Đặc Điểm Tâm Lý Của Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi


Hệ cơ và xương: ở lứa tuổi này phát triển không đều. Tỉ lệ thân thể thay đổi rò rệt, sức bền cơ thể tăng lên. Quá trình cấu tạo xương chưa kết thúc. Sự phát triển bộ xương để làm điểm tựa cho vận động và bảo vệ các cơ quan bên trong ở lứa tuổi này còn chưa kết thúc, trong xương còn nhiều sụn. Tính cứng chắc của xương tương đối kém. Tính có thể biến đổi của xương còn lớn nên dễ phát sinh cong gập, biến đổi hình dạng. Vận động cơ thể hợp lí có thể làm cho hình thái cấu trúc xương của trẻ có chuyển biến tốt, xương biến đổi cứng chắc hơn. Vì vậy, khi hướng dẫn trẻ vui chơi cần phải bảo đảm an toàn, tránh tập lâu và nặng, tránh những động tác có cường độ vận động quá cao, quá đột ngột, tuyệt đối không cho các em tập những động tác quá mạnh. Tổ chức cơ bắp của trẻ MG tương đối ít. Các sợi cơ nhỏ, mảnh, thành phần nước trong cơ nhiều nên sức mạnh cơ bắp yếu, dự trữ năng lượng của cơ bắp cũng hạn chế. Sự phát triển của các mô cơ diễn ra chủ yếu là nhờ sự dày lên của các sợi cơ. Trọng lượng của các cơ trong cơ thể trẻ MG chỉ chiếm 22 – 24% trọng lượng toàn thân. Các cơ của trẻ không có nhiều sức mạnh nên chóng bị mệt mỏi trong lúc hoạt động cơ bắp. Vì vậy, cần phải điều chỉnh chặt chẽ lượng vận động cơ bắp của trẻ trong quá trình tập luyện bài tập vận động. Nếu trẻ được thường xuyên tham gia vận động thể lực sẽ tăng cường một cách có hiệu quả công năng các tổ chức cơ bắp, làm cho sức mạnh, sức bền của cơ bắp được phát triển [73].

Tim trẻ đã phát triển nhưng sức co bóp yếu, nhịp đập nhanh. Vì vậy cần tránh để cho trẻ vận động liên tục trong một thời gian dài, tránh hoạt động đột ngột làm cho trẻ hồi hộp, sợ hãi. Khi vận động, cơ thể trẻ đòi hỏi tim và mạch làm việc nhiều hơn và sẽ có tác dụng rèn luyện nhất định với hệ tim mạch. Nhu cầu oxi của trẻ rất lớn là do các quá trình phát triển của cơ thể trẻ. Điều hòa thần kinh tim còn chưa hoàn thiện cho nên nhịp co bóp dễ mất ổn định và cơ tim nhanh mệt khi vận động. Nhưng khi thay đổi hoạt động, tim của trẻ nhanh hồi tĩnh và sức khỏe của trẻ được phục hồi. Do đó, khi hướng dẫn trẻ vận động phải luôn luôn thay đổi nội dung tập, luân chuyển giữa động và tĩnh, tránh cho trẻ chơi các trò chơi có khối lượng vận động lớn dễ dẫn đến suy thoái cơ tim [30], [73].

Hô hấp ở trẻ em khác với người lớn cả về cấu tạo và cơ chế hoạt động. Ở độ tuổi 5 – 6 tuổi, trẻ đang chuyển từ cách thở chủ yếu bằng cơ hoành (làm cho lồng ngực nở theo chiều dọc) sang thở bằng cách giãn nở lồng ngực (gồm khung xương


sườn và các bắp thịt ngực). Vì vậy, cần tạo điều kiện cho trẻ thở theo kiểu ngực bằng những trò chơi có động tác cho sự giãn nở lồng ngực. Tránh những động tác làm ép lồng ngực trong một thời gian dài làm cản trở đến hô hấp như nằm sấp, ngồi tì ngực vào bàn,… [50].

Vận động cơ thể còn có ảnh hưởng nhất định đối với các hệ thống, cơ quan khác của cơ thể trẻ em. Khi trẻ tham gia vận động cơ thể hợp lí, có thể làm tăng nhanh nhu động của ruột và dạ dày, có lợi cho việc thúc đẩy tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, đồng thời cũng có thể tăng thêm mức độ ăn uống của trẻ.

Các hệ thống cơ quan của cơ thể mặc dù đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau và có các chức năng khác nhau, song chúng dựa vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, hợp tác chặt chẽ với nhau làm thành một thể thống nhất để tồn tại. Để phát triển những khả năng của trẻ, cần phải giáo dục trẻ thông qua rèn luyện thân thể. Bởi vì cơ sở vật chất của hoạt động trí tuệ chính là phát triển thể chất. Vì vậy, quan tâm đến đặc điểm sinh lý của trẻ MG 5 – 6 tuổi là điều kiện cơ bản góp phần quan trọng vào việc GDTC cho trẻ.

1.5.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Ở độ tuổi MG 5 6 tuổi, trẻ đã hình thành năng lực quan sát, đặc biệt là quan sát theo chỉ dẫn bằng lời của người khác. Thời gian quan sát tăng dần theo lứa tuổi. Khả năng chú ý tăng nhưng chú ý chủ định và thời gian chú ý chủ định vào một sự vật, hiện tượng nào đó còn hạn chế. Vì vậy, GV cần làm mẫu nhiều, sinh động, rò ràng, chính xác kết hợp với giảng giải đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, tránh giải thích suông, dài dòng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Trí nhớ của trẻ MG đang phát triển. Các động tác trong TCVĐ được các em đặc biệt yêu thích. Sự ghi nhớ của trẻ chủ yếu là ghi nhớ chưa có chủ định, nhưng khi trẻ hứng thú với một việc phải ghi nhớ (ví dụ như một vai trong TCVĐ) thì trẻ đã có ý thức và chủ định sắp xếp nội dung để nhớ theo trình tự và cách thức của riêng mình.

Tư duy trực quan của trẻ đang được phát triển mạnh. Trẻ đã tự giải thích một số hiện tượng, sự việc cụ thể đơn giản. GV cần kết hợp đặc điểm trên trong khi hướng dẫn các TCVĐ.

Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại thành phố Hồ Chí Minh - 6

Đây cũng là giai đoạn khả năng bắt chước của trẻ phát triển mạnh đặc biệt là khả năng bắt chước những động tác tương đối phức tạp. Trẻ không chỉ có khả năng


làm việc theo sự chỉ dẫn bằng lời của GV mà còn có khả năng sáng tạo đơn giản khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Khả năng tưởng tượng dựa vào lời mô tả đã hình thành và phát triển mạnh. Thông qua lời mô tả của GV hay của bạn về một nhân vật thần thoại hay một vai nào đó trong trò chơi, trẻ đã có khả năng tưởng tượng nhập vai nhân vật. Vì vậy, GV cần phối hợp khéo léo giữa cách giới thiệu và giải thích để truyền đạt nội dung trò chơi với khả năng tưởng tượng của trẻ sao cho mạch lạc, dễ hiểu, giúp cho khả năng tưởng tượng của trẻ phát triển. Nếu trẻ có cảm xúc mạnh mẽ với trò chơi thì trò chơi sẽ đạt kết quả cao hơn.

Trẻ MG 5 6 tuổi, về mặt tình cảm đã hình thành tương đối phong phú và đang tiếp tục phát triển mạnh. Ngoài ra, trẻ cũng đã hình thành một số hứng thú là tiền đề của những năng khiếu thể dục thể thao [83].

1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan

1.6.1. Một số nước trên thế giới

Tình hình nghiên cứu về TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC trên thế giới có thể chia thành 3 nhóm nghiên cứu cơ bản như sau:

1.6.1.1. Nhóm các nghiên cứu về trò chơi vận động trong hoạt động giáo dục thể chất

Theo I.K. Khailisop trong quyển “GDTC cho thiếu nhi trong gia đình, ở nhà trẻ, lớp MG” đã khẳng định vai trò của trò chơi đối với việc giáo dục trẻ, nhất là các trò chơi có tính chất hoạt động như TCVĐ. Ông cho rằng “Về mặt giáo dục và lý luận GDTC, trò chơi là một trong những biện pháp để giáo dục toàn diện và phát triển nhi đồng. Trò chơi chiếm phần chủ đạo trong công tác GDTC cho trẻ chưa đến tuổi đi học, đặc biệt là các trò chơi có tính chất hoạt động giúp trẻ rèn luyện thể chất và các tố chất thể lực. Các động tác mà trẻ sử dụng trong trò chơi là những động tác mà trẻ đã nắm vững, đó là những động tác như chạy, nhảy, ném, leo trèo… Khi chơi GV phải giải thích ngắn gọn, rò ràng trò chơi” [31].

Cùng hướng nghiên cứu với I.K. Khailisop, A.X. Macarenco và L.X Vugotxki tập trung lý giải phân tích vai trò của trò chơi trong đó có TCVĐ. Hai tác giả quan niệm rằng, chính hoạt động vui chơi là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Trong trò chơi, trí tưởng tượng xuất hiện, hoàn cảnh chơi mang tính


tưởng tượng là con đường dẫn tới trừu tượng hoá việc thực hiện các qui tắc trong trò chơi góp phần rèn luyện những phẩm chất ý chí ở trẻ, trò chơi là phương tiện xã hội hóa trẻ em tích cực nhất [43], [87]. Chính vì vậy, Macarenco nhấn mạnh “Trò chơi giáo dục nên các phẩm chất cần thiết của người lao động, của một người công dân tương lai”.

B.B. Gorihepxky cho rằng TCVĐ là hình thức chủ yếu của sự vận động và là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ trước tuổi đi học. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chọn chủ đề chơi. Chủ đề chơi cần liên quan tới yêu cầu cuộc sống xã hội ngày nay. Theo ông, trong quá trình chơi TCVĐ trẻ được giáo dục các phẩm chất đạo đức vì trò chơi là phương tiện để hình thành nhân cách cho trẻ [32].

N.K. Krupxkaia là người có công lao lớn nhất trong quá trình phát triển lý luận về giáo dục toàn diện cho trẻ MG. Bà đã chỉ ra sự cần thiết phải nghiên cứu lý luận giáo dục mới, xây dựng trên cơ sở học thuyết Mac – Lênin, kết hợp với nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bà cho rằng, hoạt động GDTC cho trẻ có ý nghĩa to lớn, coi luyện tập thể dục thể thao là nhiệm vụ quan trọng để làm vững mạnh thế hệ mai sau. Ghi nhận sự tác động có ích của bài tập thể chất lên cơ thể trẻ, bà đề cao vai trò của TCVĐ. TCVĐ không chỉ củng cố sức khỏe của cơ thể, mà còn được sử dụng với mục đích giáo dục, góp phần hình thành, củng cố kỹ năng vận động, giáo dục cách biết điều khiển bản thân có tổ chức, có tính cách [29].

Cũng nghiên cứu về TCVĐ, hai tác giả H. Tatrova và M. Mexia trong quyển “Thể dục và trò chơi nhà trẻ” đã xây dựng một hệ thống các bài tập và các TCVĐ đơn giản để rèn luyện các vận động cơ bản và các tố chất thể lực cho trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ, nhất là hình thành tư thế đúng cho trẻ [62].

Theo A.V. Kenhman và cộng sự thì TCVĐ là loại vận động tích cực, một trong những phương tiện GDTC tốt nhất cho trẻ MG. TCVĐ cần phong phú về số lượng, đa dạng về nội dung để tạo cho trẻ có điều kiện sáng tạo và phát triển tư duy của mình một cách độc lập trong những trường hợp cụ thể. TCVĐ có ý nghĩa giáo dục rất lớn và chiếm một phần quan trọng trong thể dục cơ bản [30].

Yuri Manovxki đã nêu nhiều luận điểm quan trọng về việc chăm sóc sức khỏe trẻ em trước tuổi đi học trên cơ sở nghiên cứu hàng loạt trẻ em trong nhiều năm. Trong quyển “Chăm sóc sức khỏe trẻ em”, tác giả khẳng định có 3 điều cốt lòi nhất


mà các bậc phụ huynh, các cô nuôi dạy trẻ phải đảm bảo, đó là chế độ dinh dưỡng, giữ gìn vệ sinh và tổ chức cho trẻ chơi các TCVĐ phù hợp với lứa tuổi. Như vậy, tác giả đã nhấn mạnh vai trò của TCVĐ là cần thiết và tất yếu đối với trẻ [88].

Cùng đánh giá cao vai trò của TCVĐ trong hoạt động GDTC, Maxim Gorki xem TCVĐ là một biện pháp hữu hiệu nhất không những để GDTC mà còn góp phần giáo dục trí tuệ cho con người [66].

Lexgap có nhiều phát hiện nổi bật khi nghiên cứu về TCVĐ. Ông coi TCVĐ như là “bài tập” nhờ đó trẻ chuẩn bị cho cuộc sống sau này. Trong những trò chơi đó, trẻ lĩnh hội kỹ năng, thói quen, hình thành tính cách của nó. Quy tắc của trò chơi có ý nghĩa như quy luật, thái độ của trẻ cần phải có ý thức, tự giác và có trách nhiệm. Việc thực hiện những quy tắc này yêu cầu đối với tất cả các trẻ, vì thế chúng có ý nghĩa giáo dục lớn. Trò chơi làm phát triển những phẩm chất đạo đức, tính kỷ luật, trung thực, công bằng, giúp đỡ lẫn nhau. Ông coi trò chơi như phương tiện giáo dục nhân cách [51].

Có thể thấy, khá nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập đến phương pháp, hình thức GDTC cho trẻ MG, trong đó có TCVĐ. ầu hết các nghiên cứu đều đánh giá cao việc sử dụng TCVĐ vì tính hiệu quả của nó trong hoạt động GDTC của trẻ nói chung vả trẻ MG nói riêng.

1.6.1.2. Nhóm các nghiên cứu về tính tích cực của trẻ mẫu giáo

Vấn đề TTC của trẻ MG cũng được các nhà khoa học quan tâm và đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu theo các khía cạnh khác nhau.

Đề cập đến tầm quan trọng của TTC thì nhà khoa học J. A. Cômenxki – nhà giáo dục Tiệp Khắc quan niệm rằng “ ãy tìm ra những biện pháp để phát huy TTC của người học và cho phép GV dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn” [24].

Theo A.X. Macarenco, “Trò chơi không cần nỗ lực, không có hoạt động tích cực là trò chơi tồi”. Nếu trẻ chơi mà lại “trở thành thụ động”, toàn bộ sự tham gia chơi của chúng dẫn đến sự suy nghĩ thụ động từ đó hình thành nên con người không có tính sáng kiến, không quen khắc phục khó khăn. Trò chơi tốt phải dạy cho trẻ quen với những nỗ lực thể chất và tâm lý, trò chơi phải giáo dục cho trẻ các phẩm chất lao động của người lao động” [42].


A. Đixtervec, nhà giáo dục người Đức trong quyển “ ướng dẫn đào tạo GV” chỉ ra rằng “Không thể ban cho hoặc truyền đạt đến bất kỳ một người nào sự phát triển và sự giáo dục. Bất cứ ai mong muốn được phát triển và giáo dục cũng phải phấn đấu bằng hoạt động của bản thân, bằng sức lực của chính mình; bằng sự cố gắng của bản thân… Vì thế hoạt động tự lực nói riêng và TTC nói chung là phương tiện và đồng thời là kết quả của sự giáo dục” [39].

J. Dewey – nhà giáo dục người Mỹ khẳng định “GV là người hướng dẫn trẻ và đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ. Còn trẻ phải tích cực trong mọi hoạt động của mình, là chủ thể nhận thức” [82].

Nhiều nhà giáo dục Nga đã nghiên cứu về phương pháp tăng mật độ vận động trên giờ thể dục và khẳng định nội dung các bài tập vận động, sự kết hợp hợp lý, độ phức tạp, thời gian thực hiện, tác động của cảm xúc,... đều ảnh hưởng lớn đến mật độ vận động và sự tích cực của trẻ trên giờ học thể dục. Đây là nghiên cứu có đóng góp về việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến TTC của trẻ trong hoạt động GDTC [39].

Cùng nghiên cứu về TTC của trẻ, theo Т.I. Оsокinа,“Sự tham gia của GV vào các trò chơi và các bài tập giúp nâng cao trạng thái cảm xúc, ảnh hưởng tốt đến sự tích cực vận động của trẻ; duy trì kỷ luật trong lớp học là cần thiết do sự phức tạp của việc tổ chức giờ học và đảm bảo sự an toàn cho trẻ” [97].

V.А. Siskinna trong nghiên cứu của mình đã đưa ra các biện pháp chuyên biệt để nâng cao TTC cho trẻ như sau:

- Sử dụng tối đa sự đa dạng hiện có của các loại vận động và cách thực hiện vận động, tốc độ và cường độ vận động, phương pháp chuyển đổi, sự nhịp điệu, sự sắp xếp, phân bố các công cụ và thiết bị luyện tập hợp lý;

- Giao cho trẻ nhiệm vụ thật cụ thể, lựa chọn phương pháp vận động trong những tình huống cụ thể, gọi tên vận động, nói chuyện về vận động đó, đánh giá việc thực hiện vận động của mình và của bạn;

- Gọi tên những bài tập khó nhất, dễ nhất, thú vị nhất và giải thích cho những cách gọi tên đó…;

- Thường xuyên lôi cuốn trẻ vào việc thực hiện vận động bằng cách sử dụng những TCVĐ, các bài thơ đồng dao, âm nhạc [59].


Theo Henri Wallon, động cơ vui chơi của trẻ là sự cố gắng tích cực của đứa trẻ để tác động lại thế giới bên ngoài nhằm lĩnh hội cho được những năng lực của con người chứa trong thế giới đó. Trong trò chơi, trẻ luyện tập được những năng lực vận động, cảm giác và những năng lực trí tuệ [83].

Nhìn chung, TTC của trẻ không phải là vấn đề nghiên cứu mới trên thế giới. Tuy nhiên các nghiên cứu về đề tài này không nhiều, trong đó tập trung vào sự cần thiết khi hình thành TTC của trẻ và các yếu tố ảnh hưởng đến TTC của trẻ. Cũng chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra những biểu hiện cụ thể TTC của trẻ MG.

1.6.1.3. Nhóm các nghiên cứu về lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động giáo dục thể chất

Nghiên cứu về TCVĐ trong hoạt động GDTC, tác giả Ghecda Lenec trong quyển “Rèn luyện thể lực và trò chơi cho trẻ 3 – 6 tuổi” cho rằng nhu cầu vận động lớn và tính hiếu động là đặc trưng cơ bản trong hoạt động của trẻ; vì vậy cần lựa chọn nhiều loại hình bài tập, TCVĐ tác động toàn diện tới các bộ phận cơ thể để rèn luyện thể lực. Trên cơ sở những ý tưởng đó, tác giả cũng nêu ra 34 bài tập, TCVĐ mẫu để trẻ rèn luyện hàng ngày và 16 bài tập, TCVĐ mẫu giúp trẻ vui chơi trong những lần dã ngoại [20].

Theo kết quả thực nghiệm 50 trò chơi trong đó có TCVĐ kèm theo lời hát dành cho trẻ 3 – 6 tuổi, các tác giả N. Lamoureu và S. Pesquies khẳng định trong quyển “Múa vòng và những trò chơi có hát” rằng trò chơi kèm theo hát và múa là dạng hoạt động được trẻ em ở Pháp yêu thích nhất, và không có gì thay thế được. Họ coi đây là một hình thức giáo dục tổng hợp về thể chất và tinh thần trẻ thơ, giúp các em khỏe hơn, vui tươi và hồn nhiên hơn, qua đó kích thích sự phát triển ngôn ngữ cùng các năng khiếu nghệ thuật, thể thao ở trẻ MG [33].

Theo tác giả Katxtrikop thì trẻ MG có nhu cầu lớn nhất về các TCVĐ. Động cơ thúc đẩy trẻ chơi các trò chơi này chủ yếu là do sự ham thích cá nhân và do tính hấp dẫn của các trò chơi. Do đó cần lựa chọn các TCVĐ có tính hấp hẫn và phù hợp với sở thích của trẻ MG [66].

Để TCVĐ đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, theo D.V. Xuxlaeva, cần phải đảm bảo sự thú vị, tạo cho trẻ có những cảm xúc tích cực nhất định bằng cách đưa thêm những TCVĐ mới lạ và tăng


dần độ phức tạp của các nhiệm vụ, yêu cầu trẻ phải suy nghĩ cách thực hiện, thể hiện TTC với mong muốn đạt được kết quả tốt [39].

Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC có thể rút ra một số kết luận:

- TCVĐ trong hoạt động GDTC và TTC của trẻ MG là hai vấn đề đã xuất hiện từ rất lâu được tiến hành nghiên cứu khá phong phú, đặc biệt là các nước có nền giáo dục phát triển. Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới tập trung nhiều vào việc tìm hiểu tầm quan trọng của TCVĐ, sự cần thiết khi hình thành TTC của trẻ và các yếu tố ảnh hưởng đến TTC của trẻ.

- Các nghiên cứu về lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG trong hoạt động GDTC chưa được khai thác nhiều trong nghiên cứu, nhất là các TCVĐ dành riêng cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.

1.6.2. Tại Việt Nam

Nhận thức được tầm quan trọng của TCVĐ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ MG, ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về TCVĐ. Các công trình nghiên cứu về TCVĐ ở nước ta khá đa dạng, phong phú. Tương tự các nhóm nghiên cứu trên thế giới, các công trình nghiên cứu của các tác giả ở Việt Nam cũng phân thành 3 nhóm cơ bản sau đây:

1.6.2.1. Nhóm các nghiên cứu về trò chơi vận động trong hoạt động giáo dục thể chất

Theo hướng nghiên cứu này phải kể đến các tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Thị Châu, Hoàng Thị Bưởi, Đặng Hồng Phương, Đinh Văn Vang, Trần Đồng Lâm, Đinh Mạnh Cường, Phạm Vĩnh Thông, Lưu Chí Liệm, Hoài Sơn, Bùi Thị Việt, Phan Thị Thu,… Nhìn chung các nghiên cứu tập trung về ý nghĩa của TCVĐ là chủ yếu.

Tác giả Lương Kim Chung trong quyển “Vun trồng thể lực cho đàn em nhỏ” đã nêu ra các phương tiện, phương pháp rèn luyện thể lực cho trẻ MG lớn, trong đó chú trọng nhất đến các bài tập thể lực, các TCVĐ và việc tổ chức dạo chơi ngoài trời để phát huy tác dụng trong việc phát triển thể lực của trẻ [13].

Đặng Hồng Phương với bài viết “Nghiên cứu phương pháp dạy học bài tập vận động cơ bản cho trẻ MG lớn (5 – 6 tuổi)” đã nêu rò các cách thức tổ chức quá trình

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí