Thông Tin Về Nhân Viên Y Tế Tại Huyện Bạch Thông Năm 2009

49


Bảng 3.8. Thông tin về nhân viên y tế tại huyện Bạch Thông năm 2009


Chỉ số

Số lượng

%

Tổng số CBYT huyện

65

100

Loại hình đào tạo



Tập trung dài hạn

34

52,31

Chuyên tu

12

18,46

Tại chức

19

29,23

Chuyên ngành đào tạo



Đa khoa

18

27,69

Sản khoa

8

12,31

Điều dưỡng

29

44,62

Y học dân tộc

10

15,38

Thâm niên công tác



Dưới 5 năm

38

58,46

Từ 5 năm trở lên

27

41,54

Hoạt động chuyên môn tại trạm



Khám chữa bệnh và kiêm nhiệm

32

49,23

Các chương trình y tế

10

15,38

Điều dưỡng

15

23,08

Y học cổ truyền

8

12,31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người Dao về khía cạnh văn hóa - xã hội tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn - 7

Nhận xét:

Loại hình đào tạo cán bộ y tế chủ yếu là tập trung dài hạn chiếm 52,31%; tiếp đến là tại chức (29,23%) và chuyên tu (18,46%). Năm 2009, chuyên ngành điều dưỡng được đào tạo nhiều nhất (44,62%) nhưng chuyên ngành sản khoa được đào tạo ít nhất (12,31%); đa khoa (26,69%); y học dân tộc được đào tạo ít hơn (15,38%). Hơn nửa số nhân viên y tế của huyện có thâm niên công tác dưới 5 năm (58,46%). Hoạt động chuyên môn tại trạm y tế xã chủ yếu là khám chữa bệnh và các hoạt động kiêm nhiệm (49,23%); hoạt động về điều dưỡng (23,08%); các chương trình y tế (15,38%); hoạt động về y học cổ truyền chiếm tỷ lệ thấp nhất 12,31%.

50


Bảng 3.9. Cơ sở hạ tầng, thuốc và các trang thiết bị tại 17 trạm y tế xã thuộc huyện Bạch Thông năm 2009

Có đủ Không đủ Không có

Chỉ số


1. Cơ sở vật chất


n % n % n %


Nhà trạm

17

100




Số phòng chức năng

4

23,53

13

76,47

Nước sử dụng

6

35,29

8

47,06

3

17,65

Bếp

7

41,18



10

58,82

Hố xí hợp vệ sinh

4

23,53



13

76,47

Điện

4

23,53

13

76,47



2. Trang thiết bị cơ bản


Huyết áp

16

94,12

1

5,88

Nhiệt kế

16

94,12

1

5,88

Ống nghe nội khoa

17

100



3. Dụng cụ khám chuyên khoa


Bộ dụng cụ khám RHM

7

41,18

2

11,76

8

47,06

Bộ dụng cụ khám TMH



4

23,53

13

76,47

Bộ dụng cụ khám mắt

4. Thuốc



2

11,76

15

88,24

Số lượng thuốc BHYT

9

52,9

8

47,1



Loại thuốc BHYT

15

88,2

2

11,8



Quầy bán thuốc

3

17,6



14

82,4


Nhận xét:

- Cơ sở vật chất: Đảm bảo 100% số xã có nhà trạm, nhưng số trạm y tế thiếu các phòng chức năng chiếm tỷ lệ cao 76,47%. Đặc biệt, có 17,65% trạm

51


không có nước sinh hoạt; 58,82% trạm không có bếp; 76,47% trạm không có hố xí hợp vệ sinh; có tới 47,06% trạm thiếu nước sinh hoạt và 76,47% thiếu điện.

- Trang thiết bị cơ bản: Phần lớn các trạm có đủ trang thiết bị khám bệnh thông thường như ống nghe, huyết áp, nhiệt kế. Tuy nhiên, vẫn có 5,88% trạm không đủ các dụng cụ tối thiểu này.

- Trang thiết bị chuyên khoa: Không có trạm nào có đầy đủ dụng cụ khám chuyên khoa tai mũi họng và mắt. Tỷ lệ trạm không có dụng cụ khám chữa răng chiếm 47,06%, khám tai mũi họng 76,47% và khám mắt là 88,24%.

- Thuốc: Có 88,2% trạm y tế đảm bảo đủ chủng loại thuốc cấp phát cho đối tượng hưởng Bảo hiểm y tế theo qui định của Bộ Y tế, nhưng có 47,1% trạm không có đủ số lượng để cấp phát. Đa số trạm y tế không có quầy bán thuốc (82,4%).

Bảng 3.10. Trang thiết bị sản khoa tại 17 trạm y tế xã thuộc huyện Bạch Thông năm 2009

Có đủ Không đủ Không có Trang thiết bị sản khoa n % n % n %

1. Cơ sở vật chất, dụng cụ

Phòng khám sản, phòng đẻ 4 23,53 10 58,82 3 17,65

Bàn khám phụ khoa, bàn đẻ 10 58,82 4 23,53 3 17,65

Dụng cụ khám thai 7 41,18 10 58,82 0

Dụng cụ đỡ đẻ 8 47,06 6 35,29 3 17,65

Dụng cụ KHHGĐ 7 41,18 6 35,29 4 23,53

Cân sơ sinh 15 88,24 0 2 11,76

Cân người lớn 13 76,47 0 4 23,53

2. Thuốc

Oxytoxin 11 64,71 3 17,65 3 17,65

Viên sắt 5 29,41 9 52,94 3 17,65

3. Phương tiện khác

Phiếu khám thai 5 29,41 12 70,59 0

Giấy thử albumin niệu hoặc dung dịch thử hoặc đèn cồn

0 17 100 0

Thước dây 17 100 0 0

52


Nhận xét:

- Cơ sở vật chất: Phần lớn các trạm thiếu phòng khám sản và phòng đẻ.

Có 17,65% trạm không có loại phòng này.

- Dụng cụ y tế: Nhìn chung, các trạm đều được trang bị dụng cụ khám sản khoa nhưng không đầy đủ. Có 58,82% trạm có dụng cụ khám thai nhưng thiếu về chủng loại và số lượng; hơn 1/3 số trạm thiếu dụng cụ đỡ đẻ và kế hoạch hoá gia đình. Tỷ lệ trạm không có dụng cụ đỡ đẻ chiếm 17,65%; không có dụng cụ kế hoạch hoá gia đình 23,53%; không có cân sơ sinh 11,76% và 23,53% không có cân người lớn.

- Thuốc và phương tiện khác: Có 17,65% trạm không có thuốc oxytoxin và viên sắt. Tỷ lệ trạm thiếu viên sắt là 52,94%; thiếu phiếu khám thai 70,59% và 100% trạm không làm xét nghiệm albumin niệu.

Bảng 3.11. Kiến thức của cán bộ y tế về chăm sóc sức khoẻ sinh sản (n = 60)


Xếp loại

Bác sỹ, y sỹ

Nữ hộ sinh, y sỹ sản nhi


Điều dưỡng Tổng


n

%

n

%

n

%

n

%

Giỏi

0


0


0


0


Khá

8

13,33

4

6,67

5

8,33

17

28,33

Trung bình

16

26,67

6

10

12

20

43

56,67

Kém

3

5

0

0

6

10

9

15

Cộng:

27


10


23


60

100

Nhận xét:










Nhìn chung, kiến thức của CBYT xã về chăm sóc sản khoa còn nhiều hạn chế, không có trường hợp nào đạt điểm giỏi, phần lớn kiến thức đạt ở mức độ trung bình (56,67%); có 15% xếp loại kém. Trong đó, tỷ lệ cán bộ điều dưỡng kém về kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản là cao nhất 10%.

- Tỷ lệ khá 28,33%: Trong đó, tỷ lệ khá ở nhóm bác sỹ, y sỹ chiếm 13,33%; nữ hộ sinh (6,67%) và nhóm điều dưỡng (8,33%).

53


- Tỷ lệ trung bình 56,67%: Nhóm bác sỹ và y sỹ chiếm 26,67%; nhóm nữ hộ sinh (10%) và nhóm điều dưỡng (20%).

- Tỷ lệ kém 15%: Nhóm bác sỹ và y sỹ là 5%; nhóm điều dưỡng (10%).

Nhóm nữ hộ sinh và y sỹ sản nhi không có trường hợp nào kém.

Bảng 3.12. Kỹ năng khám thai của cán bộ y tế (n = 60)


Xếp loại

Bác sỹ, y sỹ

Nữ hộ sinh, y sỹ sản nhi


Điều dưỡng Tổng



n

%

n

%

n

%

n

%

Giỏi

0


0


0


0


Khá

7

11,67

4

6,67

4

6,67

15

25

Trung bình

13

21,67

4

6,67

11

18,33

28

46,67

Kém

7

11,67

2

3,33

8

13,33

17

28,33

Cộng:

27

10

23

60

100


Nhận xét:

Nhìn chung, kỹ năng về khám thai của cán bộ y tế còn yếu kém, không có trường hợp nào xếp loại giỏi. Tỷ lệ xếp loại kém về thực hành cao (28,33%). Trong đó, tỷ lệ cán bộ điều dưỡng xếp loại kém về thực hành chăm sóc sức khoẻ sinh sản là cao nhất (13,33%), tiếp đến là nhóm y, bác sỹ (11,67%), nữ hộ sinh và y sỹ sản nhi (3,33%).

- Tỷ lệ khá chiếm 25%: Trong đó, tỷ lệ khá ở nhóm bác sỹ, y sỹ là 11,67%; nữ hộ sinh (6,67%) và nhóm điều dưỡng (6,67%).

- Tỷ lệ trung bình chiếm 46,67%: Nhóm Bác sỹ và y sỹ chiếm 21,67%; nhóm nữ hộ sinh (6,67%) và nhóm điều dưỡng (18,33%).

- Tỷ lệ kém chiếm 28,33%: Nhóm bác sỹ và y sỹ là 11,67%; nhóm điều dưỡng là 13,33% và nhóm nữ hộ sinh và y sỹ sản nhi (3,33%).

* Kết quả phỏng vấn sâu

Để tìm hiểu sự đánh giá của lãnh đạo xã, của chính quyền địa phương về các hoạt động y tế cũng như những bất cập trong việc cung cấp dịch vụ y tế, ý kiến đề xuất giải pháp tăng cường cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế của người

54


dân... chúng tôi tiến hành phỏng vấn ông Nguyễn Văn M (lãnh đạo xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn), ông M cho biết:

... Đây là xã nghèo của tỉnh Bắc Kạn. Y tế còn quá thiếu và quá yếu! Nhà trạm chật chội, không đủ diện tích theo qui định, thiếu nước sạch, cán bộ chuyên môn yếu, tại trạm y tế không thực hiện được các dịch vụ như kế hoạch hoá gia đình (nạo, hút thai), khám chữa bệnh phụ khoa. Bản thân cán bộ y tế thu nhập thấp, không yên tâm công tác. Người dân không tin tưởng vào trạm y tế, họ chỉ đến khám và lấy thuốc với các bệnh thông thường như cảm cúm, đau đầu..., nếu có chữa các bệnh khác thì trạm cũng không làm được, ngay cả nhổ răng cho người lớn họ cũng ra thị xã cách vài chục cây số chứ không đến trạm. Uỷ ban nhân dân xã đều biết các khó khăn đó, nhưng kinh phí hạn hẹp. Vừa rồi trạm y tế đề xuất với phòng y tế huyện cho cán bộ của trạm đi đào tạo nha khoa ở Hải Dương ba tháng, phòng y tế đồng ý nhưng không cho kinh phí nên UBND xã phải trích quĩ ra để chi. Các kỹ thuật khám chữa bệnh phụ khoa cho phụ nữ cũng đã được UBND xã liên hệ và mời bác sỹ Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên lên đào tạo tại chỗ, các bác sỹ hỗ trợ toàn bộ giúp cho địa phương. Trạm cũng đề nghị UBND xã tạo điều kiện cho thu phí thí điểm một số dịch vụ y tế mà bảo hiểm y tế không chi trả, chúng tôi thấy cũng hợp lý để tránh tâm lý ỉ lại của người dân. Thấy người dân cũng sẵn sàng trả tiền, còn rẻ hơn là phải ra ngoài thị xã cách gần 30 cây số...

Cũng tìm hiểu về các vấn đề trên, cuộc phỏng vấn với Bà Đinh Thị T. (trạm trưởng trạm y tế xã Dương Phong) thu được ý kiến:

... Trạm đã cố gắng hoàn thành kế hoạch trên giao, nhưng khó khăn thì nhiều lắm: ngôn ngữ bất đồng, nhà trạm xuống cấp, trang thiết bị nghèo nàn, cho ghế răng nhưng không có dụng cụ chữa nhổ răng. Người dân có thói quen dựa vào bảo hiểm nên việc phải mua thêm các thứ ngoài bảo hiểm hay thắc mắc, khi ốm đau thường tự mua thuốc, bệnh nặng rồi mới đến trạm. Nếu trạm có được các dịch vụ như khám chữa nhổ răng, khám chữa bệnh phụ khoa thì họ cũng đến vì đỡ phải đi mấy chục cây số, cán bộ trạm có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập mà người dân không vất vả. Vấn đề là cơ chế, nếu không lại bị đơn từ kiện cáo thì phiền phức lắm!...

55


Nhận xét:

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, trạm y tế xã còn thiếu rất nhiều trang thiết bị, dụng cụ cho khám chữa bệnh thông thường như ghế răng, bộ dụng cụ nhổ răng, nhà trạm xuống cấp, qui định về thu phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) không chi trả còn nhiều bất cập. Để tăng cường DVYT, có một số giải pháp được đưa ra là: Tăng cường đào tạo chuyên môn cho CBYT bằng cách gửi cán bộ đi đào tạo tập trung hoặc mời giảng viên từ nơi khác đến hướng dẫn trực tiếp. Tăng ngân sách đào tạo cho CBYT. Huy động các cá nhân, tổ chức giúp đỡ thêm. UBND xã đồng ý ra quyết định cho thu phí thí điểm trong 6 tháng đối với một số dịch vụ y tế mà BHYT không chi trả (soi tươi, nhuộm phiến đồ âm đạo...), tổ chức tuyên truyền và khám chữa bệnh phụ khoa, bệnh răng miệng miễn phí mỗi tháng một lần cho tất cả phụ nữ và trẻ em.

* Thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm với các cán bộ của trạm y tế và với người dân nhằm tìm hiểu về hoạt động khám chữa bệnh tại trạm y tế, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, những yếu tố cản trở cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế cũng như đề xuất giải pháp làm tăng cường cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế cho kết quả:

Thảo luận nhóm 1với cán bộ y tế tại 2 xã cho thấy:

- Hoạt động của trạm y tế về khám chữa bệnh: Trạm y tế đã triển khai khá tốt khám chữa bệnh thông thường, các chương trình y tế, đạt và hoàn thành chỉ tiêu trên giao. Riêng dịch vụ chăm sóc răng miệng cho trẻ em chưa thực hiện tốt vì chưa có cán bộ nào được đào tạo, chưa có chứng chỉ hành nghề, dụng cụ không đồng bộ, có trạm còn không có dụng cụ nào, không có ghế nhổ răng. Khám phụ khoa cho phụ nữ cũng thực hiện chưa tốt và chưa đáp ứng được nhu cầu người dân vì thiếu phương tiện để chẩn đoán, chưa được đào tạo kỹ thuật soi tươi, thiếu thuốc điều trị bệnh phụ khoa.

- Nhu cầu của phụ nữ người Dao: Những dịch vụ mà trạm có thể triển khai để đáp ứng nhu cầu của phụ nữ người Dao là dịch vụ chăm sóc răng miệng cho trẻ em; máy khí dung, máy xông mũi họng điều trị viêm mũi họng; kỹ thuật soi tươi và điều trị viêm nhiễm sinh dục cho phụ nữ.

56


- Những yếu tố cản trở người Dao tiếp cận dịch vụ y tế: Phần lớn người Dao có thói quen tự mua thuốc khi ốm đau, hơn nữa do khoảng cách đến trạm y tế khá xa nên người Dao tự điều trị ở nhà, nếu không đỡ mới đến trạm. Bên cạnh đó, các yếu tố như trình độ cán bộ y tế hạn chế, chất lượng các dịch vụ thấp đã làm cho người Dao không tin tưởng nên không đến trạm y tế.

- Trạm có đề xuất để tăng cường sử dụng các dịch vụ y tế hơn thì trước mắt là cần nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị thêm một số thiết bị thiết yếu, đào tạo thêm về chuyên môn cho cán bộ y tế. Người cán bộ y tế cần có trách nhiệm hơn, nhiệt tình hơn, thái độ niềm nở với người dân khi họ đến khám. Bên cạnh đó các chính sách đãi ngộ cũng cần được xem xét thêm. Địa phương cần có cơ chế phù hợp để trạm có thể mở rộng dịch vụ phục vụ nhu cầu nhân dân.

Thảo luận nhóm 2: Buổi thảo luận nhóm được tiến hành với phụ nữ người Dao tại 2 xã cho kết quả:

- Nguyện vọng của người Dao: Người Dao có nguyện vọng được sử dụng dịch vụ khám bệnh thông thường như khám chữa nhổ răng cho trẻ em, khám chữa bệnh phụ khoa cho phụ nữ, bệnh mắt, tai mũi họng... Người Dao sẵn sàng trả tiền cho các dịch vụ với giá tương đương so với khu vực thị xã (theo họ như vậy vẫn rẻ hơn vì không mất tiền xăng xe và không tốn thời gian)

- Đề xuất của phụ nữ người Dao: Trạm nên mở rộng thêm các dịch vụ với giá cả hợp lý để họ có cơ hội được sử dụng vì nếu không họ vẫn phải ra thị xã rất xa lại tốn kém mất nhiều thời gian. Thuốc phải có đầy đủ, thái độ thầy thuốc phải ân cần, chăm sóc chu đáo hơn.

Nhận xét:

Kết quả thảo luận nhóm với CBYT và phụ nữ người Dao cho thấy:

- Về phía người Dao: Người Dao có nhu cầu cao về các dịch vụ y tế thông thường như khám chữa bệnh răng miệng, bệnh phụ khoa, tai mũi họng... đặc biệt cho trẻ em và phụ nữ.

- Về phía CBYT: Hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu trên nếu được trang bị đầy đủ dụng cụ, được đào tạo chuyên môn, tăng cường hoạt động TT - GDSK.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2022