+ Xác định tiêu chí lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC
+ Đề xuất lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC.
- Cách tiến hành
(1) Nguyên tắc thiết kế
Bảng hỏi được thiết kế dựa trên các nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo giá trị về mặt nội dung.
+ Đáng tin cậy về mặt thống kê.
+ Sử dụng các hình thức câu hỏi sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu và phù hợp với đặc điểm của khách thể nghiên cứu.
(2) Quy trình thiết kế
+ Từ những lý luận cơ bản của luận án, tác giả tiến hành thiết kế bảng hỏi thử. Bảng hỏi thử cho một số lượng khách thể nhất định để góp ý về hình thức, ngôn ngữ.
+ Bảng hỏi được hoàn thiện sau khi bỏ phần đánh giá và góp ý cần thiết của khách thể khảo sát về các phương diện ngôn ngữ, số lượng, nội dung và hình thức thiết kế. Song song đó, các câu hỏi chính thức nhằm tìm hiểu thực trạng và đề xuất lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC có điều chỉnh một số chi tiết không đáng kể nhằm làm rò nghĩa hơn về cách diễn đạt.
+ Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức trên khách thể nghiên cứu.
- Mô tả bảng hỏi
(1) Bảng hỏi để xác định các tiêu chí đánh giá TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC
+ Số lượng bảng hỏi thiết kế: 1
+ Khách thể khảo sát: chuyên gia Tâm lý học, Giáo dục học
+ Mô tả bảng hỏi:
Bảng hỏi có cấu trúc gồm 3 phần bao gồm lời giới thiệu, các thông tin của khách thể tham gia khảo sát và câu hỏi yêu cầu chuyên gia đánh giá các tiêu chí định tính TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC.
+ Quy đổi điểm
Luận án sử dụng thang đo Likert với các mức độ của các tiêu chí từ 1 – 5 điểm
1.00 – 1.80: Mức 1: Rất không đồng ý
1.81 – 2.60: Mức 2: Không đồng ý
2.61 – 3.40: Mức 3: Bình thường
3.41 – 4.20: Mức 4: Đồng ý
4.21 – 5.00: Mức 5: Rất đồng ý.
(2) Bảng hỏi để xác định thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC
+ Số lượng bảng hỏi thiết kế: 1
+ Khách thể khảo sát: GVMN thuộc các trường mầm non tại TP. HCM
+ Mô tả bảng hỏi
Bảng hỏi gồm 3 phần chính, bao gồm lời giới thiệu, các thông tin của khách thể tham gia khảo sát và các câu hỏi. Các câu hỏi được thiết kế gồm các nội dung về nhận thức, thực trạng sử dụng TCVĐ, thực trạng TTC, những khó khăn khi sử dụng TCVĐ trong hoạt động GDTC.
+ Quy đổi điểm
Đối với mục hỏi có thang điểm từ 1 – 5 điểm:
1.00 – 1.80: Mức 1: Không bao giờ
1.81 – 2.60: Mức 2: Ít khi
2.61 – 3.40: Mức 3: Thỉnh thoảng
3.41 – 4.20: Mức 4: Thường xuyên
4.21 – 5.00: Mức 5: Rất thường xuyên.
Đối với mục hỏi có thang điểm từ 1 – 3 điểm:
1.0 – 1.67: Không tích cực
1.68 – 2.33: Trung bình
2.34 – 3.00: Tích cực.
(3) Bảng hỏi để xác định các tiêu chí lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC
+ Số lượng bảng hỏi thiết kế: 1 (thực hiện 2 lần trên khách thể)
+ Khách thể khảo sát: chuyên gia GDTC, chuyên gia tâm lý học, giáo dục học
+ Mô tả bảng hỏi:
Bảng hỏi có cấu trúc gồm 3 phần bao gồm lời giới thiệu, các thông tin của khách thể tham gia khảo sát và câu hỏi yêu cầu chuyên gia đánh giá các tiêu chí lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC.
(4) Bảng hỏi để đề xuất lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC
+ Số lượng bảng hỏi thiết kế: 5 (1 bảng hỏi dành cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, 1 bảng hỏi dành cho chuyên gia GDTC, 1 bảng hỏi dành cho chuyên gia tâm lý giáo dục, 1 bảng hỏi dành cho GVMN, 1 bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý trường mầm non).
+ Khách thể khảo sát: trẻ MG 5 – 6 tuổi, chuyên gia (GDTC, tâm lý học, giáo dục học), GVMN, cán bộ quản lý trường mầm non trong đó bảng hỏi dành cho trẻ MG 5 – 6 tuổi sẽ được GVMN hỗ trợ thực hiện.
+ Mô tả bảng hỏi:
5 bảng hỏi đều có cấu trúc chung gồm 3 phần bao gồm lời giới thiệu, các câu hỏi và phần mô tả các trò chơi. Trong đó:
Bảng hỏi dành cho trẻ MN 5 – 6 tuổi có 1 câu hỏi là yêu cầu trẻ lựa chọn trò chơi theo 2 phương án trả lời là “Thích” hoặc “Không thích”. Bảng hỏi này được GVMN hỗ trợ giúp trẻ thực hiện (Tiêu chí 1 của việc lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC).
Bảng hỏi dành cho chuyên gia có 3 yêu cầu:
Lựa chọn 24 TCVĐ phù hợp với đặc điểm tâm lý và khả năng của trẻ theo thứ tự từ cao đến thấp (Tiêu chí 2 của việc lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC).
Lựa chọn 24 TCVĐ đảm bảo an toàn cho trẻ theo thứ tự từ cao đến thấp (Tiêu chí 3 của việc lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC).
Lựa chọn 24 TCVĐ tập trung phát triển các vận động cơ bản và các tố chất vận động nhất định theo thứ tự từ cao đến thấp (Tiêu chí 6 của việc lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC).
+ Bảng hỏi dành cho GVMN có 1 yêu cầu là GVMN lựa chọn 24 TCVĐ phù hợp với khả năng tổ chức của GV theo thứ tự từ cao đến thấp (Tiêu chí 4 của việc lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC).
+ Bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý trường mầm non có 1 yêu cầu là cán bộ quản lý lựa chọn 24 TCVĐ phù hợp với điều kiện lớp học, sân học theo thứ tự từ cao đến thấp (Tiêu chí 5 của việc lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC).
- Cách tính điểm:
+ Tính ĐTB các TCVĐ ở từng tiêu chí
+ Tính ĐTB chung các TCVĐ ở 6 tiêu chí để lựa chọn 24 TCVĐ thỏa mãn nhiều nhất các tiêu chí. Tiến hành xếp hạng các TCVĐ được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên.
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích
Phỏng vấn chuyên gia GDTC về việc lựa chọn test đánh giá thể chất của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC;
Phỏng vấn GV về thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC;
Phỏng vấn cán bộ quản lý trường mầm non về thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDTC;
Phỏng vấn GV, phụ huynh về kết quả ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC.
- Cách tiến hành
Tiếp cận với khách thể phỏng vấn, tìm hiểu các thông tin cơ bản về khách thể. Nêu mục đích, lý do và xin sự đồng thuận phỏng vấn. Tiến hành phỏng vấn bằng bảng phỏng vấn. Ghi chép hoặc ghi âm phần phỏng vấn. Chọn lọc và sử dụng kết quả trong nghiên cứu của luận án.
2.3.5. Phương pháp quan sát sư phạm
- Mục đích
Tìm hiểu thực trạng TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi đối với các TCVĐ trong hoạt động GDTC.
Đánh giá kết quả TTC của trẻ khi ứng dụng các TCVĐ được luận án lựa chọn.
- Cách tiến hành
Chúng tôi tiến hành quan sát và đánh giá TTC của 566 trẻ MG 5 – 6 tuổi khi tham gia từng TCVĐ thông qua dự giờ 92 buổi, ứng với 53 giờ học thể dục và giờ TCVĐ ở tất cả các trường mầm non trong đó TCVĐ là nội dung trọng tâm.
Quá trình quan sát được thực hiện bằng quan sát trực tiếp của tác giả (40 buổi) và gián tiếp thông qua đội ngũ GV giảng dạy tại các trường mầm non trên địa bàn TP. HCM và cộng tác viên (52 buổi).
Tất cả nội dung quan sát đều được ghi chép lại theo mẫu mà luận án đã xây
dựng.
- Cách đánh giá
Bảng 2.1. Thang đánh giá biểu hiện TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC
Mức độ | |||
1 (Không tích cực) | 2 (Trung bình) | 3 (Tích cực) | |
1. Trẻ tỏ ra hứng thú với hoạt động GDTC, mong muốn được tham gia giải quyết các nhiệm vụ khi GV tổ chức hoạt động GDTC | Trẻ thờ ơ, không quan tâm, không hứng thú với hoạt động GDTC | Trẻ có hứng thú, có quan tâm hoạt động GDTC nhưng không nhiều, đôi khi còn lơ đãng | Trẻ hứng thú, say mê với hoạt động GDTC |
2. Trẻ chủ động trong việc giải quyết các nhiệm vụ của GV trong hoạt động GDTC | Trẻ không chủ động, luôn trông chờ, ỷ lại vào GV hoặc bạn cùng chơi | Trẻ có chủ động, nhưng đôi khi vẫn cần sự nhắc nhở, hỗ trợ từ GV hoặc bạn cùng chơi | Trẻ chủ động, độc lập, tự tin trong việc giải quyết các nhiệm vụ chơi |
3. Trẻ biết cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động GDTC | Trẻ không tìm ra cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi chơi | Trẻ tìm ra cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi chơi nhưng còn chậm | Trẻ giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong khi chơi |
4. Trẻ có biểu hiện nỗ lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong hoạt động GDTC | Trẻ không nỗ lực thực hiện hoạt động GDTC, dễ nản, bỏ dở hầu hết các hoạt động GDTC | Trẻ có nỗ lực thực hiện hoạt động GDTC, nhưng bỏ dở một vài nhiệm vụ của hoạt động GDTC | Trẻ nỗ lực thực hiện hoạt động GDTC, hoàn thành tất cả các nhiệm vụ của hoạt động GDTC |
5. Trẻ hợp tác với bạn cùng chơi | Trẻ không có biểu hiện hợp tác với | Trẻ có hợp tác với bạn cùng chơi, nhưng | Trẻ vui vẻ hợp tác với bạn cùng |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Luận Về Tính Tích Cực Của Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi Trong Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất
- Đặc Điểm Tâm Lý Của Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi
- Nhóm Các Nghiên Cứu Về Tính Tích Cực Của Trẻ Mẫu Giáo
- Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Trò Chơi Vận Động Nâng Cao Tính Tích Cực Của Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi Trong Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Tại Thành
- Kết Quả Khảo Sát Về Hình Thức Ứng Dụng Tcvđ Cho Trẻ Mg 5 – 6 Tuổi Trong Hoạt Động Gdtc
- Mô Tả Hệ Số Tin Cậy Cronbach’S Alpha Của Thang Đo Các Tiêu Chí Đánh Giá Hợp Tác Của Trẻ Mg 5 – 6 Tuổi Trong Hoạt Động Gdtc Tại Tp. Hcm
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Mức độ | |||
1 (Không tích cực) | 2 (Trung bình) | 3 (Tích cực) | |
trong hoạt động GDTC | bạn cùng chơi, dễ cáu gắt, giận dỗi | còn một vài biểu hiện giận dỗi | chơi |
2.3.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm
- Mục đích
Đánh giá thể chất của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC trước và sau thực nghiệm.
- Công cụ kiểm tra sư phạm
Để thực hiện phương pháp kiểm tra sư phạm nhằm đánh giá thể chất của trẻ MG 5 – 6 tuổi, luận án sử dụng các test:
(1) Chạy 10m (giây)
- Mục đích: đánh giá sức nhanh
- Chuẩn bị: đường chạy đất, cỏ hoặc trải thảm; đồng hồ bấm giây (độ chính xác 1% giây)
- Cách thực hiện: kẻ một vạch xuất phát và một vạch đích. Trẻ đứng sau vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh, chạy nhanh về trước qua vạch đích. Người kiểm tra đứng ngang vạch đích, bấm giờ khi có hiệu lệnh và bấm dừng khi trẻ chạy về đích.
- Cách đánh giá: mỗi trẻ chạy 02 lần, lấy kết quả chạy tốt nhất. Thành tích được tính bằng giây (s).
(2) Bật xa (cm)
- Mục đích: đánh giá sức mạnh cơ chân
- Chuẩn bị: thảm (nệm), thước đo
- Cách thực hiện: kẻ một vạch phấn trên sân. Trẻ đứng sau vạch phấn, hai chân rộng bằng vai, hai tay thả lỏng tự nhiên. Khi có hiệu lệnh, hai tay đưa về trước, ra sau, đồng thời đánh mạnh về trước lên cao kết hợp hai gối khuỵu, kiễng gót, nhún bật mạnh về phía trước
- Cách đánh giá: mỗi trẻ được thực hiện 02 lần, lấy kết quả lần bật xa nhất. Mốc tính là điểm chạm của gót chân với sàn. Thành tích được tính bằng cm.
(3) Đập và bắt bóng bằng 2 tay (lần/phút)
sức
- Mục đích: đánh giá khả năng phối hợp vận động, khả năng định hướng, dùng
- Chuẩn bị: sân rộng, trải thảm/nệm (nếu có), bóng cao su
- Cách thực hiện: trẻ hai tay cầm bóng ở phía trước, ngang mặt. Khi có hiệu
lệnh, trẻ thả bóng xuống sàn gạch men, khi bóng nảy lên, bắt bóng bằng hai tay, sau đó thực hiện lặp lại liên tục trong 1 phút
- Cách đánh giá: thực hiện 01 lần. Thành tích được tính bằng số lần (những quả bóng trẻ bắt được khi bóng nảy lên).
(4) Ném xa bằng tay thuận (m)
- Mục đích: đánh giá sức mạnh cơ tay
- Chuẩn bị: sân rộng, bằng phẳng, túi cát nặng 150g, thước đo
- Cách thực hiện: trẻ đứng sau vạch giới hạn, đặt chân trái trước, chân phải sau, tay cùng phía chân sau cầm túi cát, đưa từ dưới ra trước lên cao trên vai và ném mạnh về trước, giữ cơ thể thăng bằng ở tư thế kết thúc
- Cách đánh giá: thực hiện 01 lần. Thành tích được tính bằng mét (m).
(5) Ngồi gập thân về trước (cm)
- Mục đích: đánh giá độ mềm dẻo của cột sống
- Chuẩn bị: sân rộng, trải thảm/nệm
- Cách thực hiện: trẻ ngồi sát sàn, hai chân duỗi thẳng và hơi tách ra (khoảng 15-20 cm), 2 gót chân đặt trên dấu số “0”. Sau đó gập thân, 2 tay duỗi thẳng về trước ở giữa 2 chân, thân người cố gắng gập ra trước đồng thời 2 bàn tay men theo mặt sàn
- Cách đánh giá: thực hiện 02 lần, mỗi lần giữ 2 giây, lấy kết quả lần gập tốt nhất. Thành tích được tính bằng cm (nếu vượt qua dấu điểm “0” là +cm, ngược lại là - cm) [73].
2.3.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Mục đích
Đánh giá hiệu quả ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi tại TP. HCM.
- Cách tiến hành
Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh song song trên khách thể nghiên cứu để đánh giá.
Khách thể thực nghiệm: được lựa chọn đại diện từ tổng thể mẫu nghiên cứu là trẻ MG 5 – 6 tuổi, đồng đều về lứa tuổi, giới tính, trình độ luyện tập để đảm bảo tính khách quan. Khách thể chia thành 2 nhóm: nhóm thực nghiệm gồm đại diện mẫu nghiên cứu nam – nữ lớp Lá được so sánh với với nhóm đối chứng gồm đại diện mẫu nghiên cứu nam – nữ lớp Lá ở độ tuổi từ 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn TP. HCM.
Thời gian thực nghiệm: từ tháng 12/2018 đến tháng 5/2019.
Địa điểm thực nghiệm: Trường MN 12 (Quận 5); Trường MN Hoàng Yến (Quận Gò Vấp); Trường MN Hoa Lư (Quận 1); Trường MN Ánh Bình Minh (huyện Bình Chánh).
Đo lường hiệu quả thực nghiệm: đo lường trước và sau thực nghiệm các tiêu chí sau: thể chất, TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC ở các nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
2.3.8. Phương pháp toán thống kê
Các số liệu được xử lý với sự hỗ trợ của chương trình phần mềm Microsoft Excel 2016 và phần mềm SPSS 20.0 để tính các tham số thống kê đặc trưng như:
- Giá trị trung bình:
Trong đó :
n
n
X
1
X i
i1
X : là giá trị trung bình mẫu
Xi : là giá trị mẫu thứ i. n : độ lớn mẫu
- Độ lệch chuẩn: (n ≥ 30)
i 1
n
( X X )2
n
i
S
- Hệ số biến thiên:
C SX
vX
100%