Tình Hình Nghiên Cứu Ý Thức Nữ Quyền Trong Thơ Nữ Việt Nam Giai Đoạn Từ 1986 Đến Nay

đăng trên tạp chí Tác phẩm mới, số 3/1996. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra thể loại tự truyện là đặc trưng và chiếm ưu thế trong văn học đương thời, nó tỏ ra phù hợp với tâm lí của phái nữ. Những đặc điểm được phân tích trong bài viết này sẽ tiếp tục được Phương Lựu đào sâu phân tích trong chuyên luận “Lý luận văn học hậu hiện đại” [125] với những phác thảo diện mạo mang tính hàn lâm về lí thuyết phê bình nữ quyền. Cũng trong năm này, cuốn sách nổi tiếng Giới thứ hai của nhà nữ quyền luận người Pháp Simone de Beauvoir được dịch và giới thiệu ở Việt Nam đã tạo điều kiện cho học giả Việt được tiếp cận gần gũi với những tư tưởng nữ quyền Tây phương. Đây là một nỗ lực đáng ghi nhận của giới dịch thuật trong vai trò là cầu nối độc giả Việt Nam với những tri thức nữ quyền thế giới.

Khép lại giai đoạn này, vấn đề nghiên cứu ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam nhìn chung vẫn dừng lại ở mức khiêm tốn cả về số lượng lẫn diện tiếp xúc giữa người nghiên cứu, phê bình và đối tượng của nghiên cứu, phê bình (các hiện tượng văn học). Lí do giải thích cho tình trạng này là các nhà thơ nữ thuộc thế hệ 7x, 8x - lực lượng sáng tác chủ đạo của thơ thể hiện ý thức nữ quyền vẫn chưa xuất hiện một cách rầm rộ, đông đảo như ở những giai đoạn sau.

1.1.1.4. Từ 1999 đến 2006

Chúng tôi chia sẻ với ý kiến của Nguyễn Thị Thanh Xuân khi chị cho rằng đây là “giai đoạn bùng nổ” của phê bình nữ quyền ở Việt Nam [272]. Nguyên nhân chính có thể giải thích ở đây là những nỗ lực của các trang mạng tiếng Việt ở hải ngoại như talawas.com, tienve.org, damau.org... đã liên tục giới thiệu một cách sâu rộng lí thuyết phê bình văn học nữ quyền ở Việt Nam tiêu biểu là chuyên đề “Tình yêu, tình dục và phái tính trong văn học”. Có thể kể đến các bài viết như “Nữ quyền luận” [155], Nữ quyền và đồng tính luận” [156], “Chuyện hiếp dâm và vấn đề phái tính trong văn học Việt Nam” [157] của tác giả Nguyễn Hưng Quốc; “Phụ nữ và văn chương” của Châm Khanh [81]; “Dục tính trong văn chương và vấn đề đạo đức” của Hoàng Ngọc Tuấn [239]; “Dục tính: chân móng hay đỉnh tháp văn chương” của Nguyễn Hoàng Đức [43]; “Tính dục trong văn học Việt Nam dưới

cách nhìn của đạo lí hồn nhiên và của đạo lý học thuyết” của Nguyễn Hữu Lê [101]...

Trong bài “Chuyện hiếp dâm và vấn đề phái tính trong văn học Việt Nam” [157], tác giả Nguyễn Hưng Quốc đã có những phân tích khá sắc sảo khi xem vấn đề tình dục, chuyện hiếp dâm không đơn giản là vấn đề tội phạm mà trở thành một vấn đề của phái tính trong văn học Việt Nam. Tác giả viết: “trong văn học, hiếp dâm không được mô tả như một tội phạm. Nó chỉ đơn thuần là một sự kiện, một thứ tai nạn, hay có khi, lạ lùng hơn, một thứ “may mắn” đối với nạn nhân”. Từ những dẫn chứng trong văn học Việt Nam, Nguyễn Hưng Quốc đã đề cập đến vấn đề cốt lòi của nữ quyền đó là sự khống chế ngôn ngữ của nam giới (duy dương vật luận) trong văn học mà đôi khi phía nữ giới mặc nhiên thừa nhận trong vô thức như câu chuyện hiếp dâm hay thông dâm kia. Theo đó, “người ta viết và đọc bao giờ cũng như một người nam hoặc một người nữ chứ không bao giờ như một người chung chung”. Và như vậy, muốn giải phóng được nữ giới phải giải phóng được ngôn ngữ, phải chống lại sự nam hóa trong ngôn ngữ.

Trong bài viết “Phụ nữ và văn chương”, tác giả Châm Khanh đã tiến hành thống kê và đặt lại vấn đề về phê bình nữ quyền ở Việt Nam theo tiến trình từ đầu thế kỉ XX đến năm 2000. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến nhiều nhận định của các học giả nổi tiếng đã từng nhận xét về âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam như Hoài Thanh, Phan Khôi, Vò Phiến, Đặng Anh Đào, Vương Trí Nhàn... Tác giả Châm Khanh đã đề cập đến sự cần thiết trong việc tiến hành nghiên cứu và chỉ ra nét khác biệt giữa văn học của nữ giới và nam giới [81].

Tác giả Hoàng Ngọc Tuấn đã viết một tiểu luận trong chuyên đề “Tình yêu và tình dục trong văn chương” với tựa đề “Dục tính trong văn chương và vấn đề đạo đức” [239]. Trong bài viết của mình, nhà nghiên cứu này đã đưa ra được một cái nhìn tương đối tổng quát về những chuyển biến và tiến bộ của phê bình nữ quyền. Theo ông, thoạt đầu, đề cao dục tính là tinh thần phản kháng bồng bột, về sau, các nhà văn nữ đã tỏ ra bình tĩnh hơn, sáng suốt hơn trong việc giải phóng phụ nữ khỏi

những ràng buộc phái tính và dục tính để hướng đến những giá trị tinh thần bình dị của con người là hạnh phúc, tự do, gia đình, tình yêu, chiến tranh, đạo đức...

Nguyễn Hoàng Đức đã đề cao vai trò của tình dục trong việc giải phóng phụ nữ. Trong bài “Dục tính: Chân móng hay đỉnh tháp văn chương” ông viết: “Cuộc giải phóng phụ nữ là cuộc cách mạng về nhân vị và nhân tính, nâng phái yếu lên ngang tầm bình đẳng với đàn ông, một cuộc cách mạng từ cổ chí kim chưa từng có... Hoàn toàn, có thể nói, thế kỷ XX là thế kỷ giải phóng phụ nữ, đó cũng chính là sự thiết lập tự do giới tính - và tất yếu dẫn đến tự do tình dục” [43].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Nhìn chung, phê bình nữ quyền giai đoạn này hướng đến cuộc giải phóng phụ nữ, giải phóng tình dục. Bởi lẽ, đàn bà cũng là con người, họ có quyền phát biểu khát vọng dục tính của mình, họ cũng có quyền chủ động trong đời sống tình dục. Điều này cũng dễ hiểu khi một số nữ nhà văn xây dựng những nhân vật nữ trong tác phẩm của mình luôn giành thế chủ động và sử dụng đàn ông như một thứ công cụ nhằm thỏa mãn khát vọng cá nhân và bản năng tốt đẹp.

1.1.1.5. Từ 2006 đến nay

Ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay qua một số trường hợp tiêu biểu - 3

Giai đoạn này được xem là thời kì phát triển của phê bình nữ quyền ở Việt Nam. Việc vận dụng lí thuyết phê bình đã có sự thận trọng hơn, khách quan hơn. Hoạt động phê bình đã bắt đầu có sự phân hóa theo những khuynh hướng khác nhau khi tiếp cận văn học nữ ở Việt Nam, nhất là những hiện tượng của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Chúng tôi đồng tình với ý kiến của tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân trong công trình “Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại” khi phân loại các bài viết về văn học nữ quyền trong giai đoạn này thành ba khuynh hướng là: nghiên cứu văn học nữ thiên về dục tính/sex; nghiên cứu văn học nữ thiên về nữ tính/ thiên tính nữ; nghiên cứu văn học nữ trên bình diện nữ quyền [272].

Khuynh hướng nghiên cứu văn học nữ thiên về dục tính/sex là những bài viết lấy đối tượng là yếu tố sex trong sáng tác của các cây bút nữ để nghiên cứu. Có thể dẫn ra đây một số ý kiến như sau:

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gọi đề tài sex trong văn học Việt Nam là “hiểm địa”, miền cấm. Trong bài “Tính dục trong văn học hôm nay”, ông xem “Cái hiểm địa ấy vừa là cánh cửa sinh ra ta mà cũng là nấm mồ chôn ta”. Từ nhận xét này, Nguyễn Huy Thiệp đã đánh giá cao các nhà văn nữ với việc khai hóa đề tài tính dục mà hiện tượng Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu là một điển hình cho văn chương viết về sex ở Việt Nam [187].

Nguyễn Vy Khanh trong bài “Tản mạn về dục tính và nữ quyền” đã lấy các sáng tác tiểu thuyết đô thị miền Nam để đưa ra khái quát như sau: “... từ cuối thập niên 1960, người viết nữ đã mạnh bạo đi xa hơn, tự tin hơn với những vấn đề phụ nữ được chính thức trương lên chữ nghĩa”. Ở một điểm khác, tác giả bài viết cho rằng: “Văn chương dục tính hay có dâm tính lại do người nữ viết hình như hấp dẫn hơn vì cũng hình như có tính tự thuật nhiều hơn. Vì từ nay, người nữ làm chủ con người, tư duy, tình cảm và cuộc đời của họ trong văn chương”. Không chỉ nhận thấy nét đổi mới trong văn học của người phụ nữ, Nguyễn Vy Khanh còn phát hiện ra sự chân thực trong văn chương của nữ giới trong sự phản ánh những rung động bên trong của con người, nhất là từ trái tim người nữ. “Xưa kia nhà văn nam viết, phân tích tâm lí mọi người thì nay các nhà văn nữ muốn phân tâm đàn ông và tự phân tâm! Một loại “văn hóa” mới, năng động và cách tân phái tính” [83].

Nhìn chung, các bài viết bước đầu đã làm rò được vấn đề sex trong sáng tác của các nhà văn nữ đương đại. Tuy nhiên, nếu sự vận dụng không tỉnh táo sẽ dẫn đến tình trạng chỉ nhìn thấy một phương diện của vấn đề, làm nghèo nàn giá trị ý nghĩa của bộ phận văn học nữ.

Khuynh hướng thứ hai tập hợp những ý kiến bàn luận đến nữ tính, thiên tính nữ trong văn học nữ như là những đặc trưng của giới quy định nội dung sáng tác của văn học nữ ở Việt Nam. Tiêu biểu phải kể đến là các bài viết: “Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại” của Nguyễn Thị Bình [11]; “Những quan niệm đương đại về giới nữ Việt Nam” của John C. Schafer [76]; “Một vài lí giải về hiện tượng tự thuật trong sáng tác văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ 1990 đến nay” của Hồ Khánh Vân [258]…

Trong bài viết “Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại”, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình đã chú ý đến những tuyên ngôn về phái tính trong sáng tác của các nhà văn nữ và coi đó là điểm tựa tư tưởng trong quá trình định hướng nhà văn vào lựa chọn kiểu nhân vật trong tác phẩm. Qua phân tích, bà đã chỉ ra một cách cụ thể cái nhìn về thế giới và con người qua con mắt của các nữ nhà văn.

Đi vào xem xét thể loại tự truyện, một thể loại được xem là thế mạnh của nhà văn nữ đã thu hút một số nhà nghiên cứu. Cụ thể, nhà nghiên cứu Hồ Khánh Vân đã chỉ ra những lí do cơ bản khiến tự truyện trở thành lựa chọn khi sáng tác văn chương. Trong bài viết “Một vài lí giải về hiện tượng tự thuật trong sáng tác văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ 1990 đến nay”, chị đã biện giải như sau: “... có thể thấy hiện tượng tự thuật rất phổ biến. Tự thuật vừa là điểm nhìn, là vị trí mà từ đấy, các cây bút nữ khái quát hóa và tái hiện đời sống hiện thực, là cảm hứng sáng tác hình thành nên thế giới của tác phẩm từ khuynh hướng tư tưởng, nội dung phản ánh đến bút pháp nghệ thuật” và ở một điểm khác cho thấy thế mạnh của tự thuật phù hợp với nhà văn nữ là khả năng “chưng cất và tái tạo những trải nghiệm của riêng mình... Trong quá trình tự thuật, người phụ nữ viết văn vừa bộc lộ và thể hiện bản thân, vừa sáng tạo ra chính mình thông qua thế giới hình tượng. Tự thuật vừa là khởi nguồn, là chất liệu của sáng tạo, đồng thời cũng vừa là đích đến, là sản phẩm sinh ra từ hành trình sáng tạo ấy. Đấy chính là phương thức tự sự đặc trưng, là mô thức tự sự gắn liền với hoạt động sáng tác của nữ giới” [258]. Từ nhận định này, Hồ Khánh Vân đã chỉ ra được một vài nét đặc thù trong thể loại văn xuôi của nhà văn nữ.

Hơn nữa, thể loại tự truyện của nhà văn nữ Việt Nam còn thu hút sự quan tâm của các học giả nước ngoài. Đó là trường hợp của cuốn tự truyện “Lê Vân: Yêu và Sống” của diễn viên điện ảnh Lê Vân, xuất bản năm 2006. Từ bài viết “Những quan niệm đương đại về giới nữ Việt Nam”, John C. Schafer đã chỉ ra “những văn bản liên quan đến vấn đề giới nữ mà cô gợi lên trong khi kể chuyện đời mình”. Qua những phân tích dưới tiêu đề: Những huyền thoại về Mẫu hệ và người nội tướng; Tiết hạnh; Tứ đức; Hi sinh; Lãng mạn và Định mệnh. Qua những phân tích này, John C. Schafer đã chỉ ra ý thức phái tính đã bắt đầu trỗi dậy trong tư tưởng người phụ nữ

Việt Nam thời hiện đại được thể hiện qua hình tượng nhân vật Lê Vân và cuộc đời của chị. Cùng với đó, tác giả bài viết đã đứng trên tinh thần của phong trào nữ quyền để cắt nghĩa hiện tượng tự truyện gây nhiều tranh cãi này. Một mặt, John C. Schafer chỉ ra được những tiến bộ của luật pháp Việt Nam trong việc bảo đảm tự do cho người phụ nữ, nhưng mặt khác, ông cũng chỉ ra những bất cập của “nền văn hóa ngoài luật” ở Việt Nam, “nơi các luật lệ nhường chỗ cho tục lệ, các văn bản luật không phát triển từ nền móng tục lệ có thể không nhất thiết sẽ đưa đến tiến bộ” [76; 35]. Đây chính là thực trạng những thành kiến cũ mang nặng tư tưởng nam quyền vẫn tồn tại với tư cách là thước đo để định giá trị của người phụ nữ đã gây không ít khó khăn cho những phụ nữ được xem là “lệch chuẩn” như Lê Vân.

Khuynh hướng thứ ba là nghiên cứu văn học nữ trên bình diện nữ quyền, nhưng cũng cần chú ý, thực chất khuynh hướng này không được tiến hành một cách thuần nhất khi nghiên cứu văn học Việt Nam mà thường tiến hành song song với nghiên cứu những biểu hiện phái tính trong văn học nữ. Điều này cũng dễ hiểu bởi ở Việt Nam, nữ quyền không mang đầy đủ tư cách là một “Chủ nghĩa” như ở phương Tây mà nó chỉ tồn tại qua những biểu hiện. Điều này đã được chúng tôi trình bày ở trên. Có thể dẫn ra đây một số ý kiến sau:

Đầu tiên phải kể đến bài viết “Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại” của nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp [33]. Trong bài viết này, ông đã cung cấp một cái nhìn khái quát về nguồn gốc cũng như diện mạo của âm hưởng nữ quyền ở Việt Nam từ trước đến nay. Nhà nghiên cứu đã dùng cụm từ “âm hưởng nữ quyền” mà không dùng “Chủ nghĩa nữ quyền” như để khẳng định ở Việt Nam, chưa hẳn đã có một chủ nghĩa nữ quyền đầy đủ theo đúng nghĩa của cụm từ này. Giống với hậu hiện đại, cái gọi là nữ quyền luận trong văn học Việt Nam mới dừng lại ở những biểu hiện rải rác trong sáng tác của một số nhà văn, thậm chí, ngay trong bản thân một nữ nhà văn, những biểu hiện của nữ quyền cũng không mấy thuần nhất. Điều này tiếp tục được Nguyễn Thị Thanh Xuân kế thừa với luận án tiến sĩ văn học “Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại” [272].

Gần đây nhất, trong cuốn sách “Thơ Việt Nam hiện đại - tiến trình và hiện tượng”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã đề cập tới mối quan hệ giữa thơ và người đọc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, vấn đề “mới” như một tiêu chuẩn định giá thi ca. Đặc biệt cuối công trình, ông đã dành một bài viết về “Màu yêu trong đồng tử thơ Linh” (về tập thơ Đồng tử của tác giả nữ Vi Thùy Linh). Trong bài viết này, Nguyễn Đăng Điệp đã có những đánh giá cao về đóng góp của tác giả Vi Thùy Linh đối với bức tranh chung của thơ nữ đương đại, nhất là ở mảng diễn ngôn thể hiện khát vọng tình yêu (một biểu hiện của ý thức nữ quyền). Ở đó là “một cái tôi lúc nào cũng đòi yêu và đòi được yêu. Phía nào cũng phải hết mình. Bên nào cũng phải tận lực. Đó chính là thời điểm bản ngã được giải phóng tối đa. Cảm quan nghệ thuật ấy dĩ nhiên buộc Linh phải gây hấn với những cách yêu chừng mực, những giai điệu thơ nghiêng về êm ả” [34; 333].

Công trình thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập tới đó là “Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân. Có thể nói, đây là công trình đầu tiên trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ lựa chọn đối tượng nghiên cứu là sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu cho văn xuôi Việt Nam đương đại từ cái nhìn của phái tính và âm hưởng nữ quyền. Trong công trình của mình, Nguyễn Thị Thanh Xuân đã cung cấp một cái nhìn khái quát về lí thuyết phê bình nữ quyền trên thế giới và sự xuất hiện của nó trong văn học Việt Nam. Nghiên cứu những biểu hiện của phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại, chị viết: “Phái tính, nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam những năm gần đây thực sự đã dấy lên tiếng nói thức tỉnh cho phái nữ thông qua những tác phẩm viết về phụ nữ và đặc biệt là những tác phẩm của chính tác giả nữ... không chỉ có ngày hôm qua hay ngày hôm nay thôi, mà vẫn sẽ còn rất lâu nữa, các nhà văn (mà đặc biệt là các nhà văn nữ) vẫn sẽ còn tìm kiếm những diễn ngôn khả thể cho giới nữ, tạo “thế đứng” vững chắc cho người phụ nữ trong nền văn hóa Việt vẫn còn đậm tính “vị nam” này” [272; 151]. Nhận định trên của tác giả công trình đã chỉ ra tính không ổn định cũng như quá trình chuyển mình của nền văn xuôi đương đại nước nhà nói chung và văn xuôi nữ nói riêng trong nỗ lực

vươn lên đi tìm bản thể, bày tỏ khát vọng vươn lên, muốn hòa nhập của những người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

Tựu trung lại, những ý kiến mang tính khái quát trên là những gợi mở cần thiết và hữu ích cho chúng tôi hiểu thêm về một số vấn đề xoay quanh lí thuyết phê bình nữ quyền cũng như các xu hướng vận dụng trong nghiên cứu văn học trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ý thức nữ quyền trong thơ nữ Việt nam giai đoạn từ 1986 đến nay

Tính đến nay, sẽ là khó khăn cho việc tổng kết và đưa ra con số cụ thể có bao nhiêu bài viết và công trình lựa chọn những sáng tác thơ nữ Việt Nam đương đại làm đối tượng nghiên cứu. Hơn thế, trong số đó lại có những đánh giá dựa trên những cách tiếp cận khác nhau, từ những lí thuyết chuyên biệt khác nhau. Đứng trước sự phong phú của nguồn tư liệu khảo sát, chúng tôi chỉ điểm lại những ý kiến có đề cập đến vấn đề phái tính và ý thức nữ quyền trong các sáng tác thơ nữ đương đại.

Đầu tiên là những ý kiến khái quát về thơ Việt Nam đương đại và vấn đề nữ tính, âm hưởng nữ quyền trong thơ đương đại. Có thể kể đến những bài viết: “Thơ trữ tình Việt Nam 1975 -1990” của Lê Lưu Oanh [151]; “Thơ Việt đang chờ phiên đổi gác” của Hoàng Hưng [70]; “Khi khát vọng cái tôi trữ tình được đánh thức” của Lê Thành Nghị [135]; “Thơ nữ trẻ đương đại: khẳng định một cái tôi mới” [91], “Nỗi cô đơn trong thơ nữ trẻ đương đại” [92], “Nhận diện thơ nữ trẻ đương đại” [93] của Trần Hoàng Thiên Kim; “Chất liệu ngôn ngữ mới của nhà thơ đương đại” [74], “Thơ Việt đương đại, các khuynh hướng sáng tác” [75] của Inrasara; “Cội nguồn và hành trình của thơ hôm nay” của Hoàng Vũ Thuật [211]; “Suy nghĩ về thơ hôm nay” [198], “Cách tân nghệ thuật và thơ trẻ đương đại” [199] của Lưu Khánh Thơ…

Ngay từ rất sớm, trong chuyên luận “Thơ trữ tình Việt Nam 1975 -1990”, nhà nghiên cứu Lê Lưu Oanh đã nhận ra một xu hướng chung trong dòng cảm xúc của thế hệ nhà thơ vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh và bắt đầu có sự vận động tìm lối đi riêng cho thơ khi phải đối diện hoàn cảnh mới. Bà viết: “Thơ trữ tình của các tác giả phụ nữ hiện nay đáng chú ý bởi cách nói táo bạo, thẳng thắn về những bi kịch

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí