Quan Điểm Của Đảng Và Nhà Nước Về Giáo Dục Thể Chất


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất

1.1.1. Quan điểm về giáo dục thể chất trong trường học

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác GDTC cho trẻ trong trường học. Quan điểm này được thể hiện rò tại Chỉ thị số 36/CT/TW ngày 24/03/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng “Phát triển thể dục thể thao là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm phát huy nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân dân, đạo đức lối sống lành mạnh làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt vị trí xứng đáng trong hoạt động thể thao quốc tế trong sạch về mặt đạo đức, phong phú về mặt tinh thần, hoàn thiện về mặt thể chất” [5].

Quyết định số 14/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 03/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác GDTC và y tế trong nhà trường đã nêu rò “GDTC và y tế trong trường học là hoạt động giáo dục bắt buộc nhằm giáo dục, bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên”. Các hình thức hoạt động GDTC được thực hiện trong giờ học môn thể dục, sức khoẻ và các hoạt động thể dục, thể thao, y tế trong trường học; bao gồm: giờ học nội khoá: giờ học môn thể dục, sức khoẻ theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các bậc học, cấp học; hoạt động thể dục, thể thao ngoại khoá theo kế hoạch của nhà trường và các cấp quản lý giáo dục [7].

Chỉ thị số 17 CT/TW ngày 23/10/2002 về phát triển Thể dục thể thao đến năm 2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng xác định “Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao ở trường học, tiến tới đảm bảo mỗi trường học đều có giáo viên thể dục chuyên trách và lớp học thể dục đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng GDTC; xem đây là một tiêu chí công nhận trường chuẩn quốc gia” [4].

Tại Điều 20 Luật Thể dục Thể thao năm 2006 quy định “GDTC là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

cơ bản cho người học thông qua các bài tập và TCVĐ, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao” [54].

Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường “GDTC trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” [12].

Nghiên cứu lựa chọn ứng dụng trò chơi vận động nâng cao tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động giáo dục thể chất tại thành phố Hồ Chí Minh - 3

Theo Đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025 thì “Nâng cao chất lượng, hiệu quả GDTC và thể thao trường học nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên cho trẻ em, học sinh, sinh viên; gắn GDTC, thể thao trường học với giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, lành mạnh cho trẻ em, học sinh, sinh viên, đồng thời góp phần phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho đất nước” [70].

1.1.2. Quan điểm về giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

GDTC là nội dung vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ cả về nhân cách và thể chất; đồng thời GDTC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước nhằm đổi mới nền giáo dục Việt Nam.

Theo tinh thần của Chỉ thị số 153-CP ngày 12/8/1966 của Hội đồng Chính phủ thì “Giáo dục trẻ em từ 3 đến 7 tuổi, bằng cách tổ chức vui chơi mà giáo dục cho trẻ những đức tính tốt, những tập quán tốt, chăm sóc sức khỏe, tập cho các cháu vừa chơi vừa học, chuẩn bị cho các cháu vào trường phổ thông. Giáo dục mẫu giáo tốt mở đầu cho một nền giáo dục tốt” [26].

Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị khoá IV về cải cách giáo dục nêu rò mục tiêu “Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ cho tới lúc trưởng thành, nhằm tạo cơ sở ban đầu rất quan trọng của con


người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện” [6]. Cải cách toàn diện nền giáo dục là một yêu cầu rất cần thiết và cấp bách và là nhu cầu thực tiễn đặt ra vào thời điểm đó.

Theo Điều 23, Luật Giáo dục năm 2005 nêu rò “Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Trong đó, “Nội dung GDMN phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học. Phương pháp GDMN chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ” [56].

Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006 – 2015” đã nhấn mạnh “Xây dựng và triển khai chương trình GDMN mới theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục theo chủ điểm, tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là hoạt động vui chơi phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ” [68].

Dựa trên nội dung của Luật Giáo dục năm 2005 và Quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 về chương trình GDMN xác định “Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ” [8] nghĩa là khi lựa chọn, tổ chức các TCVĐ phải gắn với đặc điểm tâm sinh lý, phù hợp với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ.

Theo Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ nêu rò “Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo


cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Đến năm 2020 hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp” [69].

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định và nêu rò các quan điểm về giáo dục, đào tạo, trong đó nhấn mạnh “Đối với GDMN, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp một. Hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển GDMN dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục” [18].

Chỉ thị số 2699/CT-BGDĐT ngày 08/8/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 – 2018 của ngành Giáo dục, theo đó phương hướng chung đối với GDMN là “tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” [11].

Tại Điều 23, Luật Giáo dục năm 2019 nêu rò “GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi. GDMN nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [55].

Chăm lo giáo dục phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong đào tạo nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Trong đó, GDTC và thể thao trường học được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm nhất là GDMN. Với hệ thống các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, quyết định,… của Đảng và Nhà nước đã hoàn thiện, đồng bộ, có tính thống nhất, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện trong thực tiễn.


1.2. Lý luận về hoạt động giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

1.2.1. Hoạt động giáo dục thể chất

1.2.1.1. Định nghĩa

Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) với thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người. Trong một hoạt động bao giờ cũng diễn ra hai quá trình cơ bản là quá trình khách thể hóa (chủ thể chuyển tâm lý vào trong sản phẩm) và quá trình chủ thể hóa (trong quá trình tác động vào thế giới, con người lĩnh hội được nội dung tâm lý chứa đựng trong đối tượng, làm cho con người có nhận thức mới – năng lực hoạt động mới) [61].

Theo Corbin và các cộng sự thì hoạt động thể chất được định nghĩa là “sự vận động cơ thể làm gia tăng đáng kể sự tiêu hao năng lượng, được thực hiện thông qua việc co các cơ xương” [91]. Tương tự, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, hoạt động thể chất “là các vận động cơ thể có sử dụng năng lượng” [98]. Như vậy, hoạt động thể chất chỉ đơn thuần đề cập đến sự vận động cơ thể mà không có mục đích từ trước; hạn chế trong việc sử dụng phương pháp, phương tiện khi hoạt động, đồng thời không có vai trò rò ràng của nhà giáo dục và người được giáo dục, không gắn liền với hoạt động đánh giá. Điều này chính là điểm khác biệt cơ bản giữa hoạt động thể chất và hoạt động GDTC.

Có thể thấy, thuật ngữ “giáo dục thể chất” thường đi kèm với thuật ngữ “hoạt động”. Do đó, phần lớn các tác giả thường định nghĩa “hoạt động GDTC” gọi tắt là GDTC như sau:

- Theo tác giả Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn thì “Hoạt động GDTC là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Tổng hợp quá trình đó xác định khả năng thích nghi thể lực của con người. GDTC được chia thành hai mặt riêng biệt, dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động” [76].

- Theo Bộ Giáo dục New Zealand: “ oạt động GDTC bao gồm các hoạt động có sự vận động về cơ thể mà một người nào đó tham gia dưới một sự huấn luyện cụ thể” [94].

- Theo Rico Meneghini, “Hoạt động GDTC, một phần không thể thiếu trong quá trình giáo dục tổng thể, là một lĩnh vực hướng đến việc phát triển các công dân


có sức khỏe về thể chất, tinh thần, và cảm xúc xã hội thông qua việc sử dụng các hoạt động thể chất được chọn lọc nhằm đạt được các mục tiêu này” [95].

- Trường Britannica, hoạt động GDTC là thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ một hoạt động tiêu hao năng lượng nào được tạo ra bởi các yêu cầu của nhà giáo dục trong đó có chuyển động cơ thể thông qua các cơ xương. Theo định nghĩa này, hoạt động GDTC bao gồm toàn bộ phạm vi hoạt động được yêu cầu từ các mức hoạt động thể chất rất thấp khi nghỉ ngơi đến các hoạt động sử dụng sức tối đa [90].

- Tác giả Nguyễn Nam, hoạt động GDTC là hình thức giáo dục được đào tạo một cách bài bản có hệ thống. Trong đó các môn học chủ yếu là dạy học sinh, sinh viên vận động thông qua các động tác có nhịp điệu nhằm khai thác các tố chất vận động tiềm ẩn bên trong con người. Qua đó để xác định được những khả năng thích nghi thể lực của con người, cải thiện sức khỏe tinh thần.

- Theo Nguyễn Thanh Đề, hoạt động GDTC không chỉ là hoạt động dạy học sinh xếp hàng, đội hình đội ngũ, mà còn là bộ môn chuyên biệt, dạy học vận động và phát triển có chủ đích các tố chất của con người. GDTC là một yếu tố không thể thiếu trong các yếu tố: đức, trí, thể, mĩ nhằm phát triển con người cân đối, toàn diện [44].

- Tác giả Lâm Tuyết Thúy, hoạt động GDTC là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện hình thái, chức năng cơ thể con người. Đặc điểm nổi bật của hoạt động GDTC là quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực [72].

Xuất phát từ định nghĩa hoạt động và các định nghĩa về hoạt động GDTC, nghiên cứu xác lập định nghĩa hoạt động GDTC như sau: “Hoạt động GDTC là sự tác động qua lại giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, trong đó người giáo dục tổ chức và điều khiển hoạt động của người được giáo dục nhằm phát triển các vận động cơ bản và các tố chất vận động tạo ra sự phát triển thể chất”.

1.2.1.2. Nhiệm vụ cơ bản của hoạt động GDTC

Hai nhiệm vụ cơ bản của hoạt động GDTC là giúp người được giáo dục phát triển các hoạt động vận động cơ bản (dạy học động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Do đó, GDTC được chia thành hai mặt riêng biệt là dạy học động tác và giáo dục các tố chất vận động. Tùy vào yêu cầu của từng cấp học, chương trình học sẽ tập trung vào từng nhiệm vụ cụ thể nêu trên.


- Dạy học động tác: là quá trình trang bị những kỹ năng, kỹ xảo vận động (đi, bò, chạy, nhảy, ném…) với mục tiêu là thực hiện đúng động tác ổn định vững chắc, tính nhịp điệu cao làm phương tiện rèn luyện thể chất cho người tập.

- Giáo dục các tố chất vận động (tố chất thể lực): là quá trình riêng biệt trong việc phát triển thể lực con người và thường được chia thành các loại cơ bản bao gồm: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khả năng phối hợp. Muốn đạt hiệu quả cao trong giáo dục các tố chất vận động phải lựa chọn các phương tiện và phương pháp tập luyện để tạo nên lượng vận động phù hợp với trình độ thể lực và tâm lý lứa tuổi người tập.

Như vậy, hoạt động GDTC có nhiệm vụ cơ bản là dạy học động tác và giáo dục tố chất vận động của con người. Hai nhiệm vụ này có liên quan chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau thậm chí có thể chuyển hóa. Tuy nhiên chúng không bao giờ đồng nhất, giữa chúng có quan hệ khác biệt trong các giai đoạn phát triển thể chất và GDTC khác nhau [76]. Luận án khai thác hai nhiệm vụ này trong hoạt động GDTC để làm cơ sở nghiên cứu.

1.2.2. Hoạt động giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

1.2.2.1. Định nghĩa

Trường mầm non là cơ sở kết hợp giữa nhà trẻ và MG, nhận trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Trẻ MG 5 – 6 tuổi thường được gửi ở các trường mầm non.

Xuất phát từ định nghĩa hoạt động GDTC, luận án xác lập định nghĩa hoạt động GDTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi như sau “Hoạt động GDTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi là sự tác động qua lại giữa GV và trẻ MG 5 – 6 tuổi, trong đó GV tổ chức và điều khiển hoạt động của trẻ MG 5 – 6 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển các vận động cơ bản và các tố chất vận động tạo ra sự phát triển thể chất”.

Như vậy, hoạt động GDTC ở trẻ MG 5 – 6 tuổi cũng hướng vào hai nhiệm vụ chung của hoạt động GDTC sao cho phù hợp lứa tuổi. Cụ thể dạy học động tác ở đây không phải là tiết dạy như học sinh phổ thông mà là tổ chức hoạt động theo hình thức chơi mà học, học mà chơi. Bên cạnh đó, hoạt động GDTC của trẻ MG 5 – 6 tuổi còn giúp trẻ bảo vệ và tăng cường sức khỏe, hình thành một số thói quen vệ sinh ban đầu cho trẻ:


- Bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho trẻ: ở tuổi này cơ thể trẻ phát triển rất nhanh, nhưng sức đề kháng còn yếu, các cơ quan còn non yếu, cần phải được chăm sóc đặc biệt nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ diễn ra đúng lúc, nâng cao khả năng miễn dịch đối với những bệnh trẻ thường mắc phải. Nhiệm vụ này bao gồm: nuôi dưỡng trẻ một cách khoa học; rèn luyện một cách khoa học (các bài tập vận động, trò chơi, dạo chơi…)

- Phát triển và hoàn thiện các vận động cơ bản của trẻ: nhờ có tính thích nghi của hệ thần kinh, khi sức khoẻ của trẻ được bảo vệ và tăng cường, kỹ năng vận động của trẻ được hình thành, phát triển và hoàn thiện dần. Đó là những vận động đứng, đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo và vận động của bàn tay, ngón tay, khả năng phối hợp thị giác, thính giác.

- Phát triển các tố chất vận động cho trẻ ở mức độ cơ bản: bao gồm sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khả năng phối hợp vận động. Các tố chất này phát triển sẽ giúp trẻ dễ dàng thực hiện các vận động.

-ình thành một số thói quen văn hoá vệ sinh ban đầu cho trẻ: đó là những thói quen ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt (tắm rửa, chơi tập); thói quen tự phục vụ… Những thói quen này được hình thành trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và rèn luyện theo mọi chế độ sinh hoạt mang tính khoa học, diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và ổn định

Hoạt động GDTC trong trường mầm non được xem là một hoạt động giáo dục. Hiện nay hoạt động GDTC ngày càng có ý nghĩa quan trọng bởi cơ thể trẻ giai đoạn này còn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện về các hệ thần kinh, cơ xương, bộ máy hô hấp, bên cạnh đó một số trẻ vẫn chưa mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động GDTC. Nếu giáo dục và vận động không đúng cách sẽ dễ dẫn đến sự phát triển sai lệch, không cân đối về cơ thể trẻ, vì vậy GDTC đúng cách là điểm tựa giúp trẻ phát triển toàn diện.

1.2.2.2. Ý nghĩa

Hoạt động GDTC là một hoạt động quan trọng trong giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện, làm cho con người được phát triển toàn diện để có thể tham gia vào các hoạt động của đời sống xã hội.

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí