tỷ lệ KSTSR. Những năm gần đây công tác phát hiện và quản lý người mang KSTSR tại cộng đồng được thực hiện bởi sự phối hợp của cán bộ y tế huyện, xã và thôn, trong đó YTTB bước đầu góp phần vào công tác phòng chống sốt rét vì là tuyến y tế cơ sở gần với người dân nhất, thuận lợi để người dân tiếp cận khi có nhu cầu. Các biện pháp được thực hiện đồng bộ, hoạt động tích cực của YTTB, xã, và hoạt động hiệu quả của điểm kính hiển vi XN KSTSR, đồng thời thực hiện giám sát và quản lý bệnh nhân sốt rét: BNSR lâm sàng, bệnh nhân có KSTSR, người mang KST lạnh và các đối tượng nguy cơ dễ nhiễm SR [3], [7], [24].
1.7.2. Tại huyện Ea soup.
Trong những năm trước đây các biện pháp phát hiện và quản lý người mang KSTSR tại cộng đồng chủ yếu dựa vào cán bộ y tế xã và huyện, YTTB lúc đó mới được tổ chức nhưng khả năng còn hạn chế, chưa tham gia nhiều vào các hoạt động của công tác PCSR.
Các biện pháp phát hiện và quản lý người mang KSTSR tại cộng đồng lúc đó được tiến hành theo từng đợt, chủ yếu là do cán bộ y tế huyện phối hợp với cán bộ y tế xã về các thôn trọng điểm thực hiện giám sát dịch tễ SR, trong đó có thực hiện điều tra BNSR lâm sàng và lấy lam máu hàng loạt XN để xác định tỷ lệ KSTSR, các điểm kính hiển vi xã, thôn chưa hoạt động.
Những năm gần đây màng lưới YTTB được tăng cường tập huấn. Trung tâm y tế huyện tổ chức thực hiện Quyết định số: 2442/1997 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế " Về việc ban hành qui định giám sát dịch tễ sốt rét " công tác giám sát dịch tễ SR nói chung trong đó có nội dung giám sát thực hiện các biên pháp phát hiện và quản lý người mang KSTSR tại cộng đồng được triển khai thực hiện về tận YTTB, các điểm kính hiển vi được tổ chức và đi vào hoạt động, biện pháp giám sát phát hiện, quản lý người có nguy cơ mắc bệnh SR, BNSR lâm sàng, BNSR có KSTSR, đã được thực hiện bởi mạng lưới y tế cơ sở cả 3 tuyến huyện, xã và thôn, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, hiện nay công tác phát hiện và quản lý người mang KSTSR tại cộng
đồng còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ người mang KSTSR tại cộng đồng chưa ổn định, số người mắc SR còn gia tăng [2].
+ Nhân viên y tế thôn bản trong phát hiện và quản lý người mang KSTSR:
Theo quyết định số 3653/199/QĐ-BYT ngày 15 tháng 11 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc Quy định chức năng nhiệm vụ của YTTB: hoạt động tại thôn bản có chức năng CSSKBĐ cho nhân dân.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế cơ sở tại một số xã biên giới huyện Ea Soup, tỉnh Đắklắk năm 2008-2009 - 1
- Đánh giá thực trạng phát hiện và quản lý bệnh nhân sốt rét của mạng lưới y tế cơ sở tại một số xã biên giới huyện Ea Soup, tỉnh Đắklắk năm 2008-2009 - 2
- Các Chỉ Số Và Phương Pháp Đánh Giá Trong Nghiên Cứu :
- Kết Quả Điều Tra Kstsr Tại Các Điểm Nghiên Cứu :
- Thực Trạng Hoạt Động Của Điểm Kính Hiển Vi Trong Việc Phát Hiện Và Quản Lý Người Mang Kstsr, Ca Bệnh Tại Cộng Đồng.
Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.
YTTB bản chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Trạm y tế xã, và chịu sự quản lý của trưởng thôn, trưởng bản. Phối hợp với các tổ chức quần chúng, đoàn thể tại thôn bản để triển khai các hoạt động CSSKBĐ tại thôn, bản.
+ Trạm y tế xã tham gia phát hiện và quản lý người mang KSTSR:
Y tế xã là y tế cơ sở nơi nhân dân tiếp xúc đầu tiên của hệ thông y tế, gần gũi với cộng cộng đồng, có chức năng đảm nhiệm các nhiệm vụ CSSKBĐ. Quản lý, theo dòi toàn bộ hoạt động y tế trên địa bàn y tế xã, thôn, y tế tập thể, tư nhân và quan hệ với y tế cơ quan, xí nghiệp, quân y đóng trên địa bàn xã. Y tế xã có nhiệm vụ có nhiệm vụ trọng tâm là truyền thông giáo dục sức khoẻ và phòng chống các bệnh dịch lưu hành tại địa phương. Như vậy đối với các trạm y tế ở các vùng có SR lưu hành, nhiệm vụ tham gia thực hiện các hoạt động PCSR là một nhiệm vụ trọng tâm.
+ Điểm kính hiển vi phát hiện và quản lý người mang KSTSR:
Tại các địa phương có SR của Việt Nam, điểm kính hiển vi được lồng ghép vào các trạm y tế xã hoặc phòng khám đa khoa khu vực, XN viên thông thường là một cán bộ y tế được đào tạo thêm chuyên ngành XN, các điểm kính hiển vi được trang bị kính hiển vi, hoá chất và dụng cụ cần thiết, trực tiếp xét nghiệm các lam máu tìm KSTSR phục vụ chương trình PCSR của địa phương mà trạm y tế phụ trách. Nhiệm vụ của các điểm kính này là tham gia XN để phục vụ chẩn đoán sớm tại trạm y tế cơ sở, quản lý bệnh nhân SR, tham gia vào công tác công tác giám sát dịch tễ và phòng chống dịch. cụ thể là:
- Phát hiện sớm bệnh nhân SR bằng XN chủ động và thụ động, giúp chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời, đúng phác đồ ngay từ tuyến đầu.
- Giám sát dịch tễ, quản lý BNSR, theo dòi diễn biến tình hình SR tại địa phương, nhanh chóng phát hiện các ổ bệnh, ổ dịch để phòng chống có hiệu quả.
- Cải thiện và nâng cao năng lực cho cán bộ y tế xã và trang cấp đầy đủ nguồn lực cần thiết nhằm cải thiện dịch vụ y tế tại cơ sở phục vụ tốt chương trình PCSR và công tác CSSKBĐ.
- Cải thiện và nâng cao năng lực cho cán bộ y tế xã và trang cấp đầy đủ nguồn lực cần thiết nhằm cải thiện dịch vụ y tế tại cơ sở phục vụ tốt chương trình PCSR và công tác CSSKBĐ.
Tại Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chương trình TDSR (1957- 1964) đã thí điểm tổ chức thực hiện một số điểm kính hiển vi, nhằm phát hiện sớm người mắc bệnh SR và người mang KSTST để điều trị sớm, đúng phác đồ. Thí điểm tại Thái Nguyên xây dựng điểm kính hiển vi qui mô 1 kính/20.000 dân, điểm kính đã mang lại kết quả tốt trong việc giảm số người mắc SR [20].
Kết quả các nghiên cứu thực nghiệm các điểm kính hiển vi XN tìm KSTSR đã cho thấy đây là một biện pháp kỹ thuật được sử dụng tận cộng đồng giúp cho việc phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh SR và điều trị kịp thời.
Như vậy tổ chức thực hiện các điểm kính hiển vi là một trong những biện pháp kỹ thuật để phát hiện người mang KSTSR giúp cho nhân viên y tế cơ sở (xã, thôn ) quản lý bệnh nhân SR và ngươì mang mần bệnh SR tại cộng đồng.
Trong những năm 2000-2005 tình hình SR quay trở lại và gia tăng ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt là tại miền Trung- Tây Nguyên. Huyện Ea soup là một huyện miền núi của tỉnh Dak lak, trong những năm qua bệnh SR diển biến phức tạp, số bệnh nhân SR, bệnh nhân tử vong do SR tăng. Để đạt được mục tiêu của chương trình PCSR là giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ chết do
SR và khống chế dịch SR xảy ra, một số biện pháp có tính chiến lược là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế liên quan đến SR tại trạm y tế, tổ chức xây dựng, củng cố các điểm kính hiển vi tại trạm y tế là những biện pháp giúp cho việc phát hiện và quản lý người nhiễm KSTSR, đây là những biện pháp có tính đồng bộ để chẩn đoán sớm, tổ chức điều trị kịp thời ngay tuyến đầu, nhằm hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh SR và hạ thấp tỷ lệ người mang KSTSR trong cộng đồng [8], [9], [10], [15], [23], [25],
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu:
Huyện Ea soup là huyện miền núi, biên giới cách thành phố Buôn Ma Thuộc 70 km về phía Tây. Huyện gồm có 8 trạm y tế xã, thị trấn đang hoạt động phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói chung và tham gia thực hiện các biện pháp PCSR. Tất cả 7 xã, 1 thị trấn của huyện đều nằm trong vùng SRLH, trong đó có nhiều xã SRLH nặng, trong những năm qua và hiện nay đang có số người mắc SR gia tăng và diễn biến phức tạp. Huyện có 3 xã biên giới với Cambodia là : Ea Bung, Ya Tmot và Ea Lop.
- Địa điểm nghiên cứu thực trạng hoạt động của y tế cơ sở ( xã, thôn ) có liên quan đến phát hiện và quản lý BNSR tại cộng đồng gồm: 3 xã biên giới là Ea Bung, Ya Tmot và Ea Lop. Đây là những xã có tình hình SRLH nặng của huyện Ea soup, các khảo sát tại đây nhằm đánh giá thực trạng hoạt động màng lưới y tế cơ sở liên quan đến phát hiện và quản lý BNSR tại cộng đồng.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
2.2.1. Các dịch vụ y tế có liên quan đến phát hiện và quản lý người mangKSTSR của y tế xã và YTTB.
Trạm y tế, cán bộ y tế của 3 xã và YTTB của 3 xã biên giới là đối tượng nghiên cứu thực trạng hoạt động có liên quan công tác PCSR.
2.2.2. Điểm kính hiển vi :
+ Điểm kính hiển vi của 3 xã được chọn.
+ Xét nghiệm viên và cán bộ của 3 Trạm y tế được chọn.
+ Hệ thống sổ sách, hồ sơ lưu trử liên quan đến chương trình PCSR.
+ Hoá chất, y dụng cụ liên quan đến công tác XN tìm KSTSR của điểm kính hiển vi.
2.2.3 Cộng đồng dân sinh sống tại 3 xã được chọn:
- Người dân tại cộng đồng của 3 xã đựơc chọn.
2.3. Thiết kế nghiên cứu:
2.3.1 Cắt ngang mô tả các dịch vụ y tế liên quan SR tại trạm y tế, YTTB.
- Nghiên cứu hoạt động trạm y tế và YTTB: Mục đích của nghiên cứu này là nhằm mô tả thực trạng hoạt động của trạm y tế xã và YTTB trong quá trình thực hiện các biện pháp phát hiện và quản lý BNSR tại cộng đồng.
- Cỡ mẫu nghiên cứu : 3 Trạm y tế và tất cả YTTB của 3 xã được chọn.
- Kỹ thuật chọn mẫu : Chọn tất cả 3 trạm y tế và tất cả YTTB của 3 xã vào mẫu điều tra. Đây là những xã trong 5 năm trở lại đây (2003- 2007) tình hình SR không ổn định, số người mắc SR gia tăng, tỷ lệ KSTSR toàn dân không giảm so với các xã khác trong huyện.
- Xây dựng bộ câu hỏi : Thiết kế xây dựng bộ câu liên quan đến hoạt động của cán bộ y tế xã, YTTB. Sử dụng tiêu chuẩn đánh giá điều hành CSSKBĐ và nâng cao chất lượng hoạt động y tế, các yếu tố đánh giá theo các tiêu chuẩn : Yếu tố sẳn có, yếu tố tiếp, yếu tố sử dụng, yếu tố sử dụng đủ, yếu tố sử dụng tốt [5].
2.3.2 Ngang ở cộng đồng :
Mục đích của nghiên cứu là để xác định tỷ lệ ký sinh trùng trong cộng đồng và kiến thức, thái độ, thực hành của người dân liên quan đến công tác phát hiện và quản lý KSTSR tại cộng đồng.
+ Điểm điều tra : Tại 3 xã đã được chọn
+ Cỡ mẫu : Theo công thức sau [22], [29], [30].
Z2(1-α/2) pq
n = ---------------- x k
d2
Trong đó : Z(1-α/2) là giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị của α=0,05. p : là tỉ lệ KSTSR theo các điều tra trước cho từng vùng dịch tễ. q = ( 1- p)
d : Độ chính xác là khoảng sai lệch mong muốn giữa tỉ lệ thu được từ mẫu (p) và từ tỉ lệ quần thể (P).
k : là hiệu lực thiết kế Chọn α= 0,05, Z(1-α/2) = 1,96; d=0,04.
Theo các báo cáo điều tra trước p = 0,08 ; k=2 (hiệu lực thiết kế). Theo công
thức trên số n của mẫu nghiên cứu được ước lượng như sau [6]: n = 354 cá thể
Để bổ sung cho các trướng hợp không thu thập được số liệu, công thêm 5% vào mẫu, vì vậy ta có mỗi xã cần điều tra khoảng 380 người cho mỗi điểm nghiên cứu.
+ Phương pháp lấy mẫu: Chọn khung mẫu là danh sách các hộ, đơn vị lấy mẫu là hộ, đơn vị quan sát là tất cả các cá thể trong hộ được chọn, mẫu được rút ra theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống với một khoảng cách k.
+ Xây dựng bộ câu hỏi:
+ Phương pháp điều tra bệnh SR tại cộng đồng : Khám phát hiện bệnh nhân sốt rét, lách sưng, đo nhiệt độ ở nách, lấy lam máu XN tìm KSTSR.
2.3.3 Mô tả thực trạng hoạt động điểm kính hiển vi.
Mục đích của nghiên cứu này là mô tả thực trạng hoạt động và vai trò của điểm kính hiển vi trong phát hiện và quản lý người mang KSTSR tại cộng đồng:
+ Cỡ mẫu nghiên cứu : 3 điểm kính hiển vi của 3 xã được chọn.
+ Kỹ thuật chọn mẫu : Chọn chủ đích 3 điểm kính hiển vi tại 3 trạm y tế được chọn.
+ Xây dựng bộ câu hỏi : Thiết kế xây dựng bộ câu liên quan đến hoạt động của XN viên tại 3 điểm kính, nội dung các câu hỏi các hoạt động của điểm kính liên quan đến phát hiện và quản lý người mang KSTSR tại cộng đồng..
+ Phương pháp điều tra và khảo sát :
Khảo sát kỹ năng các bước XN lam máu tìm KSTSR của XN viên, kiểm tra khả năng đọc kết quả của XN viên bằng bốc thăm ngẫu nhiên bộ lam mẫu (10 lam) để soi và trả lời kết quả trong 2 giờ, chọn ngẫu nhiên 10 lam của điểm kính đã có kết quả để kiểm tra lại.
Sử dụng phương pháp quan sát và phỏng vấn với bộ câu hỏi để phỏng vấn XN viên về hoạt động, vai trò của điểm kính đối với hoạt động phát hiện và quản lý BNSR tại cộng đồng.
+ Thời gian điều tra: 8/2007 – 8/2008
2.4. Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu :
2.4.1 Quan sát và phỏng vấn tại Trạm y tế, y tế thôn bản:
Phỏng vấn, quan sát trực tiếp các hoạt động của trạm y tế và y tế thôn bản như khám bệnh nhân SR, kẹp nhiệt, ghi kết quả vào các phiếu điều tra.
Phỏng vấn cán bộ Trạm y tế về các hoạt động khám, phát hiện bệnh SR chủ động và thụ động, các hoạt động giám sát, hỗ trợ YTTB. Ghi các kết quả vào phiếu điều tra.
2.4.2 Điều tra hoạt động điểm kính hiển vi :
Quan sát trực tiếp các hoạt động của XN viên về kỹ thuật lấy lam máu, kỹ thuật nhuộm giêm sa, thời gian trả lời kết quả. Kiểm tra chất lượng soi lam với bộ lam mẫu 10 lam trong vòng 2 giờ đồng thời chọn ngẫu nhiên 10 lam của điểm kính để soi lại. Ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra.
2.4.3 XN tìm KSTSR bằng phương pháp nhuộm giêm sa:
Chuẩn bị lam máu XN tìm KSTSR có kích thước 25 x 75 mm, vị trí lấy mấu ở đầu ngón tay áp út đối với người lớn , trẻ nhỏ có thể ở đầu ngón chân cái [42], [43].
Các bước lấy giọt máu XN như sau:
- Lau sát khuẩn đầu ngón tay bằng bông có tẩm cồn, để cho khô trước khi chích lấy máu.
- Dùng kim chích máu một lần chích nhanh vào đầu ngón tay, bóp nhẹ nặn ra giọt máu đầu tiên và lau đi bằng bông sạch, tiếp theo bóp nhẹ ngón tay lấy 1 giọt máu giữa lam kính để làm giọt mỏng.
- Tiếp tục bóp nhẹ để nặn lấy thêm 2-3 giọt lớn hơn cách giọt mỏng 1cm để lam giọt đàn.
+Kỹ thuật kẹp nhiệt độ nách để phát hiện sốt.