trường. Đóng góp cải thiện môi trường thông qua tuân thủ các quy định về môi trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thực hiện các biện pháp tiết kiệm nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường, đồng hành với các chương trình truyền thông bảo vệ môi trường. Một số ngân hàng đã triển khai chỉ thị này như Vietinbank, Sacombank, Techcombank, Vietcombank. Để thực hiện chỉ thị 03, NHTMCP phải đầu tư hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội, xây dựng chuyên môn, năng lực cho nhân viên… trong lĩnh vực tín dụng xanh, dẫn tới chi phí phát sinh cao. Tuy nhiên, một số ngân hàng vẫn công bố trên BCTN là đã không tài trợ cho các dự án vi phạm luật bảo vệ môi trường. Theo Hình 4.2 cho thấy khía cạnh môi trường được công bố chiếm 32%- đây là chỉ tiêu hạn chế nhất. Riêng BIDV, SHB và An Bình có đề cập đến nội dung tiết kiệm năng lượng; Vietcombank và Sacombank quan tâm đến việc tái chế và 10 NHTMCP khác đề cập đến bảo vệ môi trường trong BCTN.
Scholtens (2009) cho rằng khái niệm TNXH được hiểu và thực thi đầy đủ nhất trong ngành dịch vụ tài chính do loại doanh nghiệp này có tác động lớn đến xã hội. Các ngân hàng đang tăng cường các khoản chi tiêu cho TNXH (Truscott et al., 2009) nhằm tự thể hiện là một ngân hàng có trách nhiệm (Decker, 2004). Nhận định này phù hợp với thực trạng Việt Nam, các khoản chi tiêu cho các hoạt động TNXH chủ yếu hướng tới cộng đồng để xây dựng hình ảnh, thương hiệu hiệu quả hơn. Thêm vào đó, ngân hàng cũng là tổ chức dễ bị tổn thương nhất từ các phản ứng tiêu cực (Thompson & Cowton, 2004) như các vụ bê bối trong thời gian qua ở ngành ngân hàng, tạo nên xu hướng giảm các chỉ tiêu lợi nhuận. Thực trạng một số điển hình hoạt động không TNXH cho thấy tầm quan trọng của việc gìn giữ và nâng cao danh tiếng của từng thương hiệu ngân hàng. Hầu hết các công ty đa quốc gia đều đã xây dựng Bộ Quy Tắc ứng xử (Code of Conduct) có tính chất chuẩn mực và áp dụng rộng rãi với các bên liên quan (Nguyễn Đình Tài, 2010). Tuy nhiên, các ngân hàng chưa xây dựng được Bộ Quy Tắc ứng xử ngoại trừ BIDV, VPbank.
Các NHTMCP nhận thức được tầm quan trọng của khía cạnh nhân viên, nên đã chú tâm hơn đến các phong trào nội bộ, các hoạt động thiện quyện, chương trình từ thiện có sự tham gia của đông đảo cán bộ công nhân viên. Với ưu thế là nguồn nhân lực có trình độ cao, các hoạt động, phong trào hướng tới cộng đồng, hướng tới phát triển xanh đã góp phần cũng cố niềm tin trong nhân viên. Theo Lại Văn Tài và ctv (2013), các doanh nghiệp cần thay đổi cách tiếp cận và truyền thông về TNXH, và nhân viên là đối tượng quan trọng. Liên quan đến trách nhiệm đối với cộng đồng, ngân hàng theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững nên rất chú trọng đến cộng đồng để ghi nhận thương
hiệu và nâng cao giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, NHTMCP thường tham gia các hoạt động từ thiện do các tổ chức có uy tín phát động. Kinh phí cho các hoạt động này được trích từ nhiều nguồn khác nhau, được quy thành tiền, ngày công, giờ lao động…Quy mô hoạt động của các chương trình này biến động thất thường qua các năm, nội dung TNXH còn rất hạn chế và chủ yếu đưa tin về các hoạt động liên quan đến trách nhiệm từ thiện, đạo đức. Qua các hoạt động an sinh xã hội cho thấy ngân hàng đã có những quan tâm thích đáng đối với cộng đồng và sẽ tiếp tục công bố ra bên ngoài các báo cáo phát triển bền vững. Theo Judins (2014), công chúng thường chú ý đến các hoạt động từ thiện, quyên góp, tài trợ của các ngân hàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về hoạt động TNXH của ngân hàng còn giới hạn (Carnevale et al., 2012) và không đủ khung lý thuyết để đo lường các hoạt động TNXH, nhận xét của các bên liên quan và thấu hiểu các hoạt động này (Scholtens, 2009). Cạnh tranh gay gắt nên ngân hàng tận dụng TNXH như một cách để tạo sự khác biệt giữa các đối thủ cạnh tranh (Fatma et al., 2014). Mặc dù ngành ngân hàng được đánh giá là ngành đi đầu trong công tác an sinh xã hội, nhưng hoạt động này còn xuất phát từ sự chỉ đạo của NHNN và thường thông qua các chương trình từ thiện, an sinh xã hội để nâng cao hình ảnh, vị thế, uy tín của thương hiệu. Thực trạng TNXH cho thấy sự chênh lệch khá rõ ràng giữa các ngân hàng, giữa các năm.
Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp luôn được các ngân hàng coi trọng, thực hiện bởi từng nhân viên để có được những thành công dựa trên các hành vi có đạo đức, phù hợp với chuẩn mực chung. Các hoạt động TNXH hướng tới khách hàng, nhân viên, cộng đồng, môi trường và cổ đông đánh giá cao với những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Qua thực trạng TNXH của các NHTMCP cho thấy việc thực hiện TNXH vẫn được xem như hành động giải quyết các vấn đề xã hội vì mục đích nhân đạo và từ thiện (Nguyễn Đình Tài, 2010). TNXH dần trở thành một chỉ số thiết yếu để đo lường hoạt động của một doanh nghiệp (Pérez et al., 2013). Quan điểm lạc hậu trước đây cho rằng doanh nghiệp không có trách nhiệm gì đối với xã hội mà chỉ có trách nhiệm với cổ đông và người lao động. Doanh nghiệp đã đóng thuế cho chính phủ, nên chính phủ sẽ phải có trách nhiệm với xã hội. Những năm gần đây, người quản lý nhận thức rằng doanh nghiệp đã sử dụng nguồn lực xã hội, trong quá trình hoạt động có thể gây tổn hại môi trường tự nhiên. Vì vậy, chỉ đóng thuế là chưa đủ, ngân hàng phải có trách nhiệm đối với cổ đông, khách hàng, môi trường, cộng đồng và người lao động. Thực trạng TNXH của các NHTMCP cho thấy các thành công bước đầu trong việc giữ chân khách hàng cũ và tạo dựng lòng tin cho cộng đồng thông qua các chương trình TNXH cụ thể.
4.1.3 Thực trạng giá trị thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần
Vấn đề thương hiệu cũng như giá trị thương hiệu đang là bài toán khó cho ngân hàng để tìm ra cách gia tăng giá trị hữu hình cũng như vô hình. Đặc biệt trong bối cảnh các ngân hàng đang chuyển mình để bắt kịp xu hướng mới, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trở nên gay gắt và khốc liệt hơn. Thương hiệu được các NHTMCP chú trọng gần đây. Trong BCTN năm 2012 của Vietcombank ghi rõ: “VCB đã thể hiện tốt TNXH của mình thông qua các hoạt động an sinh xã hội, vì cộng đồng, qua đó góp phần quảng bá nâng cao hình ảnh, vị thế và uy tín của thương hiệu VCB” (trang 48). Kinh doanh ngành ngân hàng rất nhạy cảm và rủi ro, nên giá trị thương hiệu sẽ hỗ trợ cho các nhà quản trị ra các quyết sách phù hợp. Với kết quả xếp hạng năm 2016 đã cho thấy giá trị thương hiệu của ngân hàng trong bức tranh tổng thể của thương hiệu Việt Nam. Xây dựng thương hiệu là một khoản đầu tư hợp lý đã được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện và sử dụng khái niệm giá trị thương hiệu để đo lường đầu ra của khoản đầu tư này (Ricks, 2005; Kayaman & Arasli, 2007). Các nhân tố được xem là có tác động đến việc đo lường giá trị thương hiệu theo quan điểm khách hàng bao gồm một số nhân tố liên quan đến TNXH (Chomvilailuk & Butcher, 2010). Quan điểm này trước đây đã được Polonsky & Jevons (2006) đưa ra rằng khi các công ty biết cách kết hợp TNXH vào các hoạt động thương hiệu sẽ thu được lợi thế rõ ràng hơn các đối thủ cạnh tranh. Thêm vào đó, Polonsky & Jevons (2006) nhấn mạnh mối quan hệ giữa TNXH và thương hiệu chưa được kiểm tra đầy đủ. Báo cáo top 50 Thương hiệu Việt Nam 2017 có 11 NHTMCP, cụ thể bảng xếp hạng như sau:
Bảng 4.4 Tóm tắt bảng xếp hạng 50 Thương hiệu Việt Nam 2015 -2018
Bảng Xếp Hạng | Giá trị thương hiệu (Triệu USD) | Xếp hạng Thương hiệu | ||||||||
2018 | 2017 | 2016 | 2015 | 2018 | 2017 | 2016 | 2015 | 2016 | 2015 | |
BID | 12 | 11 | 11 | 9 | 146,2 | 124,3 | 125 | 153 | A | AA |
VTB | 11 | 13 | 10 | 7 | 153,6 | 134,5 | 147 | 197 | A+ | A |
VCB | 9 | 16 | 13 | 10 | 177,9 | 137 | 135 | 157 | A+ | A+ |
VPB | 13 | 22 | 26 | - | 99,2 | 46,4 | 37,7 | 39 | A+ | - |
MBB | 23 | 24 | 21 | 15 | 76,4 | 63 | 61,7 | 70 | AA- | AA |
TEC | 15 | 25 | 18 | 14 | 89,2 | 35,9 | 39,7 | 76 | AA | AA- |
SAC | - | 27 | 24 | 13 | 27,9 | 47,6 | 63 | AA | AA- | |
ACB | 33 | 30 | 27 | 23 | 37,5 | 26,3 | 25,3 | 62 | A+ | AA |
SHB | - | 35 | 38 | - | - | - | - | 38 | AA- | - |
EXI | - | 50 | - | - | - | - | - | 41 | A+ | - |
HDB | 40 | - | - | - | 26,7 | - | - | - | - | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Thành Phần Của Thang Đo Giá Trị Thương Hiệu Dựa Vào Khách Hàng
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại đồng bằng sông Cửu Long - 12
- Thực Trạng Trách Nhiệm Xã Hội, Giá Trị Thương Hiệu Và Hiệu Quả Tài Chính Của Các Nhtmcp Việt Nam
- Bảng Thống Kê Mô Tả Về Địa Bàn Khảo Sát Theo Tỉnh.
- Đánh Giá Giá Trị Hội Tụ Và Giá Trị Nội Dung Của Bộ Thang Đo Nhóm Khách Hàng
- Phân Tích Cấu Trúc Đa Nhóm Theo Giới Tính Của Khách Hàng
Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo Top 50 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam về Tài sản vô hình và Giá trị Thương hiệu của Brand Finance năm 2016, 2017, Báo cáo của Forbes Việt Nam năm 2018
Các NHTMCP được khảo sát trong thời gian qua đã đạt được nhiều danh hiệu và giải thưởng về thương hiệu kể cả trong nước và quốc tế như thương hiệu VietinBank, Vietcombank, BIDV, Quân đội, Sacombank, SCB, VPbank. Các danh hiệu và giải thưởng đã đạt được chứng tỏ các NHTMCP đã nổ lực không ngừng cho công tác thương hiệu và đưa công tác phát triển thương hiệu lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh và thực hiện các chiến lược này trong sự liên kết với các hoạt động TNXH. Hay nói cách khác, các bên liên quan như khách hàng, nhân viên, cộng đồng, cổ đông đều đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động nhằm tăng cường giá trị thương hiệu.
4.1.4 Thực trạng hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần
Thực hiện chủ trương của chính phủ và NHNN, các NHTMCP đã quyết tâm nỗ lực trong triển khai các nhiệm vụ kinh doanh, kiên định tái cơ cấu toàn diện, khắc phục các yếu kém nội tại. Hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như: tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
4.1.4.1 Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần
Đến cuối năm 2017, tổng tài sản của 29 NHTMCP được tập hợp là
7.319 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với cuối năm 2016. Dựa vào tổng tài sản có thể chia các NHTMCP thành 3 nhóm: nhóm ngân hàng lớn (có tài sản hơn 1 triệu tỷ đồng), nhóm ngân hàng vừa (có tài sản trên 100.000 tỷ) và nhóm ngân hàng nhỏ (có tài sản ít hơn 100.000 tỷ). Tổng tài sản của các ngân hàng không ngừng tăng qua các năm (Phụ lục 7). Các ngân hàng tập trung cho mảng hoạt động nghiệp vụ chính là cung ứng vốn cho nền kinh tế. Số liệu cho thấy các NHTMCP vẫn tăng vốn để tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh nợ xấu đang dần được xử lý và tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Khi những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất cũng là ngân hàng có nợ phải trả lớn nhất, và tổng tài sản lớn nhất. Giống như cơ cấu vốn chủ sở hữu, 10 ngân hàng có tài sản lớn nhất cũng chiếm tới 76% tổng tài sản của 29 ngân hàng, đạt 5.576 nghìn tỷ đồng.
Các NHTMCP đều có tài sản tăng so với năm 2016. Trong đó, tăng mạnh nhất là BVB tăng 42,49%, tiếp đến OCB tăng 32,10%, tăng trưởng tổng tài sản đứng thứ 3 là Vietcombank tăng 31,39% và trở thành ngân hàng thứ 3 có tổng tài sản vượt ngưỡng 1 triệu tỷ đồng, cùng với BIDV và Vietinbank (năm 2016, chỉ có BIDV là ngân hàng duy nhất có tổng tài sản đạt ngưỡng 1 triệu tỷ đồng). Techcombank và ACB giảm tổng tài sản ở năm 2013, sau đó tăng liên tục trong các năm tiếp theo. Nguyên nhân chủ yếu là do ngưng nhận gửi vàng và kinh doanh vàng. Mức độ tăng trưởng bình quân có sự chênh lệch
lớn giữa các ngân hàng, thấp nhất là 2%, và cao nhất là 24%. Techcombank có tốc độ tăng của tổng tài sản thấp nhất do ngưng kinh doanh vàng dưới dạng tiền gửi. Trong khi đó, SCB lại trải qua giai đoạn tăng trưởng rất nhanh về tổng tài sản, nguyên nhân là do phát huy được thế mạnh của ba ngân hàng sau khi sát nhập.
4.1.4.2 Lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng thương mại cổ phần
Kết quả hoạt động kinh doanh có xu hướng tăng trưởng trong giai đoạn 2013-2017. Đặc biệt là hai năm 2016, 2017, mức độ tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng đạt cao nhất trong những năm gần đây. Tổng lợi nhuận trước thuế của các NHTMCP tăng qua các năm và đạt cao nhất vào năm 2017 (Phụ lục 7). Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2017 của 29 ngân hàng tăng tới 21.111 tỷ đồng, tương đương 45% so với năm 2016, đạt mức 68.361 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do tốc độ tăng trung bình của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tổng chi phí hoạt động thấp hơn tốc độ tăng của tổng thu nhập. Với lợi thế về quy mô, Vietcombank đạt mức lợi nhuận trước thuế gần 11.341 tỷ đồng, tăng trưởng 33% so với cùng kỳ (vượt hơn 23% kế hoạch). Đứng thứ hai là Vietinbank khi ghi nhận lợi nhuận gần 9.206 tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm trước. Với mức lãi 8.665 tỷ đồng năm 2017, tăng 13% so với cùng kỳ, BIDV là ngân hàng có lợi nhuận cao thứ ba. Xét về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, Sacombank là ngân hàng có tốc độ cao nhất khi ghi nhận lợi nhuận gấp tới 9,6 lần so với mức đạt được trong năm 2016, đạt hơn 1.488 tỷ đồng, vượt gấp 3 lần so với kế hoạch lợi nhuận đề ra. Các ngân hàng khác như Eximbank, Techcombank, VIB cũng ghi nhận lợi nhuận tăng gấp đôi so với năm ngoái.
4.1.4.3 Tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần
Do quy mô khác nhau giữa các ngân hàng nên tác giả dùng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu để đánh giá HQTC. Việc phân tích ROA và ROE để đánh giá khả năng sinh lời của các NHTMCP giúp nhà quản lý nắm được thực trạng HQTC cũng như năng lực tài chính, từ đó có căn cứ định lượng tiến đến phát triển bền vững và duy trì khả năng cạnh tranh. Hai chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, chúng thể hiện khả năng, thời hạn thu hồi vốn đầu tư của chủ sở hữu. Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của ngân hàng càng cao là cơ sở để ngân hàng tăng quy mô vốn cũng như năng lực tài chính. Theo chuẩn mực đánh giá năng lực tài chính của Moody’s Investors Service (MIS), một trong ba công ty đánh giá tín dụng lớn nhất trên thế giới hiện nay thì các chỉ tiêu khả năng sinh lời được đánh giá tốt trong khung: ROA≥1%; ROE ≥12-15%.
ROA bình quân của các ngân hàng cho thấy hiệu quả kinh doanh từ năm 2011 giảm dần cho đến năm 2014 chỉ còn 0,83%. Quy mô tài sản tăng đều qua các năm nhưng hiệu quả kinh doanh lại giảm, đây là kết quả trong bối cảnh hoạt động của các ngân hàng gặp khó khăn, tín dụng tăng trưởng yếu và lãi suất liên tục giảm, chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra trừ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của toàn hệ thống chỉ còn 1,93%, thay vì 2,33% năm 2012. Năm 2014, hoạt động kinh doanh tiếp tục đi xuống, với lợi nhuận năm sau đã giảm hơn năm trước. Theo Moody’s, ROA đạt yêu cầu trong 2 năm 2013 và 2014, ROA bình quân của các ngân hàng năm 2015 có xu hướng giảm. Cụ thể ACB và SCB có ROA thấp nhất do nợ xấu được xử lý không nhanh như kỳ vọng, khi tổng tài sản vẫn tăng trưởng.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cải thiện ở năm 2016 và 2017, cụ thể đạt mức 0,54% và 0,71%. Năm 2016, có 03 ngân hàng đạt yêu cầu ROA trên 1% là Quân Đội, Techcombank, VPBank. Năm 2017, có sáu ngân hàng đạt yêu cầu ROA trên 1% là HDBank, OCB, Vietcombank và 03 ngân hàng trên. Nhìn chung, chỉ số ROA bình quân ngành tài chính có xu hướng tăng trong giai đoạn này. Chỉ số ROA bình quân ngành tài chính là 0,69% năm 2017 cao hơn nhiều với năm 2013 (0,5%). Techcombank có ROA cao nhất với 2,55%, tiếp đến là VPBank 2,54%, MBB 1,23%. Đây cũng là ba ngân hàng thường xuyên vào top 10 ngân hàng có chỉ số ROA lớn nhất. Mặc dù BIDV, Viettinbank và Vietcombank là 3 ngân hàng có tổng tài sản lớn, nhưng xét về hiệu quả sử dụng tài sản thì chỉ có Vietcombank nằm trong top 10 ngân hàng có ROA cao nhất năm 2017. Tăng trưởng ấn tượng nhất là Techcombank, hiệu quả sử dụng tài sản tăng gần gấp 2 lần so với năm 2016.
Bảng 4.5 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của các NHTMCP giai đoạn 2011-2018
ĐVT: %
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | |
ABB | 0,77 | 0,91 | 0,27 | 0,19 | 0,14 | 0,35 | 0,62 | 0,82 |
ACB | 1,32 | 0,34 | 0,48 | 0,55 | 0,54 | 0,61 | 0,82 | 1,67 |
BAB | 0,12 | 0,46 | 0,51 | 0,51 | 0,63 | 0,72 | 0,72 | 0,72 |
BID | 0,83 | 0,58 | 0,78 | 0,83 | 0,85 | 0,67 | 0,63 | 0,59 |
BVB | 6,96 | 3,78 | 0,63 | 0,51 | 0,32 | 0,29 | 0,35 | 0,15 |
EXI | 1,93 | 1,21 | 0,39 | 0,03 | 0,03 | 0,24 | 0,59 | 0,44 |
HDB | 1,07 | 0,67 | 0,31 | 0,51 | 0,5 | 0,57 | 1,03 | 1,40 |
KLB | 2,59 | 1,93 | 1,57 | 0,79 | 0,68 | 0,43 | 0,60 | 0,58 |
LPB | 214 | 1,42 | 0,78 | 0,52 | 0,34 | 0,85 | 0,90 | 0,57 |
MBB | 1,71 | 1,47 | 1,28 | 1,30 | 1,18 | 1,20 | 1,23 | 1,81 |
MSB | 0,69 | 0,20 | 0,30 | 0,14 | 0,11 | 0,14 | 0,12 | 0,69 |
NAM | 1,44 | 1,04 | 0,71 | 0,57 | 0,53 | 0,08 | 0,49 | 0,51 |
NCB | 0,78 | 0,01 | 0,07 | 0,02 | 0,02 | 0,02 | 0,03 | 0,05 |
OCB | 0,80 | 0,87 | 0,80 | 0,61 | 0,47 | 0,68 | 1,10 | 1,91 |
PGB | 2,63 | 1,30 | 0,17 | 0,52 | 0,16 | 0,50 | 0,24 | 0,43 |
PVB | - | - | 0,06 | 0,15 | 0,07 | 0,06 | 0,07 | 0,06 |
SAC | 1,41 | 0,68 | 1,42 | 1,26 | 0,27 | 0,03 | 0,29 | 0,46 |
SCB | 0 | 0,04 | 0,03 | 0,04 | 0,03 | 0,02 | 0,03 | 0,04 |
SEA | 0,16 | 0,06 | 0,20 | 0,11 | 0,11 | 0,12 | 0,27 | 0,37 |
SGB | 1,89 | 1,97 | 1,17 | 1,19 | 0,26 | 0,76 | 0,27 | 0,20 |
SHB | 1,23 | 0,03 | 0,65 | 0,51 | 0,43 | 0,42 | 0,59 | 0,55 |
TEC | 1,91 | 0,42 | 0,39 | 0,65 | 0,83 | 1,47 | 2,55 | 2,87 |
TPB | -5,99 | 0,58 | 1,62 | 1,28 | 0,88 | 0,62 | 0,84 | 1,39 |
VAB | 1,06 | 0,70 | 0,23 | 0,15 | 0,21 | 0,19 | 0,16 | 0,17 |
VCB | 1,24 | 1,13 | 0,99 | 0,87 | 0,85 | 0,93 | 1,00 | 1,38 |
VIB | 0,67 | 0,65 | 0,07 | 0,66 | 0,63 | 0,59 | 0,99 | 1,67 |
VIE | 3,99 | 0,10 | - | - | - | 0,37 | 0,67 | 0,69 |
VPB | 1,12 | 0,69 | 0,91 | 0,88 | 1,34 | 1,86 | 2,54 | 2,45 |
VTB | 1,51 | 1,28 | 1,07 | 0,92 | 0,79 | 0,78 | 0,73 | 0,48 |
TB 29 NH | 1,29 | 0,88 | 0,64 | 0,58 | 0,47 | 0,54 | 0,71 | 0,87 |
TB ngành | 1,09 | 0,62 | 0,50 | 0,57 | 0,44 | 0,58 | 0,69 | 0,70 |
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của 29 NHTMCP từ năm 2011-2018
Bảng 4.6 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các NHTMCP giai đoạn 2011-2018
ĐVT:%
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | |
ABB | 6,55 | 8,30 | 2,64 | 2,04 | 1,59 | 4,19 | 8,17 | 11,01 |
ACB | 27,49 | 6,38 | 6,58 | 7,64 | 8,17 | 9,87 | 14,08 | 27,73 |
BAB | 1,08 | 5,95 | 7,37 | 7,37 | 8,33 | 9,26 | 9,89 | 10,06 |
BID | 13,20 | 10,10 | 13,84 | 15,15 | 16,66 | 14,41 | 14,94 | 14,23 |
BVB | 0,86 | 0,69 | 3,33 | 3,18 | 2,58 | 2,81 | 4,26 | 2,30 |
EXI | 20,39 | 13,32 | 4,32 | 0,39 | 0,29 | 2,32 | 5,94 | 4,53 |
HDB | 14,44 | 7,30 | 3,11 | 5,46 | 5,62 | 7,89 | 14,51 | 18,00 |
KLB | 11,81 | 10,17 | 9,06 | 5,14 | 4,90 | 3,59 | 5,83 | 6,35 |
LPB | 18,26 | 12,42 | 7,72 | 6,36 | 4,67 | 13,34 | 15,45 | 9,80 |
MBB | 22,96 | 20,49 | 16,25 | 15,62 | 12,56 | 11,47 | 12,53 | 19,17 |
MSB | 10,08 | 2,44 | 3,57 | 1,51 | 1,01 | 1,03 | 0,89 | 6,31 |
NAM | 9,03 | 5,62 | 4,19 | 5,68 | 5,76 | 0,96 | 6,47 | 14,97 |
NCB | 6,35 | 0,07 | 0,58 | 0,25 | 0,20 | 0,34 | 0,68 | 1,12 |
OCB | 6,20 | 6,07 | 6,20 | 5,53 | 5,08 | 8,65 | 15,05 | 23,58 |
PGB | 18,73 | 8,30 | 1,19 | 4,00 | 1,22 | 3,57 | 1,83 | 3,50 |
PVB | - | - | 0,58 | 1,57 | 0,73 | 0,66 | 0,88 | 0,83 |
SAC | 14,47 | 7,10 | 14,49 | 12,56 | 3,23 | 0,40 | 4,40 | 7,48 |
SCB | 0,00 | 0,56 | 0,52 | 0,69 | 0,58 | 0,53 | 0,80 | 1,06 |
SEA | 2,24 | 0,95 | 2,68 | 1,52 | 1,60 | 2,01 | 5,06 | 6,82 |
SGB | 8,90 | 8,69 | 4,91 | 5,18 | 1,25 | 4,04 | 1,58 | 1,22 |
SHB | 15,04 | 0,34 | 8,56 | 7,59 | 7,32 | 7,46 | 11,02 | 10,78 |
TEC | 28,79 | 5,93 | 4,84 | 7,49 | 9,73 | 17,47 | 27,71 | 21,56 |
TPB | -56,33 | 4,66 | 10,87 | 13,50 | 12,44 | 10,79 | 15,59 | 20,87 |
VAB | 7,12 | 4,62 | 1,69 | 1,31 | 2,17 | 2,51 | 2,43 | 2,84 |
VCB | 17,02 | 12,53 | 10,38 | 10,65 | 12,01 | 14,67 | 18,09 | 25,46 |
VIB | 8,66 | 6,33 | 0,61 | 6,34 | 6,09 | 6,47 | 12,83 | 22,55 |
VIE | 23,60 | 0,54 | - | - | - | 4,38 | 8,21 | 8,22 |
VPB | 14,28 | 10,19 | 14,10 | 15,01 | 21,42 | 25,75 | 27,48 | 22,83 |
VTB | 26,76 | 19,81 | 13,21 | 10,47 | 10,25 | 11,59 | 11,98 | 8,25 |
TB 29 NH | 10,64 | 7,14 | 6,34 | 6,40 | 5,98 | 6,98 | 9,61 | 11,50 |
TB ngành | 11,86 | 6,31 | 5,56 | 6,43 | 6,26 | 7,47 | 10,20 | 9,06 |
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của 29 NHTMCP từ năm 2011-2018
Nhìn chung, chỉ số ROE tại các NHTMCP có xu hướng tăng trong giai đoạn 2013-2018. ROE bình quân năm 2011 khá cao (khoảng 11%/năm), tuy