Quy Trình Thanh Toán Của Phương Thức L/c Hàng Nhập Phát Hành L/c Nhập Khẩu:


2.4.1.3. Quy trình thanh toán của phương thức L/C hàng nhập Phát hành L/C nhập khẩu:

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mở LC


Thanh toán viên tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C và kiểm tra nội dung Yêu cầu mở L/C. Nếu nội dung không rõ r ng, các điều kiện, chỉ thị có sự mâu thuẫn, thanh toán viên hướng dẫn và yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh bổ sung trước khi phát hành L/C.

Bước 2: Duyệt hồ sơ mở LC:


Thanh toán viên tiến hàng lập “Tờ trình duyệt mở L/C” dựa trên hồ sơ khách hàng cung cấp.

Kiểm soát viên duyệt kiểm soát bộ hồ sơ cùng “Tờ trình duyệt mở L/C” v chuyển cho Ban Giám đốc đơn vị thành viên phê duyệt.

Bước 3: Nhập liệu phát h nh LC thông thường


Khi hồ sơ mở L/C đ được duyệt, nếu khách h ng chưa có t i khoản ký quỹ thì thanh toán viên tiến hành mở tài khoản ký quỹ và tài khoản thanh toán cho khách hàng, tiến hành nhập thông tin mở L/C trên T24: thông tin về điện, ký quỹ và thu phí

Bước 4: Duyệt cấp 1


Các thông tin hợp lệ: Căn cứ trên hồ sơ mở L/C do kiểm soát viên chuyển tới, Giám đốc chi nhánh hoặc người phụ trách được ủy quyền ký duyệt điện MT700. Thanh toán viên gửi điện đ ký duyệt cho khách hàng.

Các thông tin không hợp lệ: nếu có sai sót, kiểm soát viên thông báo cho thanh toán viên để sửa chữa.

Bước 5: Duyệt cấp 2


Trung tâm thanh toán nhận hồ sơ L/C liên quan đến nội dung điện và hạn mức nếu có gửi lên bởi chi nhánh (qua fax…), phụ trách trung tâm thanh toán thực hiện duyệt điện trên danh mục quy định.

Bước 6: Phân phối chứng từ


Sau khi trung tâm thanh toán duyệt điện cấp 2, thanh toán viên tiến h nh in v lưu chứng từ cho khách hàng, tại đơn vị, tại trung tâm thanh toán.

Thanh toán L/C nhập khẩu:


Bước 1: Nhận và kiểm tra chứng từ


Thanh toán viên nhận được bộ chứng từ cùng Thư đòi tiền từ nước ngoài gửi về, thanh toán viên đóng dấu “RECEIVED” ghi ng y giờ nhận lên chứng từ. Sau đó, thanh toán viên kiểm tra chứng từ và lập Phiếu kiểm tra chứng từ, chuyển toàn bộ hồ sơ cùng Phiếu kiểm chứng từ cho kiểm soát viên.

Bước 2: Đăng ký chứng từ


Thanh toán viên nhập liệu đăng ký chứng từ vào hệ thống.


Kiểm soát viên duyệt đăng ký chứng từ trên hệ thống căn cứ trên quyết định thanh toán hay không thanh toán của giám đốc/trung tâm thanh toán.

Bước 3: Thanh toán hoặc từ chối thanh toán


Đối với bộ chứng từ không có sai sót: Thanh toán viên hạch toán tiền thanh toán L/C, hạch toán thu phí và ngoại bảng, lập điện thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán v o ng y đáo hạn, trình cho kiểm soát hoặc phụ trách phòng duyệt, chuyển toàn bộ hồ sơ cho kiểm soát viên Sau đó thanh toán viên tr nh giám đốc ký hậu vận đơn v thực hiện bàn giao chứng từ cho khách hàng.


Đối với bộ chứng từ có sai sót: Thanh toán viên lập điện thông báo chứng từ sai sót và từ chối thanh toán gửi NH nước ngoài.

Bước 4: Duyệt 2 cấp


Kiểm soát viên duyệt điện thanh toán hoặc từ chối tạo ở ước 2 trên hệ thống, ký duyệt chứng từ xuất trình ở ước 2. Trung tâm thanh toán duyệt cấp 2 v đẩy điện thanh toán hoặc từ chối ra khỏi hệ thống.

Bước 5: Phân phối chứng từ.


Thanh toán viên gửi khách h ng, lưu tại chi nhánh, lưu tại trung tâm thanh toán.


Bước 6: Tất toán (nếu không thanh toán L/C)


Nếu khách hàng không thanh toán, thanh toán viên tiến hành: hạch toán ngoại bảng, hạch toán giải tỏa ký quỹ, hạch toán thu phí. Kiểm soát viên duyệt tất toán L/C trên hệ thống

2.4.2. Kết quả đạt được từ hoạt động thanh toán NK tại Techcombank


Hoạt động nhập khẩu liên tục tăng mạnh trong những năm 2007 – 2010 thể hiện sự phát triển nóng của nền kinh tế Việt Nam. Là một trong những NH đứng đầu trong hoạt động TTQT, do vậy bảng doanh số và doanh thu phí TTNK của TCB càng thể hiện sự thay đổi rõ nét của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, c ng thể hiện sự phát triển nhanh chóng và vững chắc trong hoạt động TTQT của TCB.

Doanh số chuyển tiền đi từ năm 2007 – 2010 nh n chung tăng trưởng rất tốt. Nếu như năm 2008, số lượng các món chuyển tiền về qua TCB là 15 231 giao dịch với tổng trị giá hơn 476 triệu USD th năm 2009 con số n y đ tăng lên tương ứng là 17 363 món và tổng giá trị hơn 547 triệu USD, tăng thêm 15% so với năm trước. Năm 2010,


trong khi tình hình kinh tế thế giới có nhiều ước biến chuyển khả quan, doanh số chuyển tiền đi c ng đ tăng trưởng thêm 60% về giá trị, đạt mức 873 triệu USD.

Bảng 2.7: Doanh số và doanh thu phí TTNK của Techcombank, 2007-2010


Đơn vị: nghìn USD





2007

2008

2009

2010

Chuyển tiền đi

Số lần giao dịch

12610

15231

17363

24308

Giá trị

582 780

476 022

547 124

872 892

Thu phí

699,3

571,2

820,6

1 745,8

L/C NK

Số lần giao dịch

1763

1248

1422

1991

Giá trị

1 357 734

2 087 537

2 629 703

3 296 599

Thu phí

3 394,3

6 262,6

10 518,8

16 482,9

Nhờ thu NK

Số lần giao dịch

1438

1950

2223

3112

Giá tri

23 409

22 275

37 087

97 958

Thu phí

26,2

24,6

44,5

149,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank, giai đoạn 2007 – 2010 - 7

Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động TTQT của Techcombank năm 2007-2010


3. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank


3.1. Các biện pháp Techcombank thực hiện để phát triển hoạt động TTQT


3.1.1. Các biện pháp theo chiều rộng


Đề ra mục tiêu phù hợp về tốc độ tăng trưởng doanh số


Đề ra được một mục tiêu phù hợp với thực lực hoạt động, tương xứng với tr nh độ phát triển hoạt động TTQT và còn phù hợp với tình hình kinh tế xã hội đầy phức tạp, biến động như hiện nay thiết nghĩ là hết sức khó khăn Một mục tiêu phù hợp không quá xa với với năng lực hoạt động TTQT của NH mà vẫn tạo được động lực để toàn bộ Trung tâm thanh toán phấn đấu v hướng đến. Nhìn lại thực tiễn hoạt động TTQT của


TCB , trong năm 2010 tổng doanh số thu phí của toàn hệ thống đạt 480 tỷ đồng, tăng 44,1% so với năm trước, v vượt mức mục tiêu đề ra đầu năm 2010 l 440 tỷ đồng. Điều này cho thấy chỉ tiêu của NH đưa ra l rất hợp lí và phù hợp với tốc độ phát triển của NH.

Thực hiện chính sách Marketing sâu rộng nhằm tăng số lượng khách hàng và số lượng giao dịch

Trong những năm vừa qua, TCB đ liên tục thực hiện chính sách Marketing mạnh mẽ và sâu rộng đến với hầu hết tất cả những khách hàng tiềm năng v ạn hàng trên thế giới Đó l việc quảng bá hình ảnh TCB năng động, hiệu quả trên rất nhiều những phương tiện thông tin đại chúng như : tivi, áo đ i, cổng thông tin điện tử,… .

Cụ thể trong năm 2010, TCB đ xây dựng và triển khai chương t nh khách h ng thân thiết dài hạn để đem lại giá trị gia tăng cho khách h ng, thể hiện chất lượng dịch vụ vượt trội của TCB Đồng thời triển khai các hoạt động truyền thông nhằm định vị dịch vụ tài chính cá nhân của TCB – thể hiện qua sự thuận tiện của mạng lưới, kênh giao dịch, sự đơn giản – nhanh chóng – an toàn khi sử dụng dịch vụ ; đa dạng sản phẩm với nhiều lợi ích gia tăng Bên cạnh đó c ng l m mới các thông điệp và hình ảnh truyền thông cho các sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân phù hợp với định vị giá trị mới để đảm bảo tính đồng bộ và thân thiện C ng trong năm n y, việc nhận được rất nhiều giải thưởng như „Sao V ng đất Việt‟ hay danh hiệu „Ngân hàng tốt nhất Việt Nam‟ do tạp chí Euromoney bình chọn, đ l m cho hình ảnh của TCB c ng đến được với bạn h ng trong v ngo i nước nhiều hơn

Cung cấp thêm các sản phẩm TTQT đang được nhiều ngân hàng lớn trên thế giới sử dụng như: L/C giáp lưng, L/c tuần hoàn, L/C điều khoản đỏ…

Được sự chỉ đạo, hướng dẫn của an giám đốc, Trung tâm thanh toán của ngân hàng TMCP TCB đ đưa v o sử dụng và cung cấp cho khách hàng thêm nhiều những


phương thức TTQT mới, bổ sung v l m đa dạng hơn nhằm phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của khách h ng Phương thức thanh toán mới được đưa v o, song h nh cùng những phương thức thanh toán truyền thống c , nhằm tạo ra sự linh hoạt trong việc phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Tăng cường và mở rộng mối quan hệ đại lý với nhiều NH, trên nhiều quốc gia


Việc mở rộng mối quan hệ đại lý với nhiều NH, trên nhiều quốc gia khác nhau được TCB thực hiện như một chiến lược lâu dài nhằm mở rộng thị trường có nhu cầu TTQT tới nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Trong năm 2010, TCB đ tạo được mối hệ đại lý với rất nhiều chi nhánh NH lớn nhỏ, tại gần 200 quốc gia Đây l một con số rất cao so với mặt bằng chung các NHTM ở Việt Nam Điều này khiến TCB càng ngày càng mở rộng thị trường, thu hút thêm nhiều khách hàng cả trong v ngo i nước có mối quan hệ ngoại thương với Việt Nam.

3.1.2. Các biện pháp theo chiều sâu


Đầu tư, khai thác triệt để hiệu quả từ hoạt động công nghệ


Techcombank là một trong số ít ngân hàng TMCP áp dụng đầu tiên v đạt được hiệu quả cao từ việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Chính vì vậy, việc khai thác triệt để hiệu quả từ những ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng l điều tất yếu.

Trong thời gian qua, Techcom ank đ liên tục tung ra các sản phẩm đa dạng nhằm phục vụ mọi nhu cầu của khách h ng, như năm 2008 đ cho ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit, và thẻ đồng thương hiệu Techcombank – Vietnam Airlines

– Visa; năm 2009 th có sản phẩm Tiết kiệm Online,… Bên cạnh đó, NH còn triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa công nghệ như: nâng cấp hệ thống phần mềm ngân hàng lõi lên phiên bản T24.R7, là thành viên của cả hai liên minh thẻ lớn nhất


Smartlink và BankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến lược HSBC, triển khai số Dịch vụ khách hàng miễn phí (hỗ trợ 24/7) 1800 588 82. Việc áp dụng hiệu quả các công nghệ khoa học hiện đại, đ giúp cho toàn bộ hệ thống thông tin trong NH được xuyên suốt, nhanh chóng và chính xác; rút ngắn thời gian từ tiếp nhận giao dịch, xử lý, thực hiện giao dịch TTQT, nâng cao tính chính xác và giảm bớt chi phí trong giao một lần thực hiện giao dịch TTQT; đồng thời có thể tiếp cận, phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời nhất.

Nâng cao hiệu quả từ hoạt động quản trị rủi ro


TCB hiện là một trong những NH đang áp dụng hệ thống quản trị và kiểm soát rủi ro tiên tiến. Hệ thống quản trị được xây dựng trên các yếu tố nến tảng như hài hòa quyền lợi của các bên tham gia, sự tham gia tích cực của an l nh đạo, mô hình tổ chức hợp li à ýểm soát lẫn nhau, hệ thống thông tin quản trị kịp thời và chính sách nhân sự tiên tiến. Quy trình và các công cụ quản trị rủi ro bao gồm các hình thức tiên tiến như chính sách v sổ tay tín dụng, hệ thống thông tin theo dõi ngành, hệ thống đánh giá chấm điểm khách hàng, các hệ thống cảnh báo và theo dõi sớm nợ xấu,… .

Hệ thống quản trị rủi ro của TCB có hiệu quả đ tạo dựng niềm tin cho khách hàng c ng như ạn hàng là các doanh nghiệp, NH khác trong v ngo i nước khiến cho hoạt động TTQT có nhiều chuyển biến tích cực.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên


Nguồn nhân lực là một yếu tố nội lực rất quan trọng của các NH. Trong hoạt động TTQT, tính chính xác, an toàn, nhanh chóng của dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào các chủ thể tham gia trong chu trình thanh toán. Về phía NH th tr nh độ nghiệp vụ của các thanh toán viên là một trong những vấn đề quyết định đảm bảo cho việc thanh toán có hiệu quả, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, để tăng khả năng cạnh tranh, nó phản ánh trực tiếp chất lượng dịch vụ mà NH cung cấp, từ đó quyết định đến sự thành


công của NH Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách thường xuyên là một việc làm hết sức cần thiết.

Techcom ank đ thực hiện một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực của những nhân viên Trung tâm thanh toán như tuyển dụng đầu vào một cách chặt chẽ, đồng thời liên tục mở khóa đ o tạo để nâng cao kiến thức v tr nh độ cho nhân viên. Ngoài ra, Techcom ank c ng có nhiều chính sách khen thưởng nhằm khuyến khích và động viên cán bộ nhân viên tích cực đóng góp cho sự phát triển của toàn bộ Trung tâm như : thưởng quý, thưởng cuối năm, thưởng cho nhân viên xuất sắc… Bên cạnh là những chính sách sát hạch và thi tuyển trong nội bộ Trung tâm và NH nhằm thuyên chuyển v điều chỉnh nhân viên đúng với tr nh độ, năng lực.

3.2. Các chỉ tiêu đánh giá việc phát triển hoạt động TTQT tại Techcombank


3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá theo chiều rộng Doanh thu, doanh số giao dịch TTQT

Chỉ tiêu về doanh thu và doanh số giao dịch TTQT có thể nói l luôn đi kèm với nhau, được Techcombank áp dụng để tính toán sự phát triển hoạt động TTQT qua các năm Doanh số giao dịch ( hay còn gọi là khối lượng giao dịch) là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh sự đánh giá trên nhiều tiêu chí theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về chất lượng sản phẩm TTQT và cả số lượng đạt được trong hoạt động TTQT của một NH. Bởi vì, số lượng phản ánh chất lượng. Khối lượng giao dịch lớn thể hiện: chất lượng dịch vụ trong hoạt động TTQT của NH tốt, phản ánh phí dịch vụ phù hợp, phản ánh tính mở trong TTQT (như việc áp dụng những phương thức TTQT mới tăng thêm tiện ích cho khách hàng, hay số lượng các phương thức TTQT được sử dụng). Từ chỉ tiêu về khối lượng giao dịch có thể tính được dễ dàng từ doanh thu hoạt động TTQT đem lại cho NH và lợi ích đóng góp cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí