Xây Dựng Và Củng Cố Hệ Thống Thành Lũy

không tiếp tế kịp thời. Và xin cho thổ mục, thổ hào, man trưởng, bang trưởng đều được trưng dụng hương binh. Người nào mộ được 50 tên, bổ thụ cho chức cai đội, được 500 tên, bổ thụ cho chức quản cơ, cùng trông coi thống thuộc nhau. Khi vô sự thì cùng nhau yên nghiệp cày cấy, hữu sự thì bắt họp lại hết cả, tính ngày cấp lương, cho đi bắt giặc, thì nơi biên giới có thể vô sự được [82, tr. 320]. Lời tâu trên của Duy Kỳ được nhà vua hết sức ủng hộ.

Mục đích và nội dung của quy chế trưng dụng hương binh theo lời chỉ dụ của vua Gia Long là “dân thứ các ngươi phục dịch nhọc mệt đã lâu ngày, vốn muốn cho được nghỉ ngơi, nhưng ở biên cương có việc, phải phòng bị trước. Vậy nghị trưng hương binh cứ 2 đinh thì lấy 1, biên thành cơ đội, lệ theo trấn để đợi lệnh phát động. Sau khi công việc yên rồi, sẽ thả về nhà. Vả việc điều động ngày nay dẫu có phiền nặng, nhưng có việc thì làm lính, không việc thì làm ruộng, so với quân tòng chinh lâu dài thì cũng yên nhàn hơn. Lại quan viên hưu và nghỉ thuộc thành đều là những người nanh vuốt cũ của ta, nay nên đem hết sức thừa của các ngươi, vì nước chịu nhọc mệt, ngày khác biên cương không còn gió bụi, muốn làm quan hay không muốn làm quan trẫm cũng không cưỡng các ngươi” [76, tr. 836].

Thực tế, việc trưng hương binh ở các tỉnh thượng du thực tế cũng không đạt hệu quả như mong muốn bởi lẽ số dân ở đây thưa thớt và lưu động nhiều. Theo như chỉ dụ của vua Thiệu Trị năm 1846 thì “Các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Quảng Yên đã tuân lệnh làm lại sổ đinh. Đến năm Tân Sửu sai quan đến duyệt tuyển. Nhưng số đinh 6 tỉnh ấy cũng không đuợc mấy, đã có Chỉ hoãn cho, đợi đến năm Thiệu Trị 1847, theo lệ thi hành. Nay trẫm nghĩ rằng những tỉnh ấy phần nhiều là dân ở biên giới. Nếu nhất loạt theo lệ sai quân đến duyệt tuyển, thì dân ấy đến tỉnh chờ đợi, thêm nhọc sức tốn của. Chả ngại gì, tùy nghi mà làm, và lần này cho quan các tỉnh ấy tự làm việc ấy” [76, tr. 836]. Do việc tuyển binh tại chỗ gặp

nhiều khó khăn nên khi vùng biên có việc cần kíp, quân lính của triều đình vẫn là lực lượng quan trọng trợ giúp cho quân địa phương.

Như vậy, từ thời Gia Long đến thời Tự Đức, quân đội nhà Nguyễn được xây dựng với đội ngũ ngày càng chính quy và tiến bộ hơn. Đến thời Tự Đức do nhà nước phải đối phó với các cuộc nổi dậy và các nhóm phỉ ở khắp các địa phương trong cả nước nên việc vò bị ngày càng được chú ý hơn. Các đội quân chủ lực ở hai binh chủng là bộ binh và thủy binh được nhà nước quan tâm xây dựng với trang bị vũ khí nhiều loại, từ cổ truyền đến hiện đại như súng ống, đại bác nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ của quốc gia. Đối với những vùng biên giới miền núi, triều đình đã biết sử dụng thổ mục, thổ binh bởi triều Nguyễn đã sớm hiểu rò tác dụng của đội quân này. Tuy không được tổ chức và tập luyện chính quy như quân lính ở Kinh thành và các tỉnh đồng bằng, nhưng lại có lợi thế riêng trên địa bàn sinh sống của họ. Thực tế đã chứng minh sự góp sức đắc lực của đội quân địa phương trong việc trợ giúp quân triều đình để dẹp yên các nhóm thổ phỉ tràn từ Trung Quốc sang cướp bóc nhân dân ta.

3.1.2. Xây dựng và củng cố hệ thống thành lũy

Cùng với các đội quân được xây dựng chính quy, nhà nước thời Nguyễn cũng chú ý đến việc xây dựng hệ thống công sự dày đặc, cả trên đất liền và trên biển. Trong kiến trúc quân sự dưới triều Nguyễn, người ta biết nhiều đến kiến trúc kiểu Vauban mô phỏng kiểu Pháp.14 Từ Kinh thành, thành trấn, thành tỉnh, thành phủ, huyện đến các pháo đài đồn canh được xây dựng theo một quy cách nhất định. Trong buổi đầu thành lập, Gia Long đã cho duy trì hai khu vực hành chính là Bắc Thành và Gia Định thành với hai tòa thành


14 Kiến trúc Vouban được du nhập vào nước ta vào thế kỷ XVIII bởi kiến trúc sư Nguyễn Văn Tín, nhưng đến thời Nguyễn thì kiểu kiến trúc này được áp dụng rộng rãi. Theo đó, những trấn quan trọng đều được xây dựng thành các thành lũy để phòng ngự. Kiểu kiến trúc Vouban phản ánh thế phòng ngự hơn là nhằm mục đích tấn công.

lớn là thành Gia Định và trấn thành mới ở Hà Nội. Đây là hai tòa thành kiên cố được xây dựng ở hai khu vực Nam Bắc. Sau khi Minh Mệnh bãi bỏ các Tổng trấn, chia cả nước thành 29 tỉnh, mỗi tỉnh đều xây dựng một thành tỉnh làm nơi đóng quân thường trực của tỉnh với quy mô khác nhau. Dưới tỉnh, các phủ, huyện châu đều có quân đội đồn trú và được xây dựng thành. Có nơi xây gạch đá kiên cố, có nơi là thành đất hoặc hàng rào tre và có cổng xây chắc chắn. Ở các châu miền núi thì thành thường chỉ có một hàng rào tre bảo vệ.

Kích thước, quy cách xây đắp các thành phủ huyện cũng được triều đình quy định rò ràng. Năm 1819, Minh Mệnh sai triều thần bàn bạc, xét định quy thức xây dựng phủ lỵ, huyện lỵ cho các địa phương. Những phủ huyện nào chưa xây thành cho phép chọn địa thế phù hợp, ở trung tâm để xây dựng lỵ sở nhà cửa và thành đất. Quy mô lỵ sở cấp huyện nhỏ hơn cấp phủ, còn thành rộng hay hẹp đều tùy theo số nhân viên nhiều hay ít mà định [77, tr. 696]. Quy cách được quy định năm này như sau: thành phủ huyện đều cao 5 thước, dưới rộng 5 thước, trên rộng 3 thước, nếu 2 viên tri phủ, đồng tri phủ, thì bốn mặt thành mỗi mặt dài 170 thước; huyện nào có 2 viên tri huyện, huyện thừa thì mỗi mặt dài 160 thước, nếu chỉ một tri huyện thì mỗi mặt dài 140 thước; trước sau thành đều mở mỗi mặt một cửa, xây bằng gạch, cánh cửa bằng gỗ, cửa đằng trước trên khắc 5 chữ “Mỗ phủ huyện lỵ sở”, thếp bạc sơn đen; công đường phủ huyện đều 3 gian hai chái lợp ngói, 2 viên thì chia làm tả đường, hữu đường, 1 viên thì nhà làm vào giữa hai bên trước công đường, mỗi bên làm 1 nhà tranh, mỗi cái 3 gian 2 chái, bên tả, bên hữu ngoảnh lại với nhau, một bên làm thư phòng nha lại, một bên làm trại lính lệ.

Năm 1822, sau khi tiến hành chuyến tuần du Bắc Kỳ, nhà vua ra lệnh cho quan Thống quản là Nguyễn Khắc Tuấn đốc thúc quân ở Bắc Thành sửa lại trấn thành tỉnh Hưng Hóa. Thành này thuộc xã Trúc Phê, huyện Tam Nông, khuôn khổ cũ thấp và hẹp. Sau khi đắp xong, thành đã được mở rộng ra

khá nhiều. Minh Mệnh năm 1823, Quan Bắc Thành tâu rằng: “Xã Lư Khê, châu Thuỷ Vĩ, trấn Hưng Hoá giới hạn giáp châu Văn Bàn, phía trên cách Bảo Thắng 2 ngày đường, phía dưới cách đồn Trấn Hà một ngày đường, mà ven sông đều khe núi, là nơi quan yếu trên đường thuỷ của Bắc Thành, nay việc quân đã xong, xin đặt bảo ở đấy để nghiêm phòng thủ”. Vua chuẩn theo lời xin của quan Bắc Thành, đồng thời cho đội trưởng châu Chiêu Tấn là Điêu Doãn Hiển làm Chánh đội trưởng, đem 100 binh thổ và dân thổ đóng giữ ở xã Lư Khê. Lại cho Chiêu thảo Đồng tri là Điêu Quốc Thể làm Phòng ngự sứ, vẫn giữ bảo Bảo Thắng, Chánh đội trưởng là Sầm Nhân Trang làm Cai đội, giữ bảo Trấn Hà, Thổ tù Đinh Công Dụng làm Đội trưởng, giữ bảo Đông Quang.15

Theo đề nghị của Tuần phủ Lạng Sơn là Hoàng Văn Quyền, năm 1832 Minh Mệnh xuống chiếu cho đắp lại thành tỉnh Lạng Sơn. Theo lời tâu của Tuần phủ thì Tỉnh thành xây đắp không biết từ đời nào, nay bốn mặt, gạch và đất nhiều chỗ sút lở, nhưng quy chế kiến trúc so với các tỉnh khác có thể là rộng hơn, mà nền móng lại rất bền chặt, nên theo như cũ mà đắp thêm, cũng có thể mạnh được phên dậu mà khoe là hiểm trở, nay xin theo như cũ mà đắp lại. Cũng trong năm đó quan Tổng đốc là Lê Đại Cương với Thự phủ là Nguyễn Hữu Khuê của tỉnh Tuyên Quang xin cho đắp lại thành Tuyên Quang “Trước kia thành vừa lệch vừa hẹp, nên xin đắp rộng thêm ra, trước sau đều dài 55 trượng, tả hữu đều dài 65 trượng mà xây bằng đá ong, di chuyển hành cung lên trên đỉnh núi đất và dựng cột cờ [73, tr. 65]. Vua Minh Mệnh cũng cho sửa đắp lại tấm bia ở bờ sông Đổ Chú, thuộc tỉnh Tuyên Quang.

Qua các tài liệu còn lại, chúng ta có thể thấy hệ thống các thành tỉnh ở các tỉnh biên giới phía Bắc được thống kê trong cuốn Đồng Khánh địa dư chí như sau:


15 Bảo Thắng, Thuỷ Vĩ, Trấn Hà đều thuộc châu Văn Bàn, Đông Quang huyện Trấn Yên.

- Thành tỉnh Quảng Yên: Chu vi dài 295 trượng. Được xây gạch năm Tự Đức thứ 12 (1859). Mặt trước cao 9 thước, ba mặt trái và sau cao 8 thước. Mở 3 cửa tiền, tả và hữu. Toàn bộ khu thành chia làm 4 đoạn: đoạn trước rộng 38 trượng 2 thước, đoạn giữa rộng 36 trượng 4 thước 8 tấc; đoạn tiếp theo rộng 2 trượng 9 thước; đoạn sau rộng 6 trượng 5 thước 2 tấc. Từ cửa tiền đến sau núi dài 82 trượng 8 thước. Ngoài cửa thành mỗi cửa đều đắp lũy đất hình trăng nhọn [99, tr. 395].

- Thành tỉnh Lạng Sơn: Ở địa phận xã Mai Pha, châu Ôn. Thành xây bằng gạch, chu vi 593 trượng, cao 7 thước 6-7-8 tấc không đều nhau. Trên mặt thành có tụ thành cao 2 thước 5 tấc. Thành có 4 cửa. Góc Tây nam có núi đất bao bọc, bên trong có thành núi đất, chu vi dài 145 trượng, cao 5 thước, giống hình chiếc quạt cho nên gọi là Đoàn thành. Phía ngoài không có hào nhưng phía đông bắc có sông Kỳ Cùng bao bọc. Phía đông từ thân thành đến bờ sông 6 trượng, phía bắc từ chân thành đến bờ sông 13 trượng. Phía tây nam là bãi trống. Phía Nam từ chân thành đến núi Dương Lĩnh dài 155 trượng. Phía nam từ chân thành đến núi Dương Cốc dài 10 trượng 15 thước 3 tấc [99, tr. 593].

- Thành tỉnh Cao Bằng: Chu vi dài 176 trượng 1 thước, thuộc địa phận xã Gia Cung huyện Thạch An. Thành đắp bằng đất, trên trồng rào tre, thân thành cao 7 thước, chân thành dày 1 trượng. Mặt phải và mặt sau thành mỗi mặt có đắp 1 ụ súng hình bán nguyệt. Mặt trước và mặt trái có hai cổng thành xây bằng gạch. Ba mặt trái, phải và sau có hào (hào trái rộng 1 trượng 3 thước, sâu 5 thước. Hào bên phải rộng 1 trượng, sâu 1 trượng. Hào phía sau rộng 1 trượng 2 thước, sâu 1 trượng). Mặt hào giáp với chân thành, các bờ hào đều có trồng tre. Mặt trước cách thành 1 trượng 3 thước cũng trồng một hàng lũy tre, bao thẳng tới góc hào bên trái và bên phải. Phía ngoài lại đặt một tiền đồn, chu vi dài 140 trượng 8 thước (phía nam 41 trượng 5 thước, phía bắc

50 trượng 3 thước, phía đông 28 trượng, phía tây 21 trượng). Lũy đất ba mặt trước, trái, phải đều cao và dày gần 3 thước, trên lũy đều trồng hàng rào tre [99, tr. 651].

- Thành tỉnh Hưng Hóa: Ở địa phận xã Trúc Phê, huyện Tam Nông. Thành xây bằng đá ong, chu vi 316 trượng 9 thước 8 tấc, cao 1 trượng 2 thước 1 tấc. Thành có 4 góc, dày 9 thước, 1 tấc, có 4 cửa. Xung quanh có hào, rộng 2 trượng 8 thước, sâu 9 thước [99, tr. 703].

- Thành tỉnh Thái Nguyên: Thuộc phường Đồng Hòa huyện Đồng Hỷ. Thành đắp đất hình vuông, chu vi 325 trượng 7 thước 2 tấc. Thân thành từ chân đến vai cao 5 thước, mặt thành rộng 4 thước 5 tấc, chân thành rộng 1 trượng 8 thước. Trên vai thành đắp thêm một cấp ụ tường cao 2 thước. Mặt thành và chân thành đều rộng 2 thước. Mở 4 cửa, đều xây gạch, ngói. Tên mỗi cửa đều có vọng lâu. Ngoài thành có hào, mặt hào rộng 2 trượng, lòng hào sâu 5 thước [99, tr. 787].

- Thành tỉnh Tuyên Quang: Thuộc địa phận xã Ỷ La. Thành xây bằng đá ong, chu vi 159 trượng 8 thước 8 tấc, cao 9 thước 7 tấc, mở 3 cửa (phía sau sát núi không mở cửa). Ba mặt (trước, sau, bên phải) có hào rộng và sâu từ 5 thước đến 1 trượng không đều nhau (vì nhiều đá cứng không đào sâu được). Mùa hè và mùa thu hào nhiều nước, mùa xuân mùa đông nước cạn. Phía bên trái thành nhìn xuống dòng sông. Hai cửa trước, sau đều có 2 lớp. Trước cửa trong đắp lũy đất cao 6 thước. Bên ngoài thành tỉnh có thành bao (la thành) ba mặt trước, sau và bên phải cũng đắp bằng đất, chu vi 642 trượng 5 thước, cao 3 thước. Tường thành bên trái khống chế bờ sông, phía ngoài trồng tre vầu. Huyện lỵ huyện Hàm Yên và cư dân các phố đều ở bên trái [99, tr. 853].

Ngoài hệ thống thành tỉnh, thành phủ, huyện cũng được xây dựng với số lượng lớn. Năm 1829, Minh Mệnh xuống Dụ: Phủ huyện có thành và hào là để phòng thủ, nhưng công trình lớn không thể nhất tề xây được nên nhà

nước cho tiến hành xây ở từng địa phương. Nhà vua và các đình thần bàn bạc về việc xây dựng thành tỉnh Hải Dương và Quảng Yên. Quan tỉnh Quảng Yên tâu rằng: Cửa bể Đồ Sơn trong có sông, ngoài giáp bể, 4 mặt thông với các nơi, địa thế xung yếu như vậy việc phòng không thể thiếu được. Địa phận xã Minh Liễn và xã Chu Dũ tiếp giáp 3 ngả đường thật là xung yếu, lũ gian thương ẩn nấp ở đó, xin đặt một đồn binh to phái chức Quan cơ ở tỉnh lãnh binh thuyền đi trước để trú phòng bờ bể. Đồng thời mở rộng đồn Yên Khóa, đắp bằng đất và làm trại lính, phái 100 tên lính và 2 chiếc thuyền để trú đóng [73, tr. 55].

Năm 1830, trên cơ sở lời bàn tâu của đình thần Minh Mệnh nhận định rằng: Địa thế các phủ có chỗ xung yếu, có chỗ không xung yếu lắm, quy mô xây đắp cũng nên xét chỗ gấp, chỗ hoãn mà làm trước làm sau khác nhau và xuống lệnh cho đắp trước các thành phủ Ứng Hòa, Khoái Châu ở Sơn Nam, Kiến Xương, Thái Bình ở Nam Định, Vĩnh Tường, Lâm Thao ở Sơn Tây, Thuận An (nay là Thuận Thành), Lạng Giang, Kinh Môn, Ninh Giang [78, tr. 10]. Tháng 9 năm đó, nhà vua cho phép các phủ huyện đều gia cố thành trì theo đúng quy cách của Bộ nêu ra. Về sau nếu có sửa đổi nhỏ phải có bản vẽ do Bộ Công đóng ấn triện mới được thi hành. Quy cách được Bộ đưa ra như sau: Thanh phủ ngoài cao 9 thước, trong cao 6 thước, giữa lấp đất, mặt dày 7 thước 7 tấc, chân dày 7 thước 9 tấc, thành huyện ngoài cao 8 thước 5 tấc, trong cao 5 thước 5 tấc, giữa lấp đất, mặt dày 6 thước 3 tấc 5 phân. Chân rộng 6 thước 5 tấc. Đến năm này, cho xây dựng theo thể thức phủ Lý Nhân, ngoài cao 7 thước 2 tấc, trong cao 4 thước, mặt dày 8 thước, chân rộng 1 trượng 5 thước, thành huyện theo cách thức thành hai huyện Nam Xang và Duy Tiên, ngoài cao 7 trượng 2 tấc, trong cao 3 thước 7 tấc, mặt dày 8 thước 3 tấc, chân

dày 1 trượng 5 thước [78, tr. 102].

Hệ thống đồn, bảo, ải, và pháo đài cũng được xây dựng ở những nơi

xung yếu trên đất liền cũng như những cửa sông, cửa biển. Đây là những đối tượng phòng thủ được triều đình rất coi trọng. Những đồn bảo này được xây dựng khá kiên cố và có trang bị tương đối tốt. Các đồn bảo này đều được cắt cử quan chuyên trách đóng ở đó thường xuyên hoặc cắt cử thay phiên nhau tùy theo mức độ công việc nhiều hay ít. Các chức quan đứng đầu cũng được quy định cụ thể. Những năm đầu triều Gia Long, đặt Thủ ngự các quan tấn đều 1 người. Theo thống kê từ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, số đồn, lũy, bảo, ải ở các các tỉnh thành Ngoại trấn là:

Tỉnh

Số Đồn

Số Lũy

Số Bảo

Số Ải

Quảng Yên

3

(Đồn Nhất Tự, Đồn Độ La, Đồn Đôn Cốc)


9

(Bảo Yên Khoái, Bảo Ninh Hải,

Bảo Tĩnh Hải,

Bảo Thiếp Hải, Bảo Chàng Sơn, Bảo Đồng Nhân, Bảo Định Lập, Bảo Cẩm Phả, Bảo Bắc Nham)

8

(Ải Quỳ Ma,

Ải Bắc Cương, ải Thác Mang, Ải Bạch Thạch, Ải Thôn Thiên, Ải Hoàng Trúc, Ải Bương,

Ải Lý Lê

Lạng Sơn

5

(Đồn An Khuyến, Đồn Đồng Bộc, Đồn Na Dương, Đồn Yên Châu, Đồn Kim Cức)


5

(Bảo Quang Lang, Bảo Mai Sao, Bảo An Châu, Bảo Suất Lễ, Bảo Thanh

Mật)

3

Ải Du Thôn, Ải La,Ải Ủy Môn,

Tuyên Quang

7

(Đồn Hà Dương, Đồn An Long, Đồn Bắc Pha, Đồn Bản, Đồn Vĩnh Điện, Đồn Để Định, Đồn Vị Xuyên)


7

(Bảo Ngọc Long, Bảo Bá Cầu,

Bảo Đường Lang, Bảo La Hiên, Bảo Xuân Dương, Bảo Chợ Rã, Bảo xã

Thượng Lãm)


Thái Nguyên

3

(Đồn Phong Huân, Đồn Tư Lập, Đồn Thượng Lãm)

3

(Lũy Xuân Dương, Lũy

10

(Bảo La Sơn Bảo Bá Cầu

2

(Ải Đồng Mụ, Ải Bắc Cạn)



Yến Lạc, Lũy

Bảo Lai Hiên




Lãng Sơn)

Bảo Đô Thị





Bảo Ngọc Long





Bảo Đường Long





Bảo Xuân Dương





Bảo Dã Thị





Bảo Đạo Sử





Bảo An Vinh)


Hưng Hóa

6

(Đồn Nà Thông, Đồn Trấn Hà,

Đồn Bách Lẫm, Đồn Bằng La,


5

(Bảo Quỳnh Lâm, Bảo

Vạn Bờ, Bảo Bảo Nghĩa,



Đồn Hạ Lộ, Đồn Vạn Bờ)

Bảo Phong Tho, Bảo Ninh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc 1802 - 1858 - 10

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí