Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - 9


nghiệm trên diện tích đất của trại. Sau đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc một số giống cỏ đó.

* Làm đất

Cày lật sâu và phay nhiều lần cho đất tơi xốp, san phẳng, nhặt sạch cỏ dại. Bón vôi 1- 1,5 tấn/ha trước khi cày bừa lần hai. Rạch hàng sau khi bừa, hành cách hàng 50 - 60cm, sâu 20 - 25cm.

* Bón phân

+ Bón lót: Trước khi trồng có thể bón toàn bộ lượng phân lót bằng cách vãi tung phân trước lần bừa cuối cùng rồi bừa bằng đĩa. Lượng phân bón như sau:

- Phân hữu cơ: 10 - 20 tấn/ha

- Supe lân : 200 - 300 kg/ha

- Kaliclorua : 100 kg/ha.

+ Bón thúc: Bón bằng đạm urê sau mỗi lứa cắt từ 50 - 100 kg/ha, sau mỗi lần chăn thả 30 kg/ha. Cày rạch hàng, rải phân đều và lấp đất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

+ Bón hàng năm vào đầu xuân:

- Phân hữu cơ: 5 tấn/ha

- Đạm urea : 100 kg/ha

- Supe lân : 200 kg/ha

- Kaliclorua : 100 kg/ha.

Có thể bón khi kết thúc mùa chăn thả (đầu mùa đông) với số lượng lớn bằng 1/2 của bón đầu xuân.

* Chuẩn bị giống và trồng

+ Đối với cỏ hoà thảo thân đứng nói chung (đại diện là cỏ voi...): Chọn cây to, mập, khoẻ, bánh tẻ, chưa ra mầm. Hom chặt hai mắt, hai đầu chặt bằng hoặc vát ống, đầu cách mắt 2 - 3cm (tránh làm dập hom). Có thể bó mỗi bó 100 hom để vận chuyển dễ dàng.

Cách trồng: Số lượng hom giống 140.000 hom/ha tương ứng 4 - 5 tấn hom giống.


- Trồng theo hàng, hàng cách hàng 70 - 80 cm. Hom đặt cách hai hàng (nếu đủ giống) nằm song song với nhau và với mặt đất, hoặc trồng một hàng nối tiếp nhau mắt gối mắt, rồi lấp đất sâu 5 - 6 cm giống như trồng mía.

- Trồng kiểu cắm chếch hom 10 - 15º so với mặt đất: Bón phân lót vào hàng đã rạch, lấp đất vào rãnh cho bằng mặt. Khi trồng ôm bó hom đi thụt lùi và cắm chếch hai hom xuống rãnh sao cho mặt đất vẫn phẳng và hom cắm ngập mặt đất.

+ Đối với cỏ hoà thảo thân bụi (đại diện là cỏ P. astratum, Decumbens,

B. Brirantha...)

- Trồng bằng gốc: Cỏ bánh tẻ đánh cả gốc, xén ngọn chỉ để lại từ 20 - 25 cm, chặt bớt rễ, xé ra thành từng khóm, mỗi khóm 5 - 7 dảnh. Trồng bằng dảnh cần 1,5 - 2,0 tấn giống/ha.

- Trồng bằng hom: Chặt cây thành từng đoạn hom có 3 - 4 mắt, tốt nhất chọn những cây đã nhú mầm. Mỗi ha cần 2,0 - 2,5 tấn giống. Trồng bằng hom tỷ lệ sống thấp.

- Trồng bằng hạt: Hạt năm nào gieo năm ấy thì tỷ lệ nảy mầm cao. Gieo 15 - 20 kg hạt/ha nếu gieo thành hàng, nếu gieo vãi cần 25 - 30 kg/ha.

Cách trồng: Gốc cỏ đặt theo kiểu áp tường, lấp đất không quá 10cm, dẫm chặt gốc, mỗi gốc đặt 5 - 7 dảnh.

- Trồng cỏ để cắt, mật độ hàng cách hàng 50 - 60cm, khóm cách khóm 15

- 20cm.

- Trồng cỏ để chăn thả, mật độ hàng cách hàng 25 - 30 cm, khóm cách khóm 15 - 20cm.

- Trồng hom thì hom cỏ đặt song song nhau trên rãnh và lấp một lớp đất

mỏng.

- Gieo hạt: Vãi hạt theo hàng rồi lấp một lớp đất mỏng hoặc vãi tung rồi

bừa lấp hạt.

+ Đối với cỏ hoà thảo thân bò (đại diện là cỏ pangola...)


- Trồng theo hàng: Đặt thành từng khóm áp tường như trồng khoai lang, hàng cách hàng 60cm, khóm cách khóm 20 - 25cm, mỗi khóm 5 - 6 dảnh và lấp đất 2/3 hom. Lượng giống cho 1ha là 1,2 - 1,5 tấn.

- Trồng rải đều trên mặt đất đủ ẩm: Rải giống trên mặt đất đã bừa kỹ.

Dùng tay đặt rãnh . Lượng giống cần thiết là 2 - 2,5 tấn/ha.

- Có thể trồng xen băng hoặc trồng xen dải với cỏ họ đậu như cỏ ba lá, cỏ Stylo... sẽ cho năng suất và giá trị dinh dưỡng tổng hợp cao hơn trồng thuần.

* Kỹ thuật chăm sóc

+ Đối với cỏ hoà thảo thân đứng: Sau khi trồng từ 3 - 5 ngày nếu khô hạn thì tưới nước, sau đó 7 - 20 ngày đi kiểm tra và trồng dặm. Sau 20 - 30 ngày thì xới xáo, diệt cỏ dại và làm cho đất tơi xốp, không vun vào gốc. Sau mỗi lứa cắt, kết hợp với bón phân, dùng cuốc làm đất theo hàng nhằm cắt bớt rễ và làm đất tơi xốp. Sau 4 - 5 năm sử dụng, kết hợp bón phân với cày lật đất, cỏ sẽ tái sinh tốt giống như trồng mới và kéo dài thời gian sử dụng một cách rất kinh tế.

+ Đối với cỏ hoà thảo thân bụi: Sau trồng 1 tháng hoặc sau mỗi lứa cắt cần xới phá váng, diệt cỏ dại kết hợp bón thúc, lượng phân bón thúc sau khi trồng hoặc sau mỗi lứa cắt 50 - 60 kg đạm urea/ha. Sau 2 - 3 năm phải cày không lật đất hoặc dùng cuốc cuốc đất vào đầu xuân, kết hợp bón phân. Có thể bón 5 tấn phân chuồng, 100 kg supe lân, 50 kg kaliclorua/ha vào cuối thu hàng năm.

+ Đối với cỏ hoà thảo thân bò: Đồng cỏ thâm canh để thu cắt, sau khi trồng một tháng cần bừa phá váng diệt cỏ dại.

Chăm sóc hàng năm:

- Đồng cỏ thu cắt: Một năm cắt cỏ 4 - 5 lần. Từ năm thứ ba trở đi phải phát dọn và bón phân, vào đầu xuân kết hợp dùng cuốc vừa là làm cỏ vừa là xới đất tươi xốp. Sau 4 - 5 năm, cỏ có chiều hướng thoái hoá và giảm năng suất, bón phân hàng năm và cày không lật đất để cải tạo thảm cỏ. Dùng máy nông nghiệp với lưỡi cày tháo bỏ diệp để cày đất.


- Đồng cỏ chăn thả: Diệt cỏ dại 1 - 2 lần trong năm, hàng năm sử dụng 7

- 9 chu kỳ chăn thả. Sau bốn chu kỳ chăn thả dùng máy để cắt cỏ rồi dùng máy phai đất phai 1-2 lần.

Sau 2 - 3 năm sử dụng, cày không lật đất để cải tạo thảm cỏ, kết hợp với bón phân đầu xuân. Sau 5 - 6 năm sử dụng có thể cày bừa phục tráng hoặc phá đi trồng mới hay trồng luân canh để cải tạo đất.

* Thu hoạch và sử dụng

Cỏ sau trồng 50 - 70 ngày thu hoạch lứa đầu sau đó cứ 30 - 50 ngày (vụ thu) hoặc 50 - 60 ngày (vụ đông xuân) cắt lứa tiếp theo. Với cỏ VA06 hàng năm có thể cắt 6 - 7 lứa. Nên cắt cách mặt đất 15cm, không cắt quá thấp để tránh ảnh hưởng xấu đến khả năng tái sinh và tránh cắt vào ngày mưa vì dễ gây sâu bệnh. Nếu thâm canh tốt sản lượng sẽ cao gấp 2 - 3 lần thậm chí lên tới 4 lần. Cỏ cho ăn tươi không cần chế biến và có thể hỗn hợp với các cỏ khác. Cỏ có thể cắt để ủ xanh hoặc phơi khô làm thức ăn dự trữ cho gia súc.

Giá trị dinh dưỡng 1kg hoà thảo thân bò tươi tương đương 0,21 đơn vị thức ăn (547 Kcal ME) và có 11g protit tiêu hoá.

* Để giống và nhân giống

Cỏ chủ yếu nhân giống vô tính, do đó phải chăm sóc giữ giống tốt, không để lẫn cỏ dại và trồng thưa hơn so với phần không phải nhân giống. Ruộng giống cần tạo điều kiện kiện sinh trưởng tối ưu. Tỷ lệ giống bằng 2% so với trồng mới, một năm thu hoạch trung bình hai lần giống đảm bảo tiêu chuẩn


Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


5.1 Kết luận

- Trang trại vừa là một trung tâm nghiên cứu và phát triển nhiều loài động-thực vật bản địa vừa là một trung tâm được xây dựng với mục đích sản xuất, kinh doanh. Trang trại được chia làm 3 khu vực sản xuất chính: 1 khu chăn nuôi lợn rừng, 1 khu trồng các dòng bưởi đặc sản và 1 khu chăn nuôi ngựa bạch giống và hươu. Bên cạnh đó là một bãi cỏ VA06 với diện tích khoảng 1,5 ha nhằm cung cấp cỏ cho ngựa. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi ở đây là giống cỏ lai VA06 nên đề tài nghiên cứu có quan hệ rất mật thiết với khu chăn nuôi ngựa này.

- Cỏ VA06 là một giống cỏ cho năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, thời gian thu cắt ngắn. Chiều cao trung bình của cỏ đạt từ 2-3m, số lá trên thân có thể đạt từ 15-16 lá thậm chí có thể lên đến 18-

19 lá khi được chăm sóc tốt. Số nhánh trung bình có thể đạt từ 25-30 nhánh/năm.Qua đó, cỏ VA06 cho năng suất chất xanh rất cao tuy nhiên khả năng cho năng suất của cỏ VA06 qua các thời vụ trong năm cũng có sự chênh lêch khá lớn.

- Một số biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu cỏ: Tăng thêm diện tích trồng cỏ; sau mỗi lần cắt (hoặc chăn thả) tiến hành bón phân, tưới nước cho cỏ; ủ chua, ủ xanh cỏ ở các vụ thừa cỏ để sử dụng cho mùa đông; mua thêm cỏ hoặc tăng thêm lượng thức ăn tinh vào mùa thiếu cỏ….

5.2. Kiến nghị

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên cần tiếp tục nghiên cứu khả năng cho năng suất của cỏ một cách đầy đủ ở từng thời vụ, từng tháng trong năm nhằm tăng thêm độ tin cậy của đề tài.

Các nhà chăn nuôi cần nắm bắt được sự chênh lệch về năng suất của cỏ qua từng thời vụ để có các biện pháp hợp lý khắc phục tình trạng thiếu cỏ ở từng thời điểm trong năm.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I- TIẾNG VIỆT

1. Đoàn ẩn, Vò Văn Trị (1976), Cây trồng và sử dụng một số giống cỏ năng suất cao, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 6 – 9.

2. Vò Văn Chi, Dương Đức Tiến (1973), Phân loại thực vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.17,85.

3. Nguyễn Ngọc Hà và CS (1998 – 1999), Tính năng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất chất xanh và hạt cỏ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Từ Quang Hiển, Nguyễn Khánh Quắc, Trần Trang Nhung (2002), Đồng cỏ và cây thức ăn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 8 – 38.

5. Điền Văn Hưng (1974), Cây thức ăn gia súc miền Bắc Việt Nam, Nxb Nông Thôn, tr. 5 – 46.

6. Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời (1981), Nghiên cứu về cây thức ăn gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học & kỹ thuật, tập 2,tr: 6-12.

7. Quang Ngọ, Sinh Tặng (1976), Tập đoàn cây thức ăn gia súc miền núi và trung du miền bắc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr: 42-61.

8. Nguyễn Khánh Quắc, Từ Quang Hiển, Trần Trang Nhung ( 1995 ), Giáo trình đồng cỏ và cây thức ăn gia súc, tài liệu nội bộ của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

9. Nguyễn Văn Thiện (2000), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 105 – 148.

10. Trịnh Văn Thịnh, Hoàng Phương, Nguyễn An Tường, Borget. M. Boudet; Coopeptp (1974), Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc nhiệt đới. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr: 55-77.

11. Nguyễn Văn Thưởng, I. S. Sumilin (1992), Sổ tay thành phần dinh dưỡng thức ăn gia súc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr: 10.


12. Nguyễn Xuân Trường, Lê Văn Nghĩa, Lê Quốc Phong, Nguyễn Đăng Nghĩa (2000), Sổ tay sử dụng phân bón, Nxb Nông nghiệp TPHCM. Tr: 60-93.

13. Viên Chăn Nuôi (1977), Nội dung và phương pháp nghiên cứu trồng cỏ, tài liệu nội bộ, tr: 15-22.


II- TIẾNG ANH

14. Hamphray (1980), Hướng dẫn thâm canh đồng cỏ nhiệt đới và á nhiệt đới, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 10 – 25.

15. Loch, D. S (1978), Basilisk signal grass, a productive pasture grass for the humid tropics, Queensl, Agric. J, P 104, 402-406.

III- CÁC Website

16. http://www.Cucchannuoi.gov.vn/tin-chan-nuoi-trong-nuoc/ky-thuat-chan- nuoi-ngua.html

17. http://www.Vienchannuoi.vnn.vn/mot-so-giong-co-trong-chan-nuoi-dai- gia-suc.html


Một số hình ảnh về cỏ VA06


Hình: 1 Cỏ VA06 giai đoạn 50 ngày tuổi ở thời vụ 1 (vụ đông)


Hình 2 Cỏ VA06 giai đoạn 50 ngày tuổi ở thời vụ 2 vụ xuân hè 1

Hình : 2 Cỏ VA06 giai đoạn 50 ngày tuổi ở thời vụ 2 (vụ xuân-hè)


1 vụ đông Hình 2 Cỏ VA06 giai đoạn 50 ngày tuổi ở thời vụ 2 vụ xuân hè 2

Xem tất cả 82 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí