Nhóm Các Nghiên Cứu Về Tính Tích Cực Của Trẻ Mẫu Giáo


dạy học của GV, trong đó GV giữ vai trò chủ đạo, trẻ giữ vai trò chủ động, tích cực nhằm tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động mới, hình thành năng lực vận động, phát triển thể chất và tâm lý cho các em. Tác giả đã thiết kế 20 bài học thực hiện một cách sáng tạo bằng cách thay đổi trò chơi, đội hình tập, dụng cụ thể thao,… và hệ thống bài tập kiểm tra đánh giá mức độ phát triển tố chất thể lực và trí lực của trẻ [49]. Cũng theo tác giả này, trong quá trình GDTC, TCVĐ là một phương pháp hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ. Ngoài ra nó còn có tác dụng hình thành những điều kiện thuận lợi để phát triển, rèn luyện các tố chất thể lực cho trẻ. Ví dụ, trò chơi “Đuổi bắt”, trẻ phải thể hiện sự nhanh nhẹn, chạy thật nhanh, luồn thật khéo để khỏi bị bắt [52].

Trong lĩnh vực Tâm lý học trẻ em, Nguyễn Ánh Tuyết đã cho ra quyển “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non (từ lọt lòng đến 6 tuổi)”, theo tác giả trò chơi là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách của trẻ thông qua việc phát triển các chức năng tâm lý như trí tuệ, thể chất, đạo đức, thẩm mỹ. Tác giả nhấn mạnh rằng vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ MG thì việc tổ chức các trò chơi, trong đó có TCVĐ cho trẻ là cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ, trò chơi là phương tiện để trẻ học làm người [83].

Cùng quan điểm tiếp cận về hoạt động của trẻ MG của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Trương Thị Khánh Hà đã cho ra đời quyển “Tâm lý học phát triển”. Theo tác giả trò chơi cùng những hoạt động vận động có vai trò quan trọng đối với sự phát triển vận động, trí tuệ và các phẩm chất nhân cách của trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ từ 3 – 6 tuổi, cha mẹ và cô giáo cần tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào nhiều trò chơi phong phú, nhiều hoạt động đa dạng để giúp trẻ phát triển về thể lực, trí tuệ và nhân cách [21].

Tác giả Đinh Văn Vang cho rằng trong quá trình GDTC, TCVĐ là phương tiện hoàn thiện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ: bò, chạy, nhảy, ném, bắt… Đồng thời qua trò chơi này, những phẩm chất thể lực cơ bản cũng được hình thành như nhanh nhẹn, linh loạt, dẻo dai… [86].

Như vậy có thể thấy, ở Việt Nam cũng có khá nhiều nghiên cứu về TCVĐ của nhiều tác giả khác nhau. Các tác giả đều thống nhất với nhau rằng TCVĐ có ý nghĩa


to lớn và vai trò quan trọng trong hoạt động GDTC cho trẻ. Do đó, GV cần tăng cường sử dụng TCVĐ trong hoạt động GDTC cho trẻ.

1.6.2.2. Nhóm các nghiên cứu về tính tích cực của trẻ mẫu giáo

Tác giả Lý Thị Anh đã nghiên cứu một số biện pháp phát huy TTC của trẻ MG 4 5 tuổi trong hoạt động GDTC. Tác giả đã nhận định TTC của trẻ MG 4 5 tuổi trong giờ học thể dục được thể hiện ở việc tập trung, chú ý nghe, làm theo hiệu lệnh của GV, hứng thú tích cực vận động, mạnh dạn tự tin khi thực hiện, thực hiện đầy đủ các phần cơ bản của động tác, thích thực hiện nhiều lần [3]. Đây là nghiên cứu góp phần cung cấp lý luận về biểu hiện TTC của trẻ trong hoạt động GDTC.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Tác giả Đặng Hồng Phương trong nghiên cứu phát triển TTC vận động cho trẻ mầm non đã chỉ ra rằng “Phát triển TTC vận động ở trẻ là quá trình vận dụng các phương pháp tích cực nhằm phát huy khả năng vận động và đảm bảo mật độ vận động của trẻ trong hoạt động GDTC, đặc biệt là trong tiết học thể dục” [50].

Tác giả Huỳnh Văn Sơn với bài viết “Thực trạng TTC nhận thức của trẻ MG 5

Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại thành phố Hồ Chí Minh - 7

– 6 tuổi trong trò chơi phân vai có chủ đề” quan niệm trò chơi phân vai có chủ đề giúp trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người, các chuẩn mực đạo đức, cũng như giúp trẻ phát triển một cách hài hòa, toàn diện về thể chất, thẩm mĩ, trí tuệ, tình cảm, ý chí và ngôn ngữ,… Trong bài viết này, tác giả cũng đưa ra 5 tiêu chí về TTC nhận thức của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong trò chơi phân vai có chủ đề đó là: (1) tự nguyện tham gia trò chơi, chủ động thỏa thuận vai, sẵn sàng đảm nhận vai chơi; (2) thể hiện tốt vai chơi; (3) trao đổi trong quá trình chơi; (4) thích thú, tập trung vào vai chơi; (5) sáng tạo trong việc thể hiện vai chơi [60]. Đây là nghiên cứu cần quan tâm vì nghiên cứu cung cấp hệ thống lý luận quan trọng về biểu hiện TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi.

Nguyễn Thị Yến Linh với nghiên cứu “Biện pháp nâng cao TTC vận động trong giờ học thể dục cho trẻ 5 – 6 tuổi” đã đánh giá TTC thông qua các tiêu chí như hứng thú vận động, nhu cầu đối với hoạt động vận động, sự tích cực tham gia của trẻ vào các hoạt động vận động và kết quả của sự tích cực này là mức độ lĩnh hội kỹ năng, kỹ xảo vận động. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề xuất 4 nhóm biện pháp nâng cao TTC là xây dựng môi trường kích thích TTC vận động của trẻ; sử dụng biện pháp trò chơi; thi đua; kích thích trẻ tích cực tham gia vào ngày hội lễ thể dục thể thao. Kết


quả thử nghiệm ban đầu cho thấy trẻ nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin, trẻ có tinh thần đoàn kết, tính đồng đội cao, có kỹ năng làm việc nhóm, hoạt động trong nhóm tốt [39].

Những năm gần đây, vấn đề TTC của trẻ đang được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và bắt đầu có các nghiên cứu về biểu hiện TTC của trẻ. Song vấn đề TTC, đặc biệt là TTC trong hoạt động GDTC vẫn là một mảng nghiên cứu còn rất hạn chế. Rất ít các công trình nghiên cứu về việc tổ chức TCVĐ để nâng cao TTC, cả về việc lựa chọn TCVĐ đến việc tổ chức và đánh giá TTC của trẻ trong hoạt động GDTC.

1.6.2.3. Nhóm các nghiên cứu về lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo trong hoạt động giáo dục thể chất

Tác giả Lê Anh Thơ với công trình “Nghiên cứu sử dụng một số TCVĐ dân gian trong GDTC cho trẻ MG 4 – 5 tuổi”, trong nghiên cứu này tác giả đã xác định trò chơi và đồ chơi là những nhu cầu thiết yếu của trẻ em, là phương tiện, phương pháp chủ đạo để giáo dục. Việc lựa chọn đúng và đủ các trò chơi có tác dụng phát triển thể chất, hình thành những kỹ năng cơ bản và nhân cách cho trẻ MG. Theo tác giả, việc sử dụng TCVĐ dân gian trong hoạt động vui chơi hàng ngày sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC cho trẻ MG 4 – 5 tuổi. Trong nghiên cứu của mình, Lê Anh Thơ đi sâu phân tích những yêu cầu có tính nguyên tắc trong lựa chọn và hướng dẫn TCVĐ cho trẻ MG, trên cơ sở đó biên soạn 20 TCVĐ dân gian để thiết kế, tổ chức trong giờ GDTC [66].

Khi nghiên cứu một số biện pháp phát huy TTC của trẻ MG 3 4 tuổi trong giờ học thể dục, tác giả Nguyễn Thị Xuân Trinh đã đề ra một số biện pháp như lựa chọn nội dung bài tập, động tác gắn với thực tiễn, gần gũi với cuộc sống; sử dụng hợp lý địa điểm, thiết bị dụng cụ luyện tâp, sử dụng những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên; tạo tình huống có vấn đề (câu chuyện, trò chơi, âm nhạc..); làm mẫu chính xác, đẹp giải thích rò ràng dễ hiểu; tạo mối quan hệ tốt giữa cô và trẻ, cô quan tâm đến hứng thú của trẻ; đánh giá khen ngợi động viên kịp thời sự tiến bộ của từng cá nhân trẻ [79].

Tác giả Trần Đồng Lâm và Đinh Mạnh Cường cho rằng TCVĐ cũng như những bài tập thể dục thể thao khác, nếu được thực hiện đúng phương pháp khoa học thì nhất định có tác dụng nâng cao sức khỏe: hệ vận động được củng cố và phát triển,


hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết,… được rèn luyện, thông qua đó các chức năng thần kinh không ngừng được củng cố, nâng cao và hoàn thiện làm cho cơ thể của các em được phát triển toàn diện các tố chất nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo, khả năng phối hợp, làm cho cơ thể phát triển cân đối và hoàn thiện theo quy luật giới tính và lứa tuổi [35].

Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC có thể rút ra một số kết luận sau:

- Hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam về TCVĐ trong hoạt động GDTC đều dựa trên việc kế thừa các thành quả nghiên cứu trên thế giới. Có thể nhận thấy các công trình nghiên cứu về TCVĐ trong hoạt động GDTC cho trẻ MG ở nước ta khá đa dạng, phong phú, đều đề cập khá thống nhất về đặc điểm, ý nghĩa, vai trò của TCVĐ.

- Trong vài năm trở lại đây, vấn đề TTC được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và đã cung cấp được nhiều cơ sở lý luận đa dạng và phong phú cũng như định hướng một số biện pháp tác động nhằm nâng cao TTC.

- Bắt đầu có những nghiên cứu về lựa chọn ứng dụng TCVĐ trong hoạt động GDTC. Tuy nhiên, việc lựa chọn ứng dụng còn mang tính khái quát mà chưa tập trung tăng cường hay phát triển một biểu hiện tâm lý nhất định, nhất là với trẻ MG 5 – 6 tuổi.

- Chưa có nghiên cứu nào thật chuyên sâu về việc mối quan hệ lựa chọn ứng dụng TCVĐ trong việc nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC.

Tóm lại, tổng quan nghiên cứu lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC trên thế giới và tại Việt Nam có thể rút ra lưu ý:

- Các công trình nghiên cứu về TCVĐ trong hoạt động GDTC cho trẻ MG khá đa dạng, phong phú, tuy vậy quan điểm nghiên cứu thống nhất về đặc điểm, ý nghĩa, vai trò của TCVĐ. Các nghiên cứu cũng đã đề cập tương đối đầy đủ về TCVĐ cho trẻ MG và đề cao vai trò của TCVĐ trong hoạt động GDTC nhằm phát triển thể chất, hình thành những kỹ năng cơ bản và nhân cách cho trẻ MG. Tuy nhiên, việc xây dựng và lựa chọn ứng dụng TCVĐ còn là một mảng chưa được khai thác nhiều trong nghiên cứu, nhất là các TCVĐ dành riêng cho trẻ MG 5 – 6 tuổi.


- TTC của trẻ đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Song vấn đề này chủ yếu được tiếp cận ở nhiều khía cạnh như: TTC nhận thức trong trò chơi phân vai có chủ đề; TTC nhận thức trong trò chơi học tập; biểu hiện của TTC vui chơi qua trò chơi đóng vai có chủ đề… Nghiên cứu về TTC trong hoạt động GDTC còn hạn chế.

- Chưa có nghiên cứu thật chuyên sâu về lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC.


CHƯƠNG 2 . ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

Lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

- Trong quá trình chơi, trẻ có nhiều biểu hiện của TTC nhưng luận án chủ yếu nghiên cứu 05 biểu hiện TTC (hứng thú, chủ động, giải quyết các vấn đề phát sinh khi chơi, nỗ lực, hợp tác) và về thể lực của trẻ MG thông qua một số test thể lực được quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 23/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

- TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC được biểu hiện ở nhiều hình thức GDTC khác nhau như giờ học thể dục, thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, dạo chơi tham quan, TCVĐ… nhưng luận án chỉ tập trung đánh giá TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi khi trẻ tham gia TCVĐ trong giờ học thể dục và giờ TCVĐ (chuyên biệt).

- Có nhiều tiêu chí để lựa chọn TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM. Tuy nhiên, luận án chỉ nghiên cứu 6 tiêu chí, bao gồm: TCVĐ phải thu hút được sự tham gia của trẻ; TCVĐ phù hợp với đặc điểm tâm lý và khả năng của trẻ; TCVĐ đảm bảo an toàn của trẻ; TCVĐ phù hợp với khả năng tổ chức của GV; TCVĐ phù hợp với điều kiện lớp học, sân học; TCVĐ phải tập trung phát triển các vận động cơ bản và các tố chất vận động nhất định. Trong đó, tiêu chí TCVĐ đảm bảo an toàn của trẻ được xem là tiêu chí bắt buộc khi lựa chọn TCVĐ bởi không phải TCVĐ nào cũng an toàn đối với trẻ. Lựa chọn TCVĐ an toàn để có thể hạn chế đến mức tối đa các mối nguy hiểm tiềm tàng có khả năng xảy ra trong quá trình chơi và đảm bảo về tinh thần và sức khỏe cho trẻ em.

2.2.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu

- Khách thể khảo sát thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM gồm:

+ 218 GV đang công tác tại các trường mầm non trên địa bàn TP. HCM.

+ 566 trẻ MG 5 – 6 tuổi tại các Trường MN 12 (Quận 5); Trường MN Hoàng Yến (Quận Gò Vấp); Trường MN Ánh Bình Minh (huyện Bình Chánh); Trường MN


Tuổi Xanh (Quận Tân Bình); Trường MN Hoa Lư (Quận 1); Trường MN Hoa Phượng Vỹ (Bình Tân); Trường MN 2/9 (Quận 10); Trường MN Bé Thông Minh (Quận 8); Trường MN Thiên Tuế (Quận Bình Tân).

- Khách thể khảo sát lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC tại TP. HCM bao gồm 30 trẻ MG 5 – 6 tuổi (15 trẻ nữ, 15 trẻ nam), 30 chuyên gia GDTC và 15 chuyên gia Tâm lý học, Giáo dục học, 30 GV, 30 cán bộ quản lý ở các trường mầm non tại TP. HCM.

- Khách thể dùng để thực nghiệm bao gồm 269 trẻ MG 5 – 6 tuổi tại 04 Trường MN 12 (Quận 5); Trường MN Hoàng Yến (Quận Gò Vấp); Trường MN Hoa Lư (Quận 1); Trường MN Ánh Bình Minh (huyện Bình Chánh). Trong đó nhóm thực nghiệm có 139 trẻ (66 trẻ nữ, 73 trẻ nam) và nhóm đối chứng gồm 130 trẻ (58 trẻ nữ, 72 trẻ nam).

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Luận án được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ các phương pháp: phân tích và tổng hợp tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, quan sát sư phạm, kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm và toán thống kê.

2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến luận án nghiên cứu.

Luận án nghiên cứu, tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như các quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục, đổi mới GDMN, công tác thể dục thể thao trong trường học, các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, thông tư, quyết định của Đảng, Nhà nước, của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình GDMN và phát triển thể chất cho trẻ MG. Mục tiêu chính là phân tích, đánh giá, tổng hợp và tiếp thu có chọn lọc các thông tin khoa học nhằm phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu.

Luận án tiến hành thu thập và phân tích các sách, giáo trình, luận án, luận văn và các bài báo khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Trên cơ sở đó chỉ ra điểm khác biệt trong các công trình nghiên cứu để từ đó tìm ra “khoảng trống” trong việc lựa chọn ứng dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC.


2.3.2. Phương pháp chọn mẫu

- Mục đích

Xác định độ tin cậy của mẫu nghiên cứu khi lựa chọn khách thể khảo sát thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC và khách thể dùng để thực nghiệm.

- Cách tiến hành

Kích thước mẫu được tính bằng công thức sau:

n N

1N (e)2

Trong đó: n = Kích thước mẫu

N = Giá trị của miền thống kê

e = Sai số mẫu cho phép là 0.05

+ Đối với khách thể khảo sát thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC

Với số lượng giáo viên đang công tác tại các trường mầm non trên địa bàn TP. HCM, có 406 giáo viên được tuyển chọn vào quy trình lấy mẫu. Để đạt mục tiêu nghiên cứu thì kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu này là 201 giáo viên. Do đó, tác giả thực hiện khảo sát bằng cách phát phiếu đến 220 giáo viên đang công tác tại các trường mầm non trên địa bàn TP. HCM. Kết quả thu được có 218 phiếu hợp lệ, dữ liệu này đảm bảo độ tin cậy về lựa chọn mẫu.

+ Đối với khách thể dùng để thực nghiệm

Với số lượng trẻ MG 5 – 6 tuổi tại 9 trường mầm non trên địa bàn TP. HCM, có 566 trẻ được tuyển chọn vào quy trình lấy mẫu. Để đạt mục tiêu nghiên cứu thì kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu này là 234 trẻ. Do đó, tác giả tiến hành lựa chọn 269 trẻ để thực nghiệm, dữ liệu này đảm bảo độ tin cậy về lựa chọn mẫu.

2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích

+ Xác định tiêu chí định tính để đánh giá TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC

+ Xác định thực trạng sử dụng TCVĐ nâng cao TTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động GDTC

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí