộ y tế đỡ đẻ ở các xã miền núi gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả này phù hợp với kết quả bảng 3.18 đó là, phần lớn phụ nữ có thai chọn nơi sinh con ở bệnh viện (63,75%), ở trạm y tế (16,25%), ở nhà có y tế giúp (12,5%), chỉ có 7,5% sinh con tại nhà không có y tế giúp. Tỷ lệ này thấp hơn Lạng Sơn (76,3%), có lẽ do đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án chỉ tập chung khư trú vào nhóm phụ nữ người Dao - là tộc người có đặc thù văn hoá – xã hội khác với các dân tộc khác.

Kết quả bảng 3.17 cho thấy, có 22,5% phụ nữ có thai không đi khám thai lần nào; 8,8% phụ nữ có thai không tiêm phòng uốn ván, chỉ có 53,8% được tiêm phòng đủ 2 mũi uốn ván. Có tới 91,25% sản phụ không được khám trong vòng 42 ngày sau đẻ; 17,5% sản phụ tự chữa khi có các dấu hiệu bất thường (Bảng 3.18). Chứng tỏ công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ trong và sau sinh đã được quan tâm nhưng chưa được giám sát chặt chẽ.

96


Nguyên nhân của tỷ lệ sử dụng thấp có thể do:

- Người dân chưa thực sự tin tưởng vào trạm y tế (Bảng 3.22), người dân không hài lòng về trang thiết bị, không hài lòng về thuốc, về thái độ (Bảng 3.19) như đã phân tích ở trên.

- Vấn đề tiếp cận khó khăn.

- Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế còn yếu, trang thiết bị cho sản khoa còn nghèo nàn (58,82% thiếu phòng khám, thiếu dụng cụ); 35,29% thiếu dụng cụ đỡ đẻ; thiếu nước sinh hoạt (47,06%), Tỷ lệ trạm không có bếp nấu ăn chiếm 58,82% (Bảng 3.9 và Bảng 3.10).

- Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao.

* Tỷ lệ sử dụng đủ thấp (6,67%) và đặc biệt chất lượng của dịch vụ là tỷ lệ sử dụng hiệu quả rất thấp 0% (Bảng 3.28). Kết quả nghiên cứu này thấp hơn nhiều so với Thanh Hoá, thấp hơn so với Long An. Điều này theo chúng tôi là phù hợp vì yếu tố đầu vào của 2 xã nghiên cứu thấp hơn nhiều so với các tỉnh trên. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng hiệu quả của nghiên cứu này là 0 tương tự như ở Lạng Sơn, chứng tỏ dịch vụ chăm sóc sau sinh ở miền núi gặp rất nhiều khó khăn.

* Sự chênh lệch giữa các tỷ lệ trong nghiên cứu này là rất lớn. Trong khi đó, sự chênh lệch này ở các tỉnh Thanh Hoá, Long An, Lạng Sơn thấp hơn. Chứng tỏ công tác chăm sóc SKSS cho phụ nữ sau khi sinh là chưa đồng bộ, chưa đảm bảo chất lượng của loại dịch vụ này. Do đó, địa phương cần phải khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. Vì chỉ có tăng cường chất lượng khám thai, khám thai ít nhất 3 lần, đúng thai kỳ, có CBYT đỡ đẻ, được thăm khám sau khi sinh thì mới góp phần làm giảm tử vong mẹ, giảm tử vong sơ sinh.

Tóm lại, ngoài những nguyên nhân đã phân tích ở trên khiến cho các tỷ lệ này có sự chệnh lệch lớn thì còn có nguyên nhân khác nữa, đó là do những sản phụ đẻ tại nhà thường được mụ vườn đỡ và không được khám sau đẻ. Hơn nữa, người Dao có phong tục kiêng người lạ đến nhà (tục cắm cành cây trước nhà) và bản thân họ cũng kiêng không đi ra ngoài nên đã hạn chế việc đi

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 29/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí